Hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại TP Hồ Chí Minh đến năm 2010

Trong suốt những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã dần khẳng định được khả năng và tiềm lực lớn mạnh của mình bằng những thành tựu ấn tượng và tốc độ phát triển vượt bậc thông qua các chỉ số kinh tế đã đạt được. Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trở nênlà xu hướng tất yếu trên thế giới và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài quy luật phát triển chung này. Sự hợp tác, hội nhập đó được thể hiện qua việc Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại Việt Mỹ, tham gia vào tổ chức AFTA, ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Châu Au và nhất là đã và đang từng bước đạt được những thỏa thuận trên đường tiến đến gia nhập tổ chức WTO trong thời gian sắp tới. Thể hiện rõ nhất của những thành tựu đã đạt được đó là cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiệnvề mọi mặt, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng đã được nâng cao. Song song với sự thay đổi, phát triển đó, từ năm 1993 đến nay loại hình siêu thị đã ra đời ở Việt Nam và nhất là phát triển mạnh tại các thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng Sự phát triển của hệ thống siêu thị đã làm thay đổi phong cách mua sắm của người dân, góp phần làm cho hoạt động thương mại thêm đa dạng, phong phú hơn và nâng cao tính văn minh trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM, nổi lên một số vấn đề còn tồn đọng như sau: - Hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM mặc dù phát triển lớn mạnh trong thời gian vừa qua nhưng vẫn chưa có tính hệ thống, phân bố chưa đồng đều và vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hiện tại cũng như trong thời gian sắp tới của người dân thành phố. - Việc đẩy mạnh phát triển hệ thống siêu thị tại Tp.HCM như thế nào để phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hộitrong giai đoạn phát triển mới, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các siêu thị trên thị trường Tp.HCM. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã chọn đề tài cho Luận văn của mình là: “Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010”

pdf80 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại TP Hồ Chí Minh đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận Văn Tốt Nghiệp Đề tài: " HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC SIÊU THỊ TẠI TP.HCM ĐẾN NĂM 2010" MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU I. Sự cần thiết của đề tài II. Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu III. Phương pháp nghiên cứu IV. Bố cục luận văn CHƯƠNG I: MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN PHỐI VÀ TỔNG QUAN VỀ SIÊU THỊ 1.1 Một số nhận thức cơ bản về phân phối sản phẩm ..............................................1 1.1.1 Khái niệm về Marketing ...........................................................1 1.1.2 Thị trường và thị trường mục tiêu ..............................................2 1.1.2.1 Khái niệm về thị trường..................................................2 1.1.2.2 Chức năng của thị trường ...............................................2 1.1.2.3 Phân khúc thị trường......................................................2 1.1.2.4 Thị trường mục tiêu ........................................................3 1.1.3 Hệ thống phân phối hàng tiêu dùng .........................................4 1.1.3.1 Khái niệm về phân phối.................................................4 1.1.3.2 Kênh phân phối .............................................................4 a. Khái niệm.......................................................................................4 b. Cấu trúc kênh phân phối .................................................................5 c. Các trung gian trong kênh phân phối ...............................................5 d. Tổ chức và quản trị kênh phân phối ................................................6 1.1.3.3 Các loại hình bán lẻ hàng tiêu dùng.............................10 a. Khái niệm chung về bán lẻ............................................................10 b. Phân loại các loại hình bán lẻ .......................................................10 c. Giới thiệu sơ lược một số cửa hàng bán lẻ......................................10 1.2 Tổng quan về siêu thị ......................................................................................12 1.2.1 Giới thiệu về siêu thị ..............................................................12 1.2.2 Loại hình bán lẻ siêu thị .........................................................13 1.2.2.1 Đặc trưng của siêu thị ..................................................13 1.2.2.2 Phân loại siêu thị .........................................................14 a. .................................................................................................................. P hân loại siêu thị theo quy mô.........................................................14 b................................................................................................................... P hân loại siêu thị theo chiến lược và chính sách kinh doanh ............14 1.3 Vị trí vai trò của siêu thị trong hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng .........................16 Trang 1 1.4 Lịch sử phát triển của siêu thị trên thế giới.......................................................17 1.4.1 Lịch sử phát triển của siêu thị thế giới ....................................................17 1.4.1.1 Lý thuyết của cửa hàng bán lẻ......................................17 1.4.1.2 Quá trình ra đời và phát triển.......................................18 1.4.2 Một số kinh nghiệm ...............................................................................20 Tóm tắt chương I ...................................................................................................21 CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC SIÊU THỊ TẠI TP.HCM 2.1 Sự phát triển của loại hình siêu thị tại Tp.HCM.................................................22 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển .........................................22 2.1.2 Giới thiệu về mô hình tổ chức các siêu thị tại Tp.HCM ...........24 2.2 Tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM ...............24 2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy...........................................................24 2.2.2 Quy mô hoạt động .................................................................25 2.2.3 Hoạt động phân phối tại các siêu thị ......................................26 2.2.3.1 Phương thức bán hàng .................................................26 2.2.3.2 Khách hàng của siêu thị ...............................................27 2.2.3.3 Hàng hóa kinh doanh tại siêu thị..................................29 2.2.3.4 Hoạt động marketing của các siêu thị ...........................30 2.2.3.5 Công tác tổ chức nguồn hàng .......................................31 2.2.3.6 Nhân lực hoạt động tại các siêu thị ..............................32 2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và hoạt động kinh doanh của siêu thị... 2.3.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô ...................................................34 2.3.1.1 Môi trường chính trị và pháp luật .................................34 2.3.1.2 Môi trường kinh tế .......................................................34 2.3.1.3 Môi trường văn hóa – xã hội ........................................36 2.3.1.4 Môi trường tự nhiên .....................................................38 a. Về dân số .....................................................................................38 b. Về cơ sở hạ tầng ...........................................................................38 2.3.1.5 Môi trường khoa học – kỹ thuật ....................................39 2.3.2 Các yếu tố môi trường vi mô ...................................................39 2.3.2.1 Các đối thủ tiềm ẩn .....................................................40 2.3.2.2 Các nhà cung cấp ........................................................40 2.3.2.3 Khách hàng .................................................................40 2.3.2.4 Các sản phẩm dịch vụ thay thế ....................................41 2.3.2.5 Cạnh tranh trong nội bộ ngành.....................................43 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của các siêu thị .................................................43 Tóm tắt chương II ..................................................................................................44 Trang 2 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC SIÊU THỊ TẠI TP.HCM ĐẾN NĂM 2010 3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển của hệ thống các siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010 45 3.1.1 Dự báo sự phát triển của hệ thống các siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010............................................................................. 3.1.1.1 Các yếu tố xã hội ..............................................45 3.1.1.2 Các yếu tố kinh tế .............................................46 3.1.1.3 Xu hướng phát triển siêu thị ...............................46 3.1.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển hệ thống các siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010.........................................................................47 3.1.2.1 Quan điểm........................................................47 3.1.2.2 Mục tiêu............................................................48 3.1.3 Định hướng phát triển hệ thống các siêu thị tại Tp.HCM từ nay đến năm 2010.............................................................................48 3.1.3.1 Quy mô siêu thị .................................................48 3.1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của siêu thị ....................49 3.1.3.3 Tổ chức hoạt động kinh doanh của siêu thị.........50 3.2 Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010 51 3.2.1 Phát triển đồng bộ, tập trung hệ thống các siêu thị .......51 3.2.2 Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh 53 3.2.3 Nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị ngành hàng.54 3.2.4 Chuyên nghiệp hóa hoạt động tiếp thị trực tiếp ............56 3.2.5 Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin khách hàng ..........57 3.2.6 Tổ chức hoàn thiện đội ngũ nhân sự trong hoạt động kinh doanh của siêu thị ................................................................................59 3.2.7 Kiến nghị.....................................................................60 Tóm tắt chương III .................................................................................................62 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC PHỤ LỤC Trang 3 LỜI MỞ ĐẦU I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong suốt những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã dần khẳng định được khả năng và tiềm lực lớn mạnh của mình bằng những thành tựu ấn tượng và tốc độ phát triển vượt bậc thông qua các chỉ số kinh tế đã đạt được. Bên cạnh đó, xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trở nên là xu hướng tất yếu trên thế giới và Việt Nam cũng không thể nằm ngoài quy luật phát triển chung này. Sự hợp tác, hội nhập đó được thể hiện qua việc Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại Việt Mỹ, tham gia vào tổ chức AFTA, ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Châu Aâu và nhất là đã và đang từng bước đạt được những thỏa thuận trên đường tiến đến gia nhập tổ chức WTO trong thời gian sắp tới. Thể hiện rõ nhất của những thành tựu đã đạt được đó là cuộc sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện về mọi mặt, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng đã được nâng cao. Song song với sự thay đổi, phát triển đó, từ năm 1993 đến nay loại hình siêu thị đã ra đời ở Việt Nam và nhất là phát triển mạnh tại các thành phố lớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… Sự phát triển của hệ thống siêu thị đã làm thay đổi phong cách mua sắm của người dân, góp phần làm cho hoạt động thương mại thêm đa dạng, phong phú hơn và nâng cao tính văn minh trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM, nổi lên một số vấn đề còn tồn đọng như sau: - Hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM mặc dù phát triển lớn mạnh trong thời gian vừa qua nhưng vẫn chưa có tính hệ thống, phân bố chưa đồng đều và vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hiện tại cũng như trong thời gian sắp tới của người dân thành phố. - Việc đẩy mạnh phát triển hệ thống siêu thị tại Tp.HCM như thế nào để phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong giai đoạn phát triển mới, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như đảm bảo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các siêu thị trên thị trường Tp.HCM. Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tôi đã chọn đề tài cho Luận văn của mình là: “Một số giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010” II. MỤC ĐÍCH – ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1. Mục đích nghiên cứu Trang 4 Là phân tích thực trạng hiện tại, dự báo những yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của siêu thị từ đó đề ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010. 2. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu, phân tích tình hình hoạt động của các siêu thị đang tham gia kinh doanh trên thị trường Tp.HCM. 3. Nhiệm vụ của đề tài - Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM. - Phân tích, dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010. Đánh giá cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu làm cơ sở để xây dựng các giải pháp. - Đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển hoạt động siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010. - Kiến nghị một số vấn đề đối với Nhà nước, ngành tạo điều kiện thuận lợi phát triển hoạt động kinh doanh của loại hình siêu thị tại Tp.HCM. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu, để đạt được những yêu cầu mà đề tài đặt ra, người viết đã kết hợp các phương pháp thu thập, tổng hợp, thống kê, chọn lọc thông tin từ các nguồn dữ liệu khác nhau như: báo, tạp chí, các tài liệu, phương tiện khác… đồng thời cũng kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác như: nghiên cứu lịch sử, duy vật biện chứng, tư duy logic… nhằm nghiên cứu, xem xét, đánh giá sự vật hiện tượng trogn mối quan hệ tác động lẫn nhau một cách biện chứng và có hệ thống. IV. BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài lời mở đầu, kết luận, luận văn có bố cục gồm 03 chương như sau: - Chương I : Giới thiệu chung về siêu thị. - Chương II : Tình hình hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM trong thời gian qua. - Chương III : Một số giải pháp đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh của các siêu thị tại Tp.HCM đến năm 2010. Mặc dù, người viết đã nỗ lực hoàn thành luận văn nhưng do thời gian và trình độ còn hạn chế nên chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những góp ý chân thành của Quý Thầy Cô, các anh chị học viên để người viết bổ sung, hoàn thiện luận văn được hoàn chỉnh hơn. Trang 5 CHƯƠNG I MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN PHỐI