Cùng với sự hội nhập khu vực và quốc tế, đặc biệt với việc tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế WTO, nhu cầu giao lưu trao đổi, buôn bán các mặt hàng của Việt Nam với nước ngoài ngày càng lớn. Xuất phát từ lý do đó, trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện chủ trương đổi mới là công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước theo xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế dần cho nhập khẩu. Tuy vậy, không vì thế mà hoạt động kinh doanh nhập khẩu giảm sút mà vẫn tăng theo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, đặc biệt là các loại mặt hàng như máy móc kỹ thuật hay các mặt hàng công nghệ cao.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, muốn thực hiện đúng theo chủ trương đường lối của Nhà nước thì không còn cách nào khác là phải đẩy mạnh xuất khẩu chứ không thể giảm nhập khẩu. Nhưng làm thế nào để đảm bảo hoạt động nhập khẩu mang lại hiệu quả cao thì đó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là của toàn bộ nền kinh tế hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh nhập khẩu, đồng thời sau một thời gian thực tập tại phòng Xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech, được củng cố và tiếp thu thêm khá nhiều kiến thức về công việc của một cán bộ Xuất nhập khẩu, nên em đã chọn đề tài : “Hoạt động nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
34 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2767 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
------***-----
THU HOẠCH THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
Đề tài : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ DETECH .
Giao viên hướng dẫn : Thầy Đỗ Ngọc Kiên
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quang Mạnh
Lớp : CN 16A - KTĐN
Hà Nội, Tháng 11 năm 2009
MỤC LỤC
*****
Lời mở đầu............................................................................................................... 1
Chương I : Giới thiệu chung về Công Ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty……………………… 3
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của Công ty………………… 4
Cơ cấu tổ chức……………………………………………………………… 4
Chức năng và nhiệm vụ của Công ty……………………………………...... 6
Chương II : Thực trạng nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech…………………………………………………………………. 8
Quy trình và tình hình hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech……………………………………. 8
Quy trình thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty…………… 8
Sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hoá……………………………………. 8
Trình tự công việc………………………………………………………. 9
Tình hình về hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty…………………… 12
Cơ cấu và đặc điểm các loại mặt hàng của Công ty………………………… 15
Đánh giá kết quả hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech…….…………………………………….. 16
Kết quả từ hoạt động nhập khẩu…………..………………………………….16
Những thách thức còn tồn tại ………………………………………………. 18
Nguyên nhân của những thách thức ...……………………………………….18
Chương III : Một số giải pháp nhằm cải thiện và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech…………...…. 20
Các giải pháp đối với Công ty………………………………………….. 20
Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn……………………...20
Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu…………………………………………….. 20
Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường…………………………………...21
Đổi mới hình thức kinh doanh………………………………………………..22
Đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn cao……………..23
Đoàn kết, nỗ lực vượt qua cơn khủng hoảng…………………………………24
Một số chính sách hỗ trợ của Nhà nước ….. …………………………24
Quản lý ngoại tệ có hiệu quả………………………………………………….24
Cải cách thủ tục hành chính…………………………………………………..25
Các chính sách hỗ trợ khác……………………………………………………25
Kết luận……………………………………………………………………………...27
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………..29
Phụ lục………………………………………………………………………………30
LỜI MỞ ĐẦU
*****
Cùng với sự hội nhập khu vực và quốc tế, đặc biệt với việc tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế WTO, nhu cầu giao lưu trao đổi, buôn bán các mặt hàng của Việt Nam với nước ngoài ngày càng lớn. Xuất phát từ lý do đó, trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã và đang thực hiện chủ trương đổi mới là công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước theo xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế dần cho nhập khẩu. Tuy vậy, không vì thế mà hoạt động kinh doanh nhập khẩu giảm sút mà vẫn tăng theo nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, đặc biệt là các loại mặt hàng như máy móc kỹ thuật hay các mặt hàng công nghệ cao.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, muốn thực hiện đúng theo chủ trương đường lối của Nhà nước thì không còn cách nào khác là phải đẩy mạnh xuất khẩu chứ không thể giảm nhập khẩu. Nhưng làm thế nào để đảm bảo hoạt động nhập khẩu mang lại hiệu quả cao thì đó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp mà còn là của toàn bộ nền kinh tế hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh nhập khẩu, đồng thời sau một thời gian thực tập tại phòng Xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech, được củng cố và tiếp thu thêm khá nhiều kiến thức về công việc của một cán bộ Xuất nhập khẩu, nên em đã chọn đề tài : “Hoạt động nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin được gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy giáo Đỗ Ngọc Kiên; Ban lãnh đạo Công ty; các anh chị thuộc phòng Xuất nhập khẩu, cùng toàn thể các bác, các anh, các chị đang công tác trong các phòng ban khác của Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành bài luận văn này.
Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương :
Chương I : Giới thiệu chung về Công Ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech Chương II : Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech.
Chương III : Một số giải pháp nhằm cải thiện và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech.
Chương I : Giới thiệu chung về Công Ty cổ phần hỗ trợ phat triển công nghệ Detech.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty :
Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech được thành lập năm 1991, khi đó là đơn vị trực thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ), với nhiệm vụ ứng dụng và triển khai các hoạt động khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
Hình 1 : Các mốc thời gian chính của Công ty
- 1991 : 11/02/1991, Công ty hỗ trợ phát triển công nghệ được thành lập theo quyết định số 177/VKH-QĐ của Viện trưởng Viện khoa học Việt Nam (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ).
- 2002 : Công ty Hỗ trợ phát triển công nghệ cổ phần hoá chuyển thành Công ty Cổ phần Hỗ trợ phát triển Công nghệ theo QĐ số 1459/2002/QĐ-KHCNQG ngày 22/10/2002. Detech đã được Tổ chức BVQI (Vương Quốc Anh) cấp chứng chỉ ISO 9001:2000
- 2008 : Công ty Cổ phần Hỗ trợ phát triển Công nghệ đổi tên thành Công ty Cổ phần Hỗ trợ phát triển công nghệ Detech theo QĐ số 06/QQĐ-HĐQT ngày 06/05/2008
Tên giao dịch đối ngoại : TECHNOLOGY DEVELOPMENT SUPPORTING JOIN STOCK COMPANY (viết tắt là DETECH. JSC )
Trụ sở chính : Toà nhà Detech, số 15B đường Phạm Hùng, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Tp. Hà Nội.
Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của Công ty :
Cơ cấu tổ chức :
Công ty cổ phần hỗ trợ Detech là một công ty trực thuộc viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam. Vì vậy cơ cấu tổ chức của công ty là tương đối chặt chẽ và có sự liên kết và phối hợp giữa các phòng ban.
Các phòng ban chuyên môn của Công ty gồm có :
Phòng Tổ chức – Hành chính : có nhiệm vụ thực hiện truyền đạt thông tin từ ban lãnh đạo tới các đơn vị và ngược lại; quản lý hồ sơ của toàn Công ty, sắp xếp, bố trí nhân lực, tuyển dụng, và lập hồ sơ cán bộ công nhân viên, theo dõi hợp đồng lao động trong Công ty, giải quyết các chế độ lao động, bảo hiểm xã hội, sức khoẻ, tiền lương, tiền thưởng theo quyết định của Nhà nước và Công ty.
Phòng Tài chính kế toán : có nhiệm vụ thực hiện công tác tài chính kế toán của Công ty, thu thập và xử lý thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán, quản lý vốn, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, qua đó cung cấp các thông tin giúp Ban giám đốc đánh giá tình hình kinh doanh của Công ty.
Phòng Xuất nhập khẩu : có nhiệm vụ quản lý, điều hành mọi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thực hiện các công việc kinh doanh của Công ty với các đối tác nước ngoài, mở rộng quan hệ với các đối tác nước ngoài, tiến hành các thủ tục nghiệp vụ ngoại thương, thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá.
