Hướng dẫn làm bài tiểu luận

Tiểu luận là một bài tập nghiên cứu khoa học sau khi học xong một môn học nào đó . Tùy theo ngành học và cấp học, điểm tiểu luận có thể được thay cho điểm thi hết môn nhưng cũng có thể là một điểm riêng biệt. Nội dung của tiểu luận phải có liên quan đến môn học, góp phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học. Người làm cần phải đưa ra những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận. Không nên dừng ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn. Có thể trích dẫn [1] nhưng không được sao chép nguyên xi tài liệu.

pdf13 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 41153 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn làm bài tiểu luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN LÀM TIỂU LUẬN Người hướng dẫn :_____________________ Người thực hiện :_____________________ Lớp__ Năm học______ MỤC LỤC Trang Phần I : YÊU CẦU CỦA TIỂU LUẬN I.1. Yêu cầu về nội dung I.2. Yêu cầu về hình thức I.3. Yêu cầu về phương pháp Phần II : CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TIỂU LUẬN II.1. Xác định đề tài II.2. Tập hợp thông tin II.3. Lập đề cương II.4. Giải quyết từng mục nội dung nghiên cứu II.5. Hoàn thiện tiểu luận Phần III : MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN THIẾT III.1. Sử dụng Style “Normal” III.2. Tạo hệ thống đề mục III.3. Tạo mục lục III.4. Tạo chú thích III.5. Tạo Header/Footer III.6. Tạo các tham chiếu chéo Phần IV : Tài liệu tham khảo Phần I YÊU CẦU CỦA TIỂU LUẬN Làm tiểu luận là một trong những công việc mà người sinh viên phải thực hiện trong quá trình học tập tại trường đại học. Để làm tốt tiểu luận, cần phải nắm được các yêu cầu của tiểu luận. Phần này sẽ trình bày vắn tắt các yêu cầu đó, bao gồm : Yêu cầu về nội dung, yêu cầu về hình thức, yêu cầu về phương pháp. I.1. Yêu cầu về nội dung Tiểu luận là một bài tập nghiên cứu khoa học sau khi học xong một môn học nào đó . Tùy theo ngành học và cấp học, điểm tiểu luận có thể được thay cho điểm thi hết môn nhưng cũng có thể là một điểm riêng biệt. Nội dung của tiểu luận phải có liên quan đến môn học, góp phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học. Người làm cần phải đưa ra những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận. Không nên dừng ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn. Có thể trích dẫn[1] nhưng không được sao chép nguyên xi tài liệu. I.2. Yêu cầu về hình thức I.2.1. Yêu cầu về trình bày Tiểu luận cần được soạn thảo bằng máy tính, trình bày đúng qui cách, bao gồm các điểm chính :  Tiểu luận được làm trên khổ giấy A4.  In kiểu chữ Times, cỡ chữ 13, nên in 1 mặt.  Số dòng in trong một trang là 26-27 dòng (dãn cách dòng 1,5 lines). Không nên lạm dụng các tính năng trình bày của máy tính, chỉ nên trình bày rõ ràng, sáng sủa. Tiểu luận cần được viết với văn phong giản dị, trong sáng, sử dụng chính xác các thuật ngữ chuyên môn, đặc biệt, không được mắc các lỗi chính tả và ngữ pháp. Muốn vậy, sau khi hoàn thành xong về nội dung, trước khi in, cần phải đọc lại và sửa chữa kỹ lưỡng về chính tả, ngữ pháp, câu văn và cách trình bày trang in. I.2.2. Yêu cầu về bố cục Về hình thức, tiểu luận bao gồm các thành phần chính sau : 1. Bìa : Ngoài cùng của tiểu luận là bìa tiểu luận. Bìa được làm bằng giấy cứng, phía trên cùng đề tên trường và khoa, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, gần cuối trang đề tên giáo viên hướng dẫn, tên người thực hiện đề tài, lớp và năm học. Có thể trình bày trang bìa bằng các khung cho đẹp. 2. Trang bìa : Là bản chụp của bìa, in trên giấy bình thường. 3. Lời cảm ơn (nếu cần) 4. Mục lục : 5. Phần nội dung chính : Đây là phần trình bày kết quả nghiên cứu của tiểu luận. Phần này gồm nhiều phần nhỏ, được trình bày chi tiết ở sau (xin xem mục II.3, trang 5). 6. Danh mục tài liệu tham khảo 7. Phụ lục (nếu cần) I.3. Yêu cầu về phương pháp Viết tiểu luận là tập nghiên cứu khoa học, tiểu luận có thể được coi là một công trình khoa học nho nhỏ. Do vậy cần phải xác định rõ phương pháp thực hiện tiểu luận bao gồm các phương pháp nghiên cứu của ngành học cùng với các phương pháp hỗ trợ khác, trong đó phương pháp sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản. Phần II CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TIỂU LUẬN Sau khi xác định được các yêu cầu của tiểu luận, cần phải phân chia việc thực hiện tiểu luận thành các công việc nhỏ hơn và đơn giản hơn, định rõ thứ tự thực hiện các công việc đó, thời gian cần thiết cho từng công việc. Tức là phải xác định các bước thực hiện tiểu luận. Kết quả của việc này là một bản kế hoạch thực hiện tiểu luận được giáo viên hướng dẫn chấp thuận. Phần này trình bày các bước chính để thực hiện một tiểu luận[2], bao gồm các bước : 1- Xác định đề tài, 2- Tập hợp thông tin, 3- Lập đề cương, 4- Giải quyết từng mục trong nội dung nghiên cứu, 5- Hoàn thiện tiểu luận. II.1. Xác định đề tài Trước tiên cần tìm kiếm và lựa chọn đề tài nghiên cứu. Đề tài có thể do giáo viên hướng dẫn nêu ra (ví dụ, có thể đó là một phần trong công trình nghiên cứu của giáo viên) nhưng cũng có khi sinh viên phải tự tìm kiếm. Có thể tìm kiếm đề tài trong chương trình học hoặc trong thực tiễn liên quan tới ngành hoặc môn học. Cần phải xác định rõ phạm vi nghiên cứu của đề tài như giới hạn về nội dung, về mức độ sâu sắc của việc nghiên cứu, đối với một số ngành còn phải giới hạn về thời gian, không gian của sự kiện. Vì thời gian làm tiểu luận bị hạn chế nên cần chú ý chọn những đề tài vừa sức và phải đưa ra những giới hạn phù hợp, đừng nên chọn những đề tài quá khó, quá rộng. Khi trình bày với giáo viên hướng dẫn, cần phải nói rõ nội dung đề tài, lý do chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu đề tài, giới hạn phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là tên đề tài[3]. II.2. Tập hợp thông tin Sau khi đã xác định được đề tài nghiên cứu của tiểu luận, cần phải tập hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu, ví dụ như :  Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, Kỷ yếu khoa học... được lưu trữ trong các thư viện hoặc trên Internet.  Các kết quả có được từ các thí nghiệm, thực nghiệm, thực địa, thực tập, điều tra,...  v.v Kết quả của việc tập hợp thông tin là một bản danh mục các tài liệu tham khảo, trong đó các tài liệu được sắp thứ tự theo tên tác giả hoặc tên tài liệu... II.3. Lập đề cương Đề cương là cái khung của tiểu luận và cũng là các nét chính về phương cách giải quyết vấn đề nghiên cứu được nêu ra. Ở bước này, cần nêu ra được nội dung tiểu luận sẽ gồm bao nhiêu phần, chương, mục; bố trí ra sao, nội dung chủ yếu của mỗi mục là gì. Tất nhiên đây chỉ là những dự kiến, sau này có thể còn thay đổi. Nói chung, nội dung tiểu luận gồm các phần chính sau: a. Phần mở đầu : Trong phần này cần nêu rõ nội dung đề tài nghiên cứu, lý do và mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. b. Phần thân : Phần này bao gồm nhiều phần nhỏ (chương) I, II, III.... Đây là nội dung chủ yếu của tiểu luận, thuộc chuyên môn ngành học. Mỗi phần nhỏ có thể gồm nhiều mục, thể hiện quá trình giải quyết vấn đề nêu trong đề tài, các kết quả trong quá trình nghiên cứu, các nhận định, đánh giá... Phần này có thể được viết nhiều lần, sửa chữa, bổ sung trong suốt quá trình nghiên cứu. Đây là phần chủ yếu thể hiện công sức và trình độ nghiên cứu của người thực hiện tiểu luận. c. Phần kết luận : Trong phần này cần tóm tắt quá trình giải quyết vấn đề các kết quả nghiên cứu. Nêu lên được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, Nêu ra những vấn đề chưa giải quyết được và hướng phát triển của đề tài. II.4. Giải quyết từng mục nội dung nghiên cứu Đây là bước chiếm nhiều công sức nhất trong quá trình làm tiểu luận. Người thực hiện tiểu luận cần phải tiến hành nghiên cứu, làm thí nghiệm, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, suy nghĩ và đưa ra những nhận xét, đánh giá, ... cho từng mục trong tiểu luận. Sau đó viết những kết quả nghiên cứu của mình vào tiểu luận. Trước hết hãy viết tất cả những gì mình đạt được, những gì mình suy nghĩ cho dù những kết quả đó đang còn có phần lộn xộn, chưa chắc chắn. Trong các bước tiếp theo sẽ điều chỉnh, sàng lọc, sắp xếp lại. II.5. Hoàn thiện tiểu luận Sau khi đã viết được hầu hết nội dung tiểu luận, cần phải đọc lại và hoàn thiện tiểu luận. Chính trong phần này, việc soạn thảo tiểu luận bằng máy tính sẽ phát huy tác dụng rất tốt. Với máy tính, ta có thể thêm, bớt, xóa, sửa văn bản tiểu luận một cách hết sức tự do, có thể chèn các hình ảnh, biểu bảng, sơ đồ, công thức, ... rất tiện lợi. Trong bước này, cần phải :  Điều chỉnh nội dung và bố cục tiểu luận cho phù hợp với quá trình và kết quả nghiên cứu, đồng thời khiến các phần được liên kết với nhau một cách mạch lạc, rõ ràng. Lược bỏ những phần, những ý chưa thật chắc chắn hoặc quá lan man.  Sửa chữa lỗi chính tả, câu văn và ý tứ sao cho tiểu luận được trình bày một cách chính xác, dễ hiểu và trong sáng.  Chỉnh sửa nội dung và hình thức các bảng, biểu, hình ảnh.... Nhập Danh mục tài liệu tham khảo.  Điều chỉnh định dạng các phần của văn bản tiểu luận như các tiêu đề, chú thích, tham chiếu, .... Tạo các phần cần thiết cho văn bản tiểu luận như : Trang bìa, Mục lục, Header/Footer,... Phần III MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN THIẾT Phần này sẽ trình bày một kỹ năng cần thiết cho việc soạn thảo tiểu luận mà chưa được trình bày trong giáo trình [1] như : Sử dụng Style, tạo đề mục (Heading), tạo mục lục (Table of Contens), tạo chú thích (Foonote/Endnote), tạo Header/Footer, tạo tham chiếu chéo (Cross Reference), Tìm kiếm và thay thế trong văn bản, ... Ngoài ra, khi soạn thảo tiểu luận, cũng cần phải áp dụng một số kỹ năng khác (Chọn các kiểu chữ tiếng Việt; gõ phím tiếng Việt; sao chép, xóa, di chuyển các nhóm chữ hay các đoạn văn bản; định dạng trang in; chèn hình ảnh; vẽ biểu đồ, sơ đồ; v.v) có trong giáo trình. III.1. Sử dụng Style “Normal” Style là một tập hợp các đặc tính định dạng, có thể sử dụng style để định dạng một cách nhanh chóng một nhóm đoạn văn hay một thành phần nào đó trong văn bản. Để áp dụng một style nào đó vào một đoạn văn bản, hãy đánh dấu đoạn văn bản đó và chọn style mong muốn trong hộp Style. Có thể tạo mới, xóa, sửa style. Tuy nhiên, phần này chỉ trình bày việc sửa và áp dụng style “Normal”. Style “Normal” được áp dụng cho các đoạn văn bản bình thường trong văn bản, vì vậy cần phải sửa chữa các định dạng trong style “Normal” theo đúng qui định của tiểu luận để không phải sửa chữa định dạng nhiều lần. Hãy làm các thao tác : Format => Styles and Formatting => nhấn nút phải chuột vào style “Normal” =>Modify => Format, sau đó :  Bấm chuột vào mục Font để chọn kiểu chữ VNI-Times, cỡ chữ 13, chọn “Normal” ở mục Font style.  Bấm chuột vào mục Paragraph để chọn Alignment là “justified”, Line spacing là “1.5lines”. Ngoài ra có thể chọn một số mục khác tùy ý. Chú ý : Đừng đánh dấu  vào mục Automatically update. III.2. Tạo hệ thống đề mục Có thể dùng nhóm Heading styles để định dạng hệ thống đề mục trong văn bản, Heading 1 dùng cho đề mục cấp 1, Heading 1 dùng cho đề mục cấp 2, .... Việc sửa chữa các style “Heading” giống như sửa chữa style “Normal”. Để lựa chọn cách đánh số phù hợp với tiểu luận, trong hộp thoại sửa chữa style “Heading...”, hãy chọn Format => Numbering => Outline Numbered => Chọn kiểu đánh số => Customize => sửa chữa theo ý muốn. III.3. Tạo mục lục Với việc dùng các style “Heading...” để tạo hệ thống đề mục, có thể tạo mục lục một cách tự động theo các bước sau :  Bấm chuột để dấu nháy đứng vào vị trí định tạo mục lục.  Insert => Reference => Index and Tables => Table of Contents  Hãy chọn các mục cần thiết, trong đó mục Show level chỉ số cấp đề mục được hiện lên trong bảng mục lục.  Chọn mục Modify => TOC... => Modify =>... để sửa chữa định dạng các dòng của mục lục (Style TOC...). Trong quá trình soạn thảo tiểu luận, hệ thống đề mục có thể bị di chuyển, thay đổi, do đó cần phải cập nhật mục lục. Để làm điều này, hãy bấm chuột vào mục lục rồi nhấn phím F9. Cũng có thể sửa chữa bằng tay hình thức của mục lục. III.4. Tạo chú thích Để tạo các chú thích, hãy thực hiện các bước sau :  Bấm chuột để đưa dấu nháy vào vị trí định tạo chú thích.  Insert => Reference => Footnote...  Tại mục Location, chọn Footnote nếu muốn ghi chú thích ở cuối mỗi trang, chọn Endnote nếu muốn ghi chú thích ở cuối tiểu luận hay cuối mỗi section (ví dụ, cuối mỗi chương).  Hãy chọn cách đánh số thích hợp tại các mục còn lại trong hộp thoại. Định dạng của chỉ số chú thích đặt tại style “Footnote Reference”, định dạng của dòng chú thích đặt tại style “Footnete Text”. Để sửa chữa, hãy bấm chuột vào chỉ số hoặc dòng chữ của một chú thích, chọn Format => Styles and Formatting => nhấn nút phải chuột vào hộp formatting of selected text rồi sửa chữa style. III.5. Tạo Header/Footer Header là phần ghi ở đầu mỗi trang, Footer là phần ghi ở cuối mỗi trang. Trong phần này có thể ghi tiêu đề hoặc đánh số trang, v.v. Cách tạo và định dạng Header/Footer có trong giáo trình. Cần chú ý thêm những ý sau  Nếu muốn tạo Header/Footer khác nhau giữa các trang chẵn/lẻ, hãy chọn File => Page Setup => Layout => Đánh dấu vào ô Different odd and even.  Nếu muốn tạo Header/Footer khác nhau trên từng đoạn văn bản (ví dụ, trên từng chương, mục), hãy chia văn bản thành các section, gỡ bỏ thuộc tính same as previous của Header/Footer rồi định dạng Header/Footer cho từng section[4]. III.6. Tạo các tham chiếu chéo Tính năng tham chiếu chéo (cross-reference) dùng để tham chiếu một mục nào đó trong văn bản. Có thể dùng tham chiếu chéo để chỉ tới tài liệu tham khảo, chương mục, hình ảnh, bảng biểu,... có trong tiểu luận. Để tạo tham chiếu chéo, hãy thực hiện các bước sau:  Bấm chuột để đưa dấu nháy vào vị trí định tạo tham chiếu chéo.  Insert => Reference => Cross-reference  Chọn mục cần tham chiếu tới rồi nhấn nút Insert. Cũng giống như bảng mục lục, nội dung của các tham chiếu chéo có thể bị thay đổi trong quá trình soạn thảo văn bản nhưng Word lại không tự động cập nhật ngay. Vì vậy, sau khi đã chỉnh sửa xong về nội dung, cần cập nhật lại bảng mục lục và các tham chiếu chéo theo các bước sau:  Chọn toàn bộ văn bản (nhấn Ctrl+A hoặc Edit => Select All ).  Nhấn phím F9. Phần IV Tài liệu tham khảo [1] Giáo trình Tin học, Phần II : Microsoft Word, Trung tâm Tin học ĐHSP TP.HCM, 2002. [2] J. David Lifer and Gary L. Margot, Learn Office 97, QUE Education and Training, 1998. [3] Võ văn Viện, Giúp tự học Word 97 for Windows, Nhà xuất bản Đồng Nai, 1999. [1] Khi trích dẫn, cần ghi chú rõ ràng nguồn tài liệu. [2] Tất nhiên, tùy theo môn học và đề tài mà có thể phải có thêm bớt các bước. [3] Cần đặt tên đề tài ngắn gọn, chính xác với nội dung và giới hạn của đề tài [4] Xem thêm phần Insert the chapter number and title in a header or footer trong Help
Luận văn liên quan