Việt Nam là một vùng đất của rất nhiều hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị, được tạo nên từ bàn tay, khối óc và cả tấm lòng của các nghệ nhân. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh tế của Việt Nam đã có mặt ở hơn 120 nước và một số sản phẩm như gốm sứ, sơn mài, đồ gỗ, hàng mây tre, dệt may, thêu đang được nhiều nước ưa dùng để làm đồ trang trí nội thất và quà tặng.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể. Ước tính kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 600 triệu USD một năm, góp phần tạo công ăn việc làm cho khoảng 1,35 tỷ dân. Tuy nhiên, nếu so sánh với lượng tiêu thụ hàng nội thất và quà tặng trên thế giới, con số trên chỉ chiếm chưa đến 1% dung lượng thị trường. Vì thế, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển.
Chúng tôi hy vọng cuốn “Hướng dẫn marketing xuất khẩu” này sẽ là cẩm nang hữu ích, cung cấp các thông tin chi tiết và thực tế cho các nhà xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Nội dung của cuốn hướng dẫn phù hợp với cả doanh nghiệp đang xuất khẩu và cả doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu, giúp họ thâm nhập thị trường thành công và đứng vững trên trên thị trường quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.
84 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2499 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn marketing xuất khẩu cho các nhà xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
ĐỐI VỚI MẶT HÀNG QUÀ TẶNG VÀ TRANG TRÍ NỘI THẤT
Hướng dẫn marketing xuất khẩu
cho các nhà xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Tài liệu thuộc bản quyền: VIETRADE/ITC/WTO/UNCTAD
Mục lục
Trang
Lời mở đầu
3
1
Bạn đã sẵn sàng xuất khẩu chưa?
4
1.1
Phân tích thị trường (Phân tích bên ngoài)
4
1.2
Phân tích công ty (Phân tích bên trong)
9
1.3
Phân tích SWOT
11
2
Chiến lược thâm nhập thị trường
12
3
Chuẩn bị cho một sự hiện diện chuyên nghiệp
14
3.1
Tài liệu marketing
15
3.2
Chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhân viên và cách thức liên lạc
19
3.3
Chuyên nghiệp hóa các hoạt động của công ty
21
3.4
Hiểu các yêu cầu thị trường để tăng hiệu quả sự hiện diện
23
4
Chuẩn bị các sản phẩm xuất khẩu
24
5
Dự tính chi phí, định giá và lập hóa đơn khi xuất khẩu
28
5.1
Dự tính chi phí và định giá xuất khẩu
28
5.2
Báo giá và Hóa đơn chiếu lệ
31
5.3
Các điều khoản bán hàng
32
5.4
Phương thức thanh toán
34
6
Tham gia hội chợ thương mại
38
6.1
Lựa chọn hội chợ thương mại phù hợp
39
6.2
Tham gia hội chợ thương mại
40
6.3
Chi phí tham gia hội chợ
41
6.4
Tại triển lãm thương mại
43
6.5
Sau triển lãm thương mại
44
7
Chứng từ xuất khẩu và chứng từ gửi hàng
45
8
Giải quyết tranh chấp
47
9
Phụ lục
48
Lời mở đầu
Việt Nam là một vùng đất của rất nhiều hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị, được tạo nên từ bàn tay, khối óc và cả tấm lòng của các nghệ nhân. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ tinh tế của Việt Nam đã có mặt ở hơn 120 nước và một số sản phẩm như gốm sứ, sơn mài, đồ gỗ, hàng mây tre, dệt may, thêu… đang được nhiều nước ưa dùng để làm đồ trang trí nội thất và quà tặng.
Trong những năm gần đây, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể. Ước tính kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đạt 600 triệu USD một năm, góp phần tạo công ăn việc làm cho khoảng 1,35 tỷ dân. Tuy nhiên, nếu so sánh với lượng tiêu thụ hàng nội thất và quà tặng trên thế giới, con số trên chỉ chiếm chưa đến 1% dung lượng thị trường. Vì thế, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển.
Chúng tôi hy vọng cuốn “Hướng dẫn marketing xuất khẩu” này sẽ là cẩm nang hữu ích, cung cấp các thông tin chi tiết và thực tế cho các nhà xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Nội dung của cuốn hướng dẫn phù hợp với cả doanh nghiệp đang xuất khẩu và cả doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu, giúp họ thâm nhập thị trường thành công và đứng vững trên trên thị trường quốc tế trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến và hỗ trợ của một số cá nhân, đặc biệt là nhóm dự án của Cục Xúc tiến Thương mại (VIETRADE) và Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) tại Hà Nội và Geneva.