Ngoài ra Công ty còn có các thành viên trực thuộc như :
DETECHMotors : Nhà máy chế tạo phụ tùng ô tô, xe máy Detech
DETECHLand : Công ty cổ phần Bất động sản Detech
DETECHBio : Trung tâm sinh dược Phương Đông
DETECHEnvi : Trung tâm công nghệ môi trường
DETECHCHIP : Văn phòng sở hữu trí tuệ DETECH & ASSOCIATES
DETECH Handicraft : Nhà máy đồ gỗ nội thất Detech
DETECH Gastronomy : Nhà hàng SteakHouse – Cientos
DETECH Int’l Business : Phòng hợp tác quốc tế
Hình 2 : Cơ cấu tổ chức của Công ty
Chức năng và nhiệm vụ của Công ty :
Chức năng :
Tư vấn đầu tư và chuyển giao công nghệ.
Thực hiện dịch vụ đại diện pháp lý và sở hữu trí tuệ ( Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp ).
Tư vấn thiết kế và hỗ trợ đóng tàu cao cấp
Tư vấn thiết kế các công trình xây dựng, thiết kế quy hoạch đô thị, khu công nghiệp.
Tư vấn chuyển giao các dự án viễn thông và môi trường.
Kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng vật tư thiết bị, phương tiện vận tải và các mặt hàng tiêu dùng.
Thiết kế, sản xuất phụ tùng, lắp ráp và kinh doanh ô tô, xe gắn máy.
Kinh doanh nhà và bất động sản.
Xuất nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chức năng phục vụ cho sức khỏe con người.
Nhiệm vụ :
Phát huy tối đa được sức mạnh của mình trong nước cũng như trong khu vực.
Đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế, tạo được những sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường.
Quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có, đồng thời tự tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới trang thiết bị, máy móc, công nghệ nhằm phục vụ cho việc nâng cao năng suất trong sản xuất và kinh doanh để phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội.
Nghiên cứu thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ đồng thời mở rộng phạm vi kinh doanh mới có tiềm năng .
Quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ.
Kinh doanh đúng pháp luật, hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước, chịu trách nhiệm về kinh tế và dân sự đối với các hoạt động kinh doanh và tài sản của mình.
Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho toàn thể các cán bộ công nhân viên trong công ty.
Chương II : Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hoá phục vụ cho sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech
Quy trình và tình hình hoạt động nhập khẩu hàng hoá tại Công ty cổ phần hỗ trợ phát triển công nghệ Detech :
Quy trình thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá tại Công ty :
Sơ đồ quy trình nhập khẩu hàng hoá :
Detech là một công ty có bề dầy lịch sử phát triển trong lĩnh vực kinh doanh của mình, không những thế nhập khẩu hàng hóa là một thế mạnh của công ty trước các đối thủ cạnh tranh cùng quy mô. Vì vậy, qui trình của nhập khẩu hàng hóa của công ty được thực hiện theo một trình tự có khoa học với sự tham gia chặt chẽ giữa các bộ phận, phòng ban để đạt được hiệu quả một cách tối đa.
Hình 3 : Quy trình nhập khẩu hàng hoá của Công ty
Người thực hiện
Trình tự công việc
Ban lãnh đạo
Phòng bán hàng
Phòng XNK
Kế hoạch nhập khẩu
Giám đốc
Duyệt
Cán bộ theo dõi XNK
Liên hệ ký hợp đồng
Kế toán
Mở L/C
Cán bộ theo dõi XNK
Theo dõi việc giao hàng bằng fax/email
Cán bộ theo dõi XNK
Tiếp nhận chứng từ
Cán bộ giao nhận
Chuẩn bị nhận hàng
Cán bộ giao nhận
Tiếp nhận hàng
Cán bộ giao nhận
Kiểm tra Xử lý
Cán bộ giao nhận và Thủ kho
Nhập kho
Trình tự công việc :
Kế hoạch nhập khẩu :
Ban lãnh đạo, Phòng bán hàng, Phòng XNK họp, xem xét, phân tích thị trường để xác địch cụ thể các mặt hàng cụ thể cần thiế phù hợp với nhu cầu kinh doanh thông qua kế hoạch nhập khẩu cụ thể.
Sau khi kế hoạch nhập khẩu được đệ trình lên ban giám đốc và được Giám đốc công ty thông qua, Phòng XNK triển khai soạn thảo hợp đồng và trình Giám đốc ký duyệt.
Liên hệ, ký kết hợp đồng :
Sau khi kế hoạch nhập khẩu được thông qua, phòng XNK có nhiệm vụ liên hệ với các công ty đối tác trong lĩnh vực hàng hóa cụ thể cần nhập khẩu để tham khảo giá cả đồng thời sử dụng những nghiệp vụ ngoại thương để có được sự đồng ý của đối tác với giá hợp lý.
Sau khi đã thỏa thuận được giá cả thì thảo và gửi hợp đồng cho đối tác nước ngoài qua fax
Sau khi nhận được bản hợp đồng đã được phía nước ngoài xác nhận, Phòng XNK chuyển cho Phòng Kế toán để mở L/C
Theo dõi việc giao hàng :
Giao dịch với phía nước ngoài qua fax/email về hợp đồng đã ký kết
Gửi bản L/C copy đã mở cho phía nước ngoài qua fax, đồng thời theo dõi thời gian dự kiến giao hàng ( Estimated time of delivery – ETD ) và thời gian dự kiến hàng đến ( Estimated time of arrival – ETA ).
Tiếp nhận chứng từ :
Trên cơ sở thời gian dự kiến hàng đến, theo dõi việc gửi bộ chứng từ nhận hàng của phía nước ngoài ( qua fax hoặc chuyển phát nhanh ).
Bộ chứng từ tiếp nhận phải có :
+ Vận đơn ( Bill of lading ).
+ Hoá đơn thương mại ( Commercial Invoice ).
+ Phiếu đóng gói chi tiết ( Packing List ).
+ Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of Origin – C/O ).
+ Giấy chứng nhận chất lượng ( Certificate of Quality – C/Q ).
+ Giấy giao nhận hàng tại biên giới ( Cargo Receipt ) – dùng trong trường hợp giao nhận hàng tại cửa khẩu biên giới.
Đối chiếu chứng từ với các điều khoản của hợp đồng và L/C xem có phù hợp không. Trong trường hợp có khác biệt, yêu cầu phía nước ngoài sửa đổi chứng từ cho phù hợp.
Chuẩn bị nhận hàng :
Bộ phận giao nhận hàng phải :
Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để mở tờ khai Hải quan.
Thông báo với cán bộ phụ trách kho kế hoạch đưa hàng về kho ít nhất trước 01 ngày để chuẩn bị mặt bằng kho.
Trường hợp nhận hàng bằng đường bộ, trước khi đi lấy hàng cán bộ giao nhận phải nắm được số lượng xe sẽ chuyên chở hàng để bố trí lực lượng áp tải xe, đảm bảo mỗi xe một người. Sau khi biết chính xác thời gian xe chạy từ cửa khẩu về kho phải báo ngay cho kho biết để có kế hoạch đón hàng.
Tiếp nhận hàng :
Đối với hàng đi bằng đường biển, đóng trong container :
- Sau khi kết thúc quá trình kiểm hoá tại kho riêng của Hải quan, cán bộ giao nhận phải tiến hành áp tải hàng về kho của Công ty.
- Làm biên bản bàn giao với cán bộ kho.
Đối với hàng đi bằng đường bộ, đóng rời và chuyên chở bằng xe tải :
- Từng cá nhân áp tải có trách nhiệm kiểm đếm chính xác số kiện từ xe nước ngoài giao sáng xe Việt Nam. Nếu kết quả kiểm đếm thực tế phù hợp với số lượng ghi trên giấy biên nhận của phía nước ngoài mới được phép ký vào biên bản giao hàng của phía nước ngoài. Trường hợp có sai khác số lượng kiểm đếm giữa hai bên, phải tiến hành kiểm đếm lại và cán bộ giao nhận phải nắm bắt được tình hình kiểm đếm của các xe trước khi giao CARGO RECEIPT cho phía nước ngoài.
- Từng cá nhân áp tải phải lập biên bản giao nhận hàng với lái xe phía nước ngoài và mang về báo cáo. Các biên bản giao nhận sẽ là căn cứ cho Thủ kho tiến hành nhập kho từng xe.
- Trong quá trình chuyên chở hàng từ biên giới địa điểm kiểm hoá kho riêng của Công ty, nhân viên áp tải phải chịu trách nhiệm về số lượng hàng hoá trong xe của mình. Khi hàng về đến kho của Công ty, nhân viên áp tải làm biên bản bàn giao số lượng hàng với Thủ kho. Cán bộ giao nhận phải có trách nhiệm tổng hợp kết quả giao nhận của các xe tại kho và báo cáo cho lãnh đạo Công ty biết sớm nhất các vấn đề bất thường trong quá trình giao hàng tại kho.
- Cán bộ giao nhận phải có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý, đôn đốc các nhân viên áp tải xe hoàn thành trách nhiệm được giao.
Kiểm tra hàng hoá sau khi nhập kho :
Sau khi nhập hàng vào kho, Thủ kho phải kiểm tra, đối chiếu với phiếu đóng gói chi tiết do phía nước ngoài gửi và thống kê chi tiết số lượng, số hiệu thùng thiếu. Thủ kho phải gửi báo cáo khẩn về tình trạng thiếu hàng hoá cho Phòng XNK biết để thông báo ngay cho đối tác nước ngoài.
Căn cứ vào các báo cáo hàng thiếu do các tổ phát hiện, Thủ kho phải tổng kết và lập báo cáo hàng thiếu của từng lô hàng rồi gửi cho Phòng XNK trong thời gian sớm nhất. Yêu cầu báo cáo phải ghi rõ số hiệu thùng và số lượng thiếu trong thùng đó.
Sau khi nhận được báo cáo chi tiết hàng thiếu, Phòng XNK phải thông báo ngay cho đối tác nước ngoài.
Phòng XNK tổng kết các báo cáo hàng thiếu và chi tiết hàng được gửi bù của đối tác nước ngoài theo từng quý.
Cuối mỗi tháng, Phòng XNK lập báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu chất lượng và gửi tới Ban giám đốc của Công ty.
Một số phụ lục và hồ sơ có liên quan : ( xem phụ lục )
Hợp đồng ngoại, bộ chứng từ.
Chứng từ khai báo Hải quan : BM – XN – 01 – 01.
Biên bản nhận hàng : BM – XN – 01 – 02.
Biên bản giao nhận hàng hoá tại kho : BM – XN – 01 – 03.
Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu chất lượng : BM – XN – 01 – 04.
Tình hình nhập khẩu hàng hoá tại Công ty Detech:
Trong những năm gần đây công ty Detech đã có những bước tiến quan trọng trong linh vực nhập khẩu, công ty luôn cố gắng nỗ lực nghiên cứu và tìm hiểu thị hiếu của thị trường để đưa những mặt hàng cụ thể vào danh mục nhập khẩu của công ty và cũng là để đáp ứng thị trường một cách hiệu quả nhất cả về thời gian lẫn địa điểm.
Các mặt hàng được coi là thế mạnh và chiến lược của công ty thì từ năm 2006 đến năm 2008 đã có những chuyển biết về cơ cấu mặt hàng để phù hợp với tình hình kinh tế nói chung cũng như đạt được những bước tiến trong kinh doanh. Những mặt hàng về Nguyên vật liệu phụ gia thực phẩm và Linh kiện phụ tùng ô tô, xe gắn máy đang là những mặt hàng được công ty chú trọng để phát triển nhập khẩu phục vụ cho cả kinh doanh lẫn sản xuất.
Hình 4 : Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng của Công ty qua các năm
2006
2007
2008
Kim ngạch NK
( triệu USD )
Tỷ trọng
( % )
Kim ngạch NK
( triệu USD )
Tỷ trọng
( % )
Kim ngạch NK
( triệu USD)
Tỷ trọng
( % )
Thiết bị bể bơi; xử lý nước và môi trường
0,8
38,37
1,2
38,83
0,3
15,48
Nguyên liệu, phụ gia thực phẩm
0,32
15,35
0,54
17,47
0,87
44,89
Linh kiện, phụ tùng ôtô, xe máy
0,965
46,28
1,35
78,64
0,755
38,96
Các loại hàng hoá khác
0,013
0,67
( Nguồn : Báo cáo XNK hàng năm - Phòng Tài chính kế toán )
Phân tích tình hình nhập khẩu các nhóm mặt hàng, ta có thể rút ra một số nhận xét như sau :
a. Đối với mặt hàng thiết bị bể bơi, thiết bị xử lý nước và môi trường : mặt hàng này chủ yếu được nhập về để thực hiện các hợp đồng nội. Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này là 0,8 triệu USD, chiếm 38,37% tỷ trọng hàng nhập khẩu. Đến năm 2007, do nhu cầu trong nước tăng cao, đặc biệt là đối với mặt hàng thiết bị bể bơi, kim ngạch nhập khẩu của nhóm mặt hàng này đã tăng lên 1,2 triệu USD ( tăng 150% so với năm 2006 ), tỷ trọng đạt 38,83%. Tuy nhiên sang đến năm 2008, do chịu ảnh hưởng ít nhiều của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều dự án của Công ty đã phải tạm dừng nên kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt 0,3 triệu USD, chiếm tỷ trọng 15,48%.
Đối với nhóm mặt hàng nguyên liệu, phụ gia thực phẩm : mặt hàng này được nhập khẩu nhằm mục đích sản xuất các loại thực phẩm chức năng. Đây là loại sản phẩm mới được Công ty đưa vào kinh doanh từ năm 2006. Về sản lượng thì kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này so với các loại mặt hàng khác là chưa cao : 0,32 triệu USD năm 2006; 0,54 triệu USD năm 2007 và năm 2008 là 0,87 triệu USD. Tuy nhiên nếu xét về góc độ tăng trưởng thì đây là nhóm mặt hàng có mức độ tăng trưởng tăng dần qua các năm. Nếu như trong 2 năm 2006 và 2007, tỷ trọng của nhóm mặt hàng này chỉ là 15,35% ( 2006 ) và 17,47% ( 2007 ), thì đến năm 2008 tỷ trọng đã tăng lên đến 44,89%. Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy sản phẩm thực phẩm chức năng của Công ty đang dần tạo được vị thế trên thị trường trong nước.
Đối với nhóm mặt hàng linh kiện, phụ tùng ôtô, xe máy : đây là nhóm mặt hàng chủ chốt của Công ty, luôn chiếm tỷ trọng cao trong số các mặt hàng nhập khẩu. Năm 2006, kim ngạch nhập khẩu của nhóm mặt hàng này là 0,965 triệu USD, tỷ trọng chiếm 46,82%. Đến năm 2007, kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh, lên đến 1,35 triệu USD, đạt 78,64% tỷ trọng hàng nhập khẩu. Nhưng đến năm 2008, do thị trường xe máy trong nước đã bão hoà, thêm vào đó là ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khiến cho tình hình tiêu thụ xe máy của Công ty gặp nhiều khó khăn, nên kim ngạch nhập khẩu chỉ còn 0,755 triệu USD, tỷ trọng giảm xuống mức 38,96%.
Đối với nhóm mặt hàng là các loại hàng h