Hội nhập mở cửa và sự phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng

Lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Đà Nẵng luôn chứa trong đó yếu tố hội nhập và mở cửa. Mười năm qua, sự phát triển kinh tế của địa phương luôn duy trì ở mức độ nhanh. Sự hội nhập và mở cửa của Việt Nam ngày càng sâu và rộng sẽ ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển kinh tế của Đà Nẵng? Thành phố phải làm thế nào để tận dụng được những cơ hội đó? Bài viết này sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi trên.

pdf6 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2307 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hội nhập mở cửa và sự phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008 123 HỘI NHẬP MỞ CỬA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG INTERGRATION, OPENESS, AND ECONOMIC DEVELOPMENT OF DANANG CITY BÙI QUANG BÌNH Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Lịch sử hình thành và phát triển của Thành phố Đà Nẵng luôn chứa trong đó yếu tố hội nhập và mở cửa. Mười năm qua, sự phát triển kinh tế của địa phương luôn duy trì ở mức độ nhanh. Sự hội nhập và mở cửa của Việt Nam ngày càng sâu và rộng sẽ ảnh hưởng thế nào tới sự phát triển kinh tế của Đà Nẵng? Thành phố phải làm thế nào để tận dụng được những cơ hội đó? Bài viết này sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi trên. ABSTRACT In the history of establishment and development of Danang City, there are always the factors for integration, openess and economic development. In the past ten years, the local economic development has been kept at a fast pace. How will the integration and openess of Vietnam affect the economic development of the City? How can Danang City take the best of those opportunities. This paper will contribute an answer to these questions. 1. Đặt vấn đề Quá trình hội nhập và mở cửa nền kinh tế đã có những ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng. Kể từ khi ra nhập WTO cho đến nay, Việt Nam bắt đầu thực hiện các cam kết theo lộ trình đã ký như việc bắt đầu xóa bỏ dần các rào cản, mở cửa hơn nền kinh tế. Điều này đã và đang làm thay đổi lớn môi trường kinh tế của Việt Nam và đòi hỏi các cơ chế và chính sách quản lý của các cấp quản lý cũng phải có những điều chỉnh thích hợp. Trong bối cảnh này, những tỉnh và thành phố nhanh chóng thích ứng bằng việc điều chỉnh cơ chế chính sách thích ứng nhằm tận dụng các cơ hội và khắc phục các thách thức mà quá trình hội nhập đưa tới, đã gặt hái được những thành công thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế mà một trong những địa phương đó là Thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, việc đánh giá những những tác động của các chính sách được áp dụng trong thời gian qua trong điều kiện hội nhập và mở cửa của các địa phương vẫn rất cần thiết. Những kết luận sẽ là những gợi ý nhằm hoàn thiện hơn nữa các chính sách trong điều kiện mới. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008 124 2. Sự phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng sau những năm mở cửa và hội nhập Thành phố Đà Nẵng nằm ở miền Trung Việt Nam, Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Từ 1/1997, Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Kể từ đó, thành phố đã có sự thay đổi rất nhiều, kinh tế có sự tăng trưởng liên tục, tốc độ tăng trưởng năm thấp nhất là 8.8%, cao nhất là 14% với tốc độ trung bình 9,5% một năm, quy mô của 1 % tăng trưởng tăng liên tục, nếu năm 1998 giá trị của nó chỉ gần 26 tỷ thì năm 2006 là gần 62 tỷ, tăng gần 2.4 lần. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở đây cao hơn mức trung bình của cả nước (7.5%). GDP bình quân theo đầu người tăng từ 380 USD năm 1997 lên gần 1100 USD năm 2006, tốc độ trung bình là 9,4% năm (4). Như vậy, tăng trưởng kinh tế của Đà Nẵng cao hơn mức trung bình của cả nước. Cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng đã có những thay đổi đáng kể. Từ năm 1997 tới 2006 công nghiệp – xây dựng có nhiều biến động, từ 54,4 % năm 1997 giảm xuống còn 39,8% năm 2000 (- 14,6%), sau năm 2000 tăng trở lại đến 51,9% năm 2006 (+ 11.1%). Dịch vụ tăng mạnh từ 35,8% năm 1997 lên 51,1% năm 2000 (+ 16,2%) và giảm dần xuống 43,2% năm 2006 (- 12.1%). Nông nghiệp giảm dần trong cơ cấu kinh tế từ 9,7% năm 1997 còn 4,8% năm 2006 (- 4,9%)(5). Xu hướng điều chỉnh tăng công nghiệp xây dựng liên tục, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và dịch vụ. Nhưng nếu xu hướng này tiếp tục duy trì trong thời gian tới sẽ không tốt tới sự phát triển của nền kinh tế. Mặc dù nền kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, để khai thác những điều kiện thuận lợi về địa lý, tài nguyên và cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế cần phải thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn khu vực thương mại và dịch vụ, qua đó thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh hơn và giúp cho Đà Nẵng tận dụng được những cơ hội do quá trình hội nhập và mở cửa đưa tới. Theo tỷ lệ đóng góp vào 1% tăng trưởng, ngành công nghiệp xây dựng luôn đóng góp nhiều nhất trên 50%, tiếp theo là ngành dịch vụ. Nông nghiệp đóng góp không nhiều, và cần phải chuyển dịch cơ cấu mạnh hơn. Theo các yếu tố đầu vào thì việc đầu tư cho nông nghiệp thấp, nhưng khu vực này tạo ra 21-25% tổng số việc làm cho lao động. Nhưng năng suất lao động nông nghiệp rất thấp vì lao động nông nghiệp chỉ tạo ra khoảng 4,8% GDP năm 2006. Tỷ lệ vốn đầu tư cho ngành công nghiệp- xây dựng trong tổng số vốn đầu tư đang có xu hướng giảm dần, từ trên 30% năm 2001 chỉ còn chiếm gần 21% năm 2006 và khu vực này đang có số việc làm lớn nhất chiếm hơn 41% tổng số và đóng góp gần 52% GDP năm 2006. Ngành dịch vụ đang là ngành có lượng vốn lớn nhất (gấp từ hơn 3.5 lần vốn cho công nghiệp) và đang tăng dần, nhưng tạo ra ít việc làm và GDP hơn công nghiệp. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008 125 Mối quan hệ giữa cơ cấu đầu vào và đầu ra cho thấy có sự kém chắc chắn trong tăng trưởng kinh tế của Thành phố. Để thúc đẩy sự phát triển dịch vụ cần phải có chiến lược và chính sách phù hợp. Từ 1986 quá trình mở cửa và hội nhập của Việt Nam bắt đầu, bằng nhiều cơ chế và chính sách thông thoáng đã tạo ra làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, giá trị xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng, khách du lịch đến mỗi năm một tăng. Trong điều kiện đó, Thành phố Đà Nẵng cũng đã có những cơ chế và chính sách thông thoáng, cùng với những cải cách nhất định nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp. Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Đà Nẵng đứng thứ 2 ở Việt Nam. Biểu 1 Tốc độ tăng trưởng GDP, FDI, Thuế nhập khẩu và doanh thu du lịch của TP Đà Nẵng -100.00 -50.00 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 19 81 19 83 19 85 19 87 19 89 19 91 19 93 19 95 19 97 19 99 20 01 20 03 20 05 Năm % Tốc độ tăng GDP Tốc độ tăng thuế Nhập khẩu Tốc độ tăng FDI Tốc độ tăng doanh thu du lịch Nếu xem xét một số chỉ tiêu như tỷ lệ tăng thu thuế nhập khẩu, tỷ lệ tăng doanh thu từ du lịch và tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài của nền kinh tế Đà Nẵng cho thấy dường như tồn tại mối quan hệ giữa chúng với tốc độ tăng GDP theo thời gian. Tỷ lệ tăng của thuế nhập khẩu giảm dần theo thời gian trong khi GDP tăng lên. Tỷ lệ tăng của doanh thu từ du lịch và tỷ lệ tăng FDI của Đà Nẵng cũng tăng dần cùng chiều với sự gia tăng GDP. Các xu hướng này được thể hiện qua biểu 1. Kết quả đó cho thấy dường như quá trình cải cách và mở của nền kinh tế theo thời gian đổi mới của Việt Nam cũng là thời kỳ kinh tế địa phương này có sự tăng trưởng cao hơn. Nhưng cũng đặt ra vấn đề cần thiết phải ước lượng cho được mức độ ảnh hưởng cụ thể từ các mức độ mở cửa của nền kinh tế tới tăng trưởng kinh tế. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008 126 3. Ảnh hưởng của hội nhập và mở cửa tới sự phát triển kinh tế Thành phố Đà Nẵng Phần trên đã cho thấy quá trình phát triển của kinh tế thành phố trong những năm qua gắn liền với quá trình đổi mới, hội nhập và mở cửa của Việt Nam. Phần này sẽ xem xét cụ thể những ảnh hưởng từ các các chính sách của thành phố tới sự phát triển kinh tế ở đây trong bối cảnh hội nhập. Sau 5 năm ra nhập WTO, thay đổi nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc đó chính là Trung Quốc đã có những chính sách tích cực nhằm thay đổi lớn về công nghệ sản xuất theo hướng tiến bộ hơn, hiện đại hơn. Những thay đổi này đã góp phần tạo ra những thành công lớn trong sự phát triển kinh tế của đất nước này. Thông thường các phân tích ảnh hưởng từ các yếu tố nguồn lực, chính sách và độ mở của nền kinh tế thường sử dụng mô hình Cobb-Douglas tổng quát, sau khi biến đổi về dạng tuyến tính để hồi quy và ước lượng ảnh hưởng từ các nhân tố. Lê Đăng Doanh, và các tác giả (2002) đã sử dụng mô hình này để ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố sản xuất trong đó nhấn mạnh nhân tố TFP tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thị Cành (2004) sử dựng mô hình này để ước lượng ảnh hưởng từ vốn, lao động và công nghệ tới sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế Việt Nam và T.p Hồ Chí Minh. Từ ảnh hưởng ngày càng lớn của TFP tới GDP theo thời gian gắn với sự mở cửa của chính T.p Hồ Chí Minh và Việt Nam tác giả đã chỉ ra những ảnh hưởng lớn từ hội nhập và các chính sách của thành phố này. FDI không chỉ như nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP mà nó còn phản ánh độ mở của nền kinh tế. Nếu quốc gia hay vùng lãnh thổ nào đó có chính sách mở cửa thông thoáng sẽ thu hút được khối lượng FDI lớn. Trong nghiên cứu của mình, Mei Wen đã sử dụng mô hình Cobb-Douglas để xác định những ảnh hưởng của FDI và xuất khẩu tới tăng trưởng kinh tế. Ở đây ảnh hưởng của FDI thông qua tỷ lệ FDI và GDP, và tỷ lệ tăng xuất khẩu. Từ những nghiên cứu và thực tiễn đó chúng tôi hình thành giả thuyết nghiên cứu mà theo đó các yếu tố chính sách tạo ra độ mở của nền kinh tế, đây là những yếu tố ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng của nền kinh tế. Dựa trên giả thuyết này chúng tôi xây dựng dữ liệu liên qua tới biến giải thích (biến độc lập) như dưới đây và biến phụ thuộc (biến mục tiêu) GDP. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng sẽ sử dụng mô hình Cobb – Douglas tổng quát để đo lường sự ảnh hưởng từ các nhân tố sản xuất nói chung, và các yếu tố liên qua tới chính sách hội nhập và mở cửa. Số liệu ở đây là số liệu thống kê của Thành phố Đà Nẵng về tư bản lao động làm việc trong nền kinh tế, cũng như tổng thuế nhập khẩu, tổng FDI vào thành phố, tổng doanh thu từ du lịch và tổng chi tiêu cho giáo dục của thành phố bao gồm cả của nhà nước và người dân. Từ các số liệu trên chúng tôi đã xây dựng biến chính sách gọi tắt là chính sách thuế nhập khẩu (poTexIm), chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Thành phố Đà Nẵng (poFDI) và chính sách phát triển du lịch (potour). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008 127 Ngoài ra chúng tôi cũng tạo thêm một biến chính sách giáo dục (Poedu) qua đó đánh giá ảnh hưởng từ việc đầu tư vào vốn con người (human capital) tới sự phát triển kinh tế. Như kinh nghiệm của thế giới cho thấy nguồn vốn này ảnh hưởng ngày càng lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi nước trong quá trình hội nhập mở cửa giữa các thành viên WTO. Nguồn số liệu từ thống kê của thành phố từ năm 1981, do vậy những số liệu từ trước khi Thành phố Đà Nẵng tách ra từ tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng cũ năm 1997 được tính tách riêng từ số liệu tỉnh cũ được Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng thực hiện trong chú thích (2) và những năm sau 1997 là số liệu từ Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng. Mô hình để kiểm định giả thuyết sau khi xử lý số liệu có dạng: LnGDP= -2.39 + 0.42LnK + 1.27LnL – 0,042(poedu) + 0.228(poFDI) – 1.33(poTexIm)-0.177(potour) (Std) (1.006)** (0.027)* (0.201)* (0.013)* (0.09)** (0.029)* (0.09)** (* và ** tương ứng với mức ý nghĩa 99% và 95% ) Với R2 điều chỉnh là 0.999 và thỏa mãn các kiểm định. Mô hình trên cho thấy nhân tố chính sách thuế nhập khẩu và chính sách thu hút FDI của Thành phố Đà Nẵng tác động mạnh tới tăng trưởng. Điều này phản ánh đúng cả về lý thuyết và thực tế khi thuế nhập khẩu giảm sẽ tác động tới hoạt động xuất khẩu cũng như các hoạt động sản xuất khác từ đó tạo ra tăng trưởng kinh tế. Chính sách thu hút FDI thể hiện thông qua sự năng động của lãnh đạo, chi phí ra nhập thị trường thấp, tiếp cận đất đai thuận lợi do chi phí đền bù giải tỏa thấp, thủ tục hành chính đơn giản… đã được cải thiện, điều này làm tăng lượng FDI vào nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhân tố chính sách phát triển du lịch trong mô hình hiện có tác động âm, do những biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch của thành phố chưa có hiệu quả, phát triển du lịch nhằm khai thác lợi thế nhưng để thực hiện mục tiêu này cần phải có những điều chỉnh chính sách và có các biện pháp khả thi hơn. Tương tự nhân tố chính sách giáo dục cũng tác động âm, cho thấy chính sách này cũng chưa hiệu quả, khi mới chú trọng đầu tư vào xây dựng trường lớp mà chất lượng dạy và học chưa có sự thay đổi, nên nhân tố này chưa tác động tích cực tới tăng trưởng. Trong bối cảnh hội nhập và hậu WTO thì vai trò của giáo dục ngày càng có ý nghĩa lớn thì đây thực sự là thách thức lớn. Từ mô hình trên cho thấy nhân tố năng suất tổng hợp TFP còn ảnh hưởng chưa nhiều tới tăng trưởng kinh tế của thành phố, trong bối cảnh đã trở thành thành viên của WTO thì đây cũng là thách thức lớn nếu không tận dụng được quá trình chuyển giao công nghệ do quá trình hội nhập đem tới. 4. Kết luận và kiến nghị Những kết quả từ ước tính các mô hình hồi quy trên đã trả lời câu hỏi: Tồn tại mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế của Thành phố Đà Nẵng và quá trình hội nhập mở cửa đặc biệt sau khi ra nhập WTO của Việt Nam. Quá trình hội nhập và mở cửa được thể hiện qua các nhân tố chính sách thu hút FDI, chính sách thuế TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(26).2008 128 nhập khẩu, chính sách phát triển du lịch và rộng hơn là chính sách giáo dục và TFP. Trong những năm tới, sau khi ra nhập WTO của Việt Nam thì Đà Nẵng cần phải có những điều chỉnh cho phù hợp: Thứ nhất, tiếp tục duy trì và hoàn thiện hơn chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố, mặt khác tiếp tục điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm thiếu thuế quan. Thứ hai, xem xét lại chính sách phát triển du lịch có những điều chỉnh thích hợp, xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, tăng sản phẩm du lịch, thu hút thêm khách du lịch và kéo dài thời gian lưu trú, mở rộng liên kết với các tỉnh bạn hình thành mạng du lịch chung. Thứ ba, tiếp tục quan tâm phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục để đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho thành phố. Thứ tư, nâng cao hơn nữa trình độ kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp, đồng thời chú trọng hơn việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ quá trình hội nhập nhằm nâng cao chất lượng của tăng trưởng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Đăng Doanh và các tác giả (2002), Explaining growth in Vietnam (Lý giải tăng trưởng kinh tế Việt Nam), Global research Project. [2] Mei Wen (2005), FDI, điều kiện địa lý, thị trường vùng và sự phát triển của vùng: nghiên cứu cho trường hợp Trung Quốc, Trường Đại học quốc gia Úc và Khoa kinh tế Đại học Sydney. [3] Nguyễn Thị Cành, Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế - Lý thuyết và thực nghiệm, NXB Đại học Quốc gia T.p Hồ Chí Minh 2004. [4] Niên giám thống kê Thành phố Đà Nẵng 2006, Cục Thống kê Thành phố Đà Nẵng năm 2007 [5] Số liệu 30 năm xây dựng và phát triển T.p Đà Nẵng, UBND Thành phố Đà Nẵng năm 2005. [6] Web: www.danang.gov.vn
Luận văn liên quan