Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hoá giúp phần củng cố an ninh chính trị của mỗi quốc gia thông qua việc thiết lập các mối quan hệ đan xen, nhiều chiều, ở nhiều tầng nấc khác nhau giữa các quốc gia.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là cốt lõi trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước, là nhân tố quan trọng để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của tăng trưởng. Thực tiễn phát triển kinh tế các nước cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều kiện tiên quyết để nền kinh tế vượt qua thời kỳ suy thoái và đạt tới trình độ phát triển cao hơn. Là một nước đang phát triển ở trình độ thấp Campuchia đang phải đương đầu với những thách thức to lớn cả về kinh tế và xã hội. Thực tế đó đòi hỏi Campuchia phải vạch ra chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp.
Chính phủ Campuchia đã nhận thức được vai trò quan trọng và xu thế khách quan của việc tham gia vào quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và nhận thấy cần phải biết tận dụng cơ chế thương mại quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua Campuchia đã tích cực và đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 1999 Campuchia trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Năm 2003 Campuchia cùng với Nêpal là những nước kém phát triển đầu tiên được kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hiện nay đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Là thành viên của WTO, ASEAN, ASEM Campuchia sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển do hệ thống thương mại đa phương đem lại. Campuchia sẽ xuất khẩu được nhiều hơn và những rào cản mậu dịch sẽ được giảm thiểu. Nền kinh tế Campuchia cũng sẽ vận hành có hiệu quả hơn nhờ tăng cường thương mại, đầu tư, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thúc đẩy thị trường nội địa có tính cạnh tranh cao hơn v.v.
187 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2514 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------(((---------
Chuyên đềCHUYÊN ĐỀ TIẾN SĨ KINH TẾ
Đề tài luận án:
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ CỦA CAMPUCHIA
Giáo viên hướng dẫn : GS-TS. Tô Xuân Dân
GS-TS. Tăng Văn Bềên
Người thực hiện :: Vuth Phan Na
Chuyên ngành : Kinh tế đối ngoại
Mã số : 5 02 05
HÀ NỘI - 20065
LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài luận án:
Toàn cầu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Toàn cầu hoá giúp phần củng cố an ninh chính trị của mỗi quốc gia thông qua việc thiết lập các mối quan hệ đan xen, nhiều chiều, ở nhiều tầng nấc khác nhau giữa các quốc gia.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là cốt lõi trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước, là nhân tố quan trọng để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của tăng trưởng. Thực tiễn phát triển kinh tế các nước cho thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều kiện tiên quyết để nền kinh tế vượt qua thời kỳ suy thoái và đạt tới trình độ phát triển cao hơn. Là một nước đang phát triển ở trình độ thấp Campuchia đang phải đương đầu với những thách thức to lớn cả về kinh tế và xã hội. Thực tế đó đòi hỏi Campuchia phải vạch ra chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp.
Chính phủ Campuchia đã nhận thức được vai trò quan trọng và xu thế khách quan của việc tham gia vào quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và nhận thấy cần phải biết tận dụng cơ chế thương mại quốc tế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thời gian qua Campuchia đã tích cực và đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 1999 Campuchia trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Năm 2003 Campuchia cùng với Nêpal là những nước kém phát triển đầu tiên được kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và hiện nay đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Là thành viên của WTO, ASEAN, ASEM Campuchia sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển do hệ thống thương mại đa phương đem lại. Campuchia sẽ xuất khẩu được nhiều hơn và những rào cản mậu dịch sẽ được giảm thiểu. Nền kinh tế Campuchia cũng sẽ vận hành có hiệu quả hơn nhờ tăng cường thương mại, đầu tư, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thúc đẩy thị trường nội địa có tính cạnh tranh cao hơn v.v.
Tuy nhiên, quá trình gia nhập kinh tế thế giới ngoài những thuận lợi như trên chắc chắn sẽ gặp phải những vấn đề khó khăn về kinh tế - chính trị - xã hội như: Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài sẽ gay gắt hơn, thất nghiệp tăng, sự bất bình đẳng và khoảng cãch giàu nghèo trong nước trầm trọng hơn v.v.
Như vậy hội nhập kinh tế ngoài việc tạo ra những tiền đề thuận lợi còn tăng áp lực điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước. Vì vậy, việc nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa to lớn cả về mặt lý thyết và thực tiễn.
Xuất phát từ sự cấp thiết đó, tôi chọn đề tài ”Hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia” làm luận án tiến sĩ.
II. Mục tiêu nghiên cứu của luận án:
Luận án dự kiến sẽ đạt tới các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và mối quan hệ của hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Chỉ ra những bất cập và đánh giá thực trạng kinh tế cũng như cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia. Phân tích quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Campuchia và đánh giá tác động của nó tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp nhằm đưa nền kinh tế Campuchia đạt tới trình độ phát triển cao và bền vững phù hợp với mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của Chính phủ Hoàng gia Campuchia.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Luận án lấy quá trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia làm đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào thời kỳ từ năm 1995 đến nay. Đây là giai đoạn nền kinh tế của Campuchia có sự thay đổi lớn và đa dạng.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một vấn đề rộng, bao gồm cả cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ. Tuy nhiên luận án sẽ chủ yếu giới hạn nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế bao gồm cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cũng như cơ cấu trong nội bộ các ngành đó trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Luận án vận dụng các quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử và quan điểm, đường lối, chính sách của Nhà nước Campuchia để giải quyết các vấn đề nghiên cứu.
- Ngoài ra luận án còn phân tích tiến trình biến đổi nền kinh tế - chính trị - xã hội khi Campuchia hội nhập Tổ chức thương mại thế giới và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Do vậy, phương pháp lịch sử có vai trò quan trọng, đồng thời phương pháp logic được sử dụng để tổng kết, khái quát những đặc điểm cơ bản rút ra bài học kinh nghiệm.
- Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp như: nghiên cứu so sánh, phân kỳ lịch sử, phương pháp thống kê và một số phương pháp khác.
V. Dự kiến đóng góp của luận án:
1. Luận án làm rõ hơn những vấn đề lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia: khái niệm, đặc trưng, tính tất yếu và xu hướng của hội nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đồng thời, luận án trình bày mối quan hệ giữa hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cơ sở cho việc đánh giá một cách khách quan thực trạng nền kinh tế Campuchia trong tiến trình hội nhập.
2. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và một số nước đang phát triển của Châu á, luận án rút ra bài học cho Campuchia.
3. Phân tích, đánh giá thực trạng và những bất cập nảy sinh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước và sau hội nhập Tổ chức thương mại thế giới của Campuchia.
4. Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để thúc đẩy nền kinh tế Campuchia khi tién hành hội nhập kinh tế quốc tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
CHƯƠNG I: MỘT SỐỐ VẤẤN ĐỀỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI CHUYỂỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Những vấn đề lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1. Khái niệm và các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
Các vấn đề kinh tế không chỉ mang các đặc trưng kinh tế đơn thuần mà luôn gắn liền với một hệ thống chính trị là nền tảng của nó. Về mặt thực tiễn rõ rằng ở quốc gia nào cũng vậy, người ta chỉ chấp nhận hội nhập kinh tế quốc tế một khi lợi ích của quốc gia đó cả về kinh tế, chính trị xã hội được đảm bảo. Với cách tiếp cận này có thể hiểu hội nhập kính tế quốc tế không chỉ la quá trình tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế mà còn được biểu hiện trong bản thân hệ thống chính sách thương mại, chính sách phát triển kinh tế của mỗi nước. Như vậy có thể xác định hội nhập kính tế quốc tế là việc các nước đi tìm kiếm một số điều kiện nào đó mà họ có thể thống nhất được với nhau, kể cả dành cho nhau nhưng ưu đãi, tạo ra nhưng điều kiện công bằng, có đi có lại trong quan hệ hợp tác với nhau... nhằm khai thác các khả năng lẫn nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của mình.
Để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, các điều kiện chung được quy định đối với mỗi quốc gia, là tự do hoá thương mại và đầu tư một cách công khai, rõ ràng. Cụ thể, các tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế hay khu vực nói chung đều hoạt động theo 4 nguyên tắc cơ bản sau:
- Công bằng: các nước dành cho nhau quy chế ưu đãi cao nhất của mình và chung cho mọi nước (nghĩa là mọi hàng hoá và dịch vụ của các công ty các nước đối tác đều được hưởng một chính sách ưu đãi chung); đồng thời không phân biệt chính sách thương mại giữa các công ty: mọi chế độ chính sách liên quan đến thương mại và đầu tư trong mỗi nước đều phải bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất nội địa.
- Tự do hoá thương mại: các nước chỉ được sử dụng thuế làm công cụ bảo hộ cho nền sản xuất của mình, các biện pháp phi thuế quan như giấy phép, quota, hạn ngạch xuất nhập khâu... đều không được sử dụng, các biểu thuế này đều phải có lộ trình rõ ràng công khai về việc giảm dần đến tự do hoá hoàn toàn.
- Làm ăn hay thương lượng với nhâu phải trên cơ sở có đi có lại: khi nền kinh tế thịt rường của một nước thành viên bị bị hàng nhập khâu đe doạ thái quá hoạc bị những biện pháp phận biệt đối xử gây hại, thì nước đó có quyền khước từ một nghĩa vụ nào đó hoặc có thể có những hành động khẩn cấp cần thiết, được các nước thành viên khác thừa nhận, đề bảo vệ quyền lợi cua nền kinh tế trong nước.
* Công khai mọi chính sách thương mại và đầu tư.
Với các điều kiện và nguyên tắc trên, nước “ đi sau” như nước ta có nhiều thuận lợi, nhất là học hỏi kinh nghiệm của các nước “đi trước”, nhưng cũng phải chịu rất nhiều khó khăn thách thức, mà quan trọng hàng đầu là bảo hộ nền sản xuất trong nước và các doanh nghiệp Campuchia, nhất là các doanh nghiệp mới “chân ướt chân ráo” bước vào nền kinh tế thị trường. Đây khong chỉ đơn thuần là việc bảo hộ thuần tuý cho nền kinh tế, cho từng doanh nghiệp, mà còn là vấn đề của yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn mới việc hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với quá trình tự do hoá. Không thể có hội nhập quốc tế mà không có tự do hoá kinh tế, đây là một đặc điểm mới của xu thế toàn cầi hoá ngày nay. Vấn đề quan trọng trong việc hội nhập kinh tế quốc tế là cần xác định mức độ tiến trình hội nhập và tự do hoá như thế nào cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế để có thể phát huy được các thế mạnh của đất nước, tận dụng được những ưu thế của hợp tác quốc tế, tạo rá sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế quốc gia, nâng cao vị thế của mình trong phân công lao động quốc tế.
Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế
Khu vực thương mại tự do
Là một hình thức hội nhập trong đó các thành viên cùng nhau thoả thuận thống nhất một số vấn đề nhằm mục đích tự do hoá trong buôn bán về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó. Các thoả thuận đó là:
Thứ nhất, giảm hoặc xoá bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế số lượng đối với một phần các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau.
Thứ hai, tiến tới lập một thị trường thống nhất về hàng hoá và dịch vụ.
Thứ ba, mỗi thành viên trong khối vẫn có quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các quốc gia ngoài khối, tức là mỗi thành viên có thể có chính sách ngoại thương riêng đối với các quốc gia ngoài khối
Liên minh thuế quan
Là một hình thức hội nhập nhằm tăng cường hơn nữa mức độ hợp tác giữa các nước thành viên. Theo thoả thuận hợp tác này, các quốc gia trong liên minh bên cạnh việc xoá bỏ thuế quan và những hạn chế về mậu dịch khác giữa các quốc gia thành viên, còn cần phải thiết lập một biểu thuế quan chung của khối đối với các quốc gia ngoài liên minh, tức là phải thực hiện chính sách cân đối mậu dịch với các nước không phải là thành viên.
Cộng đồng kinh tế
Là một hình thức hội nhập trong đó không chỉ qui định việc loại bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên và thiết lập một biểu thuế quan chung đối với các quốc gia khác, mà còn kêu gọi thực hiện di chuyển tự do hàng hoá, dịch vụ, lao động và vốn trong nội bộ khối.
Liên minh kinh tế
Là một hình thức hội nhập với những đặc điểm tương đồng với cộng đồng kinh tế về sự tự do di chuyển hàng hoá, dịch vụ, tư bản và lực lượng lao động giữa các quốc gia thành viên, đồng thời thống nhất biểu thuế quan chung áp dụng cho cả các nước không phải là thành viên. Tuy nhiên, liên minh kinh tế thể hiện mức độ hội nhập cao hơn, trong đó các nước thành viên còn thực hiện thống nhất các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ. Như vậy, cộng đồng kinh tế là một “bước đệm”, là giai đoạn chuyển tiếp từ thị trường chung sang liên minh kinh tế. Ví dụ, trước khi chuyển sang hình thành Liên minh Châu Âu (European Union - EU) (năm 1994) thì khối kinh tế này đã trải qua nhiều hình thức hội nhập, trong đó có Cộng đồng kinh tế Châu Âu (European Economic Community - EEC) (năm 1957), Cộng đồng Châu Âu (European Community) (năm 1967).
Liên minh tiền tệ
Là một hình thức hội nhập tiến tới phải thành lập một “quốc gia kinh tế chung” có nhiều nước tham gia với những đặc trưng sau:
Một. xây dựng chính sách kinh tế chung trong đó có chính sách ngoại thương chung.
Hai. hình thành đồng tiền chung thống nhất thay cho các đồng tiền riêng của các nước thành viên.
