Công ty chứng khoán Hải Phòng (HASECO) là một trong những công ty chứng khoán ra đời và hoạt động sớm nhất trên TTCK Việt Nam. Công ty cổ phần Chứng khoán Hải Phòng được Đại hội đồng cổ đông thành lập vào tháng 4 năm 2003; Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0203000553 do Sở KHĐT Hải Phòng cấp ngày 05/09/2003, cấp đăng ký thay đổi lần 3 ngày 07/8/2006; Giấy phép hoạt động số 13/GPHĐKH do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 21/10/2003; Giấy phép lưu ký chứng khoán số 17/GPHĐLK do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 29/10/2003.
Vốn điều lệ hiện nay: 401.306.200.000 đồng
Trụ sở: Số 24 - Cù Chính Lan - Hồng Bàng - Hải Phòng
Điện thoại: 8431 3 842335
Fax: 8431 3 746266
Website: www.hpsc.com.vn
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Center Garden, 225 Bến Chương Dương, Quận I, Tp. HCM
Tel:(84-08)39207800.Fax:(84-08)39207825
Chi nhánh Hà nội:
Địa chỉ: Số 4, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
Tel:(84-04)35747020.Fax:(84-04)35747019
33 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động đầu tư chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Giới thiệu về Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng
Công ty chứng khoán Hải Phòng (HASECO) là một trong những công ty chứng khoán ra đời và hoạt động sớm nhất trên TTCK Việt Nam. Công ty cổ phần Chứng khoán Hải Phòng được Đại hội đồng cổ đông thành lập vào tháng 4 năm 2003; Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0203000553 do Sở KHĐT Hải Phòng cấp ngày 05/09/2003, cấp đăng ký thay đổi lần 3 ngày 07/8/2006; Giấy phép hoạt động số 13/GPHĐKH do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 21/10/2003; Giấy phép lưu ký chứng khoán số 17/GPHĐLK do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 29/10/2003.
Vốn điều lệ hiện nay: 401.306.200.000 đồng
Trụ sở: Số 24 - Cù Chính Lan - Hồng Bàng - Hải Phòng
Điện thoại: 8431 3 842335
Fax: 8431 3 746266
Website: www.hpsc.com.vn
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh:
Địa chỉ: Center Garden, 225 Bến Chương Dương, Quận I, Tp. HCM
Tel:(84-08)39207800.Fax:(84-08)39207825
Chi nhánh Hà nội:
Địa chỉ: Số 4, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
Tel:(84-04)35747020.Fax:(84-04)35747019.
Website: www.hpsc.com.vn
Cổ đông sáng lập: Công ty xổ số kiến thiết Hải Phòng; Bưu điện Hải Phòng; Công ty vận tải xăng dầu đường thủy I ( VIPCO); Tổng công ty vật tư nông nghiệp; Công ty xăng dầu khu vực II (PETROLIMEX); Công ty vận tải biển Việt Nam (VOSCO); Cảng Hải Phòng.
Sản phẩm - dịch vụ của HASECO bao gồm: Môi giới chứng khoán; Quản lý sổ cổ đông; Bảo lãnh phát hành; Tư vấn tài chính doanh nghiệp; Tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp; Tư vấn niêm yết.
Tầm nhìn: HASECO mong muốn giữ vững vị trí là một trong những Công ty chứng khoán hàng đầu, phát triển vốn và tăng trưởng lợi nhuận, mang lại sự hài lòng cho các cổ đông; Phát triển thị trường chứng khoán khu vực Hải Phòng thành trung tâm tài chính lớn phía Bắc.
Sứ mệnh: Cung cấp dịch vụ tiện ích và tốt nhất cho khách hàng để Công ty chứng khoán Hải Phòng đồng hành và “LÀ NGƯỜI BẠN TIN CẬY CỦA NHÀ ĐẦU TƯ”; đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ ; Phát triển và hoàn thiện về cơ cấu và dịch vụ theo mô hình ngân hàng đầu tư; Tạo môi trường làm việc năng đông, chuyên nghiệp cho cán bộ, nhân viên của Công ty nhằm phát huy năng lực và sự sáng tạo trong công việc.
