Hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu Điện

Trong nền kinh tế kế hoạch hoá, Nhà nước cấp phát vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước để thực hiện các hoạt động kinh doanh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ mà các doanh nghiệp được giao. Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, đặc biệt là từ sau khi Nhà nước thực hiện “quy chế giao vốn” cho các doanh nghiệp Nhà nước (chỉ thị 138CT ngày 25/4/1991 của HĐBT) thì Nhà nước không tiến hành cấp phát thêm vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước nữa. Trên cơ sở số vốn được giao, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm bảo toàn vốn, thường xuyên bổ sung vốn để đầu tư mở rộng, đổi mới công nghệ để phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trên thực tế hiện nay, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước được thể hiện chủ yếu thông qua hoạt động: doanh nghiệp nộp thuế và các loại lệ phí cho ngân sách Nhà nước. Thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Những năm qua, hệ thống Pháp luật về thuế ở nước ta đ• được ban hành, sửa đổi, bổ sung ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn. Cùng với những đổi mới trong hệ thống thuế đòi hỏi công tác kế toán nói chung và công tác kế toán thuế nói riêng cũng không ngừng được hoàn thiện để đạt được mục tiêu đồng bộ giữa cơ chế tài chính và các quy định của hệ thống kế toán. Với tư cách là công cụ quản lý tài chính, kế toán đảm nhận chức năng phản ánh và kiểm soát, cung cấp thông tin căn bản không những cho ban l•nh đạo mà còn cho những đối tượng quan tâm bên ngoài qua hệ thống báo cáo tài chính. Vì vậy, số liệu kế toán phải đảm bảo chính xác, trung thực, hợp lý. Luận văn được chia làm ba phần chính: Phần thứ nhất: Những vấn đề chung về thuế và tổ chức hạch toán kế toán thuế trong doanh nghiệp. Phần thứ hai: Thực trạng tổ chức công tác hạch toán kế toán các nghiệp vụ thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện. Phần thứ ba: Phương hướng hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện. Phần I: Những vấn đề lý luận chung về thuế và tổ chức hạch toán kế toán thuế trong doanh nghiệp. I. Nội dung thuế và sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán thuế trong doanh nghiệp. 1. Thuế - công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thuế là một phạm trù kinh tế đồng thời là một phạm trù lịch sử. Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với Nhà nước - một sản phẩm tất yếu của sự phân công lao động x• hội. Nhà nước ra đời và tồn tại cần phải có nguồn tài chính để chi tiêu, trước hết là chi cho việc duy trì và củng cố tổ chức bộ máy Nhà nước, chi cho những công việc thuộc chức năng của Nhà nước như: quốc phòng, an ninh, xây dựng và phát triển cơ cở hạ tầng, chi cho các vấn đề pháp luật công cộng, chi sự nghiệp x• hội trước mắt và lâu dài. X• hội càng phát triển thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước càng lớn, cả về phạm vi và quy mô chi tiêu. Lịch sử ra đời và phát triển của Nhà nước trong các chế độ x• hội đ• chứng minh được rằng Nhà nước có ba hình thức động viên một phần thu nhập để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình là: quyên góp; vay của dân; dùng quyền lực buộc dân phải đóng góp. Hình thức dùng quyền lực Nhà nước buộc dân phải đóng góp - đó chính là Thuế. Về quan hệ giữa Nhà nước và thuế, Mác đ• viết “ Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy Nhà nước, là thủ đoạn giản tiện cho kho bạc thu được bằng tiền hay sản vật mà người dân phải đóng góp để dùng vào mọi việc chi tiêu của Nhà nước”. Anghen cũng chỉ rõ là “ để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của công dân cho Nhà nước, đó là Thuế “. Đối với Nhà nước: Thuế là một khoản thu đối với các tổ chức và mọi thành viên trong x• hội, khoản thu đó mang tính bắt buộc, không hoàn trả trực tiếp và được Pháp luật quy định. Đối với người nộp: Thuế là khoản đóng góp mang tính pháp lệnh của Nhà nước, bắt buộc mọi người dân hoặc các tổ chức kinh tế nộp vào NSNN để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bộ máy Nhà nước. Xu hướng chi tiêu công cộng ngày càng mang tính quy luật, có thể nói ngày nay ở tất cả các quốc gia, thuế đ• trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN. Tuy nhiên cũng phải nhận thức rằng để đảm bảo thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN không có nghĩa là động viên nguồn tài chính vào NSNN với bất kỳ giá nào mà sao cho nó phải là động lực thúc đẩy kinh tế - x• hội phát triển. Chính vì vậy, ngoài mục tiêu đánh thuế để tạo ra nguồn thu cho NSNN, thuế còn là công cụ thực hiện chức năng điều hoà công bằng x• hội, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự can thiệp của Nhà nước vào phân phối thu nhập, đặc biệt thông qua công cụ thuế thì sẽ tạo ra hai cực đối lập nhau làm kìm h•m sự phát triển kinh tế - x• hội. Trong thực tiễn, của cải x• hội là do kết quả lao động, đóng góp của các thành viên trong x• hội nên thành quả đó phải chia sẻ cho các thành viên, nếu không sẽ làm mất tính công bằng. Sử dụng thuế làm công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế là một sự cần thiết khách quan đối với mọi Nhà nước. Nhưng mức độ và nội dung sử dụng công cụ thuế để quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế ở các nước thì không hoàn toàn giống nhau, nó tuỳ thuộc vào từng Nhà nước nhất định, với tình hình kinh tế x• hội nhất định và định hướng phát triển kinh tế cụ thể của từng thời kỳ lịch sử. Chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả, quan hệ cung cầu. Thông qua cơ chế thuế, Nhà nước có thể chủ động phát huy tác dụng điều hành nền kinh tế, co hẹp hay khuếch trương thuế vào lúc hoàn cảnh quá thịnh vượng hay suy thoái. Như vậy công cụ thuế có những vai trò quan trọng giúp Nhà nước quản lý nền kinh tế - x• hội, có thể là công cụ thúc đẩy hay kìm h•m sự phát triển nền kinh tế. Điểm khác biệt nổi bật giữa thuế và khoản phí, lệ phí khác là tính không hoàn trả trực tiếp. Nghĩa là khoản đóng góp của công dân bằng hình thức thuế không đòi hỏi phải hoàn trả đúng bằng số lượng và khoản thu mà Nhà nước thu được từ công dân đó như là một khoản vay mượn. Khoản thuế này sẽ được hoàn trả cho người nộp thuế thông qua cơ chế đầu tư của NSNN, cho sản xuất. Tuy vậy, việc hoàn trả này thường không tuân thủ theo nguyên tắc ngang giá. Hệ thống thuế của mỗi quốc gia bao gồm nhiều loại thuế. Nếu phân loại theo tính chất, các loại thuế được chia thành: thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu: là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế đồng thời là người chịu thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

doc96 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2381 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác hạch toán kế toán thuế tại Nhà máy Thiết bị Bưu Điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan