Hoàn thiện tổ chức kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Da giầy Hà Nội

Ngoài lời nói đầu, phần kết luận bản luận văn gồm 3 phần: Phần I:Tổ chức công tác kế toán TP và tiêu thụ TP trong các doanh nghiệp. Phần II:Thực trạng tổ chức công tác kế toán TP và tiêu thụ TP ở công ty da giầy Hà Nội. Phần III:Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán TP và tiêu thụ TP ở Công ty da giầy Hà Nội. Phần I Tổ chức công tác kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở các doanh nghiệp I. Thành phẩm - tiêu thu vai trò của kế toán thành phẩm tiêu thụ ở các doanh nghiệp Như chúng ta đ• biết thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm có một vai trò rất quan trọng tới đời sống con người. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến bản thân doanh nghiệp đến người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến cả sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất x• hội. Do đó hiểu được khái niệm về thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm cũng như yêu cầu quản lý đối với chúng là hết sức cần thiết. 1. Thành phẩm và yêu cầu quản lý thành phẩm: Các doanh nghiệp sản xuất làm ra các loại sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Đó có thể là thành phẩm, nửa thành phẩm, lao vụ có tính chất công nghiệp. trong đó thành phẩm chiếm tỷ lệ cao. Nói một cách đầy đủ hơn, thành phẩm là sản phẩm đ• kết thúc quy trình công nghệ sản xuất do doanh nghiệp thực hiện hoặc thuê ngoài gia công chế biến, đ• được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, nhập kho hoặc đem bán. Như vậy giữa thành phẩm và sản phẩm có sự khác nhau về phạm vi giới hạn xác định. Thành phẩm là kết quả của sự chế biến theo một quy trình công nghệ nhất định trong doanh nghiệp còn sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất chế tạo ra nó, có thể là thành phẩm nhưng cũng có thể chưa phải là thành phẩm. Trong sản xuất chỉ sản phẩm của bước công nghệ cuối cùng và đủ tiêu chuẩn kỹ thuật mới được coi là thành phẩm, còn các sản phẩm của bước công nghệ trước đó chỉ mới là nửa thành phẩm mà thôi. Tuy nhiên, việc phân định thành phẩm của bán thành phẩm chỉ có ý nghĩa trong. có một ý nghĩa rất quan trọng. Xét trong phạm vi nền kinh tế thành phẩm do các doanh nghiệp sản xuất cung cấp cho x• hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thoả m•n các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của x• hội. Trong điều kiện phân công lao động ngày càng phát triển, các doanh nghiệp càng có quan hệ chặt chẽ bổ xung lẫn nhau, thành phẩn của doanh nghiệp này có thể là tư liệu sản xuất của doanh nghiệp khác. Do vậy hoàn thành kế hoạch sản xuất thành phẩm của doanh nghiệp cả về số lượng , chất lượng và thời gian sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị khác đến việc đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của x• hội. Trong phạm vi một doanh nghiệp , khối lượng thành phẩm hoàn thành trong kỳ có ý nghĩa quyết định quy mô trình độ tổ chức quản lý sản xuất của doanh nghiệp đánh giá được tỷ trọng cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế . Đồng thời cũng qua đó mà phân tích được tình hình tổ chức của doanh nghiệp, quyết định đến các mối quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp cũng như quan hệ với các đối tượng liên quan ngoài doanh nghiệp . Bởi vậy cần quản lý tốt thành phẩm. Quản lý nói chung cũng như quản lý thành phẩm nói riêng bao giờ cũng phải biểu hiện ở chỉ tiêu kế hoạch, biện pháp cụ thể đo lường, số liệu hạch toán và phân tích thông qua các chỉ tiêu. Thành phẩm là bộ phận chủ yếu hình thành lên tài sản của doanh nghiệp là thành quả lao động của toàn doanh nghiệp bởi vậy phải quản lý tốt thành phẩm trên cả 2 chỉ tiêu số lượng, chất lượng, phải nắm bắt được sự vận động của từng loại thành phẩm trong sản xuất, dự trữ và đưa đi tiêu thụ. Để thực hiện kế hoạch, phải có những biện pháp cụ thể: Trước hết về mặt số lượng, đòi hỏi cá nhân, những đơn vị liên quan phải thường xuyên phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm, kịp thời phát hiện những trường hợp hàng hoá tồn đọng kho lâu, tìm biện pháp giải quyết tránh ứ đọng vốn. Bên cạnh việc quản lý về mặt số lượng thành phẩm thì việc quản lý về mặt chất lượng thành phẩm là một yêu cầu không thể thiếu được phải quản lý chặt chẽ khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm, không được đưa ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng sẽ làm giảm uy tín của doanh nghiệp giảm khả năng cạnh tranh, có thể sẽ không tiêu thụ được. Đồng thời doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến mẫu m• mặt hàng đa dạng hoá chủng loại để đáp ứng nhu câù ngày càng cao của x• hội. Muốn vậy doanh nghiệp phải nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng x• hội để kịp thời đổi mới mặt hàng, phát hiện những sản phẩm kém phẩm chất hoặc đ• lỗi thời để loại ra khỏi quá trình sản xuất tránh ứ đọng vốn. Doanh nghiệp phải thiết lập các biện pháp quản lý khoa học đến từng khâu đến từng bộ phận quản lý phải phân công rõ ràng trong công tác quản lý thành phẩm giáo dục mọi thành viên không ngừng nâng cao ý thức tự giác trong việc bảo vệ tài sản. Bên cạnh đó, việc tổ chức hạch toán phải kịp thời, khoa học đúng với chế độ TC - KT của nhà nước bảo đảm phản ánh trung thực khách quan tình hình biến động của thành phẩm. 2. Tiêu thụ - yêu cầu quản lý tiêu thụ: Tiêu thụ thành phẩm hay còn gọi là bán hàng, là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị của "hàng" (thành phẩm) tức là chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị (từ hàng - tiền). Ngoài thành phẩm là bộ phận chủ yếu, "hàng" đem tiêu thụ còn có thể là hàng hoá, vật tư hay lao vụ dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Điều kiện để hàng được coi là tiêu thụ. + Hàng đ• chuyển cho người mua + Người mua đ• trả tiền hay chấp nhận trả tiền. Tiêu thụ được hàng hoá có một ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế và có ý nghĩa sống còn đối với bản thân doanh nghiệp sản xuất ra nó. Bên cạnh đó việc tiêu thụ còn liên quan đến lợi ích kinh tế của nhiều bên liên quan như người tiêu dụng, nhà đầu tư. Để hiểu rõ hơn ta phân tích ý nghĩa của tiêu thụ trên góc độ: Đối với nền KTQD: tiêu thụ là tiền đề cho cân đối sản xuất và tiêu dùng, cần đối tiền và hàng trong lưu thông cũng như cân đối giữa các ngành các khu vực trong nền kinh tế . Giữa các doanh nghiệp trong nền KTQD có mối quan hệ với nhau. Thành phẩm của ngành này có thể là tư liệu của ngành kia. Do đó tiêu thụ thành phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ cân đối sản xuất giữa các ngành, các đơn vị trong nền kinh tế và tác động đến quan hệ cung - cầu trên thị trường . Mặt khác kết quả tiêu thụ của mỗi doanh nghiệp biểu hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp và chính nó là những nhân tố tích cực để tạo lên bộ mặt nền KTQD.

doc105 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở Công ty Da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan