Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp

Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chính cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam, vì thế rủi ro tín dụng vẫn là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại hậu quả nghiêm trọng nhất cho các Ngân hàng. Thông qua hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương, bài viết muốn nói lên được thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương. Từ đó đưa ra những giải phá p nhằm nâng cao năng lực hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt là hoạt động đo lường rủi ro tín dụng với việc sử dụng các phương pháp đo lường tiên tiến được các Ngân hàng trên thế giới sử dụng, và khả năng ứng dụng tại Việt Nam.

pdf5 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2687 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng công thương Đà Nẵng: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 82 HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CREDIT RISK MANAGEMENT IN THE INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK, DANANG BRANCH- SITUATION AND SOLUTIONS SVTH: LÊ TRỌNG QUÝ LỚP: 30K7.2, Trường Đại Học Kinh tế GVHD: PHẠM VĂN SƠN Khoa Tài chính Ngân hàng,Trường Đại Học Kinh tế TÓM TẮT Hiện nay hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại thu nhập chính cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam, vì thế rủi ro tín dụng vẫn là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất và mang lại hậu quả nghiêm trọng nhất cho các Ngân hàng. Thông qua hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương, bài viết muốn nói lên được thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt là hoạt động đo lường rủi ro tín dụng với việc sử dụng các phương pháp đo lường tiên tiến được các Ngân hàng trên thế giới sử dụng, và khả năng ứng dụng tại Việt Nam. SUMMARY At present, lending is the main source of revenue for commercials banks in Vietnam. Therefore, credit risk is the biggest risk and causes the most serious consequences for banks. Based on the credit risk management activities in the Industrial and Commercial bank, Danang branch, the thesis focuses on the situation of credit risk management at Industrial and Commercial Bank. Then it mentions some solutions to improve competence in credit risk management, especially in assessing credit risk with advanced measurement methods used by banks in the world, as well as the feasibility in Vietnam. 1. Mở đầu Trong các loại rủi ro hiện nay thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Trước những thay đổi của các yếu tố vĩ mô, cùng với sự cạnh tranh và hội nhập sẽ làm cho nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng càng cao hơn, do đó hoạt động quản trị rủi ro tín dụng càng phải được quan tâm hơn. Mục đích chính của bài viết nhằm nói lên thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục cũng như nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề xuất các giải pháp cho Ngân hàng Công thương Việt Nam, ứng dụng các giải pháp vào Ngân hàng. Chủ yếu tập trung vào các giải pháp đo lường rủi ro tín dụng. Phương pháp tiếp cận dựa vào bốn bước của quá trình quản trị rủi ro đó là nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ. Bố cục đề tài: Gồm ba phần Phần I: Một số vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng Phần II: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 83 Phần III: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng 2. Nội dung 2.1. Thực trạng - Tình hình kinh doanh tín dụng tại chi nhánh Bảng 2-1: Tình hình kinh doanh tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tăng(giảm) 2007/2006 Số tiền Tỷ trọng( %) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % 1.Doanh số cho vay 1.512.411 100 1.780.428 100 268.017 17,72 1.1. Ngắn hạn 1.471.695 97,31 1.680.553 94,39 208.858 14,19 1.2. Trung dài hạn 40.716 2,69 99.875 5,61 59.159 145,3 2. Doanh số thu nợ 1.522.572 100 1.716.895 100 194.323 12,76 2.1. Ngắn hạn 1.489.479 97,83 1.706.899 99,42 217.420 14,60 2.2. Trung dài hạn 33.093 2,17 9.996 0,58 -23.097 -69,79 3. Dư nợ cuối kỳ 917.520 981.053 63.533 6,92 