Hoàn thiện một số điều kiện cơ bản để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam

Trong những năm gần đây, thế giới đã được chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên phạm vi toàn cầu. Du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến, một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống kinh tế - xã hội. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới, không những thế du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người, đồng thời là phương tiện giao lưu trong mối quan hệ giữa con người với con người. Còn đối với Việt Nam thì sao? Nghị quyết 45/CP ngày 22/6/1993 đã khẳng định: “Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách để phát triển ngành du lịch, do đó lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến Việt Nam cũng như doanh thu du lịch tăng lên một cách đáng kể. Nếu năm 1990 lượng khách du lịch đến Việt Nam là 0,25 triệu người thì năm 1991 là 0,3 triệu người, năm 1992 là 0,44 triệu người, năm 1993 là 0,7 triệu người và năm 1994 là 1 triệu người gấp 4 lần năm 1990. Số khách du lịch nội địa năm 1994 là 3,5 triệu người. Dự kiến đến năm 2000 lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam là 3,5 triệu đến 3,8 triệu người và năm 2010 là 9 triệu người. Do vậy ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước một triển vọng lớn về phát triển du lịch. Hơn nữa, vị trí địa lý của Việt Nam là khá thuận lợi với nhiều phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hóa và TNDL cũng rất phong phú. Đứng trước thực tế và những thách thức như vậy ngành du lịch Việt Nam muốn phát huy được những tiềm năng đó chúng ta còn rất nhiều vấn đề cần được giải quyết và đó cũng chính là lý do mà tôi muốn trình bày trong đề án của mình: “Hoàn thiện một số điều kiện cơ bản để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam”

doc22 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2539 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện một số điều kiện cơ bản để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong những năm gần đây, thế giới đã được chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên phạm vi toàn cầu. Du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến, một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống kinh tế - xã hội. Du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới, không những thế du lịch đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con người, đồng thời là phương tiện giao lưu trong mối quan hệ giữa con người với con người. Còn đối với Việt Nam thì sao? Nghị quyết 45/CP ngày 22/6/1993 đã khẳng định: “Du lịch là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách để phát triển ngành du lịch, do đó lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến Việt Nam cũng như doanh thu du lịch tăng lên một cách đáng kể. Nếu năm 1990 lượng khách du lịch đến Việt Nam là 0,25 triệu người thì năm 1991 là 0,3 triệu người, năm 1992 là 0,44 triệu người, năm 1993 là 0,7 triệu người và năm 1994 là 1 triệu người gấp 4 lần năm 1990. Số khách du lịch nội địa năm 1994 là 3,5 triệu người. Dự kiến đến năm 2000 lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam là 3,5 triệu đến 3,8 triệu người và năm 2010 là 9 triệu người. Do vậy ngành du lịch Việt Nam đang đứng trước một triển vọng lớn về phát triển du lịch. Hơn nữa, vị trí địa lý của Việt Nam là khá thuận lợi với nhiều phong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ, nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hóa và TNDL cũng rất phong phú. Đứng trước thực tế và những thách thức như vậy ngành du lịch Việt Nam muốn phát huy được những tiềm năng đó chúng ta còn rất nhiều vấn đề cần được giải quyết và đó cũng chính là lý do mà tôi muốn trình bày trong đề án của mình: “Hoàn thiện một số điều kiện cơ bản để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam” Phần II cơ sở lý luận Trong một vài năm gần đây, khách du lịch quốc tế vào nước ta đã giảm đi một cách đáng kể. Nói đến nguyên nhân của hiện tượng này thì phải kể đến rất nhiều nguyên nhân nhưng một nguyên nhân khá quan trọng đó là cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam á, mặc dù khủng hoảng không xảy ra tại Việt Nam nhưng chúng ta lại chịu ảnh hưởng khá mạnh của cuộc khủng hoảng này, và luồng khách du lịch quốc tế có xu hướng tăng mạnh tại những nước xảy ra khủng hoảng vì đồng tiền nội địa mất giá mạnh. Nhưng đó chỉ là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới lượng khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và một nguyên nhân nữa mà tôi cho rằng cũng không kém phần quan trọng mà chúng ta cần đáng lưu tâm đó là phải chăng do sản phẩm du lịch của chúng ta chưa đáp ứng được mong muốn của khách du lịch. Để có được một cách nhìn nhận đúng đắn và khách quan về vấn đề này, trước hết chúng ta hãy xem xét những cơ sở lý luận căn bản về sản xuất du lịch nói chung và sản phẩm du lịch - Việt Nam nói riêng. 1. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm du lịch a) Khái niệm Sản phẩm du lịch là tổng thể tất cả những cái nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách du lịch. Nó bao hàm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa, tiện nghi cung cấp cho du khách, được tạo nên do các yếu tố tự nhiên và trên cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động du lịch tại một vùng hay tại một cơ sở kinh doanh nào đó. Theo nghĩa rộng, sản phẩm du lịch bao gồm toàn bộ những thứ mà người ta phục vụ cho khách và khách phải trả tiền, có nghĩa là từ các phương tiện đi lại, khách sạn, nhà hàng ăn uống các dịch vụ sinh sống, vui chơi giải trí, hàng lưu niệm, nơi khách đến tham quan... đều là sản phẩm du lịch. Theo nghĩa hẹp thì ngoài những cái chung ở đâu cũng giống nhau như phương tiện đi lại, khách sạn... người ta thường nhấn mạnh những hàng hóa đặc biệt của mỗi vùng du lịch, hay nói cách khác là sự giàu có của mỗi vùng, sự phong phú hấp dẫn của mỗi vùng, và cả những thứ có thể mua mang đi được nhất là những thứ mang giá trị văn hóa tiêu biểu của vùng đó có và nổi tiếng. b) Đặc điểm sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt. Nó có nhiều đặc điểm khác với sản phẩm thông thường khác, thể hiện ở một số mặt sau: - Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của con người. - Trong sản phẩm du lịch thì tỷ trọng dịch vụ chiếm nhiều hơn, thông thường 80%-90% là dịch vụ. - Sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển, nó gắn liền với tài nguyên du lịch nên thời gian sản xuất và tiêu dùng là trùng nhau, và khách hàng phải đến với nhà sản xuất. - Sản phẩm du lịch không thể đóng gói hay tồn kho. - Sản phẩm du lịch mang tính thời vụ. 2. Tiềm năng và thực trạng khai thác tiềm năng du lịch Việt Nam a) Tiềm năng du lịch - tiền đề cho sự phát triển du lịch Việt Nam Đất nước Việt Nam có tiềm năng du lịch rất phong phú và đa dạng, có sức hấp dẫn lớn chẳng những đối với khách du lịch trong nước mà còn với khách du lịch quốc tế và bà con Việt kiều ở xa Tổ quốc. Chúng ta có đủ điều kiện để đa dạng hóa các loại hình du lịch từ tham quan, nghỉ mát điều dưỡng, tắm biển, leo núi, thể thao đến nghiên cứu khoa học ... và có khả năng tiếp nhận một số lượng lớn du khách. Về mặt tự nhiên, Việt Nam có nhiều cảnh đẹp, cảnh thiên nhiên có những nét hùng vĩ nên thơ của núi rừng như Sapa mờ ảo trong sương, như Đà Lạt - thành phố thông reo.., cũng có khi ồn ào sôi động như thác Bản Giốc, Dầu Đẳng (Cao Bằng), thác Bạc (Tam Đảo)... hoặc cảnh tĩnh mịch trong các cánh rừng già nguyên sinh như vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Bà Vì (Hà Tây), đảo Cát Bà (Hải Phòng), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), rừng ngập mặn Cà Mau... với hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới rất điển hình, hoàn toàn làm thỏa mãn trí tò mò của các du khách và lòng say mê nghiên cứu của các nhà khoa học; có những nét bí hiểm lạ mắt của các hang động như Hương Sơn (Hà Tây), động Phong Nha (Quảng Bình) v.v... có những bãi biển cát trắng phẳng mịn, chan hòa ánh nắng và quanh năm lộng gió như Trà Cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Nha Trang, Vũng Tàu... có sức thu hút khách đặc biệt. Khách du lịch đến Việt Nam phải sững sờ trước vẻ đẹp tạo hóa ban tặng chúng ta. Thiên nhiên Việt Nam thật hào phóng, ưu ái cho du khách được thưởng thức nhiều của ngon vật là từ những đặc sản dưới nước như các loại cá ngon, tôm hùm, sò huyết, cua biển, bào ngư... đến các đặc sản của núi rừng như măng, nấm hương, thịt chim, thú được phép săn bắn, đến các loại dược liệu quý như sâm, nhung, tam thất... ở Việt Nam còn khai thác được nguồn nước khoáng theo các mạch suối tự nhiên hay nằm sâu trong lòng đất, được chế biến làm nước giải khát hoặc để chữa bệnh, đủ sức thỏa mãn mọi nhu cầu của khách du lịch như nước khoáng Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình)... đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và có khả năng khai thác tốt. Bên cạnh tiềm năng về mặt tự nhiên, Việt Nam còn có một kho tàng văn hóa - lịch sử phong phú. Đó là những di tích khảo cổ học minh chứng cho nền văn hóa Đông Sơn, Hòa Bình... nổi tiếng từ hồi tiền sử, những di tích lịch sử còn được bỏ tồn nguyên hiện trạng hoặc sưu tầm được qua các triều đại lịch sử nước ta, rất có giá trị về mặt khoa học và giáo dục truyền thống, truyền bá kiến thức như Đền Hùng, Hoa Lư, chùa Tây Phương, Huế, Thánh Địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An... Những lễ hội truyền thống như hội Đền Hùng (Vĩnh Phú), hội Dóng (Hà Nội), những nền văn nghệ dân gian với các nhạc cụ độc đáo (t’rưng, Krông put...) với các điệu múa đặc sắc của cộng đồng dân tộc Việt Nam... mang đậm đà bản sắc dân tộc thích hợp với loại hình du lịch văn hóa. Ngoài ra, chúng ta cũng có rất nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như mây tre đan, sơn mài, gốm sứ, thêu đan, chạm khắc, các sản phẩm từ cói v.v... đạt trình độ thẩm mỹ cao, hoàn toàn có thể thỏa mãn nhu cầu các loại khách du lịch. Dường như nói về tiềm năng du lịch - Việt Nam thì có lẽ không bao giờ nói hết. Bởi lãnh thổ nước ta kéo dài trên 15 vĩ độ với diện tích đồi núi chiếm tới 3/4 lãnh thổ, tạo nên kiểu địa hình Kasstơ với nhiều hang động hấp dẫn cho du lịch. Vùng đồng bằng của Việt Nam - nơi thuận lợi cho canh tác nông nghiệp từ lâu đời - tuy không có kiểu địa hình hấp dẫn, nhưng lại là nơi quần tụ đông đúc từ xa xưa nên có nhiều di tích lịch sử, lễ hội cổ truyền, phong tục tập quán, hàng mỹ nghệ... do đó cũng hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, nước ta lại có đường bờ biển dài hơn 3000km nên có thể phát triển nhiều loại hình du lịch biển. Ngoài ra Việt Nam còn có nhiều món ăn đặc sắc làm cho nghệ thuật ẩm thực Việt Nam thêm hấp dẫn. Tiềm năng du lịch - Việt Nam lớn lao là như thế đấy. Nhưng nó mới chỉ là điều kiện cần, nếu thiếu nó thì không thể tồn tại ngành du lịch, nhưng nếu chỉ có nó thì chưa chắc ngành du lịch đã phát triển. Điều đó được chứng minh qua thực trạng khai thác tiềm năng du lịch Việt Nam những năm qua. b) Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch Việt Nam Nhìn nhận một cách khách quan, những năm qua việc sử dụng và khai thác những tiềm năng du lịch Việt Nam là chưa hợp lý nếu không muốn nói là kém hiệu quả. Chúng ta hãy xem xét từng khía cạnh của vấn đề một cách cụ thể. Thứ nhất, hãy nói về vấn đề khai thác tiềm năng du lịch. Có thể nói rằng việc sử dụng tiềm năng du lịch mới chỉ dừng lại ở việc khai thác những tiềm năng du lịch tự nhiên sẵn có và những sản phẩm văn hóa của lịch sử để lại mà chưa có hướng duy trì và tôn tạo những tiềm năng du lịch đó một cách hợp lý để có thể khai thác lâu dài với hiệu quả cao. Việc khai thác không hợp lý đã đe dọa nghiêm trọng đối với quá trình tái sản xuất tự nhiên. Việc khai thác một cách bừa bãi, thiếu khoa học cũng như những phương tiện phục vụ cho việc khai thác còn thiếu như việc xử lý rác, nhà vệ sinh công cộng... đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đó là ô nhiễm môi trường nước cũng như không khí tại các điểm du lịch. Việc khai thác không hợp lý đi đôi với nó là chưa có những biện pháp bảo vệ và tôn tạo đã làm cho những tiềm năng du lịch xuống cấp một cách nghiêm trọng điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm du lịch. Có thể đơn cử ra đây về việc khai thác di tích lịch sử cố đô Huế. Đây là một di tích lịch sử được UNESSCO công nhận là di sản của thế giới. Nếu chỉ được biết cố đô Huế qua những câu chuyện kể mà bạn chưa một lần được thấy thì trong tâm trí bạn đó là một điểm du lịch tuyệt vời với những công trình nghệ thuật hấp dẫn. Vậy mà khi đến rồi thì có lẽ trong lòng bạn sẽ có những cảm giác vui buồn lẫn lộn. Vui vì đây là một di sản thế giới, niềm từ hào dân tộc, một khu di tích lịch sử với những kiến trúc độc đáo và hấp dẫn. Và buồn vì sự xuống cấp ngày một nghiêm trọng của di tích này. Dường như người ta chỉ chú trọng đến việc làm sao thu được nhiều tiền từ di tích này mà không hề để ý đến việc duy trì và tôn tạo nó, có những bộ phận của di tích dường như mất hẳn như Tử Cấm Thành. Thứ hai, là việc tổ chức quản lý tại các điểm du lịch. Có thể nhận thấy rằng việc quản lý tại các điểm du lịch hiện nay là lộn xộn, chưa có một quy tắc, một biện pháp hợp lý. Việc này đã gây ra tâm trạng không vui cho những du khách đến đây tham quan. Có thể hình dung về phương thức quản lý tại các điểm du lịch hiện nay như sau: Nhà nước giao cho địa phương quản lý, còn địa phương lại tổ chức đấu thầu để cho các tổ chức hay cá nhân khai thác và sau đó địa phương thu một khoản tiền nhất định từ việc khai thác của các chủ thầu. Du khách đến tham quan đã mất đi sự nhiệt tình và lòng hiếu khách của địa phương đồng thời phải chịu những chi phí, lệ phí chồng chéo các loại. Mặt khác sự khai thác của các chủ thầu hầu như không có chuyên môn mà chỉ tìm mọi cách để “moi” được nhiều nhất tiền của du khách dẫn đến tình trạng khách quay lại điểm du lịch lần thứ hai hầu như không có. Ngoài ra còn phải kể đến những tệ nạn xã hội tại điểm du lịch, đã tác động tiêu cực đến du khách như tệ nạn móc túi, cướp giật... rồi đến hiện tượng ăn xin, ăn mày... không những thế còn có những hiện tượng níu kéo khách du lịch một cách thiếu văn minh trong việc bán sản phẩm tại điểm du lịch. Thứ ba, là điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách tại các điểm du lịch còn yếu kém, thụ động. Trước hết có thể nói đến đó là cơ sở hạ tầng du lịch nói chung còn nhiều hạn chế như giao thông, phương tiện đón tiếp, các cơ sở dịch vụ ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí. Mặt khác khả năng đón tiếp các đoàn khách lớn cũng còn nhiều hạn chế, phương thức phục vụ còn chậm chạp, không khoa học dẫn đến việc làm các thủ tục cho khách vào tham quan cũng như lưu trú còn nhiều vấn đề phải quan tâm. Nói tóm lại, những yếu kém trên đây phần nào cũng là do ngành du lịch Việt Nam còn khá non trẻ, đang trong tiến trình hội nhập vào du lịch khu vực cũng như thế giới do đó chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Vấn đề quan trọng là ở chỗ phát hiện những hạn chế và nhìn thẳng