Trong bối cảnh nền kinh tếvới xu hướng hội nhập và phát triển, với sự
phát triển của khoa học kỹthuật và công nghệchúng ta thường thấy đối với
mỗi thịtrường ngành hàng đều có những tiềm năng đểphát triển và mởrộng.
Xuất phát từyêu cầu, tăng cường khai thác khách hàng tiềm năng thúc
đẩy hoạt động kinh doanh, tạo lập khảnăng che phủthịtrường. Công ty lắp
máy và xây dựng số10 đã trởthành nguồn cung ứng tương đối lớn phục vụ
cho ngành xây lắp nhằm phát triển cơsởhạtầng cho đất nước. Đây là một xu
hướng tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tếViệt Nam và chủtrương của
Đảng và Nhà nước.
Công ty lắp máy và xây dựng số10 là doanh nghiệp nhà nước thuộc
Tổng công ty lắp máy Việt Nam. Kểtừkhi thành lập đến nay công ty đã
hoạch định, phát triển đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh trong trình độcơ
sởvật chất kỹthuật đáp ứng tối ưu với tình thếvà xu thếphát triển của cơsở
hạtầng nói riêng và ngành kinh tếnói chung.
Qua việc nghiên cứu và phân tích em nhận thấy rằng bên cạnh những
thành công to lớn mà công ty đã đạt được còn tồn tại một sốhạn chếnhất
định: Việc tổchức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thực sựtheo
định hướng vàkhách hàng.
Từnhận thức trên em chọn đềtài "Hoàn thiện tổchức hoạt động
marketing của Công ty lắp máy và xây dựng số10".
50 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2461 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện tổ chức hoạt động marketing của Công ty lắp máy và xây dựng số 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp: "Hoàn thiện tổ chức
hoạt động marketing của Công ty lắp máy
và xây dựng số 10"
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Thi - K35 - C5
Trường Đại học Thương mại 1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế với xu hướng hội nhập và phát triển, với sự
phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ chúng ta thường thấy đối với
mỗi thị trường ngành hàng đều có những tiềm năng để phát triển và mở rộng.
Xuất phát từ yêu cầu, tăng cường khai thác khách hàng tiềm năng thúc
đẩy hoạt động kinh doanh, tạo lập khả năng che phủ thị trường. Công ty lắp
máy và xây dựng số 10 đã trở thành nguồn cung ứng tương đối lớn phục vụ
cho ngành xây lắp nhằm phát triển cơ sở hạ tầng cho đất nước. Đây là một xu
hướng tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam và chủ trương của
Đảng và Nhà nước.
Công ty lắp máy và xây dựng số 10 là doanh nghiệp nhà nước thuộc
Tổng công ty lắp máy Việt Nam. Kể từ khi thành lập đến nay công ty đã
hoạch định, phát triển đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh trong trình độ cơ
sở vật chất kỹ thuật đáp ứng tối ưu với tình thế và xu thế phát triển của cơ sở
hạ tầng nói riêng và ngành kinh tế nói chung.
Qua việc nghiên cứu và phân tích em nhận thấy rằng bên cạnh những
thành công to lớn mà công ty đã đạt được còn tồn tại một số hạn chế nhất
định: Việc tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thực sự theo
định hướng vàkhách hàng.
Từ nhận thức trên em chọn đề tài "Hoàn thiện tổ chức hoạt động
marketing của Công ty lắp máy và xây dựng số 10".
Đề tài được nghiên cứu với mục đích:
1. Xác lập khái niệm, trình bày chi tiết các đặc trưng của loại hình kinh
doanh chuyên ngành xây lắp, trong cấu trúc mạng và thiết lập hệ thống tiền đề
cơ sở lý luận của loại hình kinh doanh này nhằm khẳng định vai trò vị thế của
công ty đối với toàn ngành trong điều kiện kinh doanh hiện nay ở Việt Nam.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Thi - K35 - C5
Trường Đại học Thương mại 2
2. Phân tích tổ chức hoạt động marketing, chỉ ra ưu điểm, nhược điểm,
nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu lực hoạt động marketing trong kinh doanh
của Công ty lắp máy và xây dựng số 10.
3. Trên cơ sở phân tích xu thế vận động và phát triển cả về cơ cấu, số
lượng và chất lượng vận hành của công ty. Em tập trung kiến nghị những giải
pháp đồng bộ nhằm hoàn thiện tổ chức hoạt động marketing cho Công ty lắp
máy và xây dựng số 10 trong thời gian tới, cũng như kiến nghị một số vấn đề
quan trọng liên quan đến cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh thương mại nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển và
vận dụng hiệu quả hơn hoạt động marketing của công ty.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài: Mặc dù Công ty lắp máy và xây
dựng số 10 tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh với qui mô trải rộng khắp
cả nước nhưng do giới hạn về thời gian nghiên cứu và năng lực thực tế của
sinh viên nghiên cứu nên các lý luận về công ty và các hoạt động marketing
của loại hình được đề cập đến giới hạn dưới góc độ của bộ môn marketing
thương mại.
Phương hướng nghiên cứu của đề tài: trên cơ sở những quan điểm định
hướng đổi mới về vận hành sản xuất kinh doanh của Đảng và Nhà nước quan
điểm phát triển đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp hoạt động sản xuất
kinh doanh và với phương pháp tiếp cận hệ thống lôgic, lịch sử biện chứng
em lựa chọn thích ứng với các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm:
- Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh;
- Phương pháp mô hình hoá, sơ đồ hoá;
- Phương pháp phân tích thống kê;
Do giới hạn về nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài em chia
kết cấu đề tài theo 3 chương:
Chương I: Cơ sở hoàn thiện tổ chức hoạt động marketing của công ty
kinh doanh
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Thi - K35 - C5
Trường Đại học Thương mại 3
Chương II: Thực trạng tổ chức hoạt động marketing của Công ty Lắp
máy và xây dựng số 10
Chương III: Một số đề xuất hoàn thiện tổ chức marketing của Công ty
Lắp máy và xây dựng số 10
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Thi - K35 - C5
Trường Đại học Thương mại 4
CHƯƠNG I
CƠ SỞ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MARKETING
CỦA CÔNG TY KINH DOANH
1. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG CÔNG
TY KINH DOANH
1.1. Vai trò
Công ty kinh doanh là một bộ phận cấu thành của một nền kinh tế, nó ra
đời do quá trình phân công lao động xã hội do vậy công ty kinh doanh giữ vai
trò nhất định trong nền kinh tế quốc dân. Với vị trí là cầu nối giữa sản xuất và
tiêu dùng và giữa sản xuất với sản xuất công ty kinh doanh có những vai trò
sau:
* Phục vụ nhu cầu tiêu dùng: Công ty kinh doanh thông qua các hoạt
động thương mại và dịch vụ thương mại cung cấp cho xã hội lượng hàng hoá
đáp ứng nhu cầu, địa điểm, thời gian. Công ty kinh doanh hoàn thiện những
sản phẩm của các công ty sản xuất thành những sản phẩm mới, làm cho hàng
hoá được đưa từ nơi thừa đến nơi thiếu, làm cho nhu cầu người tiêu dùng luôn
luôn được thoả mãn.
* Kích thích sản xuất phát triển: Công ty kinh doanh mua các sản phẩm
của công ty sản xuất tạo điều kiện cho sản xuất, thu hồi vốn nhanh, tập trung
vốn, nhân lực cho sản xuất của mình. Công ty kinh doanh còn cung cấp các
dịch vụ đầu vào cho sản xuất để thúc đẩy sản xuất phát triển.
* Công ty kinh doanh phản hồi những nhu cầu nảy sinh trên thị trường
làm cho sản xuất có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu mới phát triển thị
trường mới.
* Thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ: Công ty
kinh doanh làm cho nhu cầu tiêu dùng bị kích thích dẫn đến xuất hiện các nhu
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Thi - K35 - C5
Trường Đại học Thương mại 5
cầu mới đòi hỏi sản xuất phải đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như
công nghệ mới vào sản xuất sản phẩm.
* Công ty kinh doanh cũng làm cho sự du nhập khoa học kỹ thuật và
công nghệ vào sản xuất một cách dễ dàng thông qua con đường xuất nhập
khẩu.
* Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế: Buôn bán thường làm cho khoảng
cách về không gian được thu hẹp. Công ty kinh doanh sẽ thực hiện các hoạt
động buôn bán đã làm cho hàng hoá xuất nhập khẩu từ nước ngoài về trong
nước một cách đơn giản, từ đó tạo mối quan hệ kinh tế quốc tế có lợi cho cả
hai ben.