Giá trị cốt lõi: Các dịch vụ của HASECO được dựa trên nền tảng “CHUYÊN NGHIỆP – LIÊM CHÍNH – TÍNH BẢO MẬT”; Tài sản quan trọng nhất của công ty là uy tín thương hiệu trong suốt các năm qua; Sự cam kết trong các dịch vụ và quan hệ lâu dài với các đối tác và cổ đông.
II. Hoạt động mở tài khoản và các giấy tờ liên quan
* Thời gian mở tài khoản:13/02/2014.
* Địa điểm: Chi nhánh công ty Cổ phần chứng khoán Hải phòng. Số 4, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
* Hình thức: Mở tài khoản trực tiếp.
* Mục đích: Giao dịch, quản lý tiền, quản ký chứng khoán niêm yết cũng như chưa niêm yết (OTC).
* Các bước mở tài khoản:
- Bước 1: Điền các thông tin cần thiết vào mẫu hợp đồng mở tài khoản có sẵn. Chủ tài khoản đứng tên 1 thành viên của nhóm: Bùi Công Đức.
- Bước 2: Chọn một tài khoản thích hợp. Mã tài khoản của nhóm: 012C609850.
- Bước 3: Hợp đồng được soạn thảo dựa trên những thông tin đã có.
- Bước 4: Viết giấy nộp tiền (3 liên), cầm 1 liên và tiền sang quầy Ngân hàng Agribank chi nhánh Tây Hà Nội để nộp tiền vào tài khoản của công ty. Số tiền trong tài khoản của nhóm: 500 000 VNĐ. Sau đó Nhóm cầm liên 3 có dấu đã thu tiền của Ngân hàng Agribank và chữ ký của thủ quỹ, kế toán, kiểm soát của Công ty CP chứng khoán Hải Phòng; Thẻ giao dịch
+ Ngày 24/02/2013: Nhóm mới nhận được biên bản bàn giao thẻ ma trận sử dụng trong giao dịch trực tuyến qua mạng Internet.
+ Ngày 03/03/2014: Tài khoản được kích hoạt. Nhóm mới sử dụng được giao dịch trực tuyến qua mạng Internet. Nghiên cứu thị trường chuẩn bị cho quá trình đầu tư.
Hồ sơ gồm: (kèm theo):
Hợp đồng mở tài khoản
Biên lai thu tiền.
Thẻ giao dịch.
Nhóm đã gặp một số vấn đề khi mở tài khoản: Ngày 13/02/2014 đi mở tài khoản và ký kết hợp đồng nhưng sau rất nhiều lần gọi điện thoại, ra gặp trực tiếp thì ngày 24/02/2014 nhóm mới nhận được biên bản giao thẻ ma trận (trên biên bản ghi ngày giao nhận là 17/02/2013) để có thể giao dịch trực tuyến qua mạng Internet. Không chỉ dừng ở thế mà nhóm sau khi nhận được thẻ ma trận, số tài khoản, mật khẩu để giao dịch trực tuyến thì không thể vào đăng nhập được và sau rất nhiều lần gọi điện thoại cho nhân viên của công ty chứng khoán thì tới ngày 03/03/2014 tài khoản được kích hoạt lại và chính thức sử dụng được. Sau khi mở và giao dịch trực tuyến nhóm nhận thấy giao diện của phần mền giao dịch trực tuyến của công ty Hải phòng khó hơn sử dụng hơn ở công ty cổ phần chứng khoán FPT.
III. Phân tích thị trường chứng khoán và lựa chọn cổ phiếu đầu tư
1. Kinh tế thế giới năm 2014
Kinh tế thế giới dự báo sẽ tăng trưởng cao hơn trong năm 2014
(Nguồn: IMF, World Economic Outlook)
2012
2013
IMF(1/2014)
IMF(10/2013)
Thế giới
3,1
3,0
3,7
3,6
Các nước phát triển
1,4
1,3
2,2
2,0
Mỹ
2,8
1,9
2,8
2,6
Eurozone
-0,7
-0,4
1,0
0,9
Nhật Bản
1,4
1,7
1,7
1,3
Các nước mới nổi và đang phát triển
4,9
4,7
5,1
5,1
Trung Quốc
7,7
7,7
7,5
7,2
Ấn Độ
3,2
4,4
5,4
5,2
Brazil
1,0
2,3
2,3
2,5
Asean-5
6,2
5,0
5,1
5,4
Trong năm 2014, vấn đề điều hành lãi suất của các nền kinh tế lớn sẽ không có nhiều biến động. FED sẽ tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp (0-25%) ít nhất là cho đến giữa năm 2015 nhằm kích thích kinh tế Mỹ tiếp tục hồi phục. Tương tự, để đối phó với tình trạng giảm lạm phát và cải thiện tăng trưởng nền kinh tế trong khu vực, ECB sẽ giữ nguyên mức lãi suất chiết khấu 0,25%. Với cùng một mục tiêu chống giảm lạm phát và suy thoái kinh tế, BỌ kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất cho vay qua đêm ở mức 0-0,1% bên cạnh gói kích thích mạnh mẽ đã được triển khai từ cuối năm 2012 cho đến nay.
Việc thu hẹp chính sách QE3 đã là điều chắc chắn nhưng sẽ không rút lại gói kích thích này 1 cách ồ ạt và mọi việc sẽ được thực hiện từng bước chậm và cân nhắc, tùy thuộc vào các yếu tố phục hồi của kinh tế Mỹ. Tính đến thời điểm hiện nay, gói kích thích QE3 đã giảm từ 85 tỷ USD xuống còn 65 tỷ USD/tháng, tỷ thất nghiệp của Mỹ vào tháng 12/2013 chỉ còn 6,6% xấp xỉ mục tiêu đề ra là 6,5%. Nếu nền kinh tế tăng trưởng tốt thì QE3 có thể chấm dứt hoàn toàn trong năm 2014.
Giá vàng không biến động mạnh bằng năm 2013. Tổng hợp dự báo của 6 ngân hàng đầu tư như Deutsche Bank, HSBC, Bank ò America Merill Lynch… giá trung bình năm 2014 sẽ là 1.209 USD/ounce giảm 14,5% so với giá trung bình của năm 2013.
Giá dầu ổn định 100 USD/thùng do nguồn cung cải thiện. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mở OPEC ước tính nhu cầu dầu mỏ của thế giới sẽ tăng thêm 1,09 triệu thùng/ngày trong năm 2014, cao hơn khoản 40.000 thùng/ngày so với con số dự báo trước đây.
2. Phân tích thị trường Việt Nam
2012
2013
2014F
Tăng trưởng kinh tế
5,03%
5,42%
5,7%
Cán cân thương mại (tỷ USD)
+0,78
+0,09
-1,5
Tăng trưởng xuất khẩu
18,2%
15,4%
19%
Tăng trưởng nhập khẩu
6,6%
16,1%
21%
Lạm phát
6,81%
6,04%
7%
Trần lãi suất huy động
8%
7%
7%
Tăng trưởng cung tiền
22,4%
18,51%
20-22%
Tăng trưởng tín dụng
8,91%
12,51%
15%
Bội chi ngân sách
4,8%
5,3%
5,3%
Tỷ giá
20.850
21.246
21.500
(Nguồn: GSO, RongViet Securite)
VCSC dự báo tăng trưởng GDP đạt 5.7% trong năm 2014, cao hơn so với mức 5.4% ở năm trước. Các yếu tố giúp GDP tăng trưởng gồm chi tiêu của Chính phủ vào cơ sở hạ tầng, xuất khẩu tăng, FDI dồi dào, tiêu dùng tăng, sản xuất cải thiện mạnh và nền kinh tế thế giới phục hồi.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn đinh, lạm phát trong tầm kiểm soát, tỷ giá ổn định.
- Chính sách tiền tệ: Lãi suất giảm.
- Chính sách tài khóa: Tổng thu NSNN dự toán 2014 giảm 3,5% so với năm 2013. Ngược lại, dự toán chi NSNN tăng 1,9% so với năm 2013, trong đó chi thường xuyên tăng 5% và chi đầu tư phát triển giảm 19%. Bội chi NSNN trong năm 2014 dự kiến là 5,3%, áp lực huy động vốn để bù đắp thâm hụt ngân sách do đó sẽ tăng thêm 100.000 tỷ đồng so với năm 2013. Chính sách giảm thuế (thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 01/01/2014 chỉ còn 22% và sẽ giảm còn 20% kể từ ngày 01/01/2016).
a. Nền kinh tế tháng 1/2014
- Chỉ số lạm phát: Lạm phát trong tầm kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 01/2014 tăng 0,69% so với tháng trước và tăng 5,45% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp so với cùng kỳ các năm trước khi tời điểm đầu năm là kỳ mà chỉ số giá tiêu dùng thường có mức biến động mạnh do ảnh hưởng yếu tố mùa vụ của Tết Âm Lịch. Nguyên nhân một do nhiều địa phương triển khai các chương trình bình ổm giá cả những mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết, mặt khác do sức mua của thị trường vẫn ở mức thấp
- Kim ngạch xuất nhập khẩu: Xuất khẩu tháng 01/2014 ước tính đạt 10,3 tỷ USD, giảm 11,5% so với tháng trước và giảm 10,8% so với cùng kỳ. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 3,5 ty USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 6,8 tỷ USD. Nhập khẩu tháng 01/2014 ước tính đạt 10,4 tỷ USD, giảm 14,6% so với tháng trước và giảm 1,9% so với cùng kỳ. Trong đó khu vực đầu tư nước ngoài đạt 5,8 tỷ USD; khu vực kinh tế trong nước đạt 4,6 tỷ USD.
ð Như vậy, tháng đầu năm 2014 nhập siêu 100 triệu USD, bằng 0,97% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu
- Vốn FDI: Tổng vốn FDI đăng ký của các dự án cấp mới và vốn cấp bổ sung đạt 397 triệu USD giảm 21,9% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, có 40 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 211 triệu USD, giảm 50,6% về số dự án và giảm 52,4% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013. Đồng thời có 6 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước được cấp vốn bổ sung với 186,1 triệu USD. Vốn FDI giải ngân tháng đầu năm 2014 ước tính đạt 465 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2013. Đầu tư vào 9 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà nước ngoài nhất. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, vận tải kho bãi đứng thứ ba.
- Tỷ giá: Trong than 01/2014, tỷ giá tự do ổn định quanh mức 21.150 VND/USD. Tỷ giá trung bình các ngân hàng thương mại ở quanh mức 21.080 VND/USD.Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ tỷ giá bình quân liên ngân hàng ở mức 21.036 VND/USD. Xu hướng tỷ giá vẫn được đánh giá là ổn định khi cung cầu ngoại tệ cân bằng, kiểu hồi tăng mạnh và FDI giải ngân trong tháng đầu năm đạt mức tốt
- Lãi suất: Lãi suất tiếp tục ổn định so với thời điểm cuối năm 2013. Lãi suất cho vay phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức thấp 7-9%/năm. Lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác ở mức 9-11,5%/năm đối với vay ngắn hạn; 11,5-13%/năm đối với cho vay trung và dài hạn. Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 4-7%/năm; trong đó, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến mức 4-6% , lãi suất cho vay trung và dài hạn ở mức 6-7%/năm. Mặt bằng lãi suất đã giảm và ổn định hơn là cơ sở để DN có thể tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ, giảm bớt chi phí vốn, từ đó có cơ hội hồi phục sản xuất, kinh doanh. Khi DN khỏe trở lại, tất yếu kéo theo nền kinh tế vĩ mô được phục hồi.
b. Nền kinh tế tháng 2
- Chỉ số lạm phát: Lạm phát trong tầm kiểm soát, chỉ số gía tiêu dùng tháng 2/2014 tăng 0.55% so với tháng trước và tăng 4.65% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số gía tiêu dùng tháng 2/2014 tăng 0.55% so với tháng trước, đây là mức tăng thấp nhất so với tốc độ tăng của cùng kỳ 1 số năm trước (CPI tháng 2 một số năm như sau: năm 2007 là 2.17%, 2008 là 3.56%, 2009 là 1.17%, 2010 là 1.96%, 2011 là 2.09%, 2012 là 1.37%, 2013 là 1.32%). Nguyên nhân chủ yếu một mặt do các địa phương thực hiện tốt công tác dự trữ hàng hóa và bình ổn giá phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết, mặt khác do cầu của thị trường vẫn ở mức thấp.
- Kim ngạch xuất, nhập khẩu: Xuất khẩu tháng 2/2014 ước tính đạt 9.6 tỷ USD và giảm 16.2% so với tháng trước.Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 2/2014 ước tính đạt 9.6 tỷ USD và giảm 16.2% so với tháng trước và tăng 33.2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 21.1 tỷ USD tăng 12.3% so với cùng kỳ năm 2013.Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 2 ước tính đạt 10.8 tỷ USD tăng 7.8% so với tháng trước và tăng 50.1% so với cùng kỳ năm 2013. Tính chung 2 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 20.8 tỷ USD tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Hai tháng đầu năm nay xuất siêu ước tính đạt 244 triệu USD, bằng 1.2% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó xuất siêu của khu vực FDI ( kể cả dầu thô) đạt 2.09 tỷ USD và khu vực kinh tế trong nước tiếp tục nhập siêu với 1.85 tỷ USD.
- Vốn FDI trong 2 tháng đầu năm 2014 đạt 1.539 tỷ USD bằng 37.5% so với cùng kỳ năm 2013. Theo cục đầu tư nước ngoài, tính đến 20/2/2014 cả nước có 122 dự án được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 830.87 triệu USD bằng 80.7% so với cùng kỳ 2013 và 41 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 708.79 triệu USD bằng 23% so với cùng kỳ 2013. Tính chung trong 2 tháng đầu năm 2014, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1.539 tỷ USD, bằng 37.5% so với cùng kỳ 2013. Ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 1.12.tỷ USD tăng 6.7% với cùng kỳ 2013.
- Tỷ giá VND/USD. Sau Tết nguyên đán, tỷ giá đã không giữ được đà ổn định mà tăng nhẹ. Tỷ giá ngoại tệ ngày 11/2/2014 đươc Vietcombank công bố mua vào 21.085 đồng/USD, bán ra 21.135 đồng/USD, tăng thêm 5 đồng so với 10/2/2014 với giá mua vào- bán ra là 21.080- 21.130 đồng/USD. BIDV và Agribank vẫn giữ mức giá mua- bán USD như ngày hôm trước: 21.085- 21.130 đồng/USD (BIDV), 21.070- 21.125 đồng/USD (Agribank). Vietinbank, giá mua được giữ nguyên trong khi giá bán ra giảm 5 đồng là 21.075-21.125 đồng/USD.
- Lãi suất cho vay: trong tháng 1 và 2/2014, NHNN vẫn giữ nguyên các mức lãi suất điều hành, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VNĐ của các ngân hàng đối với lĩnh vưc ưu tiên. Lãi suất cho vay bằng VNĐ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở mức 7-9%; lãi suất cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác ở mức 9-11.5% đối với khoản vay ngắn hạn, 11.5-13% đối với vay trung và dài hạn; trong đó 1 số DN có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án SXKD hiệu quả đã được các NHTM cho vay với mức lãi suất chỉ 6.5-7%/ năm.
3. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2014
Diễn biến thị trường chứng khoán 2 tháng đầu năm:
Sự ổn định của kinh tế vĩ mô và hàng loạt những chính sách quản lý, tái cấu trúc thị trường chứng khoán (TTCK) đã đem lại sự khởi sắc cho TTCK Việt Nam trong năm 2013.Tại ngày 31/12/2013, VN-Index đóng cửa tăng 4.28 điểm, hay 0.86%, kết thúc năm 2013 ở 504.63 điểm. Thanh khoản trên HOSE đạt hơn 60.9 triệu đơn vị, tương ứng 869.51 tỷ đồng. Còn chỉ số HNX-Index kết phiên tăng 0.89 điểm, hay 1.33%, đóng cửa tại 67.84 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 39.77 triệu đơn vị, tương ứng 375.91 tỷ đồng. So với năm 2012 chỉ số VN-Index tăng 21,97%, chỉ số HNX-Index tăng 18,83%. Sự gia tăng của các chỉ số này đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới.
Thị trường chứng khoán năm 2013 khép lại trong sắc xanh, mở ra nhiều kỳ vọng với nhà đầu tư cho năm 2014.Những động lực giúp TTCK VN năm 2014 diễn biến tích cực.
Theo nhận định của các chuyên gia, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam năm 2014 sẽ nhận được nhiều xung lực tích cực hơn nhờ xu hướng thế giới từng bước ổn định và TTCK quốc tế khởi sắc hơn; cũng như nhờ tình hình kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp (DN) trong nước sẽ có nhiều cải thiện hơn so với năm 2013.
Thị trường chứng khoán tháng 1
(Nguồn: công ty chứng khoán FPT)
Thị trường chứng khoán trong tháng đầu tiên của năm 2014 đã có mức tăng trưởng rất tích cực. Thị trường đột ngột bứt phá qua vùng tích lũy từ 500-515 điểm cùng với khối lượng giao dịch trung bình, 2 chỉ số vận động cùng chiều và có mức tăng giá ấn tượng chỉ số VN-Index tăng tới 10.31% đạt 556,52 điểm thì HNX-Index cũng tăng mạnh 9,26% đạt 74,22%. Trên sàn HOSE, khối lượng giao dịch bình quân đạt tới 87,73 triệu cổ phiếu, giảm nhẹ 1,2% so với tháng 12/2013 đạt giá trị giao dịch trung bình 1451,23 tỷ đồng. Sàn HNX, khối lượng giao dịch bình quân 74,92 triệu cổ phiếu, tăng mạnh 37,49% so với tháng 12/2013, đạt giá trị giao dịch trung bình quân 711,13 tỷ đồng. Giao dịch trên thị trường tháng 01 diễn ra vô cùng sôi động.Trên sàn HOSE,chỉ số VN Index đã có 15/18 phiên tăng điểm liên tục trong tháng 1 và chỉ điều chỉnh duy nhất ba phiên (21, 24 và 27/1) trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Trên sàn HNX, chỉ số HNX Index có 14/18 phiên tăng điểm trong tháng 1.
Thanh khoản duy trì ở mức cao và có tăng trưởng, giao dịch bình quân tháng 1 đạt 2.024 tỷ đồng/phiên, tăng 18% so với tháng 12 năm 2013. Quy mô vốn hóa cả 2 sàn tăng mạnh. Giá trị vốn hóa cả thị trường đạt 1.096 nghìn tỷ, tăng 15% so tháng 12 năm 2013, trong đó HSX tăng 16% và HNX 9%. Nếu loại bỏ yếu tố giá thì mức vốn hóa tăng mạnh của thị trường chủ yếu do cổ phiếu BID niêm yết mới.
Dòng vốn chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu Blue Chips, đặc biệt các cổ phiếu trong rổ của 2 ETFs (Vietnam market vector và FTSE VN) dòng vốn từ các ETFs liên tục chảy vào các cổ phiếu BCs, tạo hiệu ứng lan tỏa và đẩy các chỉ số liên tiếp qua các vùng kháng cự với khối lượng giao dịch không lớn và cũng giải thích về việc khối lượng giao dịch toàn thị trường giảm 16% trong khi giá trị giao dịch lại tăng 15%.
Khối ngoại đã bơm hơn 1.730 tỷ đồng trong tháng 1/2014: Với những kỳ vọng vào thị trường kinh tế Việt Nam, khối ngoại đã ồ ạt đổ tiền vào thị trường giúp điểm số và thanh khoản trong tháng giáp Tết bật tăng mạnh. Trong khi khá nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu chốt lời và nghỉ ngơi dành tiền để chơi Tết thì khối ngoại vẫn mệt mài mua. Nguyên nhân chính vẫn là sự kì vọng vào thị trường Việt Nam cùng những thông tin nới room (khả năng ngay sau Tết) đã giúp khối ngoại tự tin xuống tiền để gom hàng mạnh. Thống kế trên sàn HOSE trong tháng 01/2014, khối ngoại đã mua vào 138.548.156 đơn vị, trị giá xấp xỉ 4,2 nghìn tỉ đồng và bán ra 74.666.771 đơn vị, trị giá hơn 2,6 tỷ đồng. Qua đó, khối ngoại đã mua ròng 63.881.394 đơn vị, trị giá mua ròng tương ứng 1,6 nghìn tỷ đồng. Tương tự, trên sàn HNX, nhà đầu tư cũng liên tục bơm mạnh tiền vào thị trường. Trong tháng 01/2014, khối ngoại chỉ thực hiện bán ròng 3 phiên, còn lại đều mua ròng. Tính chung cả tháng, khối ngoại đã mua vào 36.932.692 đơn vị, trị giá 533,5 tỷ đồng và bán ra 14.331.724 đơn vị, trị giá 405,01 tỷ đồng, tương ứng khối ngoại đã mua ròng 22.600.968 đơn vị, trị giá 128,490 tỷ đồng.
Thị trường chứng khoán tháng 2:
(Nguồn: công ty chứng khoán FPT)
Thị trường chứng khoán trong tháng 02/2014, chỉ số VN-Index tăng 5,73%, đỉnh cao nhất đạt 589,81 điểm. Vùng 590 tỏ ra là ngưỡng kháng cự mạnh khi VN-Index nhiều lần phá vỡ không thành công. Trên sàn HOSE, khối lượng giao dịch bình quân đạt tới 148,82 triệu cổ phiế/phiên, tăng đáng kể hơn 69,63% so với tháng 01/2014 đạt giá trị giao dịch trung bình 2.453,55 tỷ đồng. Sàn HNX, khối lượng giao dịch bình quân 89,37 triệu cổ phiếu/phiên, tăng 12,66% so với tháng 01/2014, đạt giá trị giao dịch trung bình 837,92 tỷ đồng. Giao dịch trên thị trường tháng 2 diễn ra vô cùng sôi động với thanh khoản tích cực trải rộng trên hai sàn. Đà tăng điểm của VN Index vẫn được duy trì trong tháng 2 với tổng cộng 10/17 phiên tăng điểm, sôi động khi HNX Index có 14/18 phiên tăng điểm trong tháng 1 và 12/17 phiên tăng điểm trong tháng. Các chỉ số Market Cap tiếp tục tăng mạnh. Theo đó, chỉ số VS-Mid Cap dẫn đầu đà tăng với 6.68%, VS-Small Cap tăng 6.29%, VS-Micro Cap tăng 6.02 và VS-Large Cap tăng 4.32%.
Thanh khoản duy trì mức cao: Hoạt động giao dịch trên cả hai sàn duy trì sự sôi động. Khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình tháng 02 trên HOSE đạt gần 145.5 triệu đơn vị/phiên, tăng đến 73.6% so với tháng 01. Trên HNX, khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình đạt 86.8 triệu đơn vị/phiên, tăng mạnh mẽ 78.9% so với tháng trước
Trong tháng thứ 2 của năm 2014, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng mạnh 1.207 tỷ đồng. Đáng chú ý, họ tiếp tục đẩy mạnh mua ròng