Hoạt động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quân Thanh Xuân trong những năm gần đây

Được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của tổng giám đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp được điều động từ ngân hàng công-nông-thương thành phố Hà Nội và 12 ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từ các ngân hàng Nhà Nước huyện đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 phố Lạc Trung , quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Vào thời điểm đó ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Hà Nội có các phòng: - Phòng tín dụng - Phòng kế hoạch - Phòng tiền tệ kho quỹ - Phòng tổ chức cán bộ - Văn phòng - Phòng tiết kiệm nguồn vốn vào thời điểm đó ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội có các chi nhánh: - Chi nhánh huyện Đông Anh - Chi nhánh huyện Thanh Trì - Chi nhánh huyện Từ Liêm - Chi nhánh huyện Gia Lâm - Chi nhánh huyện Mê Linh - Chi nhánh huyện Sóc Sơn - Chi nhánh huyện Hoài Đức - Chi nhánh huyện Đan Phượng - Chi nhánh huyện Thạch Thất - Chi nhánh huyện Phúc Thọ - Chi nhánh huyện Sơn Tây - Chi nhánh huyện Ba Vì Với 1.182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi ngân sách huyện và 16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã đã trở thành nợ tồn đọng. Trụ sở, phương tiện, kho tàng không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các ngân hàng đã có bề dầy hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt, những năm đầu cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn của ngân hàng phát triển nông nghiệp trung ương cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của liên hiệp các công ty lương thực Hà Nội để mua gạo cho nhân dân nội thành, một phần nhu cầu tiền mặt chi lương cho các doanh nghiệp Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp , góp phần đổi mới nông thôn ngoại thành Hà Nội , ngân hàng phát triển nông nghiệp Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho nông nghiệp . Nhờ những quyết sách táo bạo, đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chỉ sau hơn 2 năm hoạt động, từ năm 1990 trở đi ngân hàng nông nghiệp Hà Nội đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thoả mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng

doc20 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2367 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quân Thanh Xuân trong những năm gần đây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp Hà Nội : Được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của tổng giám đốc ngân hàng Nhà Nước Việt Nam chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp được điều động từ ngân hàng công-nông-thương thành phố Hà Nội và 12 ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từ các ngân hàng Nhà Nước huyện đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 phố Lạc Trung , quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Vào thời điểm đó ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Hà Nội có các phòng: - Phòng tín dụng - Phòng kế hoạch - Phòng tiền tệ kho quỹ - Phòng tổ chức cán bộ - Văn phòng - Phòng tiết kiệm nguồn vốn vào thời điểm đó ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội có các chi nhánh: - Chi nhánh huyện Đông Anh - Chi nhánh huyện Thanh Trì - Chi nhánh huyện Từ Liêm - Chi nhánh huyện Gia Lâm - Chi nhánh huyện Mê Linh - Chi nhánh huyện Sóc Sơn - Chi nhánh huyện Hoài Đức - Chi nhánh huyện Đan Phượng - Chi nhánh huyện Thạch Thất - Chi nhánh huyện Phúc Thọ - Chi nhánh huyện Sơn Tây - Chi nhánh huyện Ba Vì Với 1.182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi ngân sách huyện và 16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác xã đã trở thành nợ tồn đọng. Trụ sở, phương tiện, kho tàng không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các ngân hàng đã có bề dầy hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt, những năm đầu cùng với sự hỗ trợ nguồn vốn của ngân hàng phát triển nông nghiệp trung ương cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của liên hiệp các công ty lương thực Hà Nội để mua gạo cho nhân dân nội thành, một phần nhu cầu tiền mặt chi lương cho các doanh nghiệp Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp , góp phần đổi mới nông thôn ngoại thành Hà Nội , ngân hàng phát triển nông nghiệp Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho nông nghiệp . Nhờ những quyết sách táo bạo, đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chỉ sau hơn 2 năm hoạt động, từ năm 1990 trở đi ngân hàng nông nghiệp Hà Nội đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thoả mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng Thực hiện chủ trương cho vay hộ sản xuất theo quyết định 499A của tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam , ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp với hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ thành phố đã đẩy mạnh cho vay phát triển các sản phẩm nông nghiệp như trồng dâu nuôi tằm, chăn nuôi bò sữa, gia súc gia cầm, phát triển vùng chuyên canh rau quả, hoa cây cảnh... nhờ vậy thu nhập và cuộc sống nhân dân ngoại thành đã được cải thiện đáng kể. Tháng 9/1991 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội bàn giao chi nhánh huyện Hoài Đức, huyện thạch thất, huyện Ba Vì, huyện Sơn Tây, huyện Đan Phượng, huyện Phúc Thọ về tỉnh Hà Tây. Giao chi nhánh Mê Linh về tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1995 ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội giao chi nhánh Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm, Sóc Sơn về trung tâm điều hành ngân hàng nông nghiệp trung ương. Trong giai đoạn này, nền kinh tế đất nước có những sự tăng trưởng đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, nền kinh tế chuyển từ chế độ quan liêu bao cấp sang chế độ kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Chính vì vậy hoạt động của ngân hàng đã có những sự phát triển đáng kể. Trong giai đoạn này ngân hàng tiếp tục mở rộng mạng lưới để thu hút nguồn vốn: Năm 1994 thành lập chi nhánh Chợ Hôm Năm 1995 thành lập chi nhánh Đầm Xuân , Thanh Xuân Năm 1996 thành lập chi nhánh Tây Hồ, Giảng Võ Năm 1997 thành lập chi nhánh Cầu Giấy Năm 1999 thành lập chi nhánh Đống Đa, Tam Trinh Năm 2002 thành lập chi nhánh Tràng Tiền, Trương Dương Năm 2003 thành lập chi nhánh Hàng Đào, Nghĩa Đô, Chợ Hôm Ngoài các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp còn mở các phòng giao dịch trực thuộc các chi nhánh quận và trực thuộc trụ sở chính, các phòng giao dịch này có chức năng huy động vốn và không được cho vay. Những khó khăn tưởng chừng đã vơi dần đi, nhưng cơ chế thị trường đã làm nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ mất vốn, có vay mà không có trả, nhiều doanh nghiệp đựợc khoanh, giãn nợ từ các năm 1995 đến nay không có khả năng trả nợ dồn lại, khó khăn trong những năm sau này còn nặng nề phức tạp gấp nhiều lần khi thiếu vốn, thiếu tiền mặt của thời kỳ mới thành lập. Song được ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam , ngân hàng Nhà Nước Việt Nam , thành uỷ, uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và các ban ngành từ trung ương đến địa phương giúp sức cùng với sự kiên trì, năng động, sáng tạo của đảng uỷ, ban giám đốc, của đảng bộ với 115 đảng viên cùng với tập thể viên chức đã lao động cần cù miệt mài đã từng bước vượt qua các trở ngại thách thức. Sau hơn 15 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHN0&PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác. Về nguồn vốn: từ 18 tỷ khi mới thành lập, đến tháng 5/2003 NHN0&PTNT Hà Nội đã huy động được 7.500 tỷ, tăng 415 lần, bình quân tăng gần 30% mỗi năm, trong đó nguồn vốn ngoại tệ chiếm 11%, đến nay có thể đáp ứng các nhu cầu tín dụng nội, ngoại tệ của các doanh nghiệp. Về dư nợ 2.300 tỷ, tăng 143 lần, trong đó dư nợ tài trợ nhập khẩu gần 50 triệu USD, chất lượng tín dụng được đặc biệt chú trọng đã nâng dần hiệu quả kinh doanh của NHN0&PTNT Hà Nội. Bên cạnh việc tích cực tìm mọi giải pháp để huy động vốn nhất là tiền gửi từ dân cư và đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, từ năm 1995, NHN0&PTNT Hà Nội triển khai nghiệp vụ thanh toán quốc tế, chỉ sau 7 năm đã có giao dịch với gần 700 ngân hàng và đại lý của các tổ chức tín dụng quốc tế với doanh số thanh toán xuất nhập khẩu hàng năm từ 100 đến 150 triệu USD, đồng thời hàng năm đã khai thác được hàng trăm triệu USD,JPY, EURO, DM và nhiều loại ngoại tệ khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán nhập khẩu của các doanh nghiệp. Hoạt động thanh toán quốc đã nhanh chóng nhận được sự tín nhiệm của nhiều khách hàng trong nước và nước ngoài, đến nay NHNo&PTNT Hà Nội đã mở rộng thanh toán biên mậu với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc, thực hiện các dịch vụ thu đổi ngoại tệ, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối... Từ chỗ luôn thiếu tiền mặt để chi cho các nhu cầu lĩnh tiền mặt, đến nay luôn bội thu tiền mặt, tất cả các nhu cầu nộp lĩnh tiền mặt của các đơn vị, cá nhân có quan hệ tiền mặt với NHN0&PTNT Hà Nội đều được đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác góp phần tích cực vào sự ổn định tiền tệ và giá cả trên địa bàn Hà Nội. Ngoài những nhiệm vụ chính NHN0&PTNT Hà Nội đã quan tâm mở rộng các loại hình dịch vụ tiện ích như chuyển tiền, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, mở LC nhập khẩu, phonebanking, tư vấn trong thanh toán quốc tế, thu tiền tại nhà...mở mang nhiều tiện lợi cho khách hàng và tăng thu dịch vụ cho ngân hàng , bình quân thu dịch vụ chiếm 7-10% trên tổng thu. Mặc dù còn nhiều khó khăn trở ngại, song NHN0&PTNT Hà Nội kiên quyết thực hiện đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, đặc biệt trong chỉ đạo điều hành, từ chỗ chỉ quen với cơ chế bao cấp, ỷ lại vào cấp trên, không chú trọng đến chất lượng kinh doanh, đến nay trọng tâm hàng đầu mà mọi thành viên của NHN0&PTNT Hà Nội đều thực sự quan tâm là hiệu quả kinh doanh cuối cùng, đặc biệt là chất lượng tín dụng. Để chuẩn bị cho hội nhập trong khu vực và quốc tế, NHN0&PTNT Hà Nội đẫ từng bước hiện đại hoá hoạt động ngân hàng mà trọng tâm là công tác thanh toán, chuyển tiền điện tử cho khách hàng trong và ngoài hệ thống được thực hiện ngay trong ngày làm việc, thậm chí chỉ trong thời gian rất ngắn với độ an toàn và chính xác cao. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, NHN0&PTNT Hà Nội luôn lấy đoàn kết nội bộ làm trọng tâm, phát huy sức mạnh của các tổ chức quần chúng như công đoàn cơ sở, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, ban nữ công ...vừa mở rộng hoạt động kinh doanh, cán bộ viên chức NHN0&PTNT Hà Nội đã tích cực hưởng ứng công tác xã hội như: ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, ủng hộ người nghèo, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, tổ chức thăm hỏi tặng quà các gia đình thương binh, liệt sĩ với trên 300 triệu, nuôi dưỡng một bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa cho các gia đình chính sách với 152 triệu đồng ... Với những cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế thủ đô cũng như với sự phát triển của ngành ngân hàng , từ ngày thành lập đến nay đảng bộ NHN0&PTNT Hà Nội luôn đạt danh hiệu đảng bộ trong sạch vững mạnh. Tại trung tâm( tại trụ sở chính) có các phòng: - Phòng kế toán - Phòng kinh doanh - Phòng kế hoạch - Phòng thanh toán quốc tế - Phòng ngân quỹ - Phòng kiểm tra - Phòng kế toán nội bộ - Phòng tổ chức cán bộ - Phòng hành chính - Phòng vi tính - Phòng marketing - Phòng phục vụ tư vấn - Phòng thẩm định Hoạt động của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Hà Nội theo quy định 169 QĐHĐBT 7/9/2000 của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng trung ương Việt Nam . Quy định ban hành về quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Cùng với hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam , chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội được thành lập trong bối cảnh có nhiều khó khăn về nhiều mặt như cơ sở vật chất, công nghệ, lao động, khách hàng, những ảnh hưởng to lớn và nặng nề của cơ chế bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường vẫn còn tồn tại đến nay. Tuy vậy, từ năm thành lập đến nay, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển Hà Nội đã có nhiều cố gắng, từng bước vượt qua những thách thức to lớn để phát triển kinh doanh, đã đóng góp tích cực vào xây dựng kinh tế thủ đô cũng như sự phát triển bền vững của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Từ chỗ thiếu vốn và tiền mặt, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã có những giải pháp mạnh dạn vừa thu hút nguồn vốn vừa tạo nguồn thu tiền mặt, đã mạnh dạn mở rộng mạng lưới, chiếm lĩnh thị trường nên đến nay ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã có nguồn vốn trên 7.500 tỷ đồng, cung ứng trên 2.300 tỷ dư nợ cho các thành phần kinh tế thủ đô; mở rộng và làm tốt công tác thanh toán quốc tế với gần 700 ngân hàng và đại lý ngân hàng nước ngoài, giải quyết nhu cầu ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu; ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã cùng với toàn ngành góp phần tích cực vào công cuộc phát triển , hiện đại nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo, ổn định giá cả và tiền tệ, đảm bảo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.... đó là thành tích bước đầu đáng trân trọng mà ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong những năm qua đã đạt được. Để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh phát triển , ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã chú trọng phát huy sức mạnh của tổ chức đảng cơ sở, các tổ chức quần chúng như công đoàn, phụ nữ, thanh niên, chú trọng đào tạo nguồn lực con người tại chỗ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội như ủng hộ nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt, nuôi dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, huấn luyện dân quân tự vệ. ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã được đảng và Nhà Nước đã trao tặng 1 huân chương chiến công hạng 3 và 1 huân chương lao động hạng 3, đó là sự ghi nhận những công lao và thành tích mà toàn thể công nhân viên chức ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội đã phấn đấu không mệt mỏi trong những năm qua. Để phát triển bền vững và sớm vươn lên hoà nhập với cộng đồng khu vực và quốc tế, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cần thực hiện thắng lợi chiến lược kinh doanh giai đoạn 2001 – 2005 đã được ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phê duyệt và những nhiệm vụ trọng tâm sau đây để phát triển mạnh trong cơ chế thị trường hiện nay : 1/ Tiếp tục mở rộng mạng lưới kinh doanh triển khai nhiều hình thức huy động vốn nhất là dân cư, trong đó tập trung huy động vốn trung và dài hạn để đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trước hết là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn 2/ Mở rộng đầu tư tín dụng cho các thành phần kinh tế thủ đô, coi trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiêu dùng, cho vay các hộ gia đình làm kinh tế , mở rộng hình thức đồng tài trợ với các ngân hàng bạn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạn chế rủi ro, tích cực thu hồi nợ tồn đọng của các thành phần kinh tế. Luôn luôn lấy phương châm chất lượng tín dụng làm hiệu quả hàng đầu. 3/ Đổi mới công nghệ ngân hàng , cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho mọi khách hàng. 4/ Thường xuyên củng cố tổ chức và phát huy hoạt động sáng tạo của các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ, dân quân tự vệ, phát huy sức mạnh của các tổ chức quần chúng để động viên chăm lo người lao động khắc phục khó khăn hiện tại để làm việc ngày càng tốt hơn, tham gia tích cực các hoạt động xã hội.... Trong những năm tiếp theo, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nói chung và ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội nói riêng có nhiều thuận lợi để phát triển nhưng cũng có nhiều trở ngại khó khăn đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên, viên chức ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội phải phấn đấu nhiều hơn nữa, học hỏi nhiều hơn nữa trên con đường phát triển của mình. II. Nhiệm vụ của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp : A. Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn loại I, II có nhiệm vụ: Huy động vốn: a/ khai thác và nhận tiền gửi tích kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; b/ phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng nông nghiệp ; c/ tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế , cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của ngân hàng nông nghiệp . d/ Được phép vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước khi tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp cho phép. Cho vay: a/ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế; b/ Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế . Kinh doanh ngoại hối: huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, ngân hàng Nhà Nước và ngân hàng nông nghiệp . Kinh doanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt; mua, bán vàng bạc; máy rút tiền tự động; dịch vụ thẻ tín dụng; két sắt, nhận cất giữ, chiết khấu các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền, thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà Nước , ngân hàng nông nghiệp cho phép. Cân đối, điều hoà vốn kinh doanh nội tệ đối với các chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trực thuộc trên địa bàn. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của ngân hàng nông nghiệp . Thực hiện đầu tư dưới các hình thức như: hùn vốn, liên doanh, mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác khi được ngân hàng nông nghiệp cho phép. Làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo. Quản lý nhà khách, nhà nghỉ và đào tạo tay nghề trên địa bàn. Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, thi đua, khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền của ngân hàng nông nghiệp. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn theo quy định của ngân hàng nông nghiệp. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà Nước, ngành ngân hàng và ngân hàng nông nghiệp liên quan đến hoạt động của các chi nhánh NHN0&PTNT. Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương. Chấp hành đầy đủ cá báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp. Thực hiện các nhiệm vụ khác được tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp giao. B. Chi nhánh NHNo&PTNT loại III, IV có nhiệm vụ: Huy động vốn: a/ khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam; b/ phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng nông nghiệp. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền. Hướng dẫn khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụng vượt quyền phán quyết; trình ngân hàng nông nghiệp cấp trên quyết định. Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp cho phép. Kinh koanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt; két sắt, nhận cất giữ các loại giấy tờ trị giá được bằng tiền; thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hàng khác được ngân hàng Nhà Nước , ngân hàng nông nghiệp quy định. Làm dịch vụ cho ngân hàng phục vụ người nghèo. Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của ngân hàng nông nghiệp. Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm bi địa bàn theo quy định. Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Chấp hành đầy đủ các báo cáo , thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của diám đốc chi nhánh NHN0&PTNT cấp trên. Thực hiện các nhiệm vụ khác được giám đốc chi nhánh NHN0&PTNT cấp trên giao. III. Vài nét sơ lược về chi nhánh NHNo&PTNT quận Thanh Xuân Từ năm 1995 thành lập đến nay, là một chi nhánh trực tiếp của NHNo&PTNT Hà Nội, cùng với những bước đi lên của NHNo&PTNT Hà Nội, NHNo&PTNT Thanh Xuân cũng đã có những bước phát triển vững chắc. Tuy chỉ là một chi nhánh được thành lập sau của NHNo&PTNT Hà nội, cơ sở vật chất đang còn nhiều thiếu thốn song với vai trò và nhiệm vụ quan trọng của mình, chi nhánh đã biết khắc phục những khó khăn hiện tại để từ đó với sự nổ lực của mỗi phòng, mỗi cán bộ nhân viên đã đạt được những kết quả kinh doanh hiệu quả. Hoạt động theo quyết định 169 QĐHĐQT 7/9/2000 của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng trung ương Việt Nam, quyết định ban hành về quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Các phòng của chi nhánh NHNo&PTNT quận Thanh Xuân đã và đang phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ của mình : a/ Phòng kinh tế kế hoạch - Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp . - Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. - Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro
Luận văn liên quan