Ba. thống nhất chính sách lưu thông tiền tệ.
Bốn. xây dựng hệ thống ngân hàng chung thay cho các ngân hàng trung ương của các nước thành viên.
Năm. xây dựng chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng chung đối với các nước ngoài liên minh và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
Quá trình hình thành hội nhập kinh tế quốc tế
Đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XXI, lịch sử đã chứng kiến cuộc khủng hoảng, trì trệ nghiêm trọng của nền thương mại thế giới. Người ta nhận thấy rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là chính sách bảo hộ thái quá của mỗi quốc gia, vì những lợi ích riêng đã cố thi hành bất chấp ảnh hưởng đến thương mại chung. Những chính sách này làm méo mó cạnh tranh lành mạnh trong các nền kinh tế thị trường, làm cho buôn bán quốc tế phải tiến hành trong không khí kém an toàn và việc dự đoán xu hướng phát triển cũng như dung lượng trao đổi hàng hoá gặp rất nhiều khó khăn. Điều này cản trở nghiêm trọng sự phát triển của thương mại hàng hoá, tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu và do đó kìm hãm sự phát triển kinh tế của từng quốc gia.
Nhằm nhanh chóng khắc phục những thiếu sót lớn của các chính sách bảo hộ đã góp phần đẩy nền kinh tế thế giới vào cuộc suy thoái trầm trọng trong thời gian đó, năm 1944, khi chiến tranh thế giới lần thứ hai đang đi vào giai đoạn kết thúc, thì tại Bretton Woods, 44 quốc gia tư bản đã tổ chức một hội nghị quốc tế gọi là hội nghị Bretton Woods. Tại hội nghị này, các quốc gia đã thành lập hai tổ chức kinh tế là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD đây là tiền thân cho Ngân hàng thế giới sau này), đồng thời đã đi đến một quyết định là thành lập ra một Tổ chức Thương mại quốc tế, gọi tắt là ITO.
Trong khuôn khổ của Liên hợp quốc, đã có ba Hội nghị quốc tế đã được tổ chức (London, tháng 10/1946; tại Geneva, tháng 8/1947 và tại La Havana từ tháng 11/1947 đến tháng 1/1948) nhằm soạn thảo ra văn kiện thành lập ITO có tên gọi là "Hiến chương La Havana". Mục tiêu của ITO được quy định trong hiến chương La Havana là tạo việc làm đầy đủ và tăng trưởng thương mại. Vì vậy, để đạt được hai mục tiêu nói trên, Hiến chương đã đề ra bốn biện pháp hành động chủ yếu: tái thiết và phát triển kinh tế; tất cả các nước đều được tiếp cận với các nguồn cung cấp nguyên liệu và yếu tố sản xuất trên cơ sở bình đẳng; cắt giảm các trở ngại đối với thương mại quốc tế, hợp tác và tư vấn với ITO. Tuy nhiên, quá trình đàm phán để đi đến Hiến chương ITO đã cho thấy những bất đồng sâu sắc giữa Mỹ, Tây Âu với Trung Quốc về mục tiêu và những ưu tiên của ITO. Trong khi mục tiêu quan trọng nhất của Mỹ là mở cửa thị trường các nước Tây Âu và Nhật Bản, nhất là hạn chế đến mức tối đa các hàng rào thuế quan, tự do hoá thương mại trên cơ sở bình đẳng và tối huệ quốc thì Trung Quốc, ấn Độ, Libăng... lại cương quyết chống lại các điều khoản tối huệ quốc vì cho rằng các điều khoản này sẽ đặt những nước trên rơi vào thế bình đẳng trên danh nghĩa nhưng lại bất bình trên thực tế.
Chính những mâu thuẫn trên đã khiến cho Hiến chương La Havana không bao giờ có hiệu lực và ITO cũng không bao giờ ra đời. Tuy nhiên, song song với các vòng đàm phán cho việc ra đời ITO, thì tại Genever, ngày 30/10/1947, đại diện của 23 nước đã đi đến một thoả thuận cắt giảm thuế quan đối với khoảng một nửa số hàng hoá trong thương mại quốc tế, đồng thời đã ký kết Nghị định thư áp dụng tạm thời "Hiệp định chung về thuế quan và Thương mại", gọi tắt là GATT 1947.
Chính việc Hiến chương La Havana không được phê chuẩn, nên Hiệp định GATT với 38 điều đã được các nước áp dụng "tạm thời" trong hơn 40 năm như là một hiệp định đa phương duy nhất, điều chỉnh các quan hệ thương mại quốc tế. Sau gần nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, GATT đã trở thành một thể chế và pháp lý của nền thương mại quốc tế cũng như đã trở thành thể chế mậu dịch đa phương quản lý và điều hành hoạt động mậu dịch của các nước sau khi tiến trình thành lập Tổ chức mậu dịch quốc tế bị đứt quãng. Tuy chỉ là một "Bản hiệp định quân tử" mang tính tạm thời song nó lại có tác dụng rất lớn trong việc đảm bảo và thúc đẩy sự phát triển của nền mậu dịch quốc tế sau chiến tranh.
GATT đã trở thành "nôi đàm phán" của mậu dịch quốc tế, phát động và thúc đẩy tiến trình tự do hoá mậu dịch giữa các nước; GATT cũng đã trở thành nơi giải quyết các tranh chấp mậu dịch quốc tế, điều hoà những mâu thuẫn và va chạm về mậu dịch quốc tế giữa các nước.
GATT đã thông qua những chế độ và cơ chế về mậu dịch của Trung Quốc, có một tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy sự phát triển về kinh tế và mậu dịch của Trung Quốc.
Hàng năm các thành viên nhóm họp để vạch ra chính sách cơ bản của GATT, mỗi quốc gia thành viên có một phiếu. Chế độ đa số phiếu được tôn trọng nhằm tránh việc rời xa các nghĩa vụ cụ thể mà GATT quy định. Các tiểu ban hoà giải được xác lập nhằm giải quyết các tranh chấp trong thương mại.
Từ vòng đàm phán đầu tiên năm 1947, GATT dần dần được hoàn thiện qua các lần tu chỉnh nhưng vẫn dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản sau:
1. Không phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế các nước thành viên dành cho nhau quy chế tối huệ quốc (Most Favored Nation - MFN) đối với hàng hoá nhập khẩu, bất cứ xuất xứ hàng hoá là của quốc gia nào đi nữa.
2. Không được bảo hộ nền công nghiệp trong nước bằng chính sách phân biệt đối xử và các giải pháp thương mại khác như hạn ngạch xuất khẩu.
3. Nhấn mạnh vào việc tiếp xúc và tham vấn để tránh xâm phạm lợi ích thương mại lẫn thuế, cũng như các rào cản thương mại khác và ghi lại kết quả đàm phán trong một văn bản có giá trị pháp lý.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số ngoại lệ trong các nguyên tắc trên. Chẳng hạn, ở nguyên tắc "không phân biệt đối xử" được thể hiện trong điều khoản "tối huệ quốc", theo đó không cho phép ưu đãi mậu dịch đối với bất kỳ quốc gia nào hơn so với những thành viên ký kết GATT. Nhưng trong các khu vực mậu dịch tự do (còn gọi là liên minh thuế quan - Customs Unions) thì các thành viên trong khu vực hoặc trong liên minh đều được ưu đãi hơn. Hay ở nguyên tắc "cấm trợ cấp cho xuất khẩu" có nghĩa là các nhà sản xuất nội địa không được hưởng những lợi ích hoặc ưu đãi nào khiến họ chiếm ưu thế trên thị trường nước ngoài. Ngoại lệ của nguyên tắc này dành cho mặt hàng nông sản. Ngoài mặt hàng nông sản ra, nếu có trợ cấp ưu đãi khác thì các nước được quyền áp dụng chính sách thuế quan phân biệt đối xử nhằm làm đối trong với những trợ cấp này, gọi là thuế quan bù trừ.
Kết quả hoạt động của GATT
Từ năm 1947 đến năm 1994, đã có 8 vòng đàm phán thương mại đa phương được tiến hành trong khuôn khổ GATT 1947. Nội dung của các vòng đàm phán đã được mở rộng dần từ cắt giảm thuế quan và biện pháp phi thuế quan đến cải cách hệ thống pháp lý, cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT. Kết quả chính đạt được qua 8 vòng đàm phán có thể được tóm tắt như sau:
Năm vòng đàm phán đầu tiên trong khuôn khổ GATT có nội dung về cắt giảm thuế quan đối với các sản phẩm chế biến (các sản phẩm nông nghiệp không được các nước đưa vào đàm phán) và sử dụng phương pháp cắt giảm song phương. Theo phương pháp này, các bên ký kết có liên quan sẽ đàm phán song phương với nhau để cắt giảm thuế quan đối với từng sản phẩm cụ thể. Tổng cộng qua 5 vòng đàm phán đã có gần 60.000 sản phẩm được cắt giảm thuế quan. Mọi cam kết giảm thuế quan phải đưa vào biểu cam kết về thuế quan và về nguyên tắc ràng buộc các bên ký kết (nguyên tắc ràng buộc)
Bảng 1: Các vòng đàm phán thươ