Hoạt động thẩm định tài trợ vốn các dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương (NHCT) tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2007: Thực trạng và giải pháp

Trong nền kinh tế, nhất là một nền kinh tế có tăng trưởng, hoạt động đầu tư là hoạt động không thể thiếu, giúp duy trì hay làm tăng lên giá trị tài sản của nền kinh tế, phục vụ cho đời sống của dân chúng. Hoạt động đầu tư luôn là một hoạt động lâu dài, hiệu quả mang tính chất tương lai, vì vậy mà các nhà đầu tư khôn ngoan luôn lập cho mình một kế hoạch hay một dự án đầu tư để có thể có một bức tranh đầy đủ về hoạt động đầu tư của mình. Thẩm định dự án đầu tư là một công đoạn có tính chất quyết định cuối cùng đối với việc ra quyết định: Có nên thực sự đầu tư cho dự án hay không. Trong công cuộc đầu tư, với nguồn lực hữu hạn về vốn, chủ đầu tư tất yếu phát sinh nhu cầu đi vay. Ngân hàng – trong điều kiện hiện nay – vẫn là một sự lựa chọn lí tưởng. Với nghiệp vụ cho vay đối với các dự án, ngân hàng có thể có lợi nhuận từ phí (như thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu với dự án có liên quan đến yếu tố nước ngoài), từ chênh lệch giữa chi phí vốn (có thể là từ việc ngân hàng đi vay từ dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác ) và doanh thu vốn (từ việc cho vay các dự án). Để đảm bảo việc cho vay các dự án ở mức rủi ro thấp nhất có thể, tức là trong điều kiện dự án định cho vay ở mức rủi ro cao nhất thì dự án đó vẫn đảm bảo hoàn trả cho ngân hàng cả nợ gốc và lãi vay đầy đủ và đúng hạn, các ngân hàng dù ít hay nhiều, cũng đều thực hiện thẩm định trước khi quyết định có nên cho dự án vay vốn hay không. Như vậy, thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng là một hoạt động không thể bỏ qua, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tài trợ cho các dự án đầu tư của các ngân hàng. Hoạt động thẩm định trước khi cho vay các dự án đã được các ngân hàng ngày càng chú trọng nhiều hơn vì tầm quan trọng của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tín dụng, đặc biệt là ở các ngân hàng thương mại của nhà nước đã quan tâm hơn trong việc cho vay các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của nhà nước (trước đây, việc cho vay đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước, gần như việc thẩm định trước khi cho vay tại các ngân hàng thương mại nhà nước nếu có cũng chỉ mang tính chất hình thức, do vậy rủi ro tín dụng là rất cao và tỉ lệ nợ quá hạn, nợ đọng là rất lớn gây thiệt hại cho ngân hàng cũng như nhà nước). Từ lâu, đã có rất nhiều đề tài, nhiều nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm ra những mặt hạn chế trong công tác thẩm định cho vay tại các ngân hàng, đồng thời tìm ra những giải pháp góp phần hoàn thiện hơn cho hoạt động quan trọng này. Mặc dù vậy, thực tế nhiều biến động vẫn còn có nhiều điều cần phải tiếp tục xem xét nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng. Với suy nghĩ đó, cùng với việc có điều kiện được thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Phú Thọ, em có điều kiện được tiếp xúc phần nào với thực tế hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng. Qua đó, em đã xác định đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “Hoạt động thẩm định tài trợ vốn các dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương (NHCT) tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2007: thực trạng và giải pháp”, góp phần giúp những người quan tâm đến vấn đề này có thêm thông tin về công tác thẩm định tại một chi nhánh của một trong bốn ngân hàng thương mại có thị phần lớn nhất cả nước tại một tỉnh có điều kiện kinh tế trung bình so với cả nước như Phú Thọ. Trong quá trình tìm hiểu thực tế, cũng như quá trình xây dựng đề tài chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế do còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, em rất mong sẽ nhận được những góp ý của các thầy cô giáo. Chuyên đề của em ngoài Lời mở đầu, Kết luận gồm hai chương: Chương I: Tình hình thẩm định tài trợ vốn các dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2007 Chương II: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tài trợ vốn các dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ

doc112 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động thẩm định tài trợ vốn các dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương (NHCT) tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2007: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Danh mục bảng số liệu , hình vẽ Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2006 - 2007 Bảng 1.2: Tổng dư nợ và cơ cấu tín dụng giai đoạn 2006 - 2007 Bảng 1.3: Dòng tiền từ dự án theo quan điểm tổng vốn đầu tư Bảng 1.4: Tình hình thẩm định dự án vay vốn giai đoạn 2006 - 2007 Bảng 1.5: Cơ cấu ngành, lĩnh vực vay vốn giai đoạn 2006 – 2007 Bảng 1.6: Dự án đầu tư vay vốn phân theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2006 – 2007 Bảng 1.7: Kết quả công tác thẩm định tài trợ vốn dự án đầu tư giai đoạn 2006 - 2007 Bảng 1.8: Dư nợ cho vay theo dự án đầu tư giai đoạn 2006 – 2007 Bảng 1.9: Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2007 Hình 1.1: Sơ đồ quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư Hình 1.2: Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư theo tiêu chuẩn ISO của NHCT Việt Nam Hình 1.3: Sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ Hình 2.1: Đề xuất sơ đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư mới Lời mở đầu Trong nền kinh tế, nhất là một nền kinh tế có tăng trưởng, hoạt động đầu tư là hoạt động không thể thiếu, giúp duy trì hay làm tăng lên giá trị tài sản của nền kinh tế, phục vụ cho đời sống của dân chúng. Hoạt động đầu tư luôn là một hoạt động lâu dài, hiệu quả mang tính chất tương lai, vì vậy mà các nhà đầu tư khôn ngoan luôn lập cho mình một kế hoạch hay một dự án đầu tư để có thể có một bức tranh đầy đủ về hoạt động đầu tư của mình. Thẩm định dự án đầu tư là một công đoạn có tính chất quyết định cuối cùng đối với việc ra quyết định: Có nên thực sự đầu tư cho dự án hay không. Trong công cuộc đầu tư, với nguồn lực hữu hạn về vốn, chủ đầu tư tất yếu phát sinh nhu cầu đi vay. Ngân hàng – trong điều kiện hiện nay – vẫn là một sự lựa chọn lí tưởng. Với nghiệp vụ cho vay đối với các dự án, ngân hàng có thể có lợi nhuận từ phí (như thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu với dự án có liên quan đến yếu tố nước ngoài), từ chênh lệch giữa chi phí vốn (có thể là từ việc ngân hàng đi vay từ dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác…) và doanh thu vốn (từ việc cho vay các dự án). Để đảm bảo việc cho vay các dự án ở mức rủi ro thấp nhất có thể, tức là trong điều kiện dự án định cho vay ở mức rủi ro cao nhất thì dự án đó vẫn đảm bảo hoàn trả cho ngân hàng cả nợ gốc và lãi vay đầy đủ và đúng hạn, các ngân hàng dù ít hay nhiều, cũng đều thực hiện thẩm định trước khi quyết định có nên cho dự án vay vốn hay không. Như vậy, thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng là một hoạt động không thể bỏ qua, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tài trợ cho các dự án đầu tư của các ngân hàng. Hoạt động thẩm định trước khi cho vay các dự án đã được các ngân hàng ngày càng chú trọng nhiều hơn vì tầm quan trọng của nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tín dụng, đặc biệt là ở các ngân hàng thương mại của nhà nước đã quan tâm hơn trong việc cho vay các dự án đầu tư sử dụng vốn vay của nhà nước (trước đây, việc cho vay đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn nhà nước, gần như việc thẩm định trước khi cho vay tại các ngân hàng thương mại nhà nước nếu có cũng chỉ mang tính chất hình thức, do vậy rủi ro tín dụng là rất cao và tỉ lệ nợ quá hạn, nợ đọng là rất lớn gây thiệt hại cho ngân hàng cũng như nhà nước). Từ lâu, đã có rất nhiều đề tài, nhiều nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tìm ra những mặt hạn chế trong công tác thẩm định cho vay tại các ngân hàng, đồng thời tìm ra những giải pháp góp phần hoàn thiện hơn cho hoạt động quan trọng này. Mặc dù vậy, thực tế nhiều biến động vẫn còn có nhiều điều cần phải tiếp tục xem xét nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng. Với suy nghĩ đó, cùng với việc có điều kiện được thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Phú Thọ, em có điều kiện được tiếp xúc phần nào với thực tế hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng. Qua đó, em đã xác định đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “Hoạt động thẩm định tài trợ vốn các dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Công thương (NHCT) tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2007: thực trạng và giải pháp”, góp phần giúp những người quan tâm đến vấn đề này có thêm thông tin về công tác thẩm định tại một chi nhánh của một trong bốn ngân hàng thương mại có thị phần lớn nhất cả nước tại một tỉnh có điều kiện kinh tế trung bình so với cả nước như Phú Thọ. Trong quá trình tìm hiểu thực tế, cũng như quá trình xây dựng đề tài chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế do còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, em rất mong sẽ nhận được những góp ý của các thầy cô giáo. Chuyên đề của em ngoài Lời mở đầu, Kết luận gồm hai chương: Chương I: Tình hình thẩm định tài trợ vốn các dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2007 Chương II: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tài trợ vốn các dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ CHƯƠNG I TÌNH HÌNH THẨM ĐỊNH TÀI TRỢ VỐN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006 - 2007 Vài nét khái quát về chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ Chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ là chi nhánh ngân hàng cấp 1 loại I trực thuộc hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam - một trong bốn ngân hàng thương mại có thị phần lớn nhất Việt Nam. Lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ được thành lập năm 1988, ngay từ khi NHCT Việt Nam được thành lập (26 – 03 – 1988, khi đó NHCT Việt Nam có tên là Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam). Tiền thân là ngân hàng nhà nước thành phố Việt Trì và lực lượng nòng cốt là cán bộ của 2 phòng tín dụng công nghiệp và tín dụng thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Vĩnh Phú hợp lại thành NHCT tỉnh Vĩnh Phú, ngoài hội sở chính tại thành phố Việt Trì còn có 2 chi nhánh trực thuộc là chi nhánh NHCT thị xã Phú Thọ và chi nhánh NHCT thị xã Vĩnh Yên với số cán bộ được bàn giao là 335 người. Lúc đó, hoạt động kinh doanh vừa mới thoát khỏi thời kì bao cấp, do đó còn phiến diện, các dịch vụ ngân hàng hạn hẹp, quy mô kinh doanh nhỏ bé; đối tượng phục vụ chủ yếu là các xí nghiệp quốc doanh; công nghệ ngân hàng còn ở trình độ sơ khai, thủ công là chủ yếu. Do nhu cầu của nền kinh tế thị trường ngày càng lớn đòi hỏi ngân hàng phải phục vụ nhanh chóng, thuận lợi đáp ứng mọi yêu cầu cho sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế phát triển nên chỉ trong một thời gian ngắn (1988 - 1996) mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động của NHCT Vĩnh Phú đó được mở rộng từ chỗ chỉ có 2 chi nhánh trực thuộc, đến năm 1996 đã có 5 chi nhánh trực thuộc với tổng số cán bộ biên chế đến 460 người. Từ năm 1997, thực hiện nghị quyết của Quốc hội khoá IX về việc phân chia lại địa giới hành chính, tỉnh Vĩnh Phú tách thành tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc, chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ chính thức thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 305655 ngày 2/1/1997 của Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Phú Thọ, chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ chính là kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng, nhận và sử dụng có hiệu quả vốn của nhà nước giao. Kể từ đó đến nay, bộ máy kinh doanh của chi nhánh luôn được mở rộng và phát triển, hiện nay chi nhánh có 01 Hội sở chính (đặt tại 1514 Đại lộ Hùng Vương – TP. Việt Trì - tỉnh Phú Thọ với 132 cán bộ công nhân viên, gồm 03 phòng giao dịch, 05 quỹ tiết kiệm huy động vốn), chi nhánh Đền Hùng, chi nhánh Nam Việt Trì, chi nhánh thị xã Phú Thọ với 13 quỹ tiết kiệm huy động vốn thuộc các cấp chi nhánh trực thuộc, tại mỗi khu dân cư tập trung có một điểm giao dịch. Mạng lưới hoạt động được bố trí tập trung chủ yếu ở các trung tâm thương mại, khu kinh tế phát triển; gắn với các khu vực thành phố, thị xã, khu kinh tế phát triển, dân cư tập trung (đặc biệt là các khu dân cư có thu nhập cao), khu vực có khả năng huy động vốn, đầu tư cho vay hoặc mở rộng các ứng dụng dịch vụ ngân hàng. Đối tượng kinh doanh của NHCT đã mở rộng tới mọi thành phần kinh tế, ngành nghề kinh doanh với phương châm: “Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp”. Mọi thành phần kinh tế thuộc mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh đều được chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ tiếp cận và đáp ứng đầy đủ kịp thời. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ cũng có sự đổi mới căn bản theo định hướng của Đảng, Nhà nước và sự vận động biến đổi của thị trường. Nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay, bảo lãnh của chi nhánh đến nay đạt nhiều tỷ đồng, tăng gấp nhiều lần nguồn vốn khi mới thành lập và chiếm thị phần cao trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Tháng 10/2005 thực hiện theo thông báo số 70/NHCT ngày 24 tháng 09 năm 2005 của NHCT Việt Nam về việc triển khai hiện đại hoá hệ thống NHCT Việt Nam, chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ bắt đầu hoạt động theo mô hình mới, nâng cấp các chi nhánh trực thuộc là chi nhánh Đền Hùng, chi nhánh Nam Việt Trì, chi nhánh thị xã Phú Thọ thành chi nhánh cấp 1 loại III trực thuộc thẳng NHCT Việt Nam. Vì vậy từ năm 2005 trở về trước, chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ thực hiện hạch toán chung tất cả các chi nhánh, nhưng bắt đầu từ năm 2006 đến nay thực hiện hạch toán độc lập. Với hệ thống giao dịch một cửa chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ đã, đang và sẽ cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tốt nhất cho khách hàng. Với cố gắng nỗ lực lớn, chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ đạt được những kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua như liên tục được xếp loại giỏi qua các năm và đặc biệt đến năm 2006 chi nhánh đã được đón nhận Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước về thành tích công tác giai đoạn 2000 - 2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chức năng và nhiệm vụ Ra đời trong nền kinh tế thị trường, chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ là một chi nhánh của NHCT Việt Nam – một tổ chức tài chính trung gian. Do vậy NHCT tỉnh Phú Thọ có những chức năng sau: Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh của chi nhánh cho phù hợp với từng thời kì, điều kiện từng năm dựa trên cơ sở kế hoạch và chiến lược chung của NHCT Việt Nam. Cung cấp dịch vụ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế. Chịu sự quản lí và điều tiết của UBND tỉnh Phú Thọ và Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ và sự quản lí điều hành trực tiếp của NHCT Việt Nam. Theo luật các tổ chức tín dụng 1997, nội dung các hoạt động của các tổ chức tín dụng bao gồm: Huy động vốn, hoạt động tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, và các hoạt động khác. Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ phù hợp với pháp luật; phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu; tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư từ Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức quốc tế, quốc gia và các cá nhân khác có các chương trình lphát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; vay vốn Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Thực hiện cho vay ngắn hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các nhu cầu xã hội khác; cho vay trung và dài hạn với mục tiêu hiệu quả hoặc mục tiêu tài trợ tùy tính chất và khả năng về nguồn vốn; bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp; thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tê, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng quốc tế: thanh toán quốc tế, mua bán thu đổi ngoại tệ, nhận gửi vốn bằng ngoại tệ, cho vay bằng ngoại tệ, séc du lịch và các dịch vụ khác. Thực hiện chức năng thanh toán giữa các khách hàng, cất giữ, bảo quản các tài sản quý của các tổ chức kinh tế và dân cư; mua bán chuyển nhượng các giấy tờ có giá; thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, quản lí tiền vốn và các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cầm cố động sản, bất động sản; đầu tư sửa chữa, nâng cấp tài sản thế chấp đã thuộc quyền sở hữu của chi nhánh để cho thuê hoặc nhượng bán. Như vậy, cùng với quá trình phát triển, chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ đã mở rộng hoạt động và đối tượng khách hàng của mình, thực hiện tương đối tốt chức năng nghiệp vụ của một Ngân hàng thương mại. Các nghiệp vụ chính Nghiệp vụ sinh lời: + Tín dụng: Với tư cách một tổ chức tài chính trung gian hoạt động kinh doanh vì lợi nhuận, chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ thực hiện cho vay đối với các tổ chức kinh tế, dân cư, cá nhân, các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật có liên quan. + Tài trợ thương mại: Chi nhánh thực hiện cho vay các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, thực hiện thanh toán giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân cả với đối tác trong nước và nước ngoài, cả thanh toán nội tệ và ngoại tệ. + Huy động vốn: Cùng với nghiệp vụ tín dụng, nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản của bất cứ tổ chức tín dụng nào. Chi nhánh thực hiện huy động vốn đối với tất cả các đối tượng tạm thời có vốn nhàn rỗi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. + Dịch vụ thanh toán: Chi nhánh thực hiện thanh toán cho khách hàngcó hoạt động mua bán trong nước, hoạt động kinh doanh mua bán xuất nhập khẩu, mở L/C, thanh toán kiều hối, thanh toán séc, phục vụ du lịch… + Dịch vụ thẻ: Dịch vụ thẻ ATM trong thời gian qua có sự phát triển về số lượng thẻ, tuy nhiên cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Chi nhánh thực hiện huy động tiền mặt và thực hiện một số nghiệp vụ thanh toán qua thẻ ATM. Các hoạt động hỗ trợ: + Kế toán: Với đặc thù tiếp xúc thường xuyên liên tục với các loại tiền và các nghiệp vụ đều liên quan trực tiếp đến tiền tệ, hoạt động kế toán diễn ra thường xuyên liên tục trong ngày, đến cuối mỗi ngày, sau khi hết giờ hành chính, phòng kế toán phải thực hiện quyết toán và giao nộp tiền vào két sắt của chi nhánh. + Tổ chức hành chính: Hoạt động này là trung tâm đầu não đảm bảo cho hoạt động của toàn hệ thống chi nhánh được trơn tru và gọn nhẹ. Phòng tổ chức hành chính thực hiện việc nhận và gửi đi các văn bản giấy tờ công văn, thông báo cho tất cả các phòng về bất kì thay đổi nào về tổ chức, nhân sự, quy định hay các công việc khác. + Kiểm tra kiểm soát: Kiểm tra kiểm soát là hoạt động độc lập với tất cả các hoạt động nghiệp vụ khác tại chi nhánh. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ trực thuộc thẳng NHCT Việt Nam, tuy nhiên hưởng lương theo quy định tại chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ. + Quản lí rủi ro: Hoạt động này gắn bó mật thiết với nghiệp vụ tín dụng tại chi nhánh. Bất kể khi nào có phát sinh nhu cầu vay vốn tại chi nhánh, phòng quản lí rủi ro sẽ cùng các phòng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân thẩm định phương án vay vốn. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2007 Tình hình huy động vốn Chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ coi chiến lược huy động vốn là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. Đây là nhiệm vụ mang tính chất thường xuyên liên tục của một ngân hàng thương mại. Đầu năm 1997, khi mới chia tách và thành lập, chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ có tổng số vốn huy động là 198 tỷ đồng, trong đó tiền gửi của các tầng lớp dân cư chiếm 73% và đến cuối năm 1999 là 484 tỷ đồng thì đến nay tổng nguồn vốn huy động của toàn chi nhánh đã đạt mức 1.274 tỷ đồng, tăng gấp 6,44 lần năm 1997, và tiền gửi của các tầng lớp dân cư được nâng lên 85%. Đến cuối năm 2007 nguồn vốn kinh doanh của Hội sở chính đạt mức 1.014 tỷ đồng,của toàn chi nhánh đạt mức 1.976 tỷ đồng, so với cuối năm 2006 tăng 121 tỷ đồng (tăng 6,5%). Chất lượng công tác phân tích cơ cấu nguồn vốn được đề cao, luôn kết hợp giữa cung ứng các dịch vụ ngân hàng với khuyến khích vật chất như: thưởng, ưu đãi lãi xuất, cung ứng nguồn ngoại tệ, miễn giảm phí thanh toán, nên kết quả về huy động vốn của từng đơn vị ngân hàng trong toàn chi nhánh đều đạt mức tăng trưởng khá. Nguồn vốn huy động của chi nhánh đều tăng trưởng khá vững chắc. Năm 2007 đạt 1.274 tỷ đồng, tăng gấp 6,4 lần so với năm 1997. Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2006 - 2007 (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 Số tiền % so 2005 Số tiền % so 2006 +Theo loại tiền gửi 952 100 1.274 100 -VND 657 68,9 920 72,2 -Ngoại tệ 296 31,1 354 27,8 +Theo cơ cấu tiền gửi 952 100 1.274 100 -Tiền gửi các TCKT 144 15,1 333 26,1 -Tiền gửi tiết kiệm 782 82,2 866 68 -Phát hành các công cụ nợ 26 2,7 75 5,9 +Theo thời hạn 952 100 1.274 100 Ngắn hạn 548 57,6 738 57,9 Trung dài hạn 404 42,4 536 42,1 Nhận vốn điều hoà từ NHCT Việt Nam 1.024 900 Tổng nguồn vốn huy động 1.976 2.174 (Nguồn: Báo cáo cân đối vốn kinh doanh tổng hợp giai đoạn 2006 – 2007_ Phòng Khách hàng doanh nghiệp – Chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ) Nguồn vốn huy động năm 2007 đạt 2.174 tỷ đồng, tăng đến 198 tỷ đồng so với năm 2006, đồng thời cũng ghi nhận sự tăng trưởng cao của tiền gửi các tổ chức kinh tế (năm 2007 tăng so với năm 2006 tới 26,1%). Trong hoạt động huy động vốn, chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác cùng địa bàn như: Quỹ tiết kiệm nhân dân, chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh ngân hàng Ngoại thương … do vậy việc huy động vốn của chi nhánh cũng gặp không ít khó khăn. Tình hình hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của chi nhánh. Nhưng trong cơ chế cũ của những năm trước đây, các đơn vị kinh tế trên địa bàn hầu hết nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý hạn chế nên nhiều đơn vị bị thua lỗ, phá sản, ngừng hoạt động do đó việc kinh doanh của ngân hàng công thương đứng trước nhiều khó khăn. NHCT tỉnh Vĩnh Phú trước đây khi mới thành lập năm 1988 có tổng dư nợ 10,2 tỷ đồng thì hầu hết vốn cho vay bị đọng, nhà nước phải khoanh treo. Để đạt được quy mô tín dụng có hiệu quả như hiện nay, chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ đã thực hiện một loạt các biện pháp, nâng cao chất lượng hoạt động, cơ cấu lại nợ, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính. Bảng 1.2: Tổng dư nợ và cơ cấu tín dụng giai đoạn 2006 - 2007 (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 Số tiền % tăng so 2005 Số tiền % tăng so 2006 Theo loại tiền cho vay - Bằng VNĐ 1.581 87,6 1.717 88,3 - Bằng ngoại tệ 224 12,4 227 11,7 Theo loại cho vay - Ngắn hạn 1.068 59,2 1.119 57,9 - Trung và dài hạn 737 40,8 815 42,1 Theo thành phần kinh tế - Kinh tế quốc doanh 733 40,6 814 42 - Kinh tế ngoài quốc doanh, tư nhân cá thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.072 59,4 1.120 58 Tổng dư nợ 1.805 100 1.934 100 Tổng tài sản có 2.099 2.750 Tổng dư nợ/Tài sản có 86.03% 70.32% (Nguồn: Báo cáo cân đối vốn kinh doanh tổng hợp giai đoạn 2005 – 2007- Phòng Khách hàng doanh nghiệp) Quy mô tín dụng ngày một tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế theo các chương trình, các ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh Phú Thọ. Chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ là một trong những chi nhánh có số dư nợ cho vay nền kinh tế trên 1.000 tỷ đồng và được NHCT Việt Nam xếp loại giỏi trong hoạt động kinh doanh. Giới thiệu chung về thẩm định và hoạt động thẩm định tài trợ vốn các dự án đầu tư tại ngân hàng Giới thiệu chung về thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án. Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Thẩm định dự án tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để các đơn vị, cơ sở, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ cho dự án. Mục đích của thẩm định dự án đầu tư nhằm lựa chọn được dự án có tính khả thi cao. Bởi vậy, mục đích cụ thể được đặt ra cho công tác thẩm định dự án đầu tư là: Đánh giá tính hợp lí của dự án Đánh giá tính hiệu quả của dự án Đánh giá khả năng thực hiện của dự án Thẩm định dự án là giai đoạn tiếp theo của quá trình soạn thảo dự án. Kết quả của thẩm định dự án là cơ sở để ta quyết định chấp thuận hay bác bỏ dự án. Chính vì vậy, yêu cầu chung được đặt ra đối với công tác thẩm định dự án: Lựa chọn được các dự án có tính
Luận văn liên quan