ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Ngày 22.7.2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1222/QĐ-TTg phê
duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020”.
Theo Quyết định trên thì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận được phân
định thành 2 kế hoạch 5 năm: 2011 - 2015 và 2016 - 2020. Đến nay gần hết kế hoạch 5
năm đầu, chuẩn bị điều kiện để triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo, nên cần
nhìn lại kết quả thực tế so với mục tiêu đề ra để có cơ sở thực tiễn xây dựng kế hoạch phát
triển cho giai đoạn 2016 - 2020.
317 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hội thảo Định hướng phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và những năm tiếp theo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
Kỷ yếu hội thảo
KYÛ YEÁU hoäi thaÛo
NINH THUẬN, THáNg 12 Năm 2014
ủy baN NHâN dâN TỉNH NINH THUẬN
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
5PHẦN 1
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG
❖ Sự phát triển tỉnh Ninh Thuận theo quy hoạch: Nhìn lại và định hướng
TS. Trần Du Lịch - NCS.ThS. Đặng Đình Đức .............................................................................................. 11
❖ Ninh Thuận: Tìm kiếm cách tiếp cận phát triển mới trong không gian hội nhập
PGS.TS. Trần Đình Thiên .................................................................................................................................... 23
❖ Phát triển các quan hệ liên kết vùng - Điều kiện khai thác lợi thế phát triển kinh tế tỉnh Ninh Thuận
GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn ..................................................................................................................................... 35
❖ Tăng trưởng xanh là một hướng đột phá đối với tỉnh Ninh Thuận
GS.TS.KTS. Lê Hồng Kế ...................................................................................................................................... 41
❖ Định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và những năm tiếp theo
TS. Trần Kim Chung ............................................................................................................................................. 57
❖ Phát triển kinh tế bền vững và những vấn đề đặt ra ở tỉnh Ninh Thuận trong thời gian đến
TS. Nguyễn Phú Thái .......................................................................................................................................... 69
❖ Phát triển kinh tế tỉnh Ninh Thuận
PGS.TS. Bùi Quang Bình .................................................................................................................................... 83
❖ Những giải pháp đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030
PGS.TS. Nguyễn Trọng Hòa - ThS. Cao Minh Nghĩa ............................................................................. 97
❖ Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế Ninh Thuận giai đoạn 1993 - 2012 và định hướng chiến lược
trong thời gian tới
PGS.TS. Nguyễn Văn Ngãi - ThS. Trần Quang Sáng ............................................................................. 105
Mục lục
6❖ Ninh Thuận thu hút đầu tư hướng đến tăng trưởng xanh
TS. Hồ Kỳ Minh .................................................................................................................................................... 115
❖ Phát triển Công nghiệp Ninh Thuận
Nguyễn Xuân Thành ........................................................................................................................................ 123
❖ Phát triển và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận
TSKH. Đỗ Công Trung ....................................................................................................................................... 127
❖ Ngân hàng TMCP Công thương Việt nam (VietinBank) đẩy mạnh đầu tư tín dụng và dịch vụ ngân
hàng phục vụ phát triển kinh tế Ninh Thuận
Nguyễn Văn Thắng ............................................................................................................................................ 139
PHẦN 2
CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG
❖ Giải pháp đột phá trong thu hút đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của
tỉnh Ninh Thuận
PGS.TS. Bùi Tất Thắng ...................................................................................................................................... 145
❖ Phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh Ninh Thuận theo hướng công nghiệp sinh thái
TS. Dương Đình Giám ...................................................................................................................................... 152
❖ Định hướng và giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp tỉnh Ninh Thuận
đến năm 2020 và những năm tiếp theo
Cục Công nghiệp địa phương ...................................................................................................................... 171
❖ Định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển ngành năng lượng (điện gió, điện mặt trời, thủy điện
tích năng) tại Ninh Thuận
Hoàng Tiến Dũng - Nguyễn Đức Cường .................................................................................................. 177
❖ Định hướng và giải pháp phát triển bền vững ngành năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời,
thủy điện tích năng) tại tỉnh Ninh Thuận
TS. Ngô Tuấn Kiệt - TS. Nguyễn Thúy Nga - ThS. Vũ Minh Pháp ................................................... 185
PHẦN 3
DU LỊCH
❖ Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao tính cạnh tranh của du lịch Ninh Thuận trong
xu thế hội nhập
PGS.TS. Phạm Trung Lương .......................................................................................................................... 195
❖ Phát huy giá trị văn hóa Chăm để phát triển du lịch tỉnh Ninh Thuận
PGS.TS. Phan An ................................................................................................................................................ 203
7❖ Di sản Hindu giáo - Những giá trị văn hóa đặc sắc để đột phá trong phát triển du lịch của
Ninh Thuận
PGS.TS Ngô Văn Doanh .................................................................................................................................. 211
❖ Khai thác giá trị văn hóa truyền thống để phát triển bền vững du lịch ở Ninh Thuận
TS. Phú Văn Hẳn ................................................................................................................................................. 215
❖ Nghiên cứu định vị nguồn khách và một số giải pháp phát triển du lịch Ninh Thuận
ThS. Cao Trí Dũng .............................................................................................................................................. 223
❖ Xây dựng festival nho và vang trở thành trụ cột mới trong phát triển du lịch Ninh Thuận
NCS. ThS. Ngô Tấn Hưng ................................................................................................................................. 235
PHẦN 4
NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ KINH TẾ BIỂN
❖ Định hướng và giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản gắn với tái cơ cấu kinh tế tỉnh
Ninh Thuận
Nguyễn Huy Điển ............................................................................................................................................... 249
❖ Những vấn đề đặt ra đối với cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Ninh Thuận trong thời gian tới
PGS.TS. Nguyễn Đình Hiền - TS. Nguyễn Thanh Sơn ........................................................................ 261
❖ Thực trạng và giải pháp đột phá trong phát triển ngành thủy sản của tỉnh Ninh Thuận trong
thời gian tới
Trang Sĩ Trung - Nguyễn Văn Minh - Trần Đức Phú - Nguyễn Tấn Sỹ ......................................... 267
❖ Định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
ThS. Hồ Công Hường ........................................................................................................................................ 279
❖ Phát triển sản phẩm muối, sản phẩm hóa chất sau muối và một số nông sản có lợi thế
ở Ninh Thuận
Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối ................................................................................. 299
❖ Ứng dụng các công nghệ vào bảo quản và chế biến một số sản phẩm nông nghiệp của
tỉnh Ninh Thuận
TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương ............................................................................................................................. 307
Kỷ yếu hội thảo
8
9ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
PHẦN I
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG
Kỷ yếu hội thảo
10
11
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
SỰ PHÁT TRIỂN TỈNH NINH THUẬN THEO QUY HOẠCH:
NHÌN LẠI VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Ngày 22.7.2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1222/QĐ-TTg phê
duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020”.
Theo Quyết định trên thì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận được phân
định thành 2 kế hoạch 5 năm: 2011 - 2015 và 2016 - 2020. Đến nay gần hết kế hoạch 5
năm đầu, chuẩn bị điều kiện để triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm tiếp theo, nên cần
nhìn lại kết quả thực tế so với mục tiêu đề ra để có cơ sở thực tiễn xây dựng kế hoạch phát
triển cho giai đoạn 2016 - 2020.
2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận được ban hành vào thời điểm
(giữa năm 2011) nền kinh tế nước ta rơi vào giai đoạn bất ổn vĩ mô kéo dài nhiều năm;
tổng cầu nền kinh tế suy giảm. Các chính sách kinh tế của Chính phủ chủ yếu tập trung
vào nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên nền kinh tế tăng trưởng chậm,
thậm chí là trì trệ, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế địa phương, trong đó có Ninh Thuận.
Trong bối cảnh khó khăn chung đó, cần đánh giá lại các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch
5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015 của Ninh Thuận để có giải pháp phát triển
phù hợp.
3. Theo Quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, kinh tế Ninh Thuận sẽ phát triển theo
6 nhóm ngành ưu tiên (dự kiến chiếm 91% GDP): (1) Năng lượng; (2) du lịch; (3) nông, lâm,
thủy sản; (4) sản xuất chế biến; (5) giáo dục đào tạo; (6) xây dựng và kinh doanh bất động
? TS. TrầN Du Lịch
Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh
Trưởng Nhóm Tư vấn hợp tác phát triển vùng duyên hải miền Trung
NcS.ThS. ĐẶNg ĐìNh Đức
Trung tâm Tư vấn - Nghiên cứu Phát triển miền Trung
Kỷ yếu hội thảo
12
sản. Nếu nhìn chiến lược theo Quy hoạch thì Ninh Thuận phát triển dựa vào 3 trụ cột: (1)
nông - lâm - ngư nghiệp; (2) du lịch và (3) năng lượng và chế tạo. Do đó cần nhìn lại triển
vọng phát triển theo các định hướng trên như thế nào? Trong giai đoạn 2016 - 2020 cần tập
trung vào trụ cột nào, nhóm ngành ưu tiên nào, mà Ninh Thuận có cơ hội phát triển nhất?
Từ cách đặt vấn đề như trên, tham luận này sẽ trao đổi 3 nội dung sau đây:
I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: cơ sở để định hướng phát triển kinh tế - xã hội
1. Vị trí địa lý
Ninh Thuận là địa phương thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ; phía bắc giáp tỉnh
Khánh Hòa, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía đông
giáp biển Đông; Toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó thành phố Phan
Rang - Tháp Chàm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.358 km2, dân số hơn 590 ngàn người. Ninh Thuận
nằm trên giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là đường sắt Bắc Nam, Quốc lộ 1A
và Quốc lộ 27 lên Nam Tây Nguyên, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km về phía nam;
cách thành phố Nha Trang 105 km về phía bắc và cách thành phố Đà Lạt 110 km về phía
tây. Đây là một tỉnh có vị trí địa lý quan trọng nằm trên ngã ba nối liền vùng kinh tế trọng
điểm Đông Nam Bộ với Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong chuỗi liên kết các tỉnh duyên
hải miền Trung.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Địa hình: Ninh Thuận là một tỉnh có đầy đủ các loại địa hình: ven biển, đồng bằng,
trung du và miền núi. Đây là một lợi thế không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế - xã
hội của miền Trung nói chung và của tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Trong đó dạng địa hình
chính của Ninh Thuận là đồi núi, bán sơn địa chiếm hơn 77,65% diện tích tự nhiên toàn
tỉnh, 22,35% diện tích còn lại chủ yếu là dạng đồng bằng ven biển.
- Khí hậu, thủy văn: Ninh Thuận có dạng thời tiết nắng nóng, khô hạn thuộc loại điển
hình trong cả nước. Thời tiết của tỉnh có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11,
mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau với lượng mưa trung bình năm khoảng 653 mm
và tương quan nhiệt - ẩm 0,80 tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển các loại
cây trồng và vật nuôi đặc thù như nho, bò, dê, cừu...
- Tài nguyên đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên hiện tại của tỉnh Ninh Thuận là
335.806 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 17,96%; diện tích đất lâm nghiệp có
rừng chiếm 46,81%; diện tích đất chuyên dùng chiếm 3,42%; diện tích đất ở chiếm 0,79%;
diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá chiếm 31%.
13
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
- Tài nguyên biển và ven biển: Tỉnh Ninh Thuận có bờ biển dài 105 km. Ngư trường
của tỉnh nằm trong vùng nước trồi, có nguồn lợi hải sản phong phú và đa dạng với trên
500 loài hải sản các loại với hệ sinh thái san hô phong phú và đa dạng cùng 120 loài và
rùa biển đặc biệt quý hiếm chỉ có ở Ninh Thuận. Bên cạnh đó, vùng ven biển có nhiều đầm
vịnh phù hợp phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản và sản xuất tôm giống là một thế
mạnh của ngành thủy sản.
- Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh hiện có 157.687 ha rừng, trong đó: Diện tích rừng tự
nhiên là 152.260 ha, diện tích rừng trồng là 5.427 ha. Trữ lượng gỗ đạt gần 11 triệu m3.
- Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh Ninh Thuận có nguồn khoảng sản với rất nhiều chủng
loại và quy mô lớn bao gồm các khoáng sản kim loại (wolfarm, titan); khoáng sản phi kim
loại (thạch anh, đất sét); nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng (đá granite, đá vôi san
hô, đá xây dựng) và muối khoáng
- Tài nguyên du lịch: Với đường bờ biển dài 105 km, Ninh Thuận có rất nhiều bãi
biển đẹp phục vụ cho phát triển du lịch như: Ninh Chữ - Bình Sơn, Cà Ná, Tuấn Tú, Từ
Thiện, Phước Dinh
Bên cạnh nguồn tài nguyên du lịch biển, Ninh Thuận được xem là điểm đến hội tụ
nhiều nhất giá trị văn hóa Chăm đặc trưng bao gồm cả những giá trị vật thể (cụm tháp
Chăm Pô Klông Garai), và giá trị phi vật thể (lễ hội Katê, sinh hoạt truyền thống đồng bào
Chăm, các làng nghề, tiêu biểu là làng gốm Bàu Trúc, làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp hay làng
Chăm Irahani, làng Chung Mỹ). Ngoài ý nghĩa văn hóa lâu đời có giá trị nhân văn sâu sắc,
đây còn là điểm đến rất hấp dẫn khách du lịch khi đến tham quan tại Ninh Thuận.
- Năng lượng: Với đặc điểm khí hậu khô nắng và gió nhiều thuộc loại lớn nhất Việt
Nam, Ninh Thuận có một nguồn tài nguyên gần như vô hạn là năng lượng gió, một loại
hình không phải nơi nào cũng được thiên nhiên ưu đãi. Loại hình này, nếu được nghiên
cứu bài bản, đầy đủ sẽ đem lại nhiều lợi ích quan trọng, không những cung cấp năng lượng
từ gió (có thể có từ thủy triều) mà còn tạo nên một loại hình cảnh quan đẹp, độc đáo phục
vụ du lịch không ống khói không nhiều trên thế giới hiện nay.
3. hệ thống giao thông
Tỉnh Ninh Thuận có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27 và đường sắt Thống Nhất chạy qua; trên
địa bàn tỉnh không có sân bay dân sự, gần nhất là sân bay quốc tế Cam Ranh (tỉnh Khánh
Hòa) cách 60 km về phía bắc. Ninh Thuận có 3 cảng biển là Đông Hải, Cà Ná và cảng Ninh
Chữ. Trong đó, cảng hàng hóa Dốc Hầm - Cà Ná là một trong cảng biển miền Trung được
quy hoạch phát triển thành cảng nước sâu, quy mô công suất hàng hóa qua cảng 15 triệu
tấn/năm.
Kỷ yếu hội thảo
14
Nhìn chung, hạ tầng giao thông toàn tỉnh còn yếu, thiếu đồng bộ. Mật độ giao thông
đạt thấp, mới chỉ 0,68 km/km2, tuyến đường ven biển chưa được khai thác tốt nên tiềm
năng du lịch vẫn còn rất hạn chế.
4. Dân số và lao động
Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 23 dân tộc sinh sống, đông nhất là dân tộc Kinh chiếm
khoảng 78,5%, dân tộc Chăm chiếm 12,7%, Raglai 8%, còn lại các dân tộc khác. Dân số trung
bình tỉnh Ninh Thuận tính đến năm 2014 là 590.377 người, trong đó thành thị 213.716
người (chiếm 36,20%), còn nông thôn là 376.660 người (chiếm 63,80%) Mật độ dân số trung
bình toàn tỉnh là 174 người/km2. Dân số phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố,
thị trấn, đồng bằng ven sông, gần các trục đường giao thông với mật độ gần 374 người/km2.
Vùng miền núi đất rộng, người thưa, mật độ dân số khoảng 25 người/km2.
Dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 tuổi trở lên) hiện có của Ninh Thuận là 325.145
người. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội là 318.685 người, chiếm
53,98% tổng dân số. Tuy vậy có đến 68,2% số lao động là lao động phổ thông chưa qua đào
tạo, chủ yếu lao động trong khu vực nông nghiệp.
Nhìn chung, Ninh Thuận có nguồn lao động dồi dào, tính về số lượng có thể đáp ứng
lao động cho các ngành kinh tế. Tuy nhiên sự phân bổ nguồn lực thiếu hợp lý, tập trung
vào các ngành có năng suất thấp cũng như chất lượng nguồn lực không cao sẽ là lực cản
lớn đối với Ninh Thuận khi muốn thúc đẩy kinh tế tăng trưởng bền vững.
5. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Trong những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Ninh Thuận có những chuyển biến tích
cực trên nhiều mặt, tổng GDP bình quân trong giai đoạn 2010 - 2014 đạt 11.450 tỷ đồng,
riêng năm 2014 ước đạt 15.834,1 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,2%/
năm. Mức GDP bình quân đầu người tính đến thời điểm hiện tại ước đạt 26,8 triệu đồng/
người, dần rút ngắn khoảng cách về thu nhập bình quân đầu người so với cả nước. Tuy cơ
cấu kinh tế của tỉnh đã có những chuyển dịch đúng hướng nhưng tốc độ vẫn còn chậm: Tỷ
trọng GDP khu vực nông nghiệp chỉ giảm 2,8% so với năm 2010 còn chiếm 38,5% GDP của
tỉnh; dịch vụ tăng 1,2% so với năm 2010, chiếm 37,7% GDP; Tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng tăng 1,6% so với năm 2010, chiếm 23,8% GDP.
- Tình hình phát triển của các ngành kinh tế:
+ Về nông, lâm, thủy sản: Với tiềm năng đất có khả năng đưa vào sản xuất nông
nghiệp còn lớn, trong những năm vừa qua Ninh Thuận đã thực hiện mở rộng diện tích cây
15
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH NINH THUẬN ĐẾN NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
hằng năm và đất nông nghiệp khác. Bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung đối
với các nông sản có lợi thế của tỉnh (lúa, mía, thuốc lá, nho, chăn nuôi bò, dê, cừu) chủ
yếu cung cấp cho thị trường trong nước và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đây cũng
đang là lĩnh vực tỉnh khuyến khích và kêu gọi đầu tư.
Bên cạnh đó, được xác định là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước với tổng
trữ lượng cá, tôm tương đối lớn, khả năng khai thác 50.000 tấn/năm với nhiều loại hải
sản có giá trị kinh tế cao có thể phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, trong giai
đoạn 2010 - 2014 vừa qua ngành thủy sản Ninh Thuận luôn tăng trưởng với tốc độ cao,
bình quân đạt 11,8%/năm. Cơ cấu nội bộ ngành chuyển dịch dần theo hướng nâng cao tỷ
trọng nuôi trồng và sản xuất giống thủy sản nhờ tận dụng nguồn giống bố mẹ dồi dào và
môi trường nước biển trong sạch, là địa bàn lý tưởng để sản xuất các loại giống có chất
lượng cao và với số lượng lớn, nhất là tôm giống và ốc hương giống. Tỉnh cũng đã chú
trọng hình thành các trung tâm thương mại hậu cần phát triển nghề cá trong đó cảng cá
Cà Ná đang đầu tư trở thành Trung tâm nghề cá của tỉnh và khu vực, cảng Ninh Chữ được
xây dựng thành nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền khu vực miền Trung.
Tuy vậy, nông nghiệp Ninh Thuận hiện tại vẫn là nền sản xuất nhỏ, một số ngành
chiếm tỷ trọng lớn nhưng thiếu yếu tố bền vững. Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động
giai đoạn vừa qua tuy đạt trung bình 17,7%/năm nhưng mức tăng tuyệt đối mỗi năm chỉ
đạt 5,62 triệu đồng/nông dân.
+ Về công nghiệp: Trong giai đoạn hiện nay ngành công nghiệp Ninh Thuận đang nhận
được nhiều sự quan tâm của các cấp ngành, bước đầu phát huy được một số sản phẩm
mang tính đặc thù của địa phương với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2014
đạt 17,24%. Một số lĩnh vực công nghiệp chính hiện tại: Chế biến thủy sản, chế biến đá ốp
granit, chế biến hạt điều, xi măng, thủy điện, khai khoáng... Các lĩnh vực đang triển khai
thu hút đầu tư: công n