Gia đình muôn thuở vẫn là nơi sinh thành, tổ ấm thân thương nhất của con người. Đó là lĩnh vực mà ai cũng có thể tham gia với tư cách là người trong cuộc. Mặt khác, đó cũng là lĩnh vực tinh tế, phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động. Gia đình là một xã hội thu nhỏ, trong đó hiện diện đầy đủ các quan hệ xã hội như quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan hệ văn hóa, quan hệ tổ chức, v.v Những biến chuyển xã hội đã và đang dội vào gia đình trên mọi phương diện và đưa đến những hệ quả đa chiều. Thiết chế có tính bền vững này cũng đang vận động, đổi mới và thích ứng với nhu cầu của thời đại.
Như chúng ta cũng đã biết để có một xã hội tốt thì pháp luật cần phải hoàn chỉnh và phù hợp để toàn xã hội hướng tới. Mà ngành Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật gắn liền với quyền nhân thân của mỗi công dân, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình - một nhóm quan hệ phổ biến, kèm theo đó là nhiều vấn đề phức tạp như: Tài sản chung vợ chồng, quyền thừa kế, nghĩa vụ đối với con cái, . Với tính chất thiết thực và phức tạp của quan hệ hôn nhân và gia đình thì Luật Hôn nhân và gia đình ra đời và luôn được nhà nước quan tâm và sửa đổi, hoàn thiện sao cho ngày một tiến bộ và phù hợp hơn với thời đại.
Năm 1959, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Luật Hôn nhân và gia đình với những quy định dựa trên nguyên tắc tiến bộ, tự do, bình đẳng, một vợ một chồng. Đây là một mốc son lịch sử, một phát súng đầu tiên tiến công vào những quan niệm lạc hậu của chế độ trọng nam khinh nữ, hôn nhân lạc hậu và đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng một chế độ hôn nhân mới tự nguyện bình đẳng.
15 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện pháp luật hôn nhân gia và gia đình trong xu thế toàn cầu hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gia đình muôn thuở vẫn là nơi sinh thành, tổ ấm thân thương nhất của con người. Đó là lĩnh vực mà ai cũng có thể tham gia với tư cách là người trong cuộc. Mặt khác, đó cũng là lĩnh vực tinh tế, phong phú, phức tạp, đầy mâu thuẫn và biến động. Gia đình là một xã hội thu nhỏ, trong đó hiện diện đầy đủ các quan hệ xã hội như quan hệ kinh tế, quan hệ giáo dục, quan hệ văn hóa, quan hệ tổ chức, v.v… Những biến chuyển xã hội đã và đang dội vào gia đình trên mọi phương diện và đưa đến những hệ quả đa chiều. Thiết chế có tính bền vững này cũng đang vận động, đổi mới và thích ứng với nhu cầu của thời đại.
Như chúng ta cũng đã biết để có một xã hội tốt thì pháp luật cần phải hoàn chỉnh và phù hợp để toàn xã hội hướng tới. Mà ngành Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành luật gắn liền với quyền nhân thân của mỗi công dân, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình - một nhóm quan hệ phổ biến, kèm theo đó là nhiều vấn đề phức tạp như: Tài sản chung vợ chồng, quyền thừa kế, nghĩa vụ đối với con cái, ... Với tính chất thiết thực và phức tạp của quan hệ hôn nhân và gia đình thì Luật Hôn nhân và gia đình ra đời và luôn được nhà nước quan tâm và sửa đổi, hoàn thiện sao cho ngày một tiến bộ và phù hợp hơn với thời đại.Năm 1959, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Luật Hôn nhân và gia đình với những quy định dựa trên nguyên tắc tiến bộ, tự do, bình đẳng, một vợ một chồng. Đây là một mốc son lịch sử, một phát súng đầu tiên tiến công vào những quan niệm lạc hậu của chế độ trọng nam khinh nữ, hôn nhân lạc hậu và đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng một chế độ hôn nhân mới tự nguyện bình đẳng.
Tiếp theo đó là sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và 2000 giúp cho Luật Hôn nhân và gia đình hoàn thiện hơn phù hợp với sự phát triển của đất nước, của con người, của thời đại. Nhìn chung Luật Hôn nhân và gia đình đã khá hoàn chỉnh quy định một cách hệ thống đầy đủ, rất gần gũi thiết thực cho cuộc sống xã hội. Tuy nhiên trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì việc đổi mới và hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình là một nhu cầu tất yêu và khách quan. Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, có tác động mạnh mẽ đến mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân con người. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vấn đề hôn nhân và xây dựng văn hoá gia đình càng cần phải được quan tâm hơn bao giờ hết, tạo nền tảng vững chắc cho xây dựng đất nước bền vững. Để có một xã hội luôn tươi đẹp và phồn thịnh thì xã hội ấy phải phát triển theo định hướng của pháp luật.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Trước toàn cầu hoá, sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc cũng đã diễn ra nhưng chủ yếu còn mang tính cá biệt và tự phát. Giờ đây, tình hình đã thay đổi khi toàn cầu hoá xuất hiện, đặc biệt là toàn cầu hoá đang phát triển mạnh mẽ như trong giai đoạn hiện nay. Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin, đặc biệt là với sự xuất hiện của mạng thông tin toàn cầu (Internet), thế giới dường như được thu nhỏ lại, ranh giới giữa các quốc gia cũng trở nên mỏng manh và chỉ mang tính tương đối. Toàn cầu hoá đã tạo cơ hội để các dân tộc có thể gần gũi, hiểu biết nhau hơn. Qua đó, mọi dân tộc đều có thể "cho" và "nhận", nghĩa là họ có thể học tập, tiếp thu những giá trị, tinh hoa của nhau để làm phong phú cho nền văn hoá của chính dân tộc mình. Bên cạnh đó đu rất không vui là nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam như hiếu thảo, thủy chung, kính trên nhường dưới...đang có biểu hiện xuống cấp. Những xung đột giữa các thế hệ về lối sống, việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, tai họa HIV/AIDS v.v... đang tấn công vào các gia đình. Bạo hành trong gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng. Thành quả kinh tế đạt được là rất quan trọng và to lớn, đời sống nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thay đổi lớn trong 10 năm qua, nhưng về mặt xã hội thì đáng lo ngại, tệ nạn xã hội gia tăng, truyền thống gia đình, nếp sống văn hóa trong gia đình, làng xóm, dòng họ đang xuống cấp đến mức báo động
1. KẾT HÔN
Ở mỗi một thời đại, con người quan niệm về tình yêu ở nhiều góc cạnh khác nhau. Hôn nhân hạnh phúc là điều mà ai trong tình yêu cũng đều muốn vươn tới. Nhưng trong xu thế toàn cầu hóa do phong cách, lối sống ồn ào, gấp gáp chạy đua với xu thế phát triển của xã hội đã tác động lên cả quan niệm "yêu nhanh, sống thoáng",… Hôn nhân giờ đây có lẽ không phải là thước đo giá trị của tình yêu. Những hiện tượng như sống thử, ngoại tình, yêu qua mạng, độc thân sau hôn nhân và "tự do" trong hôn nhân,… giờ đây không còn xa lạ nữa với cuộc sống hiện nay. Nhiều nam nữ gặp nhau, chỉ qua vài ba câu chuyện, thấy thích nhau là có thể dọn về ở cùng phòng với nhau như vợ chồng.
Hiện tượng này xuất hiện nhiều tại các khu nhà trọ sinh viên, đặc biệt tại các khu công nghiệp, nơi nhiều công nhân sinh sống. Tại đây, thật dễ dàng bắt gặp những "đôi uyên ương" ăn chung, ngủ chung... dưới một mái nhà. Tất tần tật mọi sinh hoạt của họ hệt như những cặp vợ chồng thực sự, có điều chưa công nhận kết hôn. Những người thích phiêu lưu này đang ngày đêm thực hiện một hợp đồng "miệng": Sống thử (mà như thật), nếu thấy "không hợp" thì "đường anh, anh đi; đường em, em đi"! Thật vô tư, sòng phẳng(!).
