Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đơn thuần giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng ra tất cả lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục đích mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được sự cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong quá trình hội nhập. Thực tế Đảng và nhà nước ta đã có những đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn nhằm thực hiện tốt mục tiêu trên và bước đầu đã thu được những thành tựu nhất định. Nhằm tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này chúng em đã thực hiện đề tài: “Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đế nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam”
Để tìm hiểu về đề tài này chúng em xin trình bày trên 3 nội dung chính:
1. Hội nhập kinh tế quốc tế, lợi ích và thách thức đối với nền kinh tế
2.Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực trạng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
3.Giải pháp để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2845 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đế nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Mở đầu
1 Hội nhập kinh tế quốc tế, lợi ích và thách thức đối với nền kinh tế 3
1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế 3
1.2 Lợi ích 4
1.3 Thách thức 5
2 Hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam 6
2.1 Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam 6
2.2 Sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam 9
3 Giải pháp để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam 11
3.1 Đối với Đảng và nhà nước 11
3.2 Đối với doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác 14
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mở đầu
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đơn thuần giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng ra tất cả lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế thương mại, nhằm mục đích mở cửa thị trường cho hàng hoá và dịch vụ và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả, đảm bảo được lợi ích dân tộc, nâng cao được sự cạnh tranh của nền kinh tế, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong quá trình hội nhập. Thực tế Đảng và nhà nước ta đã có những đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn nhằm thực hiện tốt mục tiêu trên và bước đầu đã thu được những thành tựu nhất định. Nhằm tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này chúng em đã thực hiện đề tài: “Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đế nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam”
Để tìm hiểu về đề tài này chúng em xin trình bày trên 3 nội dung chính:
Hội nhập kinh tế quốc tế, lợi ích và thách thức đối với nền kinh tế
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực trạng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
Giải pháp để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
Để thực hiện đề tài này chúng em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo, chúng em xin trân thành cám ơn cô và kính mong nhận được ý kiến đóng góp của cô.
Hội nhập kinh tế quốc tế, lợi ích và thách thức đối với nền kinh tế
Hội nhập kinh tế quốc tế
Hiện nay người ta đều thấy rằng nhận thức về hội nhập vẫn là một vấn đề thời sự. Các nước đều khẳng định cần xây dựng nhận thức thống nhất trong nội bộ rằng hội nhập là cần thiết, phù hợp với xu thế chung, nhất là tham gia WTO sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của đất nước.
- Hội nhập là một quá trình tất yếu, một xu thế bao trùm mà trọng tâm là mở cửa kinh tế, tạo điều kiện kết hợp tốt nhất nguồn lực trong nước và quốc tế, mở rộng không gian để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhất có thể trong quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập vừa là đòi hỏi khách quan vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế mỗi nước.
- Các nước đều không thể né tránh việc hội nhập mà vấn đề then chốt là phải đề ra được những chính sách, biện pháp đúng để hạn chế trả giá ở mức thấp nhất và tranh thủ cao nhất những cơ hội phát triển.
- Hội nhập thực chất là tham gia cạnh tranh trên quốc tế và ngay trong thị trường nội địa. Để hội nhập có hiệu quả phải ra sức tăng cường nội lực, cải cách và điều chỉnh cơ chế, chính sách, luật lệ, tập quán kinh doanh, cơ cấu kinh tế trong nước để phù hợp với "luật chơi chung" của quốc tế.
Chính sách hội nhập phải dựa và gắn chặt với chiến lược phát triển của đất nước, đồng thời cải cách kinh tế, hành chính phải gắn chặt với yêu cầu của quá trình hội nhập. Cải cách bên trong quyết định tốc độ và hiệu quả hội nhập, đồng thời hội nhập sẽ hỗ trợ, thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Hội nhập không phải để được hưởng ưu đãi, nhân nhượng đặc biệt mà nhằm mở rộng các cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường, có môi trường pháp lý và kinh doanh ổn định dựa trên quy chế, luật lệ của các thể chế hội nhập, không bị phân biệt đối xử, không bị các động cơ chính trị hay những lý do khác cản trở việc giao lưu hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Các nước có thể sử dụng những luật lệ, quy định, cơ chế giải quyết tranh chấp của các thể chế hội nhập để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, giải thích để giới kinh doanh nhận thức sâu sắc và ủng hộ hội nhập, chuẩn bị tốt mọi mặt để chủ động hội nhập từng bước, tận dụng những lợi thế so sánh của mỗi nước để cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
Nhận thức đúng về hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách và giải pháp để chủ động hội nhập và tham gia giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội.
Lợi ích
- Hội nhập quốc tế tạo điều kiện để phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy việc tham gia vào phân công lao động quốc tế, tranh thủ được lợi ích của việc phân bổ nguồn tài lực hợp lý trên bình diện quốc tế để từ đó phát huy cao độ nhân tố sản xuất hữu dụng của từng quốc gia.
- Tự do luân chuyển hàng hoá, dịch vụ và vốn với việc giảm hoặc xoá bỏ hàng rào thuế quan, đơn giản hoá thủ tục, cắt giảm kiểm soát hành chính sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, giảm thất nghiệp và tăng thêm lợi ích cho người tiêu dùng.
- Tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới, tăng nhanh vòng quay vốn và tạo điều kiện để đa dạng hoá các loại hình đầu tư, nâng cao hiệu quả, hạn chế rủi ro đầu tư.
- Thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, chuyển giao vốn, kỹ năng quản lý, qua đó mở rộng địa bàn đầu tư cho các nước, đồng thời giúp các nước tiếp nhận đầu tư có thêm nhiều cơ hội phát triển.
Thách thức
- Sự bất ổn định của thị trường tài chính quốc tế. Nguồn tài chính được phân bố không đồng đều, tập trung vào một số trung tâm tài chính lớn là các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Quá trình hội nhập và toàn cầu hoá càng làm cho dòng vốn chảy mạnh hơn và tất yếu rủi ro sẽ lớn hơn.
- Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước nhất là các nước đang phát triển phải giảm dần thuế quan và bỏ hàng rào phi thuế quan, nghĩa là bỏ hàng rào mậu dịch, thì các hàng hoá dịch vụ nước ngoài sẽ ồ ạt đổ vào, bóp chết hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
- Quá trình toàn cầu hoá phát triển đã làm tan vỡ các hàng rào bảo hộ của các quốc gia. Do vậy các quốc gia không chỉ chịu tác động tích cực của quá trình này mà còn phải chịu cả những chấn động của hệ thống kinh tế toàn cầu trong các lĩnh vực tiền tệ, tài chính, nguyên nhiên liệu… Các nước càng yếu kém, các chính sách kinh tế vĩ mô càng không đủ thông thoáng phù hợp với các định chế quốc tế, hệ thống ngân hàng - tài chính càng lạc hậu… thì càng chịu tác động nặng nề hơn.
- Nguy cơ tụt hậu của một số quốc gia. Trong quá trình hội nhập một số quốc gia tranh thủ được lợi ích của hội nhập mậu dịch quốc tế và thị trường tài chính quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng mở rộng thương mại, thu hẹp dần khoảng cách với các nước phát triển thì một số nước khác lại không có khả năng hội nhập vào quá trình phát triển thương mại, thu hút vốn đầu tư tất yếu sẽ bị đẩy lùi xa hơn nữa về phía sau.
- Mối đe doạ của quá trình toàn cầu hoá là xu hướng hình thành thế độc quyền, tập trung quyền lực vào một số tập đoàn đầu sỏ quốc tế.
Ngoài ra còn có những mặt tiêu cực khác nữa như sự chênh lệch về trình độ giữa nước giàu và nước nghèo có thể tăng lên, sự xung đột giữa các nền văn học…
Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đem đến cho các nước những cơ hội thuận lợi lớn đồng thời cũng đứng trước những khó khăn thách thức nghiêm trọng. Song những tác động tiêu cực này có thể lớn nhỏ đến đâu điều đó lại tuỳ thuộc vào chính sách hội nhập quốc tế của các quốc gia. Một chính sách hội nhập quốc tế đúng đắn và thích hợp thì tác động của quá trình này sẽ bị hạn chế và ngược lại.
Hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế Việt Nam
Về mặt đối ngoại
Đến nay nước ta đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước trên thế giới,
trong đó có tất cả các nước lớn, kể cả 5 quốc gia – là Uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc- , nhiều tổ chức quốc tế, khu vực và trung tâm chính trị - kinh tế quan trọng.
Những hoạt động về ngoại giao kinh tế có nhiều kết quả trong việc mở rộng đầu tư, hợp tác kinh doanh, khai thác những thị trường mới giàu tiềm năng ở châu Phi, Trung Đông, Mỹ...thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2007 đạt 20 tỷ USD, năm 2008 tăng lên khoảng 60 tỷ USD. Việc bảo vệ quyền lợi người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, thu hút kiều bào đóng góp tích cực cho xây dựng đất nước cũng có nhiều tiến bộ. Sự khởi sắc của ngoại giao văn hóa, thông tin, giáo dục đối ngoại đã làm cho bạn bè quốc tế gần gũi, gắn bó, giúp đỡ cho Việt Nam và cũng thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, củng cố lòng tự hào dân tộc, xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc của nhân dân trong nước, chống những lai căng du nhập các loại văn hóa đồi truỵ, không phù hợp với Việt Nam. Những hợp tác quốc tế khác về giáo dục, bảo vệ môi trường sống, phòng chống các dịch bệnh, việc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên nhiều trận địa đã có sự đóng góp của công tác đối ngoại.
Những hoạt động đối ngoại trong hội nhập quóc tế vào những năm qua đem lại nhiều ấn tượng đẹp đẽ về quan hệ hữu nghị với các nước đi vào chiều sâu, nâng lên tâm cao mới trên mọi lĩnh vực có hiệu quả.
Về kinh tế
Chúng ta có quan hệ buôn bán với trên 100 nước và lãnh thổ, quan hệ đầu tư phát triển với trên 40 nước; thị trường ngày càng mở rộng; đối tác ngày càng nhiều, quan hệ tài chính tiền tệ với các tổ chức quốc tế và các nước được khai thông; tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển đáng kể. Đồng thời, chúng ta còn phải tiếp tục giải quyết nhiều vấn đề tồn tại khá phức tạp, như vấn đề lãnh thổ, vấn đề nhân quyền, vấn đề tôn giáo…Hơn thế, tình hình của thế giới ngày nay cũng nảy sinh nhiều vấn đề mới mà Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức đầy đủ và xử lý tích cực, kịp thời. Chỉ tính riêng hai năm 2004 -2005, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đạt những thành tựu đáng khích lệ: tiếp tục góp phần duy trì được môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, thiết lập được các khuôn khổ quan hệ vững chắc với nhiều nước láng giềng trong khu vực và các nước lớn, qua dó, tăng cường sự đan xen về lợi ích, sự ràng buộc về quan hệ về pháp lý tạo chuyển biến về chất trong quan hệ với các đối tác quan trọng này. Công tác hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đã được đẩy mạnh, góp phần tranh thủ hợp tác, nhất là hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch...vị thế của nước ta được nâng cao.
Một thành tựu nổi bật trong 2 năm 2007 -2008 là những hoạt động của
Việt Nam với tư cách là thành viên của WTO. Đây là một thuận lợi song cũng là một thách thức lớn khi hội nhập sâu rộng vào thị trường thế gới. “Trong gần 2 năm qua, nhìn chung Việt Nam đã thực thi đầy đủ và nghiêm túc các cam kết gia nhập WTO, bao gồm các cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, và các cam kết đa phương về tuân thủ cấc qui định chung trong WTO. Về thương mại hàng hóa, ta cắt giảm trên 3000 dòng thuế liên quan hàng dệt may, xi măng, nông thổ sản, rau quả tươi, cà phê, hàng tiêu dùng, thiết bị xây dựng, ôtô, v.v..Về thương mại, dịch vụ, ta thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mở cửa thị trường, nhất là đối với dịch vụ tài chính - ngân hàng (cấp pháp thành lập một số công ty tài chính và ngân hàng 100% vốn nước ngoài). Ta đã xây dựng và hoàn chỉnh nhiều văn bản pháp quy quan trọng như Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn thực thi các cam kết gia nhập WTO liên quan đầu tư nhằm đưa hệ thông pháp luật, chính sách kinh tế - thương mại của ta phù hợp hơn các quy định của WTO, qua đó cải thiện và tăng cường tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh và đầu tư tại Việt Nam”
Việc trở thành thành viên WTO đã có những tác động tích cực đối với kinh tế Việt Nam, đặc biệt về kinh tế đối ngoại, như thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) và xuất khẩu. Mặt khác cũng nảy sinh một số khó khăn, thách thức, như khung khổ pháp lý phải bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp cam kết chung trong WTO và các chuẩn mực kinh tế thị trường mà vẫn giữ vững ổn định kinh tế, độc lập, tự chủ về kinh tế.
