Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2009,
thay thế cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được áp dụng từ
1991. Tuy đã có nhiều tiến bộ, song qua quá trình thực hiện, Luật thuế thu nhập cá nhân
đã bộc lộ những bất cập: cơ sở thuế hẹp, quá nhiều thuế suất, không bảo đảm tính đơn
giản, minh bạch về nghiệp vụ, nhiều quy định khó thực hiện, dễ dẫn đến sự tùy tiện,
không công bằng khi áp dụng, mức khởi điểm chịu thuế và giảm trừ gia cảnh chưa thuyết
phục, chính sách chưa hỗ trợ cho công tác quản lý, cơ chế quản lý chưa hiệu quả,. Để
hạn chế những bất cập, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
đã được Quốc hội thông qua tháng 11/2012 và có hiệulực từ 1/7/2013. Cùng với sự sửa
đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và những luật cơ bảnkhác, Chính phủ Việt Nam đã thể
hiện nhiều nỗ lực vào cải cách và hiện đại hóa nhằmhoàn thiện hệ thống thuế trong quá
trình hội nhập quốc tế.
Trước đòi hỏi của thực tiễn về một chính sách và cơchế quản lý thuế đồng bộ, bắt
kịp sự phát triển kinh tế, xã hội, việc nghiên cứu quá trình hoàn thiện quản lý nhà nước
đối với thuế thu nhập cá nhân trở thành nhu cầu cấpthiết. Với tư duy tiếp cận ý thức tuân
thủ pháp luật phải xuất phát từ nhận thức và sự tự giác của người dân, tác giả luận án xây
dựng mô hình nghiên cứu quá trình cơ quan thuế xây dựng chính sách và cơ chế quản lý
thuế hiệu quả, công bằng, minh bạch, thực hiện lộ t rình cải cách thủ tục hành chính giúp
người nộp thuế dễ dàng thực hiện được nghĩa vụ với thời gian, chi phí tiết giảm tối đa
bằng ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tập trung, hiện đại. Thông qua kết quả tích
cực đó, cơ quan thuế quản lý được đối tượng nộp thuế và thu nhập chịu thuế, nâng cao
hiệu quả thu ngân sách nhà nước.
212 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2479 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NGUYỄN HOÀNG
hoµn thiÖn qu¶n lý nhµ n−íc
®èi víi thuÕ thu nhËp c¸ nh©n ë viÖt nam
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NGUYỄN HOÀNG
hoµn thiÖn qu¶n lý nhµ n−íc
®èi víi thuÕ thu nhËp c¸ nh©n ë viÖt nam
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã chuyên ngành : 62310101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS ĐÀO THỊ PHƯƠNG LIÊN
2. PGS, TS TRẦN XUÂN HẢI
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, bản luận án “Hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và
được ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam
đoan trên!
Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2014
Tác giả luận án
Nguyễn Hoàng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng biểu, hình, sơ đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thuế và thuế thu nhập cá nhân 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về thuế thu nhập cá nhân ở nước ngoài 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam 8
1.2. Kết quả rút ra và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 22
Kết luận chương 1 23
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 24
2.1. Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập cá nhân và quản lý nhà nước đối
với thuế thu nhập cá nhân 24
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế thu nhập cá nhân 24
2.1.2. Quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân 32
2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện, nội dung và những nhân tố ảnh hưởng đến
quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân 35
2.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế thu
nhập cá nhân 35
2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân 37
2.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với thuế thu
nhập cá nhân 47
2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở một số
nước và bài học cho Việt Nam 50
2.3.1. Tổng quan kinh nghiệm một số nước về quản lý thuế thu nhập cá nhân 51
2.3.2. Bài học về quản lý thuế thu nhập cá nhân cho Việt Nam 66
Kết luận chương 2 69
Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THUẾ
THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM 70
3.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam 70
3.1.1. Thực trạng các văn bản pháp quy về quản lý thuế và thuế thu
nhập cá nhân ở Việt Nam 70
3.1.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý thuế thu nhập cá nhân 82
3.1.3. Thực trạng công tác tổ chức quản lý thu thuế thu nhập cá nhân 87
3.1.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập cá nhân 95
3.2. Đánh giá chung về thực trạng của quản lý nhà nước đối với thuế thu
nhập cá nhân ở Việt Nam 97
3.2.1. Những thành tựu của quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân 97
3.2.2. Những điểm bất cập, hạn chế của quản lý nhà nước đối với thuế thu
nhập cá nhân 101
3.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại 114
Kết luận chương 3 116
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM 117
4.1. Một số quan điểm định hướng nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam 117
4.1.1. Những căn cứ cho việc đề xuất quan điểm 117
4.1.2. Quan điểm định hướng 119
4.2. Một số nhóm giải pháp cơ bản hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế
thu nhập cá nhân ở Việt Nam 125
4.2.1. Nhóm giải pháp về khung khổ pháp lý 125
4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy 133
4.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý thu thuế TNCN 137
4.2.4. Nhóm giải pháp về thanh tra, kiểm tra 145
4.2.5. Các giải pháp khác 148
Kết luận chương 4 152
KẾT LUẬN 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155
PHỤ LỤC 161
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
APA
CCT
Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế
Advance Pricing Agreement
Chi cục Thuế
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
CQT Cơ quan thuế
CSDL Cơ sở dữ liệu
CT Cục thuế
ĐKT Đăng ký thuế
ĐTNT Đối tượng nộp thuế
EU Liên minh Châu Âu (Cộng đồng kinh tế Châu Âu)
European Union (European Economic Community)
GTGT Giá trị gia tăng
HKD Hộ kinh doanh
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
International Cooperation Agency of Japan
KBNN Kho bạc Nhà nước
KT-XH Kinh tế - xã hội
MST Mã số thuế
NHTM Ngân hàng Thương mại
NNT
NPT
Người nộp thuế
Người phụ thuộc
NSNN Ngân sách nhà nước
PIT Dự án Ứng dụng quản lý thuế thu nhập cá nhân
Project management application for personal income tax
TCT Tổng cục Thuế
TNCN Thu nhập cá nhân
UBND Ủy ban nhân dân
UNT Ủy nhiệm thu
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chamber of Commerce and Industry of Vietnam
WB Ngân hàng thế giới (The World Bank)
WTO Tổ chức Thương mại thế giới (The World Trade Organization)
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Bảng 2.1. Một số quốc gia áp dụng thuế TNCN đồng nhất một mức 64
Bảng 2.2. Xu hướng giảm số bậc thuế suất trong biểu thuế TNCN ở một số nước 65
Bảng 2.3. Tổng thu từ thuế TNCN và mức thuế suất lũy tiến cao nhất trong
biểu thuế TNCN của một số nước trong G20 66
Bảng 3.1. Thuế thu nhập cá nhân giai đoạn 2009 - 2012 79
Bảng 3.2. Mức thuế suất trung bình cho từng mức thu nhập khác nhau theo
Pháp lệnh thuế 2004 và theo luật năm 2007 80
Bảng 3.3. Đánh giá tính lũy tiến của hệ thống Luật thuế TNCN 2007 (Luật
2007) so với Pháp lệnh 2004 (PL 2004) 81
Bảng 3.4. Số lượng cán bộ, công chức bộ phận quản lý thuế TNCN (tính đến
31/12/2010) 86
Bảng 3.5. Tình hình thu nộp thuế TNCN 2010 theo nhóm thu nhập 92
Bảng 3.6. Sự thuận lợi về thuế của Việt Nam qua thời gian 103
Bảng 3.7. So sánh chi phí tuân thủ thuế của Việt Nam với các nước 104
Bảng 3.8. Chi tiết tính toán chỉ tiêu “Nộp thuế” qua các năm 105
Bảng 4.1. Biểu thuế theo Luật thuế sửa đổi năm 2017 126
Bảng 4.2. Chênh lệch số thuế phải nộp của NNT không có NPT năm 2017 127
Bảng 4.3. Biểu thuế theo Luật thuế sửa đổi năm 2022 130
Bảng 4.4. Số thuế phải nộp của người không có NPT 131
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Hình 3.1. So sánh thuế suất bình quân của NNT không có người phụ thuộc 78
Hình 3.2. Lũy tiến thuế TNCN (tất cả các nguồn thu nhập) 81
Hình 3.3. So sánh mức độ thuận lợi về thuế của Việt Nam với các nền kinh
tế trong khu vực 104
Hình 3.4. So sánh khoảng cách trong qui trình nghiệp vụ thuế của Việt Nam
so với thông lệ quốc tế 106
Hình 3.5. Đánh giá mức độ điều tiết thuế 111
Hình 3.6. Mức độ hao phí thời gian, chi phí cho việc kê khai, nộp thuế 111
Hình 3.7. Đánh giá tần suất kê khai thuế 112
Hình 3.8. Ảnh hưởng của chính sách thuế hiện hành đối với doanh nghiệp 113
Hình 4.1. Thuế suất bình quân đối với NNT không có NPT 128