Bên cạnh đó xu thế toàn cầu hóa ngày nay cũng tác động một cách tích cực đến tình yêu và hôn nhân. Xu thế toàn cầu hóa đã góp phần rất lớn giải phóng tình yêu con người khỏi lễ giáo phong kiến và những hủ tục lạc hậu. Nhờ sự phát triển, phổ biến rộng rãi của các phương tiện truyền thông,… ngày nay thanh niên nam nữ, các cặp uyên ương thương yêu nhau không còn rơi vào tình cảnh “chia uyên rẽ thúy” bởi lễ giáo, bởi quan niệm lạc hậu môn đăng hộ đối, xính lễ,… hay tình trạng “bán mình chuộc cha” như trước. Đồng thời quan niệm về tình yêu và hôn nhân trong xã hội cũng dần dần có những bước phát triển thoáng hơn. Người ta thường nói tình yêu không kể tuổi tác, không phân sang hèn, nhưng trên thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Thế nhưng ngày nay trong thời kỳ đổi mới quan niệm đó đang dần trở thành sự thật, tuy điều này đã được quy định rõ trong Điều 63 và Điều 64 hiến pháp năm 1992 và luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 9. Điều kiện kết hôn:Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở; 3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.) nhưng trên thực tế nó vẫn chưa có tính khả thi cho đến những năm gần đây khi đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng thì những điều này mới dần dần đi vào cuộc sống và thay thế những quan niệm lạc hậu trước kia. Tình yêu, và hôn nhân, người ta đến với nhau dựa trên cơ sở pháp luật không còn có sự ngăn cản từ tuổi tác, sang hèn, gia đình,…
*,Trên thế giới tỉ lệ người đồng tính khá cao. Ở nước ta cũng vậy, không thể nói rằng nó không có, sự thực nó đang hiện hữu trong xã hội, và chúng ta phải thừa nhận điều. Những người đồng tính có ai muốn mình như thế, tất cả họ sinh ra đều là do bẩn sinh mà có, đó là điều hết sức bình thường hết sức tự nhiên, họ đâu có tội gì. Biết bao năm nay chỉ vì mặt mũi, sĩ diện gia đình, thành kiến xã hội mà họ không giám sống thật với bản thân của mình, với chính mình. Một người đồng tính nếu để mọi người xung quanh biết được thì anh ta khó có thể sống hòa nhập, luôn mặc cảm và khổ tâm. Chính vì vậy mà họ phải luôn che giấu, sống khép mình, lúc nào cũng lo sợ một ngày nào đó mọi người sẽ biết được điều này. Thử hỏi một người mẹ sinh ra một đứa con chẳng may đứa con ấy bị tật nguyền thì người mẹ có lỗi hay người con có lỗi, ai buồn hơn ai? Cha mẹ gia đình không thông cảm thì thôi còn trách móc, nghiệt ngã với đứa con ấy, nhục mạ đứa con ấy. Đồng tính luyến ái thì thời nào cũng có nhưng ngày xưa bởi xã hội quá khắt khe nên người ta không giám bộc lộ ra cũng bao nhiêu người, cũng lấy vợ đẻ con nhưng có hạnh phúc gì đâu, gia đình ấy có yên ấm hạnh phúc? Nhưng hiện nay trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa, xã hội cũng dần cởi mở, những người đồng tính có cơ hội để sống thật với chính mình, thiết nghĩ pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hôn nhân gia đình nói riêng cần có những sửa đổi phù hợp với su thế này, để những người đồng tính có cơ hội hòa nhập với xã hội, thực hiện quyền con người của mình.
2. QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
2.1."Cặp bồ" - Ngôn từ không còn xa lạ
Tình yêu sau hôn nhân đã được nhìn nhận "dễ dàng" hơn, giữa vợ chồng xuất hiện những mối quan hệ "ngoài luồng". Trên danh nghĩa, họ chỉ còn là trách nhiệm, nghĩa vụ với gia đình nhưng thực chất tình cảm của họ lại dành cho người khác. Hiện tượng "cặp bồ" nảy sinh phổ biến. "bồ", hay "người tình" là những khái niệm chỉ một phía đối tượng đó. Họ hoàn toàn không có mối quan hệ ràng buộc về tuổi tác, hôn nhân, pháp luật, đạo đức mà giữa họ chỉ đơn thuần là mối quan hệ yêu đương. Mối quan hệ này diễn ra rất nhanh, có thể chỉ trong một tuần họ có thể làm trọn những việc mà các đôi lứa trước đây phải thực hiện trong vài ba năm.
Những người căng thẳng hay nhàn rỗi thường tìm đến internet với mục đích đơn giản là tán gẫu, giải trí. Bên cạnh đó, cũng có một số người qua internet để kết bạn, giao lưu gặp gỡ tìm những người mà họ cho là đồng cảm với mình để chia sẻ, giãi bày tâm sự... Các mối quan hệ qua mạng dần trở nên gần gũi, như có sức hút cuốn họ vào những mối quan hệ ảo đó. Họ họ say mê trò chuyện, bộc lộ tâm tư, thậm chí cả những suy nghĩ thầm kín mà đến cả người đầu gối tay ấp của mình cũng chưa từng được nghe. Từ đó, họ trở nên chán ghét người bạn đời của mình, chán cuộc sống gia đình hiện tại, hạnh phúc dần dần rời xa họ và cuối cùng là cuộc hôn nhân đổ vỡ.