Sự hội nhập kinh tế thế giới, với những cơ hội và thách thức, những tác động thuận lợi và không thuận lợi đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong điều kiện kinh tế thế giới, khu vực có những chuyển biến phức tạp, đòi hỏi chúng ta cần tỉnh táo, năng động, thực hiện sáng tạo quan điểm đường lối của Đảng.
Sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã "nhảy" từ vị trí 75 lên vị trí 59 trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Đáng chú ý là gần như trong cùng thời điểm, Forbes lại đánh tụt 5 bậc đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam, trong báo cáo xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu của tạp chí chuyên về xếp hạng này. Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2010-2011 của WEF cho thấy, Việt Nam đạt điểm số năng lực cạnh tranh (GCI) 4,3 điểm, tăng so với mức 4,0 điểm trong báo cáo 2009-2010 và mức 4,1 điểm trong báo cáo 2008-2009. Cùng với sự cải thiện điểm số này, thứ hạng của Việt Nam trong xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu đã tăng lên vị trí thứ 59 trong tổng số 139 nền kinh tế được xếp hạng trong báo cáo năm nay, từ vị trí 75/133 trong báo cáo năm ngoái, và vị trí 70/134 của báo cáo năm 2008.Như vậy, sau khi bị giảm điểm và xuống hạng trong năm 2009, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã được cải thiện dưới góc nhìn của WEF.WEF đánh giá năng lực cạnh tranh của các quốc gia dựa 3 hạng mục cho điểm chính, bao gồm 12 trụ cột khác nhau. Hạng mục thứ nhất (các Yêu cầu cơ bản) gồm 4 trụ cột là thể chế, cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế vĩ mô, giáo dục cơ bản và chăm sóc y tế. Hạng mục thứ hai (Các nhân tố cải thiện hiệu quả) gồm 6 trụ cột là giáo dục bậc cao và đào tạo, tính hiệu quả của thị trường hàng hóa, tính hiệu quả của thị trường lao động, mức độ phát triển của thị trường tài chính, mức độ sẵn sàng về công nghệ, quy mô thị trường. Hạng mục thứ ba (Các nhân tố về sáng tạo và phát triển) gồm 2 trụ cột là trình độ phát triển của doanh nghiệp, và năng lực sáng tạo.Trong mỗi trụ cột này lại bao gồm nhiều yếu tố khác nhau để xếp hạng, chẳng hạn, trụ cột thể chế bao gồm 21 yếu tố, từ quyền sở hữu trí tuệ tới mức độ bảo vệ nhà đầu tư.Khi đánh giá các yếu tố trong từng trụ cột, WEF xếp Việt Nam ở các vị trí khá cao ở các yếu tố như: tiền lương và năng suất (hạng 4/139), mức độ tin tưởng của dân chúng vào các chính trị gia (32), mức độ đáng tin cậy của lực lượng cảnh sát (41), hệ thống điện thoại cố định (35…Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều những yếu tố mà Việt Nam gần ở cuối bảng như: mức độ bảo vệ các nhà đầu tư (133), gánh nặng thủ tục hành chính (120), năng lực kiểm toán và tiêu chuẩn báo cáo (119), chất lượng cơ sở hạ tầng nói chung (123), cân bằng ngân sách chính phủ (126), thời gian thành lập doanh nghiệp (118)…Chính mức độ bảo vệ nhà đầu tư cũng là một yếu tố khiến Việt Nam bị giảm điểm trong xếp hạng môi trường kinh doanh (Best countries for business) do tạp chí Forbes công bố mới đây. Ở yếu tố đánh giá này trong xếp hạng của Forbes, Việt Nam xếp 125/128 nền kinh tế được đưa vào báo cáo. Vị trí của Việt Nam trong đánh giá môi trường kinh doanh của Forbes là 118.WEF cũng liệt kê những yếu tố gây cản trở nhiều nhất đối với hoạt động kinh doanh tại các quốc gia được xếp hạng trong báo cáo. Đối với Việt Nam, 5 rào cản hàng đầu bao gồm khả năng tiếp cận vốn, lạm phát, mức độ ổn định thấp của chính sách, lực lượng lao động chưa được đào tạo đầy đủ, và cơ sở hạ tầng hạn chế.Qua những số liệu trên đây ta cũng thấy sự cần thiết của việc nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam, và sau đây là một số giải pháp
Giải pháp để hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
Đối với Đảng và nhà nước
Giữ vững môi trường hoà bình, chính trị - xã hội ổn định
Đây là điều kiện cơ bản, tiên quyết nhất cho hội nhập kinh tế thế giới và khu vực của nước ta thành công. Nghị quyết Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam nhận định: Trong vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xúc của các quốc gia, dân tộc... Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh.
Do đó, hội nhập kinh tế thế giới phải bảo đảm giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới và nâng cao nhận thức toàn diện về hội nhập kinh tế
Đổi mới và nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình gắn liền với thực tiễn tiến hành hội nhập. Xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế đang chuyển đổi cần quan tâm nâng cao nhận thức về:
Sản xuất ra hàng hoá là để bán, xuất khẩu ra thị trường quốc tế và khu vực.
Cạnh tranh tổng thể quốc gia, lợi ích quốc gia là quan trọng trong hội nhập.
Các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp các cơ quan hữu quan về hội nhập trao đổi thông tin, phổ biến, quán triệt đến các tầng lớp cán bộ, nhân dân, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.
Đưa nội dung hội nhập vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sinh viên các học viện, nhà trường.
Phát triển kinh tế nhanh và bền vững
Trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, để hội nhập thành công, Việt Nam phải vươn lên thoát khỏi một nước nghèo, kinh tế nội địa tăng trưởng nhanh và bền vững mới tạo ra điều kiện tham gia toàn cầu hoá mà không bị thua thiệt. Cùng với đẩy nhanh công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả cần đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển để phát huy khả năng cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam ở thị trường nội địa và khu vực về chất lượng và chủng loại hàng hoá. Ưu thế của kinh tế tư nhân (doanh nghiệp tư nhân) là không bị ràng buộc bởi các thủ tục hành chính rườm rà, năng động trong điều chỉnh mẫu mã, quy cách sản phẩm, nắm bắt nhanh chóng những cơ hội kinh doanh, linh hoạt mềm dẻo trong giá cả nên có điều kiện sản xuất, tiêu thụ hàng hoá ở thị trường nội địa và thị trường khu vực, thị trường quốc tế, kể cả các thị trường mới, thị trường lớn.
Xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, phù hợp các nguyên tắc của các tổ chức kinh tế quốc tế
Đổi mới chính sách kinh tế một cách đồng bộ và toàn diện phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phù hợp nguyên tắc, quy chế của các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế tạo điều kiện thuận lợi để hội nhập kinh tế hiệu quả là yêu cầu bức thiết hiện nay.
Xây dựng, phát triển hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật đồng bộ, tiên tiến
Việt Nam là nước đang phát triển , tiến hành hội nhập kinh tế thế giới và khu vực trong bối cảnh vừa thoát khỏi các cuộc chiến tranh ác liệt và lâu dài, do đó hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật rất yếu kém. Trong khi thu nhập quốc dân còn thấp, điều kiện đầu tư cho tái sản xuất và tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn ít thì yêu cầu xây dựng , phát triển hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật lại rất lớn để đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện hội nhập, mở cửa thị trường, tiếp nhận đầu tư và lưu chuyển các yếu tố sản xuất trong nước, khu vực và thế giới
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nước ta có th