* Tạo tích luỹ: Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác công ty kinh
doanh cũng đầu tư vốn, nhân lực để thực hiện kinh doanh để hưởng lợi nhuận.
1.2. Vị trí của các hoạt động marketing
Vị trí của công ty kinh doanh đối với nền kinh tế quốc dân là vô cùng
quan trọng. Nó giúp cho người tiêu dùng và nhà sản xuất giảm được chi phí,
thời gian, được thoả mãn các nhu cầu. Với vị trí là cầu nối giữa người tiêu
dùng và nhà sản xuất hoạt động của công ty kinh doanh càng phát triển sẽ
giúp cho sự vận động hàng hoá của toàn nền kinh tế quốc dân càng thêm sôi
động.
2. PHÂN ĐỊNH NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
MARKETING CỦA CÔNG TY KINH DOANH
2.1. Nghiên cứu và phát triển marketing của công ty kinh doanh
Quá trình này bao gồm một hệ thống các phương pháp, phương tiện,
quy trình hoạch định, triển khai, thu thập, truyền dẫn, xử lý, phân tích và báo
cáo kết quả với hệ thông thông tin thị trường chuẩn xác, làm cơ sở điều hành
hoạt động kinh doanh của công ty hữu hiệu hơn. Với đặc điểm và đặc trưng
trong xu thế vận động và phát triển thị trường hàng hoá, các quá trình nghiên
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Thi - K35 - C5
Trường Đại học Thương mại 6
cứu thị trường và khách hàng phải lượng hoá chính xác và kịp thời các dữ liệu
thông tin phản ánh toàn cảnh về:
+ Nhu cầu và tình thế thị trường để từ đó định lượng được dung lượng,
quy mô, cơ cấu, thời cơ - đe doạ kinh doanh của thị trường và tập tính cũng
hư khuynh hướng hành vi của tập khách hàng trọng điểm.
+ Tình thế diễn biến cạnh tranh trên thị trường sản phẩm và qua phân
tích điểm mạnh - điểm yếu, chỉ rõ lợi thế so sánh trong cạnh tranh giữa công
ty và các đối thủ cạnh tranh chính.
+ Tính thế nhãn hiệu hàng hoá - sản phẩm của công ty trên thị trường
sản phẩm và sức cạnh tranh tương đối của nó so với nhãn hiệu cạnh tranh.
+ Xu thế vận động và phát triển của các nhân tố và điều kiện ràng buộc
của môi trường quản lý kinh doanh vĩ mô trong tương tác với thị trường của
công ty.
Quá trình nghiên cứu marketing của công ty dựa trên 4 phân hệ sau:
* Phân hệ dữ liệu nội địa: Phản ánh những chỉ tiêu thu qua từng công
trình, tổng chi phí, các khối lượng dự trữ vật tư, sự vận động của tiền mặt,
những số liệu và công nợ. Nhiều công ty đã xây dựng những hệ thống báo cáo
nội bộ khá hoàn hảo trên hệ thốn máy vi tính, đảm bảo nhận và xử lý các
thông tin với khối lượng thông tin lớn và toàn diện trong một thời gian ngắn.
* Phân hệ điều tra marketing: thường ngày ở bên ngoài cung cấp cho
những người điều hành marketing thông tin cập nhật về các sự kiện xảy ra
trong môi trường thương mại. Những cán bộ chuyên môn chịu trách nhiệm
thu thập thông tin mua tài liệu của những người cung cấp số liệu tập trung lại
và thành lập một bộ phận chuyên trách về điều tra thông tin - tất cả những
điều đó đều có thể góp phần nâng cao chất lượng thông tin marketing cập nhật
ở bên ngoài được chuyển đến ban điều hành công ty.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Thi - K35 - C5
Trường Đại học Thương mại 7
* Phân hệ nghiên cứu marketing: nhằm đảm bảo thu thập thông tin cần
thiết theo quan điểm của vấn đề marketing cụ thể đang được đặt ra trước công
ty.
* Phân hệ phân tích marketing: Sử dụng các phương pháp thống kê hiện
đại các số liệu và các mô hình, tạo điều kiện dễ dàng cho các hoạt động thị
trường thông qua các qui định marketing tối ưu.
