Hội thảo Chất thải chăn nuôi - Hiện trạng và giải pháp (livestock wastes- current status and solutions)

Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của con người, ngành chăn nuôi trên thế giới đã phát triển rất nhanh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trên Thế giới chăn nuôi hiện chiếm khoảng 70% đất nông nghiệp và 30% tổng diện tích đất tự nhiên (không kể diện tích bị băng bao phủ). Chăn nuôi đóng góp khoảng 40% tổng GDP nông nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất và cung cấp một số lượng lớn sản phẩm quan trọng cho nhu cầu của con người, ngành chăn nuôi cũng đã gây nên nhiều hiện tượng tiêu cực về môi trường. Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng, chăn nuôi hiện đóng góp khoảng 18% hiệu ứng nóng lên của trái đất (global warming) do thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, trong đó có 9% tổng số khi CO2 sinh ra, 37% khí mêtan (CH4) và 65% oxit nitơ (N2O). Những chất thải khí này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Theo dự báo nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi của thế giới dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong nửa đầu của thế kỷ này. Nhưng cũng đồng thời trong thời gian trên chúng ta sẽ phải chứng kiến nhiều sự biến đổi môi trường và khí hậu theo chiều hướng không mong đợi và môi trường sống ngày càng bị đe doạ bởi chính các hoạt động chăn nuôi. Do vậy chúng ta cần phải hướng tới một ngành chăn nuôi chất lượng cao không chỉ có thể giúp đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người về các sản phẩm có nguồn gốc động vật mà đồng thời phải chịu trách nhiệm với chính con người về mặt môi trường và xã hội khi sản xuất ra những sản phẩm đó. Ở nước ta chất thải chăn nuôi cũng đã trở thành vấn nạn. Theo Báo cáo của Cục Chăn nuôi, hàng năm đàn vật nuôi thải ra khoảng 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng, vài trăm triệu tấn chất thải khí. Do vậy mà việc xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng được quan tâm hơn bởi các cơ quan quản lý nhà nước, của cộng đồng và của chính những người chăn nuôi. Chúng ta cũng đã có một số chương trình/dự án hợp tác quốc tế về xử lý chất thải chăn nuôi (với FAO, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Bỉ ). Nhiều doanh nghiệp cũng đã cung cấp các dịch vụ xử lý chất thải chăn nuôi (một số có mặt hôm nay tại Hội thảo này). Tuy vậy cho đến này, các chất thải vật nuôi ở nước ta vẫn chưa được xử lý nhiều, hoặc có xử lý nhưng công nghệ xử lý chưa triệt để. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn nhiều bất cập về các nguồn lực. Sự phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các cấp quản lý địa phương để triển khai công tác BVMT trong chăn nuôi chưa đạt nhiều hiệu quả. Các chương trình/dự án hợp tác quốc tế chưa phát huy rộng rãi và có hiệu quả trong công tác BVMT chăn nuôi. Chúng ta chưa thu hút được sự đầu tư ở nhiều thành phần kinh tế vào lĩnh vực BVMT trong chăn nuôi. Thậm chí, nhận thức của người chăn nuôi về BVMT trong chăn nuôi còn hạn chế. Do sớm nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chất thải và quản lý chất thải trong chăn nuôi, Trường ĐHNN HN đã đưa vào chương trình đào tạo ngành chăn nuôi và CNTY môn học Quản lý chất thải chăn nuôi, sẽ bắt đầu giảng cho SV K53. Khoa chăn nuôi & NTTS cũng như một số khoa khác trong trường (có đại diện hôm nay ở Hội thảo này) cũng đã có các đề tài nghiên cứu về chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng mới là bước đầu.

doc90 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2484 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hội thảo Chất thải chăn nuôi - Hiện trạng và giải pháp (livestock wastes- current status and solutions), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------------ §§§ ------------ B ÁO C ÁO KHOA HỌC T ẠI HỘI THẢO CHẤT THẢI CHĂN NUÔI - HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LIVESTOCK WASTES: CURRENT STATUS AND SOLUTIONS Hà Nội, ngày 26-27/11/2009 LỜI KHAI MẠC HỘI THẢO "Chất thải chăn nuôi- Hiện trạng và giải pháp" PGS.TS. Nguyễn Xuân Trạch Trưởng Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng Thuỷ Sản – ĐHNN Hà Nội Để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của con người, ngành chăn nuôi trên thế giới đã phát triển rất nhanh và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trên Thế giới chăn nuôi hiện chiếm khoảng 70% đất nông nghiệp và 30% tổng diện tích đất tự nhiên (không kể diện tích bị băng bao phủ). Chăn nuôi đóng góp khoảng 40% tổng GDP nông nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất và cung cấp một số lượng lớn sản phẩm quan trọng cho nhu cầu của con người, ngành chăn nuôi cũng đã gây nên nhiều hiện tượng tiêu cực về môi trường. Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng, chăn nuôi hiện đóng góp khoảng 18% hiệu ứng nóng lên của trái đất (global warming) do thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, trong đó có 9% tổng số khi CO2 sinh ra, 37% khí mêtan (CH4) và 65% oxit nitơ (N2O). Những chất thải khí này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Theo dự báo nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi của thế giới dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong nửa đầu của thế kỷ này. Nhưng cũng đồng thời trong thời gian trên chúng ta sẽ phải chứng kiến nhiều sự biến đổi môi trường và khí hậu theo chiều hướng không mong đợi và môi trường sống ngày càng bị đe doạ bởi chính các hoạt động chăn nuôi. Do vậy chúng ta cần phải hướng tới một ngành chăn nuôi chất lượng cao không chỉ có thể giúp đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người về các sản phẩm có nguồn gốc động vật mà đồng thời phải chịu trách nhiệm với chính con người về mặt môi trường và xã hội khi sản xuất ra những sản phẩm đó. Ở nước ta chất thải chăn nuôi cũng đã trở thành vấn nạn. Theo Báo cáo của Cục Chăn nuôi, hàng năm đàn vật nuôi thải ra khoảng 80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng, vài trăm triệu tấn chất thải khí. Do vậy mà việc xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng được quan tâm hơn bởi các cơ quan quản lý nhà nước, của cộng đồng và của chính những người chăn nuôi. Chúng ta cũng đã có một số chương trình/dự án hợp tác quốc tế về xử lý chất thải chăn nuôi (với FAO, Hà Lan, Đan Mạch, Pháp, Bỉ…). Nhiều doanh nghiệp cũng đã cung cấp các dịch vụ xử lý chất thải chăn nuôi (một số có mặt hôm nay tại Hội thảo này). Tuy vậy cho đến này, các chất thải vật nuôi ở nước ta vẫn chưa được xử lý nhiều, hoặc có xử lý nhưng công nghệ xử lý chưa triệt để. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi còn nhiều bất cập về các nguồn lực. Sự phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các cấp quản lý địa phương để triển khai công tác BVMT trong chăn nuôi chưa đạt nhiều hiệu quả. Các chương trình/dự án hợp tác quốc tế chưa phát huy rộng rãi và có hiệu quả trong công tác BVMT chăn nuôi. Chúng ta chưa thu hút được sự đầu tư ở nhiều thành phần kinh tế vào lĩnh vực BVMT trong chăn nuôi. Thậm chí, nhận thức của người chăn nuôi về BVMT trong chăn nuôi còn hạn chế. Do sớm nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chất thải và quản lý chất thải trong chăn nuôi, Trường ĐHNN HN đã đưa vào chương trình đào tạo ngành chăn nuôi và CNTY môn học Quản lý chất thải chăn nuôi, sẽ bắt đầu giảng cho SV K53. Khoa chăn nuôi & NTTS cũng như một số khoa khác trong trường (có đại diện hôm nay ở Hội thảo này) cũng đã có các đề tài nghiên cứu về chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng mới là bước đầu. Với những lý do đó mà Hội thảo này được tổ chức nhằm tập hợp những người quan tâm đến lĩnh vực chất thải chăn nuôi trước hết là nhằm đánh giá hiện trạng của vấn đề (để xem ta đang ở đâu) và tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu cho vấn đề quản lý chất thải chăn nuôi trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Chúng ta cần có được một tầm nhìn rõ ràng hơn về vai trò của vật nuôi và các hệ thống chăn nuôi bền vững mà chúng ta cần trong tương lai, cũng như những công nghệ thích hợp để giúp chúng ta thực hiện được tầm nhìn đó. Quản lý chất thải chăn nuôi không chỉ đơn thuần là áp dụng các công nghệ để xử lý những chất thải sau khi vật nuôi đã thải ra để hạn chế ô nhiễm môi trường. Một mặt, nó phải bắt đầu từ việc thiết kế khẩu phần ăn, đến việc xem xét (và có thể điều khiển) các quá trình tiêu hoá, hấp thu và trao đổi chất để cho con vật có thể sử dụng được tối đa các chất dinh dưỡng ăn vào và thải ra môi trường ít chất thải nhất, đặc biệt là những chất thải gây ô nhiễm. Mặt khác, quản lý chất thải chăn nuôi còn bao hàm cả việc sử dụng các chất thải (kể cả được xử lý và không xử lý) vào các mục đích có ích như làm làm phân bón cho cây trồng, làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản, làm chất đốt, sản xuất biogas, điện v.v… nhằm vừa hạn chế được việc sử dụng tài nguyên đồng thời hạn chế được ô nhiễm môi trường. Do vậy thảo luận định hướng cho việc nghiên cứu khoa học về lĩnh vực quản lý chất thải chăn nuôi cũng là một mục tiêu quan trọng của Hội thảo này. Hơn nữa, để có được thay đổi có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất trước hết cần có sự chuyển biến về nhận thức và sự hiểu biết tốt về vấn đề này của những người liên quan đến chăn nuôi, trước hết là đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật. Con đường ngắn nhất là thông qua đào tạo. Chính vì thế Hội thảo này còn có một mục tiêu thứ ba nữa là xây dựng nội dung, chương trình giảng dạy về quản lý chất thải chăn nuôi trong các trường đại học. Kính thưa quý vị Sự tham gia tích cực của các đại biểu từ nhiều cơ quan khoa học, cơ quan quản lý trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, các nhà khoa học từ cả miền Bắc và miền Nam trong hội thảo thảo hôm nay đã chứng minh tầm quan trọng của chủ đề Hội thảo. Hy vọng rằng tất cả mọi người tham dự hôm nay sẽ cùng nhau tham gia tích cực vào các hoạt động của Hội thảo để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chúng tôi cũng nhân đây xin được chân thành cám ơn Tổ hợp nghiên cứu thâm canh chăn nuôi (PRISE), Công ty TNHH Thái Dương (SUNDFEED), Công ty Bioplus Agritech Snd. Bhd. (Malaysia) và Công TNHH Gia Linh đã tài trợ cho cuộc Hội thảo này. Cám ơn tất cả các quý vị đã nhiệt tình tham gia Hội thảo. Kính chúc Hội thảo thành công tốt đẹp. DANH SÁCH KHÁCH MỜI HỘI THẢO A- Danh sách khách dự trong trường 1- PGS.TS. Trần Đức Viên-Hiệu trưởng 2- PGS.TS. Đinh Văn Chỉnh- P. Hiệu trưởng 3- TS. Nguyễn Hữu Ngoan- P Hiệu trưởng 4- PGS.TS. Vũ Văn Liết- P.Hiệu trưởng. 5-PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh- Trưởng phòng QLKH&QHQT 6- Lãnh đạo khoa Tài nguyên và Môi trường 7- Lãnh đạo khoa KT&PTNT 8-PGS.TS. Quyền Đình Hà- Trưởng phòng HCTH 9-PGS.TS. Phạm Tiến Dũng-Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ 10.PGS. TS. Nguyễn Hữu Nam-Trưởng khoa Thú y 11-PGS.TS. Hồ Lam Trà- Khoa Tài nguyên và Môi trường B- Danh sách khách dự ngoài trường 1- Lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT 2- Lãnh đạo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT 3- TS, Vũ Chí Cương- P.Viện trưởng, Viện Chăn nuôi Quốc gia 4. TS. Vũ Khánh Vân, Viện Chăn nuôi. 5. TS. Dương Nguyên Khang, ĐH Nông Lâm Tp HCM . 6.TS. Đỗ Thanh Nam, ĐH Nông Lâm Tp HCM. 7. TS. Huỳnh Thanh Thủy, Chuyên gia quốc tế về môi trường (Hà Lan). 8.TS. Nguyễn Tiến Dũng- công ty TNHH Thái Dương 9. Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương 10. TS. Jean-Michel Médoc, đại diện tổ chức CIRAD tại Việt Nam 12- Mr. Limlingzhou- Bioplus Company, Malaysia 13. Mr. Wong Chong Sang - Bioplus Company, Malaysia QUẢN LÝ KẾT HỢP VÀ QUẢN LÝ CÓ SỰ THAM GIA CHẤT THẢI CỦA LỢN Ở VIỆT NAM Jean-Michel Médoc và al, Cirad-Đơn vị nghiên cứu Tái chế và Các Nguy cơ Nguyễn Thị Diệu Phương và al, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản #1 Nguyễn Quế Côi, Trịnh Quang Tuyên và al, Trung tâm Thí nghiệm Lợn, Viện Chăn nuôi Nguyễn Duy Phương và Trần Đức Toàn, Viện Nông hoá Thổ nhưỡng Đây là tài liệu làm việc. Bản đề cương này trình bày các ý tưởng đang được xây dựng. Phương pháp có thể thay đổi một chút theo sự thay đổi các ý tưởng và để thích nghi, phù hợp với các chủ đề chính của những mời thầu mà chúng ta muốn đấu thầu. Nó được viết bằng tiếng anh để cho việc sủ dụng được dễ dàng hơn. Các vấn đề liên quan đến thức ăn gia súc, các phương thức ăn ở của gia súc và các chất dinh dưỡng không được đề cập đến ở đây; những kết qủa từ những nghiên cứu này có thể được sử dụng trong những đề xuất sau: BỐI CẢNH Ngạn ngữ: «Bạn không thể làm kích động tai một con heo bằng một cái túi lụa » – nhưng ngày nay chúng ta có thể và phải làm điều đó! Đông nam á là khu vực chăn nuôi lợn lớn nhất thế giới trong đó Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan chiếm 53% năng suất. Do nhu cầu cao đã dẫn đến các hoạt động thâm canh chăn nuôi mà kéo theo nó là những vấn đề lớn về môi trường. Chăn nuôi ở Việt nam cần phải tăng từ 5 đến 9% mỗi năm trong vòng 10 đến 15 năm tới (2008-2012). Vì hàng tấn nước phân chuồng chảy tự do ra môi trường, nên đồng ruộng và ao hồ được sử dụng để tái chế chất thải động vật ở khu vực đồng bằng sông Hồng (RRD) và đồng bằng sông Mêkong sẽ sớm bị bão hoà. Khoảng 6.3 tấn nitơ và 4.0 tấn phốtpho / km ở đồng bằng sông Hồng và 7,2 tấn nitơ và 3.2 tấn phốtpho ở đồng bằng sông Mêkong có nguồn gốc từ phân động vật Gerber et al. 2005. Geographical determinants and environmental implications of livestock production intensification in Asia. Biores. Technol. 96(2): 263-276 . Sự đánh giá này đã được khẳng định bằng những kết quả của dự án « thâm canh chăn nuôi và bảo vệ môi trương ở Việt Nam » được thực hiện tại tỉnh Thái Bình do CE-Asie chương trình ProEco (2005- 2006) tài trợ, dự án cũng cho thấy chất thải lợn là một nguy cơ ô nhiễm thực sự, vào năm 2004, chỉ có 14% lượng chất thải lỏng được tái sử dụng và xử lí chất thải rắn thực sự đặt ra những vấn đề vào mùa đông. Ước tính vào năm 2010 sẽ có khoảng 16,400 hộ chăn nuôi nhỏ và 1,600 hộ chăn nuôi lớn trong tỉnh Thai Binh Porphyre V. & Nguyen Que Coi (Eds). 2006. Pig production development animal-waste management and environmement protection. A case study in Thai Binh Province, Northern Vietnam. PRISE publications. pp 181-204 , Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo và 75% rơm được phần lớn người nông dân coi là chất thải được đốt ngay trên đồng ruộng vì đó là cách sử dụng chúng dễ nhất. Để giảm sự ô nhiễm nước do các chất dinh dưỡng gây ra và giảm phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG), người dân ở các làng Việt nam và các nhà chức trách địa phương hiện nay đã nhận thức rõ về sự cần thiết của việc quản lí và xử lí chất thải động vật một cách bền vững. Tái sử dụng nước phân lợn sẽ là một trong những thách thức về mặt khoa học, công nghệ và kinh tế cần phải đánh giá trong những năm tới. Những nghiên cứu ở quy mô toàn cầu mới đây đã chỉ rõ rằng tái sử dụng các yếu tố dinh dưỡng, đặc biệt là đạm do gia súc bài xuất là một trong những giải pháp chính giúp cân bằng sự mất các yếu tố dinh dưỡng quý giá trong môi trường UNEP & WHRC, 2007. Reactive nitrogen in the environment. Too much or too little of a good thing. United Nations Environment Program, Paris, 2007. 51p. 4 Porphyre V. & Nguyen Que Coi (Eds). 2006. Pig production development animal-waste management and environmement protection. A case study in Thai Binh Province, Northern Vietnam. PRISE publications pp 55-82, . Ví dụ hầm biogaz là một kỹ thuật phổ biến, nhưng theo quan niệm của người nông dân lắp đặt hệ thống này rất khó do không có khả năng đầu tư. Hơn nữa, người dân quản lí hầm biogaz thường không đúng cách do không được đào tạo hoặc do xây dựng không phù hợp . Ngoài ra, xử lí bằng bigaz không làm giảm hàm lượng nitơ và phốt pho, chính vì vậy mà hầm biogaz chỉ được coi như một khâu trong hệ thống xử chúng không xử lí ni tơ và phốt pho và người nông dân thường không tuân theo các kỹ thuật sử dụng hầm biogaz do họ không được đào tạo hoặc do xây dựng không phù hợp. Chính vì vậy mà nhiều người dân đã cùng dùng chung các hệ thống xử lí . Mục đích chính: Chăn nuôi lợn dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nước và đất và sự ô nhiễm này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ảnh hưởng của chăn nuôi lợn đến môi trường có thể được quản lí như thế nào để không làm giảm đi tính cạnh tranh của các hộ chăn nuôi lợn? Những khó khăn về mặt không gian và xã hội có thể được tính đến như thế nào đối với các chính sách phát triển? Mục đích chung sẽ là: Phát triển những điều kiện giúp người nông dân được hưởng các lợi ích từ việc tái sử dụng phân lợn ở quy mô nông hộ và giữa các hộ với nhau. Chế biến, nếu cần thiết, các chất thải động vật này thành các phụ phẩm hữu cơ thông qua các quy trình xử lí. Sản xuất và sử dụng các phụ phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường và sử dụng các phụ phẩm với nhiều lợi ích sinh thái này thay thế phân vô cơ để bón cho rau, lúa. Đánh giá ảnh hưởng về mặt nông nghiệp, kinh tế, xã hội, các nguy cơ về môi trường và đánh giá thị trường. Hình 1: Các vấn đề đuợc thảo luận tại “Concept note workshop” vào ngày 17 tháng 7 năm 2009 Bản đề cương này được chia làm 4 nhóm hoạt động, các nhóm hoạt động này có thể được đưa vào trong cùng một dự án hoặc có thể đứng riêng rẽ. NHÓM HOẠT ĐỘNG 1: QUẢN LÍ TẠI NÔNG HỘ Đường lối chỉ đạo phát triển chăn nuôi ở Việt Nam dự kiến sẽ thay đổi cấu trúc nông nghiệp, công nghiệp hoá hoạt động sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Phươnng thức chăn nuôi lợn rất đặc biệt ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở miền nam và mới đây phát triển ở miền bắc. Hơn 90% lợn thuộc các hộ chăn nuôi nhỏ truyền thống kết hợp với trồng trọt và cấy lúa Caldier P. 2006. Vietnam’s ‘pig business’. Pig progress. 22(1):8-10. www.agriworld.nl . Hai mô hình chính là chăn nuôi quy mô nhỏ (dưới 5-10 lợn nái) và quy mô trung bình (hơn 15-20 lợn nái). Chuyển đổi từ chăn nuôi truyền thống sang các kỹ thuật tiên tiến giúp tăng năng suất, nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này có thể làm tăng ô nhiễm nếu không quản lí hợp lí. Nhóm hoạt động này được chia làm 2 hoạt động chính: Hoạt động 1.1: Nguyên tắc về cân bằng giữa lượng chất thải chăn nuôi và nhu cầu năng lượng của cây trồng và ao cá trong hệ thống chăn nuôi lợn quy mô nhỏ. Magma là một hệ thống kết hợp năng động (HDS; i.e. với các giá trị liên tục và riêng rẽ thay đổi) cho phép giả định quản lí các loại phân động vật khác nhau hoặc chế biến nước phân chuồng và các phương thức sử dụng (bón chất thải cho cây trồng và đất hoang hoá và ủ phân/sản xuất biogaz). Nó có thể hỗ trợ đưa ra quyết định quản lí các chất hữu cơ có thể gây độc hại ở quy mô nông hộ nhằm giảm các nguy cơ về môi trường, vì sự hiệu quả và tính bền vững của các hộ chăn nuôi. Chúng ta có thể xác định được các kịch bản khác nhau dựa vào các tham số về cấu trúc hộ trong Magma, ví dụ các đặc điểm về chăn nuôi và trồng trọt, khả năng vận chuyển phân hoặc nước phân chuồng, và khoảng cách vận chuyển. Mỗi kịch bản có thể thích nghi theo các chiến lược quản lí khác nhau bằng cách sử dụng các nút lựa chọn Guerrin F. 2001. Magma: a simulation model to help manage animal wastes at the farm level. Comp. & Electr. Agri. 33: 35-54. . Mục đích Thích nghi mô hình giả định MAGMA để sử dụng nó trong hệ thống chăn nuôi lợn của Việt Nam Tư vấn cho các kỹ thuật viên nông nghiệp và những nhà hoạch định chính sách nông nghiệp nhằm cải thiện các phương pháp thực hành cá nhân về quản lí phân động vật Miêu tả nhiệm vụ Tính chất đặc thù của hộ chăn nuôi nhỏ dựa vào các cách thực hành quản lí chất thải chăn nuôi của họ Thích nghi mô hình giả định Magma Xây dựng và thử nghiệm các kịch bản quản lí chất thải tiêu biểu với Magma, gồm cả cân bằng phân bón giữa cây trồng, ao cá và sản xuất biogaz So sánh các kịch bản này theo… Xác định các chiến lược quản lí chất thải động vật tiêu biểu cho các hệ thống chăn nuôi lợn ở quy mô nhỏ. Kết quả mong đợi Đối với những hộ sản xuất nông nghịêp hiện tại: những chiến lược quản lí chất thải khả thi ở quy mô nông hộ nhằm hướng dẫn người nông dân cải thiện các phương pháp thực hành quản lí của họ. - Đối với những hộ sản xuất nông nghiệp tương lai: những chiến lược quản lí riêng cho mỗi hệ thống nông nghiệp khác nhau có thể xúc tiến trong dự án phát triển chăn nuôi lợn. Hoạt động 1.2: Mô hình quản lí kết hợp và đánh tính bền vững của các hệ thống chăn nuôi lợn quy mô nhỏ và trung bình Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ hoạt động chăn nuôi lợn, phát triênt chăn nuôi lợn ở quy mô nhỏ và trung bình rất được khuyến khích. Hiện nay, các hệ thống này dựa trên sự kết hợp giữa chăn nuôi lợn (15-20 con nái sinh sản), nuôi cá ( Cá chép trung quốc, cá rô phi) và trồng trọt (ngô, lúa, rau. Các chất dinh dưỡng từ nước thải lợn được sử dụng cho ao cá và trồng rau, ngược lại các phụ phẩm từ rau và cây trồng được sử dụng làm thức ăn cho lợn. Đánh giá tính bền vững của một hệ thống sinh thái nông nghiệp phức tạp nào đó theo các kịch bản quản lí kết hợp là một nhiệm vụ khó khăn. Mục đích Xây dựng một mô hình tin học cho phép giả định một cách năng động khối lượng và các luồng dinh dưỡng trong toàn bộ hệ thống chăn nuôi. Sử dụng mô hình này để đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tác động đến môi trường của các hệ thống này theo các kịch bản quản lí khác nhau. Đưa ra những hướng dẫn giúp người nông dân, người tư vấn nông nghiệp, những người hoạch định chính sách xây dựng các chiến lược phát triển bền vững. Miêu tả nhiệm vụ Xây dựng mô hình (7 tháng) Đưa ra một mô hình điển hình cả về cấu trúc và chức năng cho các hệ thống quy mô trung bình. Xác định các đặc điểm của nguồn chất thải sinh ra từ hoạt động chăn nuôi và nguồn nước trong tự nhiên có tiềm năng ảnh hưởng đến môi trường. Chọn các chỉ số tính toàn thích hợp vì hiệu quả kỹ thuật và để đánh giá được tác động đến môi trường của các hệ thống này Đánh giá tính bền vững để đánh giá tác động đến môi trường của các hệ thống này Triển khai và chuẩn hoá mô hình giả định (7 tháng) Chuẩn hoá (sử dụng các tham số toán học) và triển khai các nội dung của mô hình giả định dựa trên các công cụ tin học Cung cấp các phương pháp tính toán phù hợp, tính toán các yếu tố truyền phát cần thiết đối với việc Đánh giá tính bền vững Hệ thống phân tích (10 tháng) Cùng với các nhà nông nghiệp và các đối tượng làm về nông nghiệp xây dựng các kịch bản quản lí khác nhau (hiện tại và tương lai) Sử dụng mô hình giả định và phân tích kết quả về mặt hiệu quả kỹ thuật và tác động đến môi trường Kết quả mong đợi Mô hình điển hình cho các hệ thống chăn nuôi lợn kết hợp ở quy mô trung bình. Mô hình giả định trên máy tính của những hệ thống này theo các kịch bản quản lí khác nhau. Đánh giá những kịch bản chính về mặt hiểu quả kỹ thuật và tác động môi trường. Những hướng dẫn hỗ trợ những người chăn nuôi, những người tư vấn vê nông nghiệp và những người đưa ra quyết định xây dựng những chính sách bền vững cho các hệ thống chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ. NHÓM HOẠT ĐỘNG 2: QUẢN LÍ Ở QUY MÔ VÙNG VÀ CÁC NGUY CƠ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG Ngành chăn nuôi phải tái sử dụng chất thải hữu cơ của mình trong điều kiện chăn nuôi ngày càng tăng. Dù muốn hay không, các chất thải này phải được xử lí, đất có vẻ là cơ quan tiếp nhận tốt nhất để dự trữ và chế biến hoặc cố định các thành phần hữu cơ và vô cơ trong các chất thải này. Ngoài ra, các chất thải hữu cơ được xem là nguồn phân quý báu đối với đất trồng vì hàm lượng nitơ và phốtpho của chúng. Tuy nhiên, các chất thải này cũng gây ra các nguy cơ ô nhiễm như vi khuẩn gây bệnh, kim ngoại nặng và các chất gây ô nhiếm hữu cơ dai dẳng. Sử dụng quá nhiều chất thải hữu cơ trong nông nghiệp có thể là một mối đe doạ đối với chất lượng đất. Hơn nữa, sự ô nhiễm có thể tác động đến mạng lưới thức ăn thông qua cây trồng được trồng trên ô nhiễm hoặc trong nước ngầm do sự thẩm thấu các chất gây ô nhiễm qua đất. Cần phải đánh giá những ảnh hưởng của việc bón chất thải hữu cơ đến môi trường thông qua phân tích yếu tố tiềm năng gây hại trong hệ thống đất-nước-chất thải-cây trồng và phân bố tốt hơn các chất thải này giữa những người sản xuất và người tiêu thụ. Nhóm hoạt động này được chia làm 3 hoạt động chính: Hoạt động 2.1: Sử dụng các mô hình giả định và
Luận văn liên quan