4. Dư nợ bình quân 944.806 949.286 4.480 0,47 (Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng) Nhìn chung tình hình doanh số cho vay của chi nhánh tăng nhẹ, do chi nhánh đang thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhều nhất. Dư nợ cuối kỳ năm 2007 tăng 6,92% so với năm 2006. - Tình hình nợ xấu tại chi nhánh Bảng 2-2: Tình hình phân loại nợ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1.Dư nợ nhóm 2 4.638 5.537 559 2. Dư nợ xấu 2.921 1.367 2.339 2.1. Dư nợ nhóm 3 1.187 642 936 2.2. Dư nợ nhóm 4 981 519 912 2.3. Dư nợ nhóm 5 753 206 491 (Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng) Tỷ lệ dư nợ xấu trên dự nợ bình quân năm 2006 là 0,14%, năm 2007 là 0,25%. Tình hình dư nợ xấu của chi nhánh đều có những biến động nhất định, nhưng đều nằm trong mức cho phép. - Tình hình phân loại doanh số cho vay theo đối tượng vay Bảng 2-3: Phân tích tình hình doanh số cho vay theo đối tượng vay ĐVT: Triệu đồng Đối tượng vay 2006 2007 Tăng(giảm) 2007/2006 Số tiền % Doanh nghiệp nhà nước 801.577 658.759 -142.818 -17,82 Doanh nghiệp cổ phần hoá & ngoài quốc doanh 483.971 794.367 310.396 64,14 Đối tượng khác 226.863 327.302 100.439 44,27 Tổng 1.512.4111 1.780.428 268.017 17,72 (Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng) Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 84 Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp Nhà nước chiếm 53% trong tổng doanh số cho vay năm 2006 nhưng đến năm 2007 đã giảm xuống còn 37%. Việc tập trung vào một đối tượng vay sẽ gây ra rủi ro cho Ngân hàng. - Tình hình trích lập dự phòng rủi ro Bảng 2-4: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đà Nẵng ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Nguồn sử dụng năm trước 2.464 2.924 4.186 DPRR đã sử dụng năm nay 1.793 1.195 2.595 DPRR phải trích năm nay 1.582 728 1.098 Số thực trích 2.253 2.457 2.689 (Nguồn: Phòng tổng hợp chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng) - Đánh giá chung về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh + Chưa có chính sách quản trị rủi ro tín dụng rõ ràng + Tình hình nợ xấu còn phức tạp + Các biện pháp phòng ngừa rủi ro mang tính định tính + Công cụ đo lường rủi ro tín dụng còn gặp nhiều bất cập + Hoạt động thông tin tín dụng còn yếu + Trình độ cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý rủi ro thấp. 2.2. Giải pháp - Nhận dạng rủi ro tín dụng + Lập bảng câu hỏi nghiên cứu + Dựa vào quy trình vay + Đẩy mạnh hoạt động thu thập, phân tích và lưu trữ dữ liệu - Đo lường rủi ro tín dụng + Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ IRB (Internal Ratings Based) ED= PD x EAD x LGD Cách xác định PD: Xác suất không trả nợ của khách hàng Cách xác định EAD: Tổng dự nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ Cách xác định LGD: Tỷ trọng tồn thất ước tính Những thuận lợi khi sử dụng IRB và điều kiện sử dụng IRB Xác suất rủi ro tích lũy 1 Hàm Logistic E(Zi) 0 Zi Giá trị dự tính của Z Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn mô hình Logit Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 85 + Phương pháp xác định giá trị rủi ro VaR (Value at Risk): Giới thiệu VaR, cách xác định VaR cho danh mục cho vay, ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng VaR, điều kiện để ứng dụng VaR. - Kiểm soát rủi ro tín dụng + Sử dụng nghiệp vụ bán nợ: lý do sử dụng, lợi ích và rủi ro của nghiệp vụ bán nợ + Sử dụng các công cụ phái sinh: Hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập, Hợp đồng hoán đổi tín dụng, hợp đồng quyền chọn tín dụng, hợp đồng quyền chọn trái phiếu. - Tài trợ rủi ro tín dụng + Tăng cường công tác trích lập dự phòng rủi ro và xử lý tài sản đảm bảo + Chứng khoán hóa các khoản nợ + Mua bảo hiểm tiền vay - Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam + Hoàn thiện chính sách và quy trình quản trị rủi ro tín dụng + Hoàn thiện quy trình cho vay + Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ + Ứng dụng các công cụ phái sinh + Tăng cường hoạt động thông tin tín dụng - Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước + Ban hành các quy định, tạo điều kiện sử dụng công cụ phái sinh + Thành lập trung tâm thông tin tín dụng tư nhân + Thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các Ngân hàng thương mại Nhà nước 3. Kết luận Đề tài đã đạt được một số vấn đề sau: - Đề tài đã cung cấp những khái niệm cơ bản nhất về rủi ro tín dụng cũng như quản trị rủi ro tín dụng, từ đó có thể giúp người đọc hiểu được bản chất của rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó đề tài còn cung cấp được những nguyên nhân thường dẫn đến rủi ro tín dụng, hậu quả của rủi ro tín dụng, các chiến lược phòng ngừa rủi ro tín dụng và lợi ích của quản trị rủi ro tín dụng. - Cung cấp cho người đọc về nền tảng lý thuyết của các phương pháp nhận dạng đo lường, kiểm soát, tài trợ rủi ro tín dụng mới được nhiều Ngân hàng và các tổ chức quốc tế khuyến khích sử dụng. - Đã cung cấp được bức tranh toàn cảnh về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng nhằm đưa chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh. - Và cuối cùng là đưa ra các giải pháp để Ngân hàng Công thương có thể cải thiện được hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của mình. Và mong muốn sẽ giúp ích được nhiều Ngân hàng khác trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó đề tài còn những hạn chế sau: - Các phương pháp mà đề tài đưa ra trong đó đặc biệt là đo lường rủi ro tín dụng, hiện nay hầu hết các Ngân hàng thương mại ở nước ta vẫn chưa sử dụng, vì thế không thể chứng minh được tính hiệu quả của các phương pháp đó. - Đặc biệt là các số liệu về dư nợ xấu, rất khó để có thể tiếp cận được với con số thật của Ngân hàng, do đó những nhìn nhận và đánh giá sẽ kém chính xác hơn. - Thêm vào đó, đây là lần đầu tiên người viết, viết về chuyên đề quản trị rủi ro tín dụng nên còn chưa có kinh nghiệm trong cách diễn đạt cũng như phân tích vì thế chắc chắn đề tài không thể tránh khỏi sai sót. Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt [1] Hồ Diệu (2002), Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. [2] Phan Thị Thu Hà (2006), “ Rủi ro tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam- cách tiếp cận từ tính chất sở hữu”, Tạp chí Ngân hàng, (24), Tr.10-12. [3] Ngô Quang Huân (1998), Quản trị rủi ro, Nhà xuất bản giáo dục, Thành Phố Hồ Chí Minh. [4] Lê Văn Hùng (2007), “ Rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng- nhìn từ góc độ đạo đức”, Tạp chí Ngân hàng, (16), Tr.33-35. [5] Trịnh Thanh Huyền (2007), “ Để Ngân hàng vươn ra biển lớn. Điều trị “căn bệnh” nợ xấu của NHTM”, Tạp chí tài chính, (tháng 5), Tr.20-22,28. [6] Đinh Thị Kim Loan (2007), “ Giữ vững lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng (23), Tr.45-47. [7] Mishkin F.S. (1999), Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội. [8] Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quyến (2002), Rủi ro tài chính Thực tiễn và phương pháp đánh giá, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội. [9] Bùi Thị Kim Ngân (2005), “Một số vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng,(Số chuyên đề), Tr.29-33. [10] Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng [11] Sổ tay tín dụng Ngân hàng Công thương năm 2004 [12] Phan Minh Ngọc (2007), “ Nợ khó đòi trong ngành Ngân hàng Trung Quốc- Một số liên hệ với Việt Nam”,Tạp chí Ngân hàng, (2), Tr. 23-24. [13] Nguyễn Thị Kim Nhung (2006), “ Xử lý nợ xấu, nâng cao năng lực tài chính góp phần giải phóng vốn đầu tư phát triển ở nước ra trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, (8), Tr.5-7,12. [14] Rose P.S. (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội. [15] Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và Phòng ngừa trong rủi ro kinh doanh Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. [16] Nguyễn Văn Tiến (1999), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. [17] Nguyễn Đức Trung (2007), “ Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên Hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB và những ứng dụng trong quản trị rủi ro”, Tạp chí Ngân hàng,(6), Tr.9-12. Tiếng Anh [18] Hempel G.H., Simonson D.G. (1999), Bank Management Text and Cases, Johnwiley & Son, Inc, Australia.
Luận văn liên quan