Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán Việt Nam

Cho đến nay, nhu cầu và thực tiễn kiểm toán đã phát triển ở mức độ cao trên thế giới bằng sự xuất hiện nhiều loại hình kiểm toán, nhiều mô hình tổ chức và bằng sự thâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng ở Việt Nam, kiểm toán mới chỉ thực sự xuất hiện vào tháng 5-1991 bằng sự ra đời của hai công ty kiểm toán đầu tiên là Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC). Do vậy, lý luận về kiểm toán chưa thực sự được phát triển tương xứng với yêu cầu thực tế, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế đất nước đang từng bước phát triển theo cơ chế thị trường. Chính thức thành lập vào năm 1991, VACO là công ty kiểm toán đầu tiên ra đời và đi vào hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước. Trải qua hơn 10 năm phát triển và hoàn thiện, mặc dù gặp không ít những khó khăn, thử thách, đến nay, kiểm toán đã trở thành một bộ phận chủ yếu trong chức năng hoạt động của Công ty. Bài viết bao gồm ba nội dung chính: Chương I: Lý luận chung về trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán BCTC. Chương II: Vận dụng đánh giá trọng yếu và rủi ro trong thực tế hoạt động kiểm toán BCTC tại VACO. Chương III: Nhận xét và kiến nghị về các giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm toán qua vận dụng đánh giá trọng yếu và rủi ro.

doc120 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2331 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang Lời nói đầu Chương I: Lý luận chung về trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán Báo cáo tài chính 3 I. Khái niệm và tầm quan trọng của trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán Báo cáo tài chính 3 1.Khái niệm trọng yếu, nội dung và ý nghĩa trong kiểm toán BCTC 3 2.Rủi ro kiểm toán. 7 3.Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro với bằng chứng kiểm toán 9 II. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán BCTC 12 1.Cơ sở đánh giá 12 2.Đánh giá trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 15 3.Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch 21 4.Vận dụng đánh giá trọng yếu và rủi ro trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 28 Chương II: Phương pháp đánh giá trọng yếu và rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại VACO................ 32 Khái quát về Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO)………………..……32 II. Phương pháp đánh giá trọng yếu và rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán áp dụng tại Công ty ABC 38 1.Khái quát về khách hàng kiểm toán 38 2.Đánh giá trọng yếu và rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch 39 Chương III: Nhận xét và những kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán với khách hàng ABC 71 I. Nhận xét về việc đánh giá trọng yếu và rủi ro trong công tác kiểm toán BCTC tại Công ty ABC 71 II. Kiến nghị về giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán qua vận dụng đánh giá trọng yếu và rủi ro tại Công ty ABC 72 1.Đánh giá trọng yếu 72 2.Đánh giá rủi ro 74 Kết luận 77 Tài liệu tham khảo 79 Lời nói đầu Cho đến nay, nhu cầu và thực tiễn kiểm toán đã phát triển ở mức độ cao trên thế giới bằng sự xuất hiện nhiều loại hình kiểm toán, nhiều mô hình tổ chức và bằng sự thâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhưng ở Việt Nam, kiểm toán mới chỉ thực sự xuất hiện vào tháng 5-1991 bằng sự ra đời của hai công ty kiểm toán đầu tiên là Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC). Do vậy, lý luận về kiểm toán chưa thực sự được phát triển tương xứng với yêu cầu thực tế, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế đất nước đang từng bước phát triển theo cơ chế thị trường. Chính thức thành lập vào năm 1991, VACO là công ty kiểm toán đầu tiên ra đời và đi vào hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế đất nước. Trải qua hơn 10 năm phát triển và hoàn thiện, mặc dù gặp không ít những khó khăn, thử thách, đến nay, kiểm toán đã trở thành một bộ phận chủ yếu trong chức năng hoạt động của Công ty. Qua quá trình thực tập tại Công ty, tôi nhận thấy rằng có nhiều vấn đề cần nghiên cứu và học hỏi trong sự so sánh giữa lý thuyết được cung cấp ở nhà trường và thực tiễn quy trình hoạt động kiểm toán của Công ty, trong đó nổi lên một vấn đề rất đáng quan tâm xem xét là việc vận dụng đánh giá trọng yếu và rủi ro trong công tác kiểm toán. Trọng yếu và rủi ro là hai khái niệm quan trọng đối với việc thực hiện một cuộc kiểm toán, mặc dù nó tương đối trừu tượng. Đánh giá trọng yếu và rủi ro là cơ sở để kiểm toán viên xây dựng kế hoạch thu thập bằng chứng, lựa chọn nội dung và phương pháp kiểm toán thích hợp, đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu kiểm toán. Việc áp dụng các phương pháp và xây dựng các mô hình đánh giá trọng yếu và rủi ro có ý nghĩa và tác dụng to lớn trong toàn bộ quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính (BCTC). Nhận thức được điều đó, tôi đã lựa chọn và đi sâu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm toán qua đề tài: "Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán Việt Nam". Bài viết bao gồm ba nội dung chính: Chương I: Lý luận chung về trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán BCTC. Chương II: Vận dụng đánh giá trọng yếu và rủi ro trong thực tế hoạt động kiểm toán BCTC tại VACO. Chương III: Nhận xét và kiến nghị về các giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm toán qua vận dụng đánh giá trọng yếu và rủi ro. Với những hạn chế về thời gian và phạm vi tìm hiểu thông tin, bài viết chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu của một sinh viên tốt nghiệp, chưa thể đề cập được trọn vẹn tất cả các vấn đề có liên quan. Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến nhận xét của thầy cô giáo và các bạn về bài viết để tự nâng cao kiến thức cho bản thân và có thể hoàn thiện hơn cho các lần nghiên cứu sau. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Tô Văn Nhật, người đã tận tình hướng dẫn tôi viết và hoàn thiện chuyên đề này. Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị kiểm toán viên VACO, đặc biệt là chị Thái Thanh Hải, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại Công ty. Chương I: Lý luận chung về trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán Báo cáo tài chính I – khái niệm và tầm quan trọng của trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán Báo cáo tài chính 1.Khái niệm trọng yếu, nội dung và ý nghĩa trong kiểm toán BCTC. 1.1)Khái niệm trọng yếu: Trọng yếu là khái niệm chỉ rõ tầm cỡ (độ lớn) và tính hệ trọng (bản chất) của sai phạm thông tin tài chính có ảnh hưởng hoặc làm thay đổi tính đúng đắn của việc nhận thức và đánh giá đối tượng kiểm toán và việc sử dụng ý kiến đánh giá đó để ra quyết định quản lý. Có thể trích đoạn ý kiến kiểm toán viên trong một mẫu báo cáo kiểm toán chung như sau : “Theo ý kiến của chúng tôi, xét trên các khía cạnh trọng yếu, BCTC của Công ty X đã trình bày một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính của công ty vào thời điểm 31/12/xx và kết quả các mặt hoạt động kinh doanh và các dòng tiền mặt cho năm tài chính kết thúc cùng ngày phù hợp với các nguyên tắc kế toán được thừa nhận”. Đây là một báo cáo kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần, có cách diễn đạt phổ biến trong việc thể hiện ý kiến nhận xét của kiểm toán viên. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế đã quy định: “báo cáo kiểm toán phải nêu rõ ý kiến của kiểm toán viên về các BCTC trên phương diện phản ánh trung thực (hoặc trình bày trung thực trên mọi khía cạnh trọng yếu), trên phương diện tuân thủ Chế độ kế toán được xác định, và nếu cần, cả trên phương diện tuân thủ các quy định pháp lý hiện hành”. Thuật ngữ “phản ánh trung thực trên mọi khía cạnh trọng yếu” hoặc “trình bày trung thực trên mọi khía cạnh trọng yếu” được sử dụng trong đoạn đưa ra ý kiến của kiểm toán viên là tương đương nhau và có ý nghĩa để thông báo với người sử dụng là các Báo cáo tài chính trình bày trung thực chứ không phải chính xác tuyệt đối và việc nêu ý kiến của kiểm toán viên được giới hạn ở các thông tin tài chính có tính trọng yếu. 1.2)ý nghĩa của trọng yếu trong kiểm toán. Đánh giá trọng yếu và rủi ro là công việc rất quan trọng trong việc lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán. Kiểm toán viên đánh giá tính trọng yếu khi họ quyết định xem: -Khoản mục nào cần kiểm tra. -Cần tiến hành loại hình kiểm soát nào và đặc biệt cần cân nhắc xem nên lựa chọn sử dụng phương pháp chọn mẫu nào. -Thu thập số lượng bằng chứng kiểm toán và lựa chọn thủ tục kiểm toán như thế nào là thích hợp. Khi phát hiện ra một sai sót hoặc gian lận mà kiểm toán viên không thể tán thành, trước tiên kiểm toán viên phải xét đoán nó quan trọng và ảnh hưởng thế nào đến quan điểm của anh ta về các BCTC của doanh nghiệp. Nếu xác định đó là sai phạm trọng yếu, kiểm toán viên sẽ báo cho khách hàng để họ sửa lại BCTC. Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 700 đã quy định: ”một ý kiến chấp nhận toàn phần phải được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng BCTC phản ánh trung thực trên mọi khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của doanh nghiệp, phù hợp với Chế độ kế toán được xác định”. ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần và những phần bị ngoại trừ, do bất đồng với Ban quản lý hay do công tác kiểm toán bị giới hạn, là không trọng yếu hoặc không liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức có thể dẫn đến ý kiến không chấp nhận. ý kiến chấp nhận từng phần được thể hiện bởi thuật ngữ “ngoại trừ” ảnh hưởng của các vấn đề bị ngoại trừ. ý kiến không chấp nhận phải được đưa ra trong trường hợp việc bất đồng với Ban quản lý là trọng yếu hoặc do giới hạn về phạm vi kiểm toán tới mức mà kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất, thiếu sót hay sai lạc của BCTC. Mỗi khi kiểm toán viên đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, kiểm toán viên phải mô tả rõ ràng trong báo cáo tất cả các lý do chủ yếu dẫn đến ý kiến đó và định lượng (nếu được) lên BCTC. Từ yêu cầu trên, đòi hỏi kiểm toán viên phải có sự hiểu biết thấu đáo về cách đánh giá và vận dụng tính trọng yếu trong kiểm toán để xác định ý kiến nhận xét trong báo cáo kiểm toán. Nói cách khác, trọng yếu là một trong những khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán luôn phải quan tâm trong khi thực hiện chức năng kiểm toán. Trách nhiệm của kiểm toán viên được quy định trong Chuẩn mực kiểm toán trên là xác định xem các BCTC có bị sai phạm trọng yếu hay không, nghĩa là phải phát hiện tất cả các sai phạm trọng yếu chứ không phải là toàn bộ sai phạm trong BCTC. Bởi vì, xét trên góc độ kiểm toán, thực trạng hoạt động tài chính cũng như hiệu qủa nghiệp vụ là vấn đề rất rộng và trên thực tế không thể kiểm toán được tất cả các thông tin đã và chưa thu được của hoạt động tài chính và nghiệp vụ phải kiểm toán. Hơn nữa, người sử dụng cũng chỉ quan tâm đến bản chất của thực trạng tài chính và hiệu quả hoạt động. Mặt khác, với sự hạn chế về chi phí cũng không cho phép kiểm toán viên được thực hiện kiểm toán đối với tất cả các đối tượng cụ thể, cũng như khi đã phát hiện ra các sai phạm cụ thể, kiểm toán viên cũng không thể yêu cầu khách hàng điều chỉnh tất cả các sai phạm đó mà không xem xét đến mức độ ảnh hưởng của nó trong toàn bộ nội dung kiểm toán. Điều đó dẫn đến một yêu cầu tất yếu là phải lựa chọn nội dung kiểm toán tối ưu, vừa đánh giá đúng bản chất của đối tượng kiểm toán vừa đáp ứng nhu cầu kịp thời của người quan tâm với giá phí kiểm toán thấp trên cơ sở thực hiện tốt chức năng kiểm toán. Vấn đề này chỉ có thể giải quyết trên cơ sở lựa chọn đúng và đủ những điều cốt yếu, cơ bản, phản ánh đúng bản chất của đối tượng kiểm toán, tức là các nội dung kiểm toán trọng yếu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc có thể lược bỏ, cho qua những vấn đề không cơ bản, không phản ánh đúng bản chất, những sai phạm không trọng yếu và từ đó không ảnh hưởng tới việc nhận thức đầy đủ và đúng đắn đối tượng kiểm toán. Ngược lại, nếu bỏ qua những điểm cốt yếu trong khi hướng chú ý nhiều vào những điều không có vị trí xứng đáng và không thuộc bản chất của đối tượng thì sẽ có những nhận thức sai và từ đó có quyết định không phù hợp trong quản lý, trong khi khối lượng công việc kiểm toán vẫn lớn. Vì vậy, trọng yếu là khái niệm có ý nghĩa rất lớn trong kiểm toán, nắm vững nội dung và cách vận dụng tính trọng yếu là một yêu cầu quan trọng đối với kiểm toán viên trong công tác kiểm toán. 1.3)Nội dung của trọng yếu: Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa nội dung và kết quả kiểm toán như đã trình bày trên, khái niệm trọng yếu đã bao hàm hai mặt: quy mô và bản chất của khoản mục. *Về quy mô, trong kiểm toán khó có thể ấn định con số tuyệt đối, cụ thể về giá trị cho những điểm cốt yếu của nội dung kiểm toán, đặc biệt là khi có các yếu tố tiềm ẩn. Vì vậy, ranh giới của quy mô được xét chủ yếu trong quan hệ với mức độ ảnh hưởng của các khoản mục, nghiệp vụ đến kết luận kiểm toán, từ đó tới việc ra quyết định của người sử dụng thông tin đã được kiểm toán. Theo nội dung này, trọng yếu thường được đánh giá theo quy mô tương đối hơn là quy mô tuyệt đối. Có ba mức độ khác nhau để đánh giá tính trọng yếu theo quy mô: quy mô nhỏ-không trọng yếu, quy mô lớn nhưng chưa đủ quyết định nhận thức về đối tượng-có thể không trọng yếu, quy mô lớn-đã đủ quyết định nhận thức về đối tượng kiểm toán-trọng yếu. Việc đánh giá này sẽ được trình bày rõ hơn ở mục sau của phần này. *Về bản chất, tính trọng yếu được quyết định bởi vị trí hay tính hệ trọng của phần nội dung cơ bản trong đối tượng kiểm toán. Trong mối quan hệ đó, tất cả các khoản mục, nghiệp vụ được xem là trọng yếu xét về bản chất thường bao gồm các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc chứa đựng khả năng gian lận, xem xét trên tính chất và đặc điểm của việc thực hiện và ghi chép các khoản mục, nghiệp vụ đó; các khoản mục, nghiệp vụ bao hàm sai sót (không cố ý) hệ trọng xét về tính chất vi phạm hoặc ảnh hưởng của nó đến các khoản mục trọng yếu khác. Trong kiểm toán, tính trọng yếu được xem xét áp dụng cho tất cả các báo cáo: Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả kinh doanh,… Khi lập ra một báo cáo, tính trọng yếu được áp dụng trong việc điều chỉnh, phân loại và trình bày tất cả các khoản mục, nghiệp vụ có liên quan. Tất cả các khoản mục, nghiệp vụ thuộc bản chất đối tượng kiểm toán đều liên quan trực tiếp đến việc nhận thức đúng và đưa ra ý kiến kiểm toán. Vì vậy, khái niệm trọng yếu đã đặt ra yêu cầu xác định nội dung kiểm toán với nguyên tắc không bỏ qua các khoản mục, nghiệp vụ có quy mô lớn và có tính hệ trọng, phản ánh bản chất đối tượng. Vi phạm nguyên tắc này có nghĩa là không nắm vững nội dung của trọng yếu thì kiểm toán viên đã tạo ra rủi ro cho cuộc kiểm toán. Do đó, khi đánh giá tính trọng yếu của một nội dung hay một phát hiện kiểm toán cụ thể, kiểm toán viên phải xem xét trên cả hai mặt là quy mô và bản chất của vấn đề, từ đó mới đưa ra quyết định hợp lý về tính trọng yếu, đảm bảo mục tiêu và chất lượng cuộc kiểm toán. 2.Rủi ro kiểm toán. Rủi ro kiểm toán là khả năng tồn tại sai sót trọng yếu sau khi kiểm toán viên thực hiện tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết và đưa ra ý kiến chấp nhận. Khi lập kế hoạch kiểm toán cho từng hợp đồng cụ thể, kiểm toán viên phải dự kiến các trường hợp rủi ro và những thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện ra những sai lầm trọng yếu trong các BCTC mà nguồn gốc của nó là gian lận và sai sót. Kiểm toán viên lập kế hoạch và thực thi công việc kiểm toán với một thái độ hoài nghi nghề nghiệp để rủi ro kiểm toán nếu có xảy ra thì cũng ở mức độ chấp nhận được. Như đã biết, đối tượng kiểm toán là những thông tin được kiểm toán qua nhiều giai đoạn bằng những bộ máy quản lý và các phương thức, thủ tục kiểm soát khác nhau nên rủi ro kiểm toán cũng được xác định tương ứng đối với từng loại đối tượng kiểm toán. Rủi ro bao gồm ba loại: 2.1)Rủi ro tiềm tàng: Rủi ro tiềm tàng là các khả năng trong BCTC có những sai sót trọng yếu trước khi xem xét tính hiệu lực của hệ thống KSNB của doanh nghiệp được kiểm toán. Chẳng hạn với một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao thì khả năng hàng tồn kho của doanh nghiệp bị giảm giá do sự tiến bộ khoa học cao, do đó, rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục này là cao. Việc đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng thường được thực hiện trên cơ sở những hiểu biết của kiểm toán viên về công việc kinh doanh và bản chất kinh doanh của khách hàng. Điều này có thể chứa đựng bất cứ thông tin nào từ kiến thức về kế hoạch chiến lược đến những thông tin cụ thể về từng hoạt động của khách hàng. Nó cũng bao gồm những hiểu biết về ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, khả năng phát triển trong tương lai. Nếu kiểm toán viên không lý giải được những vấn đề về bản chất kinh doanh của khách hàng thì có thể sẽ không nhận biết và không xác định được những khu vực rủi ro quan trọng trong nội dung của đối tượng kiểm toán. Do vậy, việc đánh giá rủi ro tiềm tàng cao hay thấp là cơ sở để lựa chọn các phương pháp kiểm toán, xác định khối lượng công việc, thời gian, nhân viên và chi phí cần có cho một cuộc kiểm toán. 2.2)Rủi ro kiểm soát: Rủi ro kiểm soát được hiểu là khả năng hệ thống KSNB của doanh nghiệp không phát hiện và ngăn chặn được các gian lận và sai sót. Chẳng hạn, kho bãi của doanh nghiệp không có người bảo vệ thì khả năng bị mất mát hàng tồn kho cao. Việc đánh giá rủi ro kiểm soát được thực hiện thông qua việc tìm hiểu về thiết kế và hoạt động của hệ thống KSNB của khách hàng. Công việc này được tiến hành ở hai cấp độ: *Môi trường kiểm soát: là tất cả các chính sách, thủ tục và hoạt động tạo thành cơ sở để nâng cao hiệu lực của các thủ tục kiểm soát riêng biệt. *Các thủ tục kiểm soát riêng biệt: gồm các thủ tục kiểm soát chi tiết liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ và tài sản của doanh nghiệp. Kiểm toán viên cần có hiểu biết đầy đủ về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB, đánh giá chính xác mức độ rủi ro kiểm soát để vạch kế hoạch kiểm toán và xây dựng phương pháp kiểm toán thích hợp. Sự hiểu biết về hệ thống KSNB, hệ thống kế toán, sự đánh giá xác đáng rủi ro kiểm