Nhóm soạn thảo tài liệu gồm có:
Trung tâm nghiên cứu và phát triển làng nghề, Hà Nội, Việt Nam (www.hrpc.com.vn)
IDC – Các chuyên gia tư vấn phát triển quốc tế, Aachen, Germany (www.idc-aachen.de)
Bản quyền
Tài liệu được biên soạn nhằm mục đích hỗ trợ các nhà sản xuất, xuất khẩu và các tổ chức hỗ trợ kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam. Vì thế, tài liệu này sẽ không được bán lại dưới hình thức các dịch vụ tư vấn và vì các mục đích thương mại khác. Để tận dụng nguồn thông tin này trên cơ sở phi thương mại, nguồn thông tin sẽ được ghi là VIETRADE. Tất cả các hình thức sử dụng khác đều bị cấm, trừ khi có sự cho phép bằng văn bản của VIETRADE.
1 Bạn đã sẵn sàng xuất khẩu chưa?
Phân tích thị trường (Phân tích bên ngoài)
Để xác định liệu công ty đã sẵn sàng xuất khẩu hay chưa, đầu tiên hãy đánh giá thị trường, xác định các cơ hội để từ đó lựa chọn những thị trường phù hợp nhất. Từ đó, đánh giá khả năng tận dụng các cơ hội đã xác định thông qua các phân tích về thị trường của doanh nghiệp.
Có rất nhiều thị trường hứa hẹn cho các mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và vì thế bạn sẽ gặp một vài khó khăn trong việc quyết định nên tập trung vào thị trường nào. Nhìn chung, bạn có thể thực hiện từng bước cách tiếp cận sau:
Bước 1: Định hình các thị trường tiềm năng
Thu thập các số liệu thống kê thương mại về nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nhiều nước và số liệu xuất khẩu của Việt Nam. Tổng cục Thống kê Việt Nam (địa chỉ số 1A Hoàng Văn Thụ, Hà Nội) là địa điểm tốt nhất bạn có thể tìm được nguồn thông tin này, thậm chí ngay cả những thông tin về các sản phẩm của riêng bạn (tra cứu mã sản phẩm theo Hệ thống hài hòa HS). Một số thông tin tổng hợp về những thị trường xuất khẩu lớn khác có trong Phụ lục số 2.
Xác định 5 đến 10 thị trường lớn và đang phát triển đối với sản phẩm của bạn. Xem xét các thị trường này trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm trở lại đây.
Xác định một vài thị trường nhỏ hơn nhưng tăng trưởng nhanh và có thể có những cơ hội tốt. Nếu thị trường chỉ mới hình thành, có thể bạn sẽ có ít đối thủ cạnh tranh hơn các thị trường cũ.
Xác định ba đến năm thị trường tiềm năng để đánh giá sâu hơn. Có thể tham vấn các chuyên gia, Cục Xúc tiến Thương mại (VIETRADE) và những người khác để giúp xác định các thị trường mục tiêu.
Bước 2: Đánh giá các thị trường mục tiêu
Xác định các nhà nhập khẩu, người bán buôn và các bên liên quan quan trọng khác trên thị trường. Tự làm quen với các kênh phân phối và tập quán thương mại.
Xác định các phân đoạn thị trường của người sử dụng (theo tiêu chí địa lý, sở thích của người tiêu dùng, giá cả/ chất lượng…). Ai sẽ muốn mua hàng hóa của bạn và vì sao? Lối sống của họ là gì, họ sống ở đâu, loại sản phẩm nào họ thường mua?
Xác định mức giá và xu hướng thị trường đối với các sản phẩm của công ty bạn cũng như các sản phẩm liên quan. Tìm hiểu kỹ các nguồn cung hiện tại, đặc biệt là thị trường các nước xuất khẩu chính mà công ty đang cạnh tranh.
Kiểm tra các rào cản thâm nhập thị trường (thuế quan hoặc phi thuế quan) của quốc gia đó đối với hàng nhập khẩu.
Xác định các biện pháp ưu tiên mà chính phủ Việt Nam áp dụng để xúc tiến xuất khẩu sản phẩm của bạn sang những thị trường này.