2.2.Độc thân - Trào lưu sau hôn nhân
Họ đã kết hôn, đang sống cùng nhau nhưng vẫn duy trì những mảnh trời riêng, phong cách và lối sống "độc thân" trước kia.
Có cặp sau khi kết hôn lại không sống cùng nhau dưới một mái nhà dù họ vẫn yêu nhau và vẫn thường xuyên gặp nhau. Họ cho rằng cuộc sống tách rời một phần do hạn chế về điều kiện thực tế, một phần là để tăng thêm tình cảm của mình, càng xa thì càng nhớ, tình cảm càng mặn nồng, và để tạo cảm giác mới mẻ. Cặp khác thì thường xuyên xa nhau vì hoàn cảnh công việc, mỗi người mỗi nơi, hay vì hoàn cảnh kinh tế...họ bắt buộc phải chấp nhận cuộc sống "chồng Nam- vợ Bắc"...
2.3."Tự do" trong hôn nhân - "mô hình" gia đình mới
Nhiều cặp vợ chồng sau một vài năm kết hôn hay trước khi quyết định kết hôn sẽ thỏa thuận với nhau một điều đặc biệt - giữ trọn tình yêu cho nhau nhưng không ép nhau chung thủy. Hai người vẫn sống với nhau trên tình nghĩa vợ chồng. Bên cạnh đó, họ vẫn sẵn lòng dành cho nhau những khoảng trời riêng, kể cả trong quan hệ luyến ái. Họ không muốn ràng buộc nhau trong sự dối trá.
Các đôi vợ chồng không tước đoạt tự do của nhau, không cố điều khiển nhau, đồng thời không từ bỏ cá tính của mình, không hy sinh các mối quan tâm của mình. Họ chấp thuận nhau trong cách sống chia sẻ cả về về mặt thể xác lẫn tinh thần với một người bên ngoài.
Mặt khác, họ muốn khẳng định mình hơn trong đời sống tình dục, muốn khám phá những chân trời dục tình mới, tìm kiếm sự cân bằng, giúp duy trì cuộc hôn nhân hạnh phúc và bền vững hơn. Họ không lừa dối nhau và thỏa mãn về nhau nhưng họ cũng không đảm bảo rằng tình cảm vợ chồng được giữ trọn vẹn. Khi họ đã gặp một bạn tình hấp dẫn, bị một cú sét ái tình thì chính họ cũng không tránh được khỏi dằn vặt bởi cảm giác có lỗi đã phản bội với người bạn đời của mình. Cuộc sống gia đình trở nên tẻ nhạt và cuối cùng là hôn nhân đổ vỡ.
2.4.Vợ chồng trên "danh nghĩa"
Đa phần các cặp vợ chồng này thuộc tầng lớp trí thức, có địa vị trong xã hội. Gia đình họ là hình mẫu mà nhiều người mơ ước. Thế nên khi đã chán ghét nhau, họ vẫn cố duy trì cái vỏ ngoài “hạnh phúc” của mình trên danh nghĩa. Nhìn bề ngoài ai cũng nghĩ gia đình họ hạnh phúc. Họ có mặt và sánh vai bên nhau trong tất cả các cuộc gặp mặt của hai bên. Trên thực tế, họ đã ly thân và sống với nhau như những kẻ xa lạ, ai làm việc riêng của người ấy và sự ràng buộc duy nhất chính là những đứa con. Họ vẫn có trách nhiệm với gia đình nhưng không ràng buộc về tình cảm với nhau. Mỗi người có thể đang duy trì những mối quan hệ tình cảm khác mà không mắc phải sự phản đối của người kia. Gia đình kiểu này thường vẫn tồn tại vì họ sẽ không ly hôn, cố gắng tạo ra một cuộc sống hạnh phúc giả tạo nhằm giữ thế diện cho cả hai người.
Bên cạnh đó với xu thế toàn cầu hóa, quan hệ giữa vợ chồng cũng có những biến đổi theo hướng tích cực. Như đã nói mặc dù đã được quy định trong pháp luật hôn nhân và gia đình nhưng trước đây những quy định này vẫn chỉ nằm trên giấy, ngày nay nó đã đi vào thực tiễn len lỏi vào đời sống xã hội, vào cuộc sống của mỗi gia đình. Người phụ nữ ngày nay không còn bị gò bó như ngày xưa, họ tham gia vào mọi hoạt động từ lao động, sản xuất, chính trị, giải trí… và trình độ được nâng cao, có địa vị ngang bằng với nam giới, rất nhiều người phụ nữ thành công, xuất sắc trong xã hội. Chính vì thế quan niệm bình đẳng giữa vợ chồng trong gia đình không còn là một khái niệm xa lạ, lạ lẫm gì nữa. Nạn gia trưởng, bạo hành gia đình bị xã hội và báo chí lên án mạnh mẽ, qua đó giảm thiểu tệ nạn này. Quan niệm người chồng là “chúa tể” trong gia đình khong còn phù hợp trong xu thế hội nhập toàn cầu ngày nay. Người mẹ ngày nay phần lớn đi làm kiếm tiền nuôi con cái như người cha. Cách đối xử bình đẳng, dân chủ giữa vợ và chồng là yêu cầu của thời đại, đồng thời là tâm gương hàng ngày diễn ra trước mắt con cái.
3. QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH
Cần tạo điều kiện để con cái biết ơn, thương yêu, gần gũi cả cha và mẹ. Cùng với quan niệm gia trưởng độc đoán, nhiều gia đình, do thái độ không đúng của người cha khiến con cái yêu thương mẹ, mà rất sợ cha. Chúng tìm thấy sự che chở ở người mẹ, mà không phải ở người cha hay ngược lại. Cũng với quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ, có những gia đình do sự đối xử không bình đẳng giữa các con, đặc biệt giữa con trai và con gái, con cả và con út cũng để lại những ấn tượng không tốt đối với con cái, sự so đo tị nạnh và ghen ghét giữa anh em với nhau ngay trong một gia đình. Đó là lỗi tại cha mẹ. Nhưng ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa những quan niệm đó đang dần dần bị loại bỏ khỏi đời sống gia đình đồng thời cũng nảy sinh thêm những bất cập đòi hỏi sự thay đổi, vào cuộc để điều chỉnh từ phía pháp luật và xã hội:
+, Tôn trọng quyền tự do dân chủ cá nhân là điều luật pháp bảo vệ và đòi hỏi mọi công dân phải chấp hành, là một nguyên tắc xây dựng gia đình hiện đại ở nước ta. Nhưng sự đòi hỏi về quyền, lợi ích, tự do cá nhân của con cái có trường hợp đã bị đẩy lên thành chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, từ sự thiếu hiểu biết, chín chắn của trẻ, từ việc chúng nghe theo lời bạn bè thúc đẩy, trong việc học hành, chọn nghề, vui chơi, đòi tiền cha mẹ chi tiêu, đòi sắm những thứ đắt tiền…Đặc biệt là sự lêu lổng, chơi bời, lười học, đi với bạn xấu, sa vào các tệ nạn xã hội. Vì vậy, không thể có chủ nghĩa tự do tuyệt đối của con cái sống trong gia đình. Cha mẹ cần giải thích, giáo dục cho con cái trong việc xử lý đúng mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của gia đình. Lợi ích, nguyện vọng cá nhân chính đáng, không hại cho cái chung, cần được cha mẹ chiếu cố và đáp ứng; Những lợi ích, phúc lợi chung lâu dài, hợp lý của gia đình cần được mỗi cá nhân xem trọng và quan tâm góp sức.
Những người chủ gia đình, cha và mẹ phải “cầm cân nảy mực” trong việc điều chỉnh, kết hợp đúng đắn giữa lợi ích cá nhân của mỗi thành viên với lợi ích chung của gia đình. Điều quan trọng là cha mẹ phải thống nhất ý kiến với nhau trong vấn đề này. Họ cần chú ý giáo dục con cái có ý thức tự giác và chấp nhận sự cần thiết phải quan tâm đến lợi ích của gia đình, khi đòi hỏi thỏa mãn quyền lợi cá nhân của mình, từ việc nhỏ diễn ra hàng ngày mà không chỉ đối với việc lớn, trọng đại. Điều này phải trở thành nếp suy nghĩ thường trực, việc làm tự nhiên của mỗi thành viên trong gia đình.