soát cùng với sự đánh giá về rủi ro tiềm tàng cũng như mọi cân nhắc khác sẽ giúp cho kiểm toán viên: -Xác định được các loại thông tin sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra trong BCTC. -Xem xét nhân tố tác động đến khả năng để xảy ra sai sót nghiêm trọng. -Thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản thích hợp. 2.3)Rủi ro phát hiện: Rủi ro phát hiện là khả năng mà các thủ tục kiểm toán không phát hiện ra các sai sót trọng yếu hiện có trong quá trình kiểm toán BCTC. Chẳng hạn, kiểm toán viên không phát hiện ra một khoản gian lận tiền mặt của kế toán thanh toán sau khi đã tiến hành các thủ tục kiểm toán cần thiết. Việc đánh giá rủi ro phát hiện là tuỳ thuộc và xét đoán chủ quan của kiểm toán viên. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần xác định rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, dựa vào đó, dự kiến một khả năng rủi ro phát hiện hợp lý, đảm bảo sự tin cậy cho việc đưa ra ý kiến, để sai sót nếu có xảy ra cũng chỉ có thể ở một mức độ chấp nhận được. Mục đích của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp là nhằm phát hiện, ngăn chặn các sai sót và gian lận. Tuy nhiên, vì nhiều lý do như đã nói ở phần trên, có những gian lận và sai sót mà bản thân hệ thống KSNB của doanh nghiệp cũng không phát hiện ra, do đó cũng không ngăn chặn được. Nhiệm vụ của các kiểm toán viên là phát hiện những gian lận và sai sót này khi thực hiện các thủ tục kiểm toán. Rủi ro phát hiện có thể xảy ra khi kiểm toán viên áp dụng thủ tục kiểm toán không thích hợp, áp dụng sai phương pháp hoặc giải thích sai các phát hiện kiểm toán, hoặc phạm vi kiểm toán có thể bị giới hạn bởi một lý do nào đó. Rủi ro này tồn tại độc lập với các thông tin tài chính, nằm ngoài mong muốn và sự kiểm soát của kiểm toán viên. Việc đánh giá rủi ro phát hiện để giúp kiểm toán viên xác định số lượng bằng chứng cần thiết để thu thập nhằm bảo đảm một mức rủi ro kiểm toán thấp nhất. 3.Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro với bằng chứng kiểm toán Bằng chứng kiểm toán là các thông tin mà kiểm toán viên thu thập, đảm bảo tính đầy đủ và thích hợp, để chứng minh cho ý kiến của kiểm toán viên. Giữa bằng chứng kiểm toán và trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: trọng yếu và rủi ro là nhân tố quan trọng xác định số lượng và loại bằng chứng. Nếu mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá càng cao thì kiểm toán viên càng phải thu thập nhiều bằng chứng từ việc thực hiện kiểm tra chi tiết số liệu. Trong trường hợp mức độ đánh giá là cao, kiểm toán viên phải quyết định xem các biện pháp kiểm tra chi tiết có cung cấp đủ bằng chứng để giảm rủi ro phát hiện và qua đó giảm rủi ro kiểm toán xuống một mức có thể chấp nhận được hay không. Trong trường hợp kiểm toán viên nhận thấy rằng không thể giảm rủi ro phát hiện liên quan đến một số cơ sở dẫn liệu (CSDL) để đánh giá các số dư tài khoản trọng yếu trong BCTC xuống một mức độ chấp nhận được, thì kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc không chấp nhận. Mối quan hệ đó thể hiện rõ hơn khi xem xét hai yêu cầu về quy mô và tính chất của bằng chứng kiểm toán: a)Tính đầy đủ (số lượng) của bằng chứng kiểm toán liên quan đến những thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên tiến hành: kiểm toán viên quyết định phương pháp và mức độ cần thiết đối với việc áp dụng các thủ tục kiểm toán dựa trên đánh giá về trọng yếu và rủi ro bằng cách xem xét tính chất của số dư tài khoản hay loại hình nghiệp vụ, bao gồm cả bản chất và quy mô của những khoản mục trong BCTC, hay nói cách khác là mức trọng yếu được đánh giá đối với từng khoản mục, nghiệp vụ. Nhữ
Luận văn liên quan