Hình 4.2. Chênh lệch thuế suất của NNT không có NPT năm 2017 128
Hình 4.3. Thuế suất bình quân khi NNT không có NPT ở 3 kỳ sửa luật 131
Hình 4.4. Chênh lệch thuế suất của NNT không có NPT từ 2 kỳ sửa luật 132
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Nội dung Trang
Sơ đồ 2.1. Mô hình các nhân tố tác động nhận thức NNT 51
Sơ đố 2.2. Quy trình quản lý rủi ro tuân thủ 56
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế 82
Sơ đồ 3.2. Mô hình hoạt động quản lý thu thuế hiện tại 89
Sơ đồ 3.3. Quy trình vận hành Quản lý thuế thu nhập cá nhân tại địa
phương 91
Biểu đồ 3.1. Số thu về thuế thu nhập cá nhân từ 1991 đến 2012 97
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài luận án
Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2009,
thay thế cho Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được áp dụng từ
1991. Tuy đã có nhiều tiến bộ, song qua quá trình thực hiện, Luật thuế thu nhập cá nhân
đã bộc lộ những bất cập: cơ sở thuế hẹp, quá nhiều thuế suất, không bảo đảm tính đơn
giản, minh bạch về nghiệp vụ, nhiều quy định khó thực hiện, dễ dẫn đến sự tùy tiện,
không công bằng khi áp dụng, mức khởi điểm chịu thuế và giảm trừ gia cảnh chưa thuyết
phục, chính sách chưa hỗ trợ cho công tác quản lý, cơ chế quản lý chưa hiệu quả,... Để
hạn chế những bất cập, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
đã được Quốc hội thông qua tháng 11/2012 và có hiệu lực từ 1/7/2013. Cùng với sự sửa
đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và những luật cơ bản khác, Chính phủ Việt Nam đã thể
hiện nhiều nỗ lực vào cải cách và hiện đại hóa nhằm hoàn thiện hệ thống thuế trong quá
trình hội nhập quốc tế.
Trước đòi hỏi của thực tiễn về một chính sách và cơ chế quản lý thuế đồng bộ, bắt
kịp sự phát triển kinh tế, xã hội, việc nghiên cứu quá trình hoàn thiện quản lý nhà nước
đối với thuế thu nhập cá nhân trở thành nhu cầu cấp thiết. Với tư duy tiếp cận ý thức tuân
thủ pháp luật phải xuất phát từ nhận thức và sự tự giác của người dân, tác giả luận án xây
dựng mô hình nghiên cứu quá trình cơ quan thuế xây dựng chính sách và cơ chế quản lý
thuế hiệu quả, công bằng, minh bạch, thực hiện lộ trình cải cách thủ tục hành chính giúp
người nộp thuế dễ dàng thực hiện được nghĩa vụ với thời gian, chi phí tiết giảm tối đa
bằng ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tập trung, hiện đại. Thông qua kết quả tích
cực đó, cơ quan thuế quản lý được đối tượng nộp thuế và thu nhập chịu thuế, nâng cao
hiệu quả thu ngân sách nhà nước.
2. Mục đích, nội dung nghiên cứu của đề tài luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án
Nhằm đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà
nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
1) Việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp lý đối với thuế thu nhập cá
nhân theo các tiêu thức đã phù hợp, minh bạch, khả thi hay chưa?
2) Việc xây dựng hệ thống quản lý thuế các cấp với cơ chế hành thu và các quy
trình nghiệp vụ đã đảm bảo nâng cao năng lực cơ quan thuế, đảm bảo thực thi luật pháp
công bằng?
2
3) Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế đã đủ khả
năng thực hiện theo Luật thuế thu nhập cá nhân?
Trả lời đầy đủ các câu hỏi trên nhằm đạt được các mục đích nghiên cứu chủ
yếu sau:
Hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn
trong quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân của các nước và thực tiễn Việt
Nam hiện nay.
Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt
Nam, tác giả áp dụng mô hình kinh tế lượng, thiết kế nghiên cứu và tiến hành điều tra tại
một số địa bàn quận huyện ở Hà Nội về thái độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.
Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản
lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam.
2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài luận án
- Làm rõ những nội dung lý luận vai trò của nhà nước trong việc xây dựng chính
sách thuế thu nhập cá nhân và hoàn thiện vai trò quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập
cá nhân ở Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm của một số nước
trên thế giới. Chú trọng nghiên cứu những tác động đến ý thức tự giác tuân thủ của người
nộp thuế.