Xác định các chi phí vận chuyển từ cảng chính đến các thị trường mục tiêu.
Công ty có thể tiến hành nghiên cứu thị trường bằng các nguồn thông tin sơ cấp hoặc thứ cấp. Khi tiến hành nghiên cứu thứ cấp (nghiên cứu tại bàn), công ty có thể thu thập thông tin từ các nguồn tổng hợp như các số liệu thống kê thương mại của một quốc gia hoặc một sản phẩm. Vì tiến hành nghiên cứu thứ cấp ít tốn kém hơn và có thể giúp công ty thực hiện tập trung các hoạt động marketing nên hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đều bắt đầu việc nghiên cứu thị trường bằng cách sử dụng các thông tin thứ cấp. Mặc dù các nguồn dữ liệu thứ cấp rất quan trọng cho công việc nghiên cứu thị trường nhưng chúng cũng có những hạn chế nhất định như hầu hết các số liệu thống kê đều cách thời điểm hiện tại hơn hai năm, các số liệu phân tích về sản phẩm quá chung chung, nên mức độ hữu ích cho doanh nghiệp vẫn chưa cao…
Các nguồn dữ liệu thứ cấp phổ biến cho việc nghiên cứu thị trường bao gồm:
Danh sách website các hiệp hội thương mại, tham khảo Phụ lục 3. Thông qua các hiệp hội ngành hàng, bạn sẽ tìm hiểu được thông tin về số liệu thống kê của các thị trường, tin tức cập nhật các ngành và ý kiến phân tích của các chuyên gia, danh sách triển lãm thương mại, nhà nhập khẩu.
Tham khảo website của Tổng cục Hải quan Việt Nam (GSO) hoặc các văn phòng thống kê quốc gia khác tại Phụ lục 4. Lưu ý rằng, để có thể tìm kiếm thông tin hiệu quả từ các văn phòng thống kê, bạn cần biết rõ mã sản phẩm của bạn theo Hệ thống hài hòa thuế quan (HS).
Các tạp chí và báo thương mại có những chỉ dẫn tương đối đầy đủ về những sản phẩm hợp thời (như “Tableware International”, một tạp chí hàng đầu về đồ bày trên bàn và quà tặng quốc tế). Tham khảo website của các loại báo chí này trong Phụ lục 5.
Các loại sách về lĩnh vực trang trí nội thất và thủ công mỹ nghệ. Có thể tìm các loại sách này trong thư viện của Trung tâm nghiên cứu và phát triển làng nghề Việt Nam (www.hrpc.com.vn) hoặc bạn có thể mua tại các hiệu sách tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, bạn có thể đặt mua các cuốn sách này qua các website như www.amazon.com, www.barnes&noble.com...
Các tổ chức nghiên cứu quốc tế như Euromonitor (www.euromonitor.com), KeyNote, Datamonitor (www.datamonitor.com) và Mintel (www.mintel.com)... là nguồn cung cấp rất nhiều thông tin về thị trường, thị hiếu tiêu dùng…
Bạn có thể tìm kiếm các báo cáo nghiên cứu thị trường (phân đoạn thị trường, tình hình tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh, yêu cầu thâm nhập thị trường), xu hướng thị trường, các số liệu thống kê… từ các tổ chức thương mại như VIETRADE, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản JETRO, Trung tâm xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển CBI Hà Lan, Trung tâm Thương mại quốc tế ITC, Các phòng thương mại và Công nghiệp… Địa chỉ website các tổ chức này có tại Phụ lục 6.
Các trang web về triển lãm thương mại theo ngành cung cấp những thông tin đáng tin cậy về xu hướng mới và thường có cả thông tin liên hệ đầy đủ của những công ty hàng đầu trên thị trường. Tham khảo địa chỉ website tại Phụ lục 7.
Bạn cũng có thể tìm hiểu xu hướng màu sắc mới qua website của các công ty nghiên cứu xu hướng quốc tế và các công ty thời trang lớn. Nói chung, việc tìm kiếm thông tin trên website của các nhà nhập khẩu lớn trên thị trường mục tiêu có thể làm tăng đáng kể vốn hiểu biết của bạn về danh mục hàng hóa, thiết kế, giá cả trên thị trường mục tiêu ấy.
Có thể tìm kiếm thông tin về xu hướng màu sắc trên thị trường EU, Nhật Bản và Mỹ trong tạp chí “Trend Forecast” của CBI (www.cbi.nl), Tổ chức Xúc tiến nhập khẩu Thụy Điển SIPPO (www.sippo.ch), Hiệp hội thời trang Nhật Bản (www.japanfashion.or.jp) và Trend Curve’s (www.trendcurve.com).
Nếu bạn mua các báo cáo nghiên cứu thị trường có thể sẽ tốn kém rất nhiều tiền bạc. Để giảm thiểu chi phí, bạn có thể tìm kiếm những thông tin tương tự trên Internet. Internet là một trong những cách thuận lợi nhất để một nhà xuất khẩu có thể tìm kiếm các thông tin về thị trường. Bạn có thể tìm được rất nhiều thông tin bằng cách sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google (www.google.com) và Yahoo (www.yahoo.com). Các công cụ tìm kiếm “froogle” và “catalogues” của Google thực sự hữu ích nếu bạn sử dụng để tìm kiếm thông tin về thiết kế và định giá sản phẩm. “Froogle” có thể hiển thị ảnh và giá cả sản phẩm. “catalogues” là một danh bạ gồm hơn 6000 danh mục sản phẩm kèm theo ảnh và thông tin về giá cả (htttp://froogle.google.com;
Để tiến hành nghiên cứu sơ cấp (nghiên cứu thực địa), công ty có thể thu thập dữ liệu trực tiếp về thị trường nước ngoài thông qua các hoạt động như phỏng vấn, tham quan cửa hàng, triển lãm thương mại, và các mối liên hệ trực tiếp khác với các văn phòng đại diện và người mua hàng tiềm năng. Nghiên cứu thị trường sơ cấp có lợi thế là đáp ứng được nhu cầu của công ty và có được câu trả lời cho từng câu hỏi cụ thể. Bạn có thể tìm kiếm những thông tin còn thiếu sau khi nghiên cứu tại bàn và bạn có thể nhận biết được cảm nhận của người khác về công ty, đất nước và sản phẩm của bạn. Thậm chí nếu các số liệu thống kê cho thấy thị trường đang tăng trưởng, nghiên cứu thực địa cũng rất quan trọng để bạn đưa ra quyết định cuối cùng nên hay không nên tiếp cận thị trường và làm cách nào… Có thể tiến hành nghiên cứu thực địa sau nghiên cứu tại bàn để xác nhận các kết quả của nghiên cứu tại bàn và bổ sung các thông tin còn thiếu.
Các nguồn nghiên cứu thực địa phổ biến bao gồm:
Gặp gỡ các công ty/ nhà xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có mặt hàng xuất khẩu tương tự
Gặp gỡ người mua hàng tiềm năng và các đại lý phân phối ở Việt Nam
Thông tin từ các tổ chức xúc tiến thương mại (VIETRADE, www.vietrade.gov.vn, JETRO www.jetro.go.jp, KOTRA - Cục Xúc tiến Đầu tư và Thương mại Hàn Quốc kotrahan@fpt.vn, AMCHAM – Phòng Thương mại Mỹ…) và các dự án phát triển ngành tư nhân ở Việt Nam (JICA - Cục Hợp tác quốc tế Nhật Bản, www.jica.go.jp/vietnam, VNCI - Tổ chức sáng kiến cạnh tranh Việt Nam www.vnci.org, GTZ www2.gtz.de/vietnam…)
Liên hệ với các đại sứ quán, cơ quan lãnh sự và các trung tâm thương mại Việt Nam ở nước ngoài
Gặp gỡ các công ty giao nhận và vận tải (tham khảo Phụ lục 8)
Tham gia các triển lãm thương mại ở các thị trường mục tiêu của bạn hoặc triển lãm thương mại tại các thị trường gần Việt Nam như Hong Kong, Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản.
Tham quan các cửa hàng ở thị trường mục tiêu của bạn để tham khảo xu hướng, giá cả… (tham khảo Phụ lục 9)
Bên cạnh việc đánh giá quy mô thị trường và xác định các nhà nhập khẩu lớn, nghiên cứu thị trường cần phải quan tâm đến các yêu cầu về tiếp cận thị trường, cạnh tranh, cơ cấu giá cả…
Bạn cần xác định nhu cầu nghiên cứu của bạn trong mối quan hệ với kinh nghiệm marketing xuất khẩu, ví dụ, bạn đã có khách hàng ở thị trường đó hay chưa hoặc đây có phải là thương vụ xuất khẩu đầu tiên của bạn hay không.
Nếu bắt đầu xuất khẩu sang EU, nghiên cứu của bạn cần giúp bạn làm quen với thị trường EU bằng cách tìm ra những thông tin liên quan đến các chủ đề như yêu cầu của thị trường, cơ cấu thị trường, những giai đoạn phát triển của thị trường, các phân đoạn thị trường, các công ty lớn… Tuy nhiên, nếu bạn đã làm quen với thị trường EU và đã tìm được những cơ hội cho mình, bước lôgic tiếp theo sẽ là nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và khai thác khả năng tăng doanh số bán hàng của bạn. Bạn cần phải nghiên cứu rất cụ thể về các yêu cầu của khách hàng đối với từng loại sản phẩm và điểm mạnh cũng như điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh chính.
Các vấn đề quan trọng của nghiên cứu thị trường bao gồm:
Sự phát triển của thị trường và các cơ hội
Quy mô thị trường, các kênh bán hàng, những nhà nhập khẩu lớn, các đại lý, nhà phân phối và người bán lẻ?
Thị hiếu của khách hàng là gì, mức giá bao nhiêu? Ai sẽ muốn mua hàng hóa của bạn và tại sao?
Những loại hàng hóa nào đang được bán chạy (đặc điểm, kích cỡ, màu sắc và chất liệu)? Màu sắc nào đang hợp thời trang? Những thiết kế mới nào đang phổ biến?
Với mỗi cấp độ phân phối mức giá và lãi là bao nhiêu? Các yêu cầu quan trọng nhất của những kênh bán hàng đã được xác định là gì (chất lượng, bao gói…) và kênh bán hàng nào phù hợp nhất với chủng loại hàng hóa của bạn?
Những triển lãm thương mại lớn trưng bày và bán loại sản phẩm của bạn?
Những yếu tố văn hóa trong kinh doanh ở thị trường bạn đã lựa chọn là gì? Mô hình của giáo sư Geert Hofstede có thể giúp bạn tìm hiểu các nền văn hoá khác, nhờ đó bạn sẽ biết cách thức cư xử với con người ở các nước khác nhau (www.geert-hofstede.com). Bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin hữu ích về các yếu tố văn hóa trong Phụ lục 10.
Các yêu cầu tiếp cận thị trường
Các tiêu chuẩn và quy định nào được áp dụng đối với chất lượng sản phẩm của bạn và những tiêu chuẩn đấy có bắt buộc không?
Tiêu chuẩn nào áp dụng cho chất lượng quản lý và sản xuất của công ty bạn?
Có thể áp dụng loại nhãn mác nào (ví dụ nhãn mác ECO…) để tạo lợi thế cạnh tranh?
Có quy định nào về môi trường liên quan đến việc sử dụng các chất nguy hiểm trong sản phẩm của bạn hay không? Với nguyên liệu? Với rác thải bao bì?
Có quy định pháp lý đặc biệt nào nhằm đảm bảo các vấn đề an toàn và sức khỏe hay không?
Có các quy định về trách nhiệm xã hội không (ví dụ SA 8000)?
Thuế nhập khẩu và thuế VAT áp dụng cho hàng hóa xuất khẩu của bạn có thuế suất bao nhiêu? Có hiệp định thương mại quốc tế nào có tác động khả quan tới thuế quan hay không?
Hệ thống đo lường nào được áp dụng ở các thị trường khác nhau (ví dụ Mỹ không áp dụng hệ mét nhưng Nhật thì có)
Có thể tham khảo thêm một số nguồn thông tin về các quy định tiếp cận thị trường trong Phụ lục 11.
Cạnh tranh
Tình hình cạnh tranh trên các thị trường này có khốc liệt hay không? Đối thủ chính?
Những sản phẩm nào cạnh tranh với sản phẩm của bạn? Nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp những sản phẩm đó? Bạn có thể làm gì để tạo nên sự khác biệt và có thể cạnh tranh được?
Khách hàng chính của đối thủ cạnh tranh của bạn?
Điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh chính?
Có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh từ nước bạn đang kinh doanh trên thị trường mục tiêu?
Hậu cần
Loại bao gói nào phù hợp với chủng loại hàng hóa của bạn trên thị trường mục tiêu?
Cần loại giấy tờ vận tải nào? Các quy định về đóng gói và dán nhãn?
Thời gian vận chuyển trung bình?
Loại hình vận tải nào được sử dụng phổ biến nhất? Chi phí vận chuyển từ xưởng của bạn đến kho của người mua bao gồm những chi phí nào?
Thời kỳ mua và bán hàng đúng thời vụ là thời điểm nào?
Mức giá
Khoảng dao động giá cho loại sản phẩm của bạn là bao nhiêu? Bạn có thể có lợi nhuận với mức giá đó không? Lưu ý rằng cần trừ một tỷ lệ lớn trong giá bán lẻ do các chi phí phát sinh. Bạn có thể dễ dàng nghiên cứu mức giá bán lẻ thông qua nghiên cứu tại bàn (Tham khảo phần 5: Chi phí xuất khẩu, định giá và lập hóa đơn).
Quá trình biến động của giá trên thị trường đối với sản phẩm của bạn như thế nào?
Khách hàng của bạn nhạy cảm với giá cả như thế nào?
Những điều khoản bán hàng và thanh toán phổ biến nhất là gì?
1.2 Phân tích công ty (Phân tích nội bộ)
Sau khi phân tích thị trường xuất khẩu, bạn cần đánh giá liệu công ty có khả năng thâm nhập thị trường đã lựa chọn hay không thông qua việc tiến hành phân tích nội bộ. Đặc biệt nếu công ty mới tiến hành xuất khẩu, bạn cần thực hiện kiểm toán công ty và xác định liệu việc sử dụng các nguồn lực hiện tại có gây ảnh hưởng xấu đến doanh số bán hàng nội địa hay không. Các yếu tố cần đánh giá bao gồm: tiêu chuẩn sản phẩm, năng lực sản xuất, mức độ linh hoạt, hậu cần, lực lượng bán hàng, thế mạnh tài chính, các nguồn lực khác… Từ đó bạn có thể đánh giá khả năng tận dụng các cơ hội đã xác định thông qua các phân tích về thị trường của công ty. Hơn nữa, nhờ có hiểu biết về các nguồn lực của công ty, bạn có thể đầu tư vào những cơ hội khai thác được thế mạnh của bạn.
Sản xuất
Bạn có một nhà máy hoàn toàn dùng để sản xuất sản phẩm hoặc tập trung vào việc xử lý và hoàn thiện các bước nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm của bạn hay không?
Bạn có một vài nhóm nhà sản xuất/ nhà cung cấp tốt các mặt hàng thành phẩm hoặc bán thành phẩm để bạn có thể gia công/ chế biến thêm tại nhà máy của mình không?
Các trang thiết bị của bạn có đang trong tình trạng hoạt động tốt không?
Bạn có các kỹ thuật xử lý nguyên liệu thô và thành phẩm bền vững hay không, ví dụ xử lý các sản phẩm tre và gỗ khỏi mối mọt, kỹ thuật sấy khô để giữ màu lâu bền?
Bạn đã bao giờ bị khách hàng phàn nàn về chất lượng sản phẩm hay chưa, ví dụ sản phẩm của bạn có bị méo mó hoặc mốc tại điểm đến không?
Bạn có hệ thống quản lý chất lượng hay không?
Nguồn lực hiện tại đang được xử lý như thế nào? Việc đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu có ảnh hưởng xấu đến doanh số bán hàng hiện tại của bạn hay không? Đơn hàng tối thiểu cho các loại sản phẩm khác nhau là bao nhiêu?
Bạn có thể đáp ứng các điều khoản giao hàng đúng thời gian và chất lượng hay không?
B) Nguồn nhân lực
Bạn có đội ngũ công nhân lành nghề hay không?
Nhân viên của bạn có quen với các thủ tục xuất nhập khẩu hay không? Họ có thông thạo thông quan, thỏa thuận vận tải và thanh toán quốc tế không?
Bạn có thể nói ít nhất một ngoại ngữ không, đặc biệt là tiếng Anh?
Ai sẽ theo dõi các đơn hàng sau khi đã hoàn thành việc lập kế hoạch?
Nhân viên của bạn có hiểu biết nhiều về máy tính không?
Bạn có nhà thiết kế riêng không và họ có nhạy cảm với xu hướng thị trường không? Mỗi năm bạn có bao nhiêu bộ sưu tập thiết kế mới?
Có ai trong công ty của bạn hiểu bi