2.2. Tổ chức marketing trọng điểm của công ty
Nội dung của marketing trọng điểm của công ty bao gồm:
2.2.1. Nhận dạng các đoạntt của công ty
Đoạn thị trường là nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối với
cùng một tập hợp những kích thích của marketing. Phân đoạn thị trường là
quá trình phân chia người tiêu dùng thành từng nhóm trên cơ sở những điểm
khác biệt nhu cầu về tính cách và hành vi. Đây là một quá trình chi tiết của
marketing trọng điểm, nhằm phân định thị trường mục tiêu thành những đơn
vị nhỏ hơn có thông số, đặc tính và hành vi chọn mua khác biệt nhau giữa các
đoạn, nhưng trong công đoạn lại thống nhất với nhau mà công ty có thể vận
dụng phối thức với nhau mà công ty có thể vận dụng phối thức mua bán hữu
hiệu trên mỗi đoạn thị trường trọng điểm được lựa chọn. Lựa chọn nhận dạng
cấu trúc thị trường nhằm mục đích giúp công ty lựa chọn một hoặc vài đoạn
thị trường trọng điểm để làm đối tượng ưu tiên cho các nỗ lực marketing, từ
đó hoạt động marketing của công ty sẽ nhằm vào một số tiêu điểm rõ ràng cụ
thể, có hiệu quả hơn.
Có rất nhiều tiêu thức để phân đoạn thị trường, nhưng phổ biến và hiệu
dụng nhất trong thương mại là phân theo các tiêu thức sau: Lứa tuổi, thu
nhập, giáo dục (trình độ họcvấn), nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc, nơi cư trú,
tình trạng hôn nhân, giới tính, lối sống (phong cách sống), mô thức tiêu dùng
nguyên nhân mua.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Thi - K35 - C5
Trường Đại học Thương mại 8
Tuỳ thuộc vào đặc điểm loại nhu cầu, tập tính, tiêu dùng của khách
hàng để lựa chọn phương pháp phân đoạn (phân tích hay tổng hợp). Tổ chức
nhận dạng thị trường phải đạt được những yêu cầu sau:
- Tính đo lường, tức là qui mô và hiệu quả của đoạn thị trường đó phải
đo lường được.
- Tính tiếp cận được tức là công ty phải nhận biết và phục vụ được đoạn
thị trường đã phân chia theo tiêu thức nhất định.
- Tính chính xác, nghĩa là đoạn thị trường phải bao gồm các khách hàng
có nhu cầu đồng nhất với quy mô đủ lớn để có khả năng sinh lời được.
- Tính khả thi, tức là có đủ nguồn lực để hình thành và triển khai
chương trình marketing riêng biệt cho từng đoạn thị trường đã phân chia.
2.2.2. Lựa chọn và định mục tiêu trên đoạn thị trường trọng điểm
Công ty kinh doanh thương mại tiến hành thu thập dữ liệu về đoạn thị
trường nhất định là những dữ liệu về đoạn số bán ra hiện nay của hàng hoá,
động thái và xu thế của doanh số bán của nhóm và loại hàng này, qua đó đánh
giá được mức độ cạnh tranh, các yêu cầu tiếp thị… Đoạn thị trường tốt nhất
sẽ là đoạn có doanh số cao, mức tăng mạnh, mức lãi lớn, ít sức ép cạnh tranh,
phương thức marketing đơn giản hơn, yêu cầu các kênh marketing không
phức tạp, thông thường không có đoạn thị trường nào trội hơn hẳn về các mặt
đó.
2.2.3. Định vị mặt hàng trên thị trường doanh nghiệp trọng điểm
Vị thế của một mặt hàng thương mại là mức độ khách hàng chấp nhận
nó ở tàm cỡ nào, tức là vị thế mặt hàng chiếm trong tâm trí khách hàng so với
các mặt hàng cạnh tranh khác. Lý thuyết hành vi khách hàng văn hoá trong
điều kiện thị trường cạnh tranh chỉ ra rằng, quá trình chọn mua thường được
triển khai qua 4 cấp cạnh tranh: Loại nhu cầu ⇒ nhóm hàng ⇒ loại hàng ⇒
nhãn hiệu. Trong bán, điều đó có nghĩa khi chọn hàng mua, khách hàng
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Thi - K35 - C5
Trường Đại học Thương mại 9
thường xếp thứ tự các mặt hàng, hay nói cách khác là định vụ các mặt hàng
kinh doanh của các trung tâm thương mại và dịch vụ trong tâm trí họ.
Vị thế các mặt hàng là tập hợp các ấn tượng, quan niệm và cảm giác
của khách hàng về những mặt hàng đó so với các mặt hàng cạnh tranh cùng
loại. Những nhà Marketing hoạch định những vị thế để mặt hàng của mình có
lợi thế cạnh tranh lớn nhất trên thị trường trọng điểm đã chọn, vạch ra những
nét cơ bản của một phối thức bán để đạt được những vị thế dự định đó.
Nhiệm vụ định vị mặt hàng của công ty là lựa chọn và xác lập các qui trình,
phương pháp để hình thành và phát triển mặt hàng thương mại hợp lý, khả thi
hữu hiệu trong tình thế đặc trưng của các công ty, trên cơ sở đó định rõ các
nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo việc xây dựng hãng kinh doanh và phát triển
mặt hàng mới thích ứng với tổ chức, cơ cấu và tốc độ tiêu thụ của khu vực với
sức hút thị trường trọng điểm xác định.
Thông qua định vị mặt hàng hữu hiệu, mặt hàng mới, diễn biến của thị
trường cho phép công ty kinh doanh nhận dạng được các thời cơ và may rủi
trong các khả năng Marketing đồng thời có những quyết định ứng xử thời cơ
thích ứng, ở đây thời cơ tiếp thị được hiểu là những thông số môi trường và
thị trường có tính hấp dẫn và có thể khai thác được đối với một giải pháp
công nghệ Marketing xác định trong đó công ty kinh doanh có thể đạt tới
được lợi thế cạnh tranh trong các khoảng thời gian xác định so với các đối thủ
cạnh tranh của công ty.
2.3. Tăng cường nỗ lực Marketing -Mix.
Thích ứng với Marketing-mix của công ty kinh doanh hình thành qua 4
giai đoạn được thể hiện qua hình sau:
Marketing - Mix
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Thi - K35 - C5
Trường Đại học Thương mại 10
Biểu hình 1: Marketing - Mix
P1: Markeitng mặt hàng kinh doanh
P2: Markeitng định giá kinh doanh
P3: Markeitng phân phối và phát triển sức bán
P4: Markeitng xúc tiến thương mại hỗn hợp
2.3.1. Nỗ lực Marketing mặt hàng kinh doanh của công ty.
Mặt hàng của công ty kinh doanh được hiểu là tập hợp có lựa chọn và
phân phối mục tiêu các nhóm, loại, nhãn hiệu được đăng ký vào tổng danh
mục hàng hoá, dịch vụ mà công ty chào hàng chuẩn lại sẵn sàng và bán cho
tập khách hàng trọng điểm qua một kênh thương mại xác định trên một khu
vực thị trường xác định.
Trong thương mại, biến số mặt hàng giữ một vai trò trọng yếu. Hầu hết
các công ty đều kinh doanh một số lượng lớn các danh mục mặt hàng nhằm
thoả mãn tối đa, đồng bộ và đa dạng nhu cầu của khách hàng. Khác với các
loại hình công ty khác, tổ chức Marketing mặt hàng đòi hỏi phải hình thành,
phát triển và đảm bảo sẵn sàng thường xuyên và ổn định trên các nơi công tác
và bán hàng ở công ty phù hợp với số lượng, chất lượng, cơ cấu, thời gian
của nhu cầu tập tính và hành vi mua của khách hàng. Nội dung chủ yếu của tổ
chức Marketing bán bao gồm các mặt sau:
+ Quy hoặch khung, phổ hàng, theo tính chất và trình độ chuyên doanh
hoá và hình thức tổ chức kinh doanh của công ty kinh doanh. Chuyên doanh
hoá công ty kinh doanh là một xu thế khách quan của phát triển nhu cầu thị
trường, của phân công lao động xã hội trong nội bộ công ty kinh doanh và của
Thị trường mục tiêu P1
P2 P3
P4
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Thi - K35 - C5
Trường Đại học Thương mại 11
yêu cầu tăng cường sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả của công ty, là quá
trình phân định các công ty chuyên doanh một nhóm, phân nhón loại về tên
mặt hàng xác định hoặc chuyên thương mại thể thoả mãn một chủng loại nhu
cầu hoặc một nhóm đối tượng người tiêu dùng xác định. Tuỳ theo trình độ
chuyên doanh mà các công ty được phân thành các cơ sở chuyên doanh cơ
bản (nhóm mặt hàng và loại nhu cầu) chuyên doanh rộng và chuyên doanh
hẹp. Việc lựa chọn Marketing chiến lược bao phủ thị trường và tăng trưởng
kinh doanh cho phép xác lập hình thức tổ chức kinh doanh từ hỗn hợp,
chuyên doanh liên hợp và tổng hợp. Thực chất của nội dung này bao gồm: xác
định hình thức tổ chức kinh doanh, xác định trình độ chuyên doanh của công
ty hình thành khung (dài, rộng) và hướng phát triển của mặt hàng thương mại.