vào sự thật để tìm con oờng phát triển phù hợp. 3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam - một yêu cầu tất yếu Như trên đã phân tích, tiềm năng du lịch của Việt Nam cả về tự nhiên và văn hóa là rất phong phú. Song thực trạng là sự đầu tư của con người còn rất hạn chế. Nếu đặt trong bối cảnh du lịch toàn cầu và khu vực mà xét thì phải thừa nhận rằng sản phẩm du lịch của ta chất lượng còn thấp, chưa hấp dẫn du khách. Vì vậy lượng khách trở lại thăm Việt Nam chưa cao, thời gian lưu trú tại Việt Nam còn ngắn và chi tiêu của khách du lịch ở Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực. Chính lý do này làm cho thị phần du lịch Việt Nam có nguy cơ bị thu hẹp, gây nên hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh như hiện nay. Để đạt được lượng khách du lịch quốc tế như dự kiến là 3,8 triệu lượt khách (năm 2000) thì tốc độ gia tăng khách hàng năm phải là khoảng 25%. Nhưng thực tế từ năm 1995 đến năm 1997 vừa qua, tốc độ gia tăng lượng khách liên tục giảm. Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế Năm Chỉ tiêu 1995 1996 1997 Số lượt khách 1,35 1,6 1,72 Tốc độ gia tăng so với năm 1991 35% 18,5% 7% Nguồn: Tổng cục Du lịch Làm thế nào để khắc phục những yếu kém tháo gỡ những khó khăn hiện nay có lẽ là vấn đề không của riêng ai, bởi đặc điểm của sản phẩm du lịch mang tính chất tổng hợp rất cao. Một trong những yếu tố mang tính quyết định tới sự hấp dẫn, thu hút khách quốc tế đến Việt Nam là sản phẩm du lịch. Kinh nghiệm của các nước có bề dày phát triển du lịch cho thấy, họ luôn tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, hấp dẫn bằng chính những tài nguyên du lịch và nền văn hóa mang bản sắc văn hóa dân tộc của mình. Chẳng hạn như Trung Quốc tiến hành đa dạng hóa các sản phẩm du lịch bằng cách củng cố các khu du lịch truyền thống như cảnh đẹp, di tích văn hóa, lịch sử... trong khi vẫn chú ý các chương trình đặc biệt trong đó chương trình săn bắn. Hoặc như Tây Ban Nha - xứ sở “xuất khẩu ánh nắng và bãi tắm” - để thu hút khách ngành du lịch đã mở ra nhiều hình thức vui chơi giải trí và các hoạt động đáp ứng các sở thích của du khách các nước và các lứa tuổi khác nhau: Thanh niên có thể leo núi, trượt tuyết, trượt băng, người già thích yên tĩnh thì tìm đến vùng thôn xóm, phố xá cổ kính xây dựng từ hơn 300 năm. Đường phố ở đây được lát bằng những viên đá cuội, nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ 12 vẫn lộng lẫy nguy nga. Về đây, người già có cảm giác như tìm về cội nguồn v.v... Có lẽ không phải nói nhiều nữa mà việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch - Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết phù hợp với quy luật vận động và phát triển, để tăng hơn nữa số lượng lượt khách đến Việt Nam. Hay nói một cách khác, vẫn đề đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch - là một yêu cầu tất yếu. Phần II Hoàn thiện một số điều kiện cơ bản để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam I/ Cơ sở hạ tầng Có thể nói cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch về phương diện này có nhiều yếu tố, song trong đề tài của mình, tôi xin trình bày một số nhân tố cơ bản sau: 1. Giao thông vận tải: Nói đến du lịch là nói đến sự di chuyển của con người trên một khoảng cách nhất định thì phải rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình tới tới điểm du lịch. Vì vậy người ta thường nói giao thông vận tải là những nhân tố quan trọng hàng đầu để phát triển du lịch. Một tài nguyên du lịch có thể có sức hấp dẫn đối với khách du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu nhân tố giao thông. Việc phát triển giao thông, chẳng những cho phép khai thác mau chóng các nguồn tài nguyên du lịch mới mà còn có tác động đến nhiều lĩnh vực khác trong đời sống kinh tế xã hội. Chỉ thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng thì du lịch mới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mà chúng ta hằng mong muốn. Vì vậy, tôi thiết nghĩ rằng Nhà nước cần mạnh dạn hơn nữa, đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải. Bởi nó không những tạo ra cơ sở hạ tầng thuận lợi cho sự phát triển du lịch mà còn cho rất nhiều ngành khác. Đây là những vấn đề ngoài tầm kiểm soát của ngành, của doanh nghiệp, nên chỉ có Nhà nước mới có thể thực hiện được. Còn về phía ngành du lịch, theo tôi cần có sự phối hợp với Bộ giao thông vận tải và các ngành liên quan để nghiên cứu xây dựng cac đề án, đề tài mở rộng nâng cấp một số sân bay, bến cảng, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy vừa phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội, vừa phục vụ cho sự phát triển du lịch nói chung và việc nâng cao chất lượng phục vụ du lịch. Sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành sẽ tránh được tình trạng chệch choạng như đã từng xảy ra trước đây chẳng hạn như việc khai thác đá để làm cầu đường. Nhưng đâu phải vì vậy mà buông lỏng quản lý các dãy núi đá thuộc vùng danh lam thắng cảnh đến nỗi núi Cánh Diều (Ngọc Mỹ Nhân) ở thị xã Ninh Bình trở thành núi “Cánh Diều... cụt” hoặc như hòn lèn Hai Vai (Diễn Châu - Nghệ An) bây giờ chỉ còn lại một vai. Thời gian sẽ làm cho người sực tỉnh về những việc làm vô ý thức gây nên những thiệt hại cho các tài nguyên du lịch. Nhưng đừng nên phó mặc thời gian mà hãy luôn luôn áp dụng những biện pháp kiên quyết để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của đất nước, cũng là “vốn liếng” của ngành du lịch. Do vậy sự phối hợp giữa du lịch và giao thông vận tải sẽ là rất cần thiết hơn bao giờ hết. 2. Hệ thống công trình cấp thoát điện nước Việc cung cấp điện, nước tại các khu du lịch và trong các cơ sở lưu trú là hết sức quan trọng; bởi nó đáp ứng một nhu cầu thiết yếu, hết sức quen thuộc trong đời sống thường ngày của khách. Thế nhưng tại Việt Nam, hệ thống các công trình này vẫn còn hạn chế đang đứng trước nhiều thách thức. Trước hết hãy nói về ngành điện Việt Nam. Điện trong khách sạn chưa được cung ứng đầy đủ theo nhu cầu. Hệ thống đường dây điện cao thế chạy qua các trung tâm chính, các khu du lịch đang được xây cất hiện đại, vẫn chưa phát huy hết công suất hoạt động do bị câu móc trộm, bị đánh cắp bừa bãi và phá hủy ngày càng trầm trọng. Tại nhiều điểm du lịch có tiềm năng lớn còn chưa có mạng điện quốc gia, phần lớn là dùng máy phát. Một thách thức đó là những điểm du lịch có giá trị thì thường ở xa các khu đô thị nên việc cung cấp điện là khó khăn. Tuy nhiên để khai thác được tài nguyên du lịch đó có hiệu quả thì không thể xem nhẹ yếu tố này. Tôi cho rằng, nhà nước cũng cần phải xem xét dự án cải tạo hệ thống điện tại nơi đó bởi một mặt nó nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân, mặt khác nó tạo điều kiện phát triển du lịch. Và khi du lịch có thể phát triển tại đó thì sẽ nâng cao hiểu biết của nhân dân, tạo thêm việc làm và thu nhập của dân cư quanh vùng. Về vấn đề nước cũng cần được đầu tư thỏa đáng, bởi tại các đô thị, nước sạch cung cấp cho sinh hoạt của nhân dân cũng còn thiếu thốn, thì không thể nói cấp nước sạch cho kinh doanh du lịch là thuận tiện được. Theo tôi, bên cạnh việc sử dụng nước sạch mua ngoài, tại các đơn vị kinh doanh du lịch cũng cần chủ động trong việc xử lý nước, tạo ra nước sạch trong đơn vị mình. Vấn đề thoát nước cũng cần phải xem xét một cách nghiêm túc. Bởi nước thải nếu không được xử lý, thông thoát dễ dàng sẽ gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, và tác động đến tâm lý của khách đặc biệt là khách du lịch nghỉ ngơi. Vì vậy tại các điểm du lịch, cần được
Luận văn liên quan