+, Về xu hướng con cái muốn tách khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, mặc dù còn đi học, chưa trưởng thành. Đây là xu hướng bắt chước các gia đình phương Tây. Con cái 15, 16 tuổi đã thích cha mẹ cho ở riêng, cha mẹ phải thuê căn hộ riêng cho con sống và cung cấp tài chính để chúng ăn học, sinh hoạt.
Hiện nay, ở Việt Nam, đã có một số gia đình công chức cao cấp, nhà buôn giàu có thuê những căn hộ riêng cho con cái ở, mặc dù chúng còn đang học hành, còn sống phụ thuộc vào cha mẹ về tài chính. Và, nhiều bậc cha mẹ đã bị “sốc” trước những sự cố, như sự sa sút đạo đức, tư cách của con cái khi chúng trở thành những kẻ hư hỏng, chơi bời và phạm tội.
Thật ra, việc thanh niên muốn sống độc lập, không sống chung với cha mẹ cũng là điều dễ hiểu, vì chúng muốn tự tổ chức cuộc sống cá nhân theo ý mình. Nhưng liệu chúng đã đủ bản lĩnh để sống riêng chưa, nhất là khi vẫn tiếp tục phụ thuộc cha mẹ về tài chính?
Hiện nay, xu hướng kết hôn, lập gia đình muộn khiến một số con cái tuy trưởng thành nhưng vẫn sống với cha mẹ, chưa tách được khi chưa xây dựng cuộc sống gia đình riêng rẽ, tự chủ.
+/ Quá trình xã hội hóa trẻ em, đó là quá trình cá thể hóa con người, hình thành nhân cách cá nhân, hình thành cái tôi riêng biệt. Ngày nay, một yêu cầu bức xúc đặt ra là phải vun đắp cái tôi sáng tạo, độc lập suy nghĩ. Trước sự đòi hỏi tăng lên của quyền tự quyết cá nhân, gia đình cần cố gắng thỏa mãn trong điều kiện cho phép, tuy theo lứa tuổi. Bởi vì, điều đó ảnh hưởng đến sự hình thành đầu óc suy nghĩ độc lập, sáng tạo của con cái cũng như lòng yêu thương, tin cậy của chúng đối với cha mẹ.
Gia đình ngày nay đang đứng trước những đòi hỏi ngày càng cao của con cái, do sự phát triển của xã hội thông tin. Thời đại ngày nay, có báo chí của trẻ em bên cạnh báo chí của người lớn. Đồng thời, ti vi, máy tính điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng khác đã cung cấp nhiều thông tin đa dạng cho các lứa tuổi. Trẻ em có thể xem các loại thông tin, các câu chuyện trên truyền hình như người lớn, dường như có sự hòa lẫn, không còn sự phân biệt giữa tuổi trẻ và tuổi trưởng thành. Sự bình đẳng trong các quan hệ xã hội đã ảnh hưởng đến sư phân phối bình đẳng về các thông tin. Đó là điều các bậc cha mẹ cần lưu ý trong việc giáo dục con cái.
*, Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là loại gia đình chứa nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay, ra đời từ nôi văn hóa bản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trong dân gian, gia đình truyền thống được coi là đại gia đình mà các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống. Trong gia đình này có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông bà – cha mẹ – con cái mà người ta quen gọi là "tam, tứ, ngũ đại đồng đường". Kiểu gia đình này khá phổ biến và tập trung nhiều nhất ở nông thôn Bắc Bộ. Nền kinh tế tiểu nông là cơ sở phát sinh và tồn tại của nó. Về mặt tâm lý, người Việt Nam luôn có xu hướng quần tụ con cái xung quanh mình. Bởi thế, các đại gia đình cùng sống dưới một mái nhà hoặc vài nhà kế nhau cũng là hình thức tổ chức gia đình phổ biến ở đô thị. Vào những năm 60 trở về trước ở Hà Nội kiểu đại gia này vẫn còn thường thấy. Gia đình truyền thống có các ưu điểm như có sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, bảo lưu được các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo. Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ. Đó là những giá trị rất căn bản của văn hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy. Tuy nhiên, nhược điểm của loại gia đình này là ở chỗ trong khi giữ gìn các truyền thống tốt đẹp thì cũng bảo trì luôn cả những tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời. Bên cạnh đó, sự khác biệt về tuổi tác, lối sống, thói quen cũng đưa đến một hệ quả khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: