Hướng dẫn thực tập cuối khóa, viết Báo cáo thực tập

1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1.1. Mục đích - Giúp sinh viên tiếp cận thực tế và vận dụng những kiến thức lý thuyết đã được trang bị trong lĩnh vực chuyên ngành kiểm toán vào thực tiễn hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) tại các công ty kiểm toán độc lập, thực tiễn kiểm soát nội bộ và hoạt động kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp, ngân hàng. Qua đó, sinh viên có thể nghiên cứu sâu hơn nhằm bổ sung và khẳng định những vấn đề lý luận cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn. - Qua đợt thực tập, sinh viên tự rèn luyện năng lực thực hành công tác kiểm toán BCTC; năng lực đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp, ngân hàng. Cụ thể: + Nếu thực tập tại các công ty kiểm toán độc lập, sinh viên cần nắm được cách tổ chức hồ sơ kiểm toán BCTC, và có thể tham gia thực hiện kiểm toán các phần hành cụ thể như một trợ lý kiểm toán nếu được phân công. + Nếu thực tập tại các doanh nghiệp, ngân hàng, sinh viên cần nắm được các thủ tục kiểm soát nội bộ tại đơn vị, có thể đánh giá các thủ tục kiểm soát nội bộ, cũng như tổ chức kiểm toán nội bộ các hoạt động trong đơn vị.

pdf7 trang | Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 2161 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn thực tập cuối khóa, viết Báo cáo thực tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1- Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng - Khoa Kế Toán 71 Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Điện thoại: 0236-3836987 HƯỚNG DẪN THỰC TẬP CUỐI KHÓA, VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP (Dành cho sinh viên bậc đại học chuyên ngành Kiểm toán - hệ đào tạo chính quy) 1. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 1.1. Mục đích - Giúp sinh viên tiếp cận thực tế và vận dụng những kiến thức lý thuyết đã được trang bị trong lĩnh vực chuyên ngành kiểm toán vào thực tiễn hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) tại các công ty kiểm toán độc lập, thực tiễn kiểm soát nội bộ và hoạt động kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp, ngân hàng. Qua đó, sinh viên có thể nghiên cứu sâu hơn nhằm bổ sung và khẳng định những vấn đề lý luận cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn. - Qua đợt thực tập, sinh viên tự rèn luyện năng lực thực hành công tác kiểm toán BCTC; năng lực đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ trong các doanh nghiệp, ngân hàng. Cụ thể: + Nếu thực tập tại các công ty kiểm toán độc lập, sinh viên cần nắm được cách tổ chức hồ sơ kiểm toán BCTC, và có thể tham gia thực hiện kiểm toán các phần hành cụ thể như một trợ lý kiểm toán nếu được phân công. + Nếu thực tập tại các doanh nghiệp, ngân hàng, sinh viên cần nắm được các thủ tục kiểm soát nội bộ tại đơn vị, có thể đánh giá các thủ tục kiểm soát nội bộ, cũng như tổ chức kiểm toán nội bộ các hoạt động trong đơn vị. 1.2. Yêu cầu - Sinh viên tự liên hệ và đến thực tập tại một công ty kiểm toán độc lập hay một doanh nghiệp, ngân hàng có qui mô tương đối lớn. - Tìm hiểu thực tế công tác kiểm toán BCTC, hay công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ tại đơn vị thực tập. - Chọn một vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo như kiểm soát nội bộ, kiểm toán để viết báo cáo tốt nghiệp (chuyên đề hoặc khóa luận tốt nghiệp). 2. QUI TRÌNH THỰC TẬP Quy trình thực tập được thực hiện theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1: Tìm hiểu thực tế công tác kiểm toán BCTC, hay công tác kiểm soát nội bộ tại đơn vị thực tập. Giai đoạn 2: Chọn một vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo như kiểm soát nội bộ, kiểm toán để viết chuyên đề hoặc khoá luận tốt nghiệp. -2- 2.1. BÁO CÁO V Ề T Ổ C H Ứ C H Ồ S Ơ K I Ể M T O Á N , K I Ể M S O Á T N Ộ I B Ộ TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP Báo cáo này thể hiện quá trình tìm hiểu thực tế công tác kiểm toán BCTC hoặc công tác kiểm soát nội bộ tại đơn vị thực tập của sinh viên, chủ yếu mô tả các tài liệu như hồ sơ kiểm toán, hay tài liệu về việc thực hiện kiểm soát nội bộ của đơn vị, kèm theo các ghi chú ngắn gọn của sinh viên để thuận lợi cho việc báo cáo thực tập. Nếu thực tập tại các công ty kiểm toán độc lập, báo cáo cần thể hiện công tác kiểm toán một phần hành cụ thể qua hồ sơ kiểm toán của phần hành đó. Sinh viên cần chuẩn bị hồ sơ kiểm toán liên quan đến phần hành được chọn để báo cáo, bao gồm: giấy tờ làm việc do kiểm toán viên (KTV) lập và các tài liệu của đơn vị được kiểm toán do KTV sao chụp và lưu trong hồ sơ kiểm toán để làm bằng chứng kiểm toán. Các tài liệu trong hồ sơ kiểm toán cần được sắp xếp theo qui định của công ty kiểm toán và sinh viên cần hiểu được các ký hiệu trên giấy tờ làm việc. Khi báo cáo, sinh viên phải thể hiện được hiểu biết của mình về trình tự và cách thức thực hiện các thủ tục kiểm toán của công ty đối với phần hành đã lựa chọn (không chỉ đơn thuần là mô tả các thủ tục kiểm toán được trình bày trên giấy tờ làm việc mà còn phải nhận xét, đánh giá về các thủ tục kiểm toán của công ty). Nếu thực tập tại các doanh nghiệp hay ngân hàng, báo cáo cần thể hiện công tác kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với một chu trình nghiệp vụ cụ thể, thông qua các qui định, các thủ tục kiểm soát nội bộ liên quan đến phần hành đó. Sinh viên cần chuẩn bị báo cáo bao gồm các lưu đồ và tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị đối với chu trình nghiệp vụ được chọn. Khi báo cáo, ngoài việc mô tả các thủ tục kiểm soát, sinh viên còn cần phải đánh giá được tác dụng cũng như hạn chế của các thủ tục kiểm soát. 2.2. BÁO CÁO TỐT NGHIỆP (chuyên đề hoặc luận văn tốt nghiệp) Sinh viên chọn một đề tài tại đơn vị thực tập liên quan đến chuyên ngành đào tạo, tìm hiểu và viết bá o c á o t ố t n gh i ệ p ( chuyên đề hoặc khóa luận tốt nghiệp). Đ ề t à i đ ư ợ c c h ọ n l à m báo cáo tốt nghiệp phải có nội dung phong phú, không quá đơn giản. Đề tài tốt nghiệp do sinh viên lựa chọn tùy thuộc vào đơn vị thực tập cụ thể. - Nếu thực tập tại một công ty kiểm toán độc lập, sinh viên có thể chọn viết các đề tài liên quan đến kiểm toán BCTC như kiểm toán các phần hành cụ thể, hay các vấn đề trong quá trình kiểm toán như lập kế hoạch kiểm toán, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, kỹ thuật chọn mẫu, Sinh viên cũng có thể viết về vấn đề kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản do công ty kiểm toán độc lập thực hiện. - Nếu thực tâp tại một doanh nghiệp hoặc ngân hàng, sinh viên có thể chọn viết đề tài về kiểm soát nội bộ một chu trình cụ thể hay kiểm toán nội bộ tại đơn vị. Báo cáo tốt nghiệp không chỉ đơn thuần là liệt kê các tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán hay kiểm soát nội bộ như đã yêu cầu ở báo cáo giai đoạn thứ nhất của quá trình thực tập (mục 2.1) mà yêu cầu cao hơn về hàm lượng phân tích, đánh giá và trình bày quan điểm. Đối với đề tài kiểm toán, các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên phải để ở phần phụ lục, không trình bày trong phần nội dung chính của báo cáo tốt nghiệp. -3- Những sinh viên làm chuyên đề tốt nghiệp phải học thêm hai môn (6 tín chỉ). Sinh viên làm khóa luận không phải học thêm hai môn nhưng phải đáp ứng điều kiện cần để làm khóa luận: đạt điểm trung bình tối thiểu theo qui định (3.0) và đã học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học. 2.2.1. Quy trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp (chuyên đề hoặc luận văn tốt nghiệp) Quy trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp theo 4 bước sau đây. a) Đề cương chi tiết Đề cương chi tiết viết khoảng 5 trang A4. Đề cương của chuyên đề tốt nghiệp bao gồm các nội dung chính sau: Chương 1: Đặc điểm hoạt động và tổ chức quản lý của Công ty .. Chương 2: Thực tế về .... (chủ đề của báo cáo tốt nghiệp) tại ... (đơn vị thực tập) Chương 3: Nhận xét và một số ý kiến về ....(tên đề tài) tại ....... (đơn vị thực tập) Đối với khóa luận tốt nghiệp, có thể gộp nội dung của Chương 1 và 2 ở trên thành một chương (Chương 2) và thêm một chương (Chương 1) về cơ sở lý thuyết của đề tài. Mục đích của đề cương chi tiết là giúp sinh viên định hình các nội dung chính cần trình bày trong báo cáo tốt nghiệp, làm cơ sở cho việc triển khai viết bản thảo. b) Viết bản thảo Bản thảo của báo cáo tốt nghiệp là một bài viết hoàn chỉnh đầy đủ các nội dung để trình giáo viên hướng dẫn đọc và cho ý kiến; sau đó tiếp tục hoàn thành bản chính. Để báo cáo tốt nghiệp có chất lượng thì sinh viên cần tìm hiểu thật sâu sắc thực tế tại đơn vị và có khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá tốt. Các nội dung trình bày trong báo cáo cần có tính gắn kết với nhau xuyên suốt từ chương 1 đến chương 3. c) Viết bản chính báo cáo tốt nghiệp Dựa vào bản thảo đã được giáo viên hướng dẫn góp ý, sinh viên chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thành bản chính của báo cáo tốt nghiệp. Đến thời hạn quy định, sinh viên phải nộp bản chính về khoa. Bản chính p h ả i có xác nhận của đơn vị thực tập (có đóng dấu). d) Bảo vệ báo cáo tốt nghiệp Mục đích: Kiểm tra kiến thức của sinh viên về những nội dung trình bày trong báo cáo tốt nghiệp. Hình thức: Sinh viên phải chuẩn bị các nội dung chính của báo cáo thực tập. Đối với chuyên đề tốt nghiệp, sinh viên trình bày trước giáo viên phản biện trong thời gian khoảng 10 phút; giáo viên đặt câu hỏi và sinh viên trả lời các câu hỏi của giáo viên. Đối với khóa luận tốt nghiệp, sinh viên phải bảo vệ trước một hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp. -4- 2.2.2. Kết cấu chung của báo cáo tốt nghiệp (chuyên đề hoặc khóa luận tốt nghiệp) Kết cấu của báo cáo tốt nghiệp gồm lời nói đầu, nội dung báo cáo, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục. Chi tiết được trình bày ở dưới đây: Trang bìa (Xem mẫu trang bìa ở dưới) Mục lục (Chỉ liệt kê những mục chính, không quá 2 trang) Lời mở đầu (1 trang) (Giới thiệu tầm quan trọng và lý do chọn đề tài; kết cấu của báo cáo tốt nghiệp) Chương 1 1.1 1.2 Chương 2 2.1 2.2 Chương 3 3.1 3.2 Kết luận (1 trang) (Tổng kết những nội dung chính đã trình bày trong báo cáo tốt nghiệp) Danh mục tài liệu tham khảo (theo qui định hiện hành của ĐHĐN, xem mục 4.2) Phụ lục (không giới hạn) Nhận xét của đơn vị thực tập (có đóng dấu) Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Nhận xét của giáo viên phản biện Độ dài: Độ dài của chuyên đề tốt nghiệp từ 30 đến 40 trang, luận văn từ 50-60 trang không kể danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục (tính từ trang đầu tiên là lời mở đầu đến trang cuối cùng là kết luận). Hình thức: Toàn bộ báo cáo tốt nghiệp (chuyên đề hoặc luận văn) được đánh máy trên khổ giấy A4, theo font chữ 13, kiểu chữ tiêu chuẩn Times New Roman hoặc kiểu chữ tương đương. Chế độ giãn dòng là single. Canh lề các bên 3 cm. Toàn bộ bảng biếu, sơ đồ cần đánh số thứ tự và tên gọi để người đọc tiện theo dõi. -5- 3. NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC 3.1. Cách đánh số thứ tự đề mục Các đề mục bắt đầu bằng số theo số chương. Ví dụ: các đề mục của chương 1 bắt đầu bằng số 1.x, các đề mục của chương 2 bắt đầu bằng số 2.x... , các đề mục của chương 3 bắt đầu bằng số 3.x... Lưu ý: + Không đặt bất kỳ dấu chấm, hai chấm cuối các đề mục; + Không gạch dưới đề mục + Không thụt đầu dòng đối với đề mục 3.2. Trích dẫn tài liệu tham khảo Sinh viên cần chú ý cách trích dẫn nguồn tài liệu để tránh bị xem là “sao chép” các tài liệu khác. Trích dẫn tài liệu tham khảo bao gồm: trích dẫn trong bài và danh mục tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo. Mỗi tài liệu được trích dẫn trong bài viết phải được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo và ngược lại. a) Trích dẫn trong bài Có hai hình thức cách trích dẫn trong bài viết: - Trích dẫn nguyên văn: sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà tác giả dùng. Câu trích dẫn nguyên văn phải được để trong dấu ngoặc kép. Trường hợp này cần trích dẫn tên tác giả, năm xuất bản và số trang của nguồn trích. Ví dụ: Healy (1995, tr.12) cho rằng “lợi nhuận của doanh nghiệp .....” - Trích dẫn diễn giải: diễn giải ý của tác giả khác bằng câu chữ của mình mà không làm khác đi nghĩa nguyên gốc. Trường hợp này cần trích dẫn tên tác giả và năm xuất bản (không cần trích dẫn số trang) của nguồn trích. Ví dụ: Những nghiên cứu của Healy (1985), Clinch và Magliolo (1993), Holthauson và các cộng sự (1995) chứng minh rằng... Hoặc: Nhiều nghiên cứu xem xét hành vi điều chỉnh giảm lợi nhuận của các công ty nhằm né tránh những áp đặt về chính sách bất lợi như tránh điều tra chống bán phá giá (Jones, 1991). b) Cách trích dẫn trong danh mục Tài liệu tham khảo - Bài báo: Đặng Văn Thanh (2001), "Kế toán Việt Nam trong quá trình cải cách và hội nhập quốc tế", Tạp chí kế toán, số 28, trang 8-9. Beasley, M.S., (1996), “An Empirical Analysis of the Relation between the Board of Director Composition and Financial Statement Fraud”, The Accounting Review, vol. 71, No. 4, pp.443-465. -6- - Bài viết trong hội thảo: Nguyễn Công Phương (2005), “Các mô hình nghiên cứu quản trị lợi nhuận ở các nước phát triển có phù hợp với bối cảnh Việt Nam: Phân tích lý thuyết”, bài viết đăng trong Hội thảo Kinh tế Miền Trung và Tây Nguyên: Tiềm năng, động lực và giải pháp, tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, tr. 110-117. - Sách: Bộ Tài chính, Chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, 2006. - Chuyên đề hoặc luận văn tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học: Nguyễn Văn A (2009), Nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động, Luận tốt nghiệp, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. - Trích từ trang web: Nguyễn Hồng Vân, Doanh nghiệp khó