- Phân tích thực trạng vai trò của nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ
thống chính sách và cơ chế quản lý thu thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong thời gian
qua, chỉ ra những thành tựu, hạn chế của nhà nước trong những phân tích đó cũng như
các nguyên nhân của tình trạng trên. Thông qua các kết quả nghiên cứu, luận án lý giải vì
sao hiện nay mức độ tự giác tuân thủ của người nộp thuế còn có sự phân hóa.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của nhà nước
trong việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế quản lý thu thuế thu nhập
cá nhân ở Việt Nam những năm tới, chú trọng đến việc đáp ứng yêu cầu của cải cách
hành chính, thay đổi tư duy quản lý thuế thuần túy “mệnh lệnh hành chính” sang “phục
vụ hành chính công”, coi trọng và tôn vinh giá trị đích thực những đóng góp về kinh tế -
chính trị - xã hội của người nộp thuế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án hướng tới đối tượng và
xem xét phạm vi nghiên cứu như sau:
3
Đối tượng nghiên cứu: quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân được
thực hiện thông qua luật pháp, chính sách, bộ máy quản lý, biện pháp quản lý, ý thức
chấp hành pháp luật của người nộp thuế
Phạm vi nghiên cứu
- Về lý luận: Các vấn đề lý luận trong và ngoài nước liên quan đến thuế thu nhập
cá nhân và quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân.
- Về thực tiễn:
o Kinh nghiệm thực tiễn nước ngoài.
o Thực trạng quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập từ 2009 đến nay; số liệu sơ cấp thu thập
năm 2012.
Luận án khảo sát hệ thống chính sách và cơ chế quản lý thuế thu nhập cá nhân ở
Việt Nam trong quá trình thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập
cao, chú trọng phân tích thời gian thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân (2009) của cơ
quan thuế và người nộp thuế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng đồng bộ, hài hòa, thích hợp các phương pháp phân tích, công cụ
nghiên cứu truyền thống như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh,.
Tiến hành tham khảo những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN;
những tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý có liên quan như Chính phủ, Bộ Tài chính,
Tổng cục Thuế, Cục Thuế địa phương,...; tham khảo các báo cáo, các nghiên cứu đã công
bố, các tạp chí và sử dụng các tài liệu điều tra, khảo sát, thu thập số liệu thống kê và phân
tích... của các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu đã được công bố về vấn đề có liên
quan để đề xuất các căn cứ hoàn thiện các văn bản pháp quy về thuế thu nhập cá nhân.
Trong quá trình thực hiện, luận án áp dụng kiến thức kinh tế lượng vào nghiên
cứu thông qua việc tiến hành một cuộc điều tra thử nghiệm với 5 mẫu phiếu điều tra dựa
trên mô hình kinh tế, trong đó nhân tố mục tiêu (biến phụ thuộc) là mức độ hài lòng, tự
giác của dân cư (người nộp thuế), các nhân tố tác động (biến độc lập) là bốn nhóm nhân
tố: (1) Chính sách hoàn thiện (minh bạch, dễ hiểu, khả thi, phù hợp); (2) Năng lực của cơ
quan thuế về kiểm tra, giám sát, hỗ trợ người nộp thuế đủ khả năng tuân thủ (hướng dẫn
cách thức, địa điểm, thời gian, chi tiết biểu mẫu) tác động đến mức độ tự giác, hài lòng
của người nộp thuế (3) Nhận thức, trình độ dân trí xã hội về công bằng thúc đẩy tự giác
tuân thủ; (4) Tình hình kinh tế xã hội và các nhân tố khác.
4
Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn các nhà quản lý các cấp, các chuyên gia, các nhà
khoa học để tìm hiểu các nhân tố tác động như thế nào tới tính tự giác tuân thủ của người
nộp thuế. Các phiếu điều tra thu được, sau khi kiểm tra làm sạch, loại bỏ những phiếu
không phù hợp, đưa vào xử lý kết quả bằng phần mềm tin học chuyên dùng SPSS. Số
liệu được tổng hợp, phân tích và lưu trữ, góp phần vào việc xây dựng hệ cơ sở dữ liệu
cho những nghiên cứu tiếp theo.
Ngoài ra, một mô hình khác được sử dụng trong luận án khi đánh giá tác động
của việc thay đổi chính sách thuế tới nghĩa vụ thuế của các cá nhân ứng với từng khoản
thu nhập thông qua mô hình đơn.
5. Đóng góp của đề tài luận án
Những phát hiện của nghiên cứu: Nghiên cứu đã đưa ra những tiến bộ và
hạn chế của chính sách, cũng như những tồn tại của cơ chế quản lý thuế thu nhập cá nhân
ở Việt Nam.
Điểm khác biệt của nghiên cứu: Nghiên cứu đã cập nhật được thành tựu và
chi ra những hạn chế của quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
thông qua nghiên cứu sâu về chính sách và cơ chế quản lý thu hiện hành, với sự tham gia
của các chuyên gia và các đối tác quốc tế. Nghiên cứu còn áp dụng mô hình kinh tế
lượng trong thiết kế nghiên cứu, điều tra khảo sát thử nghiệm về tuân thủ thuế trên địa
bàn Hà Nội. Nghiên cứu cũng đề xuất lộ trình cải cách chính sách thuế với việc rút gọn
dần số thuế suất vào 2 kỳ cải cách thuế tiếp theo năm 2017 và 2022, sử dụng mô hình
toán đánh giá tác động của việc cải cách đến nghĩa vụ ngân sách của người nộp thuế.
Điểm mạnh và đóng góp mới của nghiên cứu: Nghiên cứu đã hệ thống được
kinh nghiệm của các nước trên thế giới, chỉ ra được những tồn tại của chính sách và cơ
chế quản lý của Việt Nam, trong đó có những nghiên cứu của các tổ chức quốc tế đang
hỗ trợ Việt Nam cải cách hệ thống thuế như WB, IMF, OECD, EU, JICA.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với
thuế thu nhập cá nhân
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân
ở Việt Nam
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về thuế và thuế thu nhập cá nhân
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về thuế thu nhập cá nhân ở nước ngoài
Trong các nghiên cứu cổ điển sớm nhất về thuế, có thể kể đến học thuyết không
tưởng và học thuyết bài thuế. Học thuyết không tưởng cho rằng cần hướng tới xây dựng
một loại thuế đơn nhất hay duy nhất, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước,
vừa tránh được sự phức tạp hoá chính sách thuế với nhiều loại thuế khác nhau, làm giảm
gánh nặng thuế khoá cho dân chúng. Các học giả theo trường phái bài thuế lại cố gắng
xây dựng hình ảnh về một xã hội không có thuế.
Kế thừa tinh hoa cổ điển, các học thuyết thuế hiện đại không phê phán mà tìm
cách khẳng định vai trò của thuế, điển hình là học thuyết thuế-trao đổi, học thuyết thuế-
đoàn kết và học thuyết thuế-bù đắp. Học thuyết thuế-trao đổi bắt đầu xuất hiện vào cuối
thế kỉ XVII. Tư tưởng cốt lõi của học thuyết này coi thuế là cái giá người nộp thuế phải
trả để đổi lấy các dịch vụ và hàng hoá công cộng do nhà nước cung ứng. Các đại biểu là
John Locke, Jean - Jacques Rousseau, Adam Smith và Montesquieu. Học thuyết thuế -
đoàn kết, dựa trên tư tưởng về chủ nghĩa đoàn kết cộng đồng. Học thuyết này phát triển
rất mạnh vào cuối thế kỉ XIX, tuyên truyền cho tư tưởng tương trợ lẫn nhau và đoàn kết
cộng đồng, với tư tưởng đòi hỏi người nộp thuế chấp nhận hi sinh lợi ích của mình cho
nhà nước, nộp thuế theo sự ấn định thuế. Tư tưởng chủ đạo của học thuyết thuế-bù đắp là
cần thiết phải có sự hi sinh, tương trợ của những người có khả năng đóng thuế đối với
nhóm người không có khả năng đóng thuế, dựa trên tinh thần đoàn kết và tương trợ cộng
đồng. Học thuyết về thuế-bù đắp ngày càng được ủng hộ và giữ vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy sự hoàn thiện của hệ thống thuế quốc gia.
Trong công trình nghiên cứu “Bản chất của thuế - sự tiếp cận từ các học thuyết
thuế cổ điển và hiện đại”, in tại Tạp chí Luật học tháng 4, 2009, TS. Nguyễn Văn Tuyến,
Đại học Luật Việt Nam đã nêu bật những ảnh hưởng của các học thuyết thuế cổ điển và
hiện đại đối với quá trình phát triển hệ thống thuế ở Việt Nam. Những đổi mới đã làm
cho chính sách thuế ở Việt Nam tiến bộ và phù hợp với xu hướng phát triển chung. Việc
ban hành Luật quản lý thuế năm 2006 đã giảm dần tính mệnh lệnh hành chính trong
quan hệ thuế, trao quyền chủ động nhiều hơn cho người nộp thuế. Quyền đối kháng của
người nộp thuế được ghi nhận với quyền khiếu nại và