+ Hoàn thiện các thông số tiêu chuẩn sản phẩm hỗn hợp. Một sản
phẩm hỗn hợp được hình thành bởi ba mức: mức côt lõi, mức hữu hiệu và
mức gia tăng trong đó mức cốt lõi là yếu tố trung tâm, hạt nhân của mô hình
sản phẩm hỗn hợp.
Khách hàng có thể nhận biết và phân biệt được giữa hai phối thức có
cùng công nămg và tạo tập mức hiện hữu thông qua mức chất lượng mà người
tiêu đùng cảm nhận được đặc tính nổi trội, phong cách mẫu mã, bao gói và
các dịch vụ hay lợi ích bổ sung để hình thành mức sản phẩm gia tăng.
b. Quyết định Marketing về giá kinh doanh.
Nhìn chung tiến trình, đánh giá của trung tâm cũng tuân theo qui trình
định giá như thường thấy ở doanh nghiệp bán buôn khác.
+ Xác lập mục tiêu định giá
Thông thường mục tiêu định giá hướng vào doanh số lợi nhuận, thị
phần nhưng công ty chủ yếu định giá hướng vào xúc tiến bánhà máy, kích
thích tăng khối lượng bán... nhằm thực hiện thúc đẩy tiến trình thương mại
hoá mặt hàng mà mặt hàng mới chiếm tỷ trọng đáng kể.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Thi - K35 - C5
Trường Đại học Thương mại 12
+ Phân tích sức cầu:
Sức cầu thị trường được lượng giá qua hàng loạt nghiên cứu Marketing,
chủ yếu sức cầu được xem xét ở đây để làm rõ khả năng biến động của cầu thị
trường và khả năng chấp nhận của cầu thị trường đối với các chính sách giá
của trung tâm.
+ Lượng giá chi phí và cần chi phí:
Một hạn chế lớn của chương trình là chi phí tổ chức vận hành kinh
doanh cao, do đó càn phải xem xét hạn chế chi phí nhưng vẫn phải đảm bảo
đáp ứng yêu cầu tổ chức và vận hành kinh doanh của công ty.
Phân tích chào hàng cạnh tranh của đối thủ.
Khi có sự tìm hiểu, đánh giá về sự chào hàng của đối thủ, công ty sẽ có
cách nhìn nhận về tình thế định giá và có các ưng xử giá tối ưu.
+ Lựa chọn các khách hàng định giá:
Một số khách hàng định giá mà công ty sử dụng: định giá trên cơ sở chi
phí, định giá trên cơ sở tỷ giá thu hồi vốn, định giá trên cơ sở phân tích cạnh
tranh.
+ Chọn mức giá tối ưu:
Ngoài các công nghệ giá thông thường, công ty chú trọng tới công nghệ
định giá bán buôn mặt hàng mới. Mặt hàng mới rất đa dạng gồm: mặt hàng
mới nguyên tắc, mặt hàng mới nguyên mẫu để xác lập đánh giá tối ưu cho
mặt hàng mới, Công nghệ định giá, giá lựa chọn phải thích hợp. Các công
nghệ định giá mặt hàng mới phân định như sau:
+ Định giá một mặt hàng là sản phẩm mới sáng chế.
Định giá lướt kem: Mức bán ban đầu được định giá cao, sau đó mức
bán giảm công ty hạ giá để tăng mức b án nhờ khai thác thêm phân đoạn sức
mua thấp hơn và nhanh chóng đẩy mạnh tiêu thụ qua trung gian.
Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Đình Thi - K35 - C5
Trường Đại học Thương mại 13
Định giá thâm nhập: Mức giá tương đối và được tiến hành thử nghiệm
để biết được khả năng chấp nhận của khách hàng, kết quả là tìm ra các khoản
giá đượ