VÀ TỔNG QUAN VỀ SIÊU THỊ 1.1 MỘT SỐ NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM 1.1.1 Khái niệm về Marketing Marketing thường được dịch ra Tiếng Việt là “Tiếp thị”. Ngày nay, khái niệm tiếp thị đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nó hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhờ các hoạt động tiếp thị mà các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học vững chắc giúp doanh nghiệp thành công hơn trên thương trường. - Theo Peter Drucker: “Mục tiêu của tiếp thị là phải bán cho thật nhiều. Đó là mục tiêu phải biết và hiểu được khách hàng thật cặn kẽ, cũng như sản phẩm và dịch vụ thích hợp với họ, kể cả chính việc bán nữa”. - Theo Philip Kotler: “Tiếp thị là hoạt động của con người hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn thông qua tiến trình trao đổi”. - Theo hiệp hội Marketing Mỹ: “Tiếp thị là quá trình hoạch định và thực hiện các ý tưởng, định giá, phân phối, chiêu thị cho các sản phẩm và dịch vụ tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn mục tiêu của cá nhân và tổ chức”. Còn có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về tiếp thị. Tuy nhiên, từ những định nghĩa cơ bản trên, chúng ta có thể đưa ra một nhận xét chung rằng hoạt động tiếp thị xuất hiện trong toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp từ khi chưa sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ cho đến khi đã tiến hành trao đổi trên thị trường. Tiếp thị là khâu then chốt trong toàn bộ quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, là chìa khóa cho sự thành công của các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Theo Philip Kotker thì hoạt động tiếp thị hướng đến các mục tiêu sau đây: - Tối đa hóa tiêu thụ. - Tối đa hóa sự lựa chọn. - Tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng. - Tối đa hóa chất lượng cuộc sống. 1.1.2 Thị trường và thị trường mục tiêu 1.1.2.1 Khái niệm về thị trường Thị trường là tập hợp tất cả các người mua thật sự hay người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm. Trang 6 1.1.2.2 Chức năng của thị trường Thị trường có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Thị trường là tấm gương soi giúp chúng ta nhận biết được quá trình phân phối hàng hóa. Các doanh nghiệp không có khả năng làm thay đổi thị trường mà phải dựa trên việc nhận biết nhu cầu xã hội và tận dụng các thế mạnh của doanh nghiệp để đề ra các chiến lược phù hợp. Thị trường có các chức năng: - Chức năng trung gian: thị trường là nơi gặp gỡ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nhà sản xuất thì muốn bán sản phẩm với giá cao nhất còn người tiêu dùng thì muốn mua sản phẩm thỏa mãn nhu cầu và phù hợp với khả năng thanh toán. - Chức năng thông tin: thị trường là nơi thể hiện đầy đủ các thông tin về cung cầu của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ, giá cả, chất lượng, hệ thống phân phối, các yếu tố mà cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều cần. - Chức năng kích thích: nhờ vào hoạt động trao đổi hàng hóa, thị trường vừa có khả năng kích thích sản xuất, vừa có khả năng kích thích tiêu dùng. - Chức năng sàng lọc: thông qua cạnh tranh, thị trường sẽ loại bỏ những hàng hóa, dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng và cũng loại bỏ cả những nhà sản xuất có năng lực kinh doanh kém, không theo kịp sự thay đổi của thị trường. 1.1.2.3 Phân khúc thị trường Người tiêu thụ trong thị trường đều mang tính không đồng nhất và có thể chia thành nhiều nhóm khác nhau. Phân khúc thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định rõ được nhu cầu của khách hàng và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp ở từng khu vực thị trường nhất định. Phân khúc thị trường là sự phân chia thị trường dựa vào sự phân loại nhu cầu của từng nhóm khách hàng cụ thể. Chúng ta có các tiêu chuẩn phân khúc thị trường như sau: - Phân khúc theo khu vực địa lý: là sự phân chia thị trường thành nhiều đơn vị địa lý như vùng, quốc gia, tỉnh… Sự phân chia này tạo sự thuận tiện cho việc khảo sát các vấn đề kinh tế – xã hội từng khu vực. - Phân khúc theo nhân khẩu học: thường căn cứ vào các chỉ tiêu như tuổi tác, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, chủng tộc, tình trạng gia đình… - Phân khúc theo đặc điểm tâm sinh lý: phân chia thị trường theo tâm lý khách hàng như cá tính, kiểu sống, cách thức mua hàng… - Phân khúc theo thái độ là sự phân chia thị trường theo phản ứng, tập tính của khách hàng bao gồm: phân khúc theo lợi ích, phân khúc theo tính cách tiêu dùng, phân khúc theo tỷ lệ sử dụng, phân khúc theo giá cả. 1.1.2.4 Thị trường mục tiêu Việc phân khúc thị trường làm bộc lộ những cơ hội của phân khúc thị trường, giúp doanh nghiệp hiểu được những nhân tố ảnh hưởng, các đặc điểm của thị trường Trang 7 và doanh nghiệp có thể lựa chọn những thị trường thuận lợi nhất cho kinh doanh. Đó là thị trường mục tiêu. Trước khi tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá các phân khúc thị trường khác nhau. Việc đánh giá các khúc thị trường phải dựa vào ba yếu tố sau: - Quy mô và mức tăng trưởng của thị trường. - Mức độ hấp dẫn về cơ cấu của khúc thị trường. - Mu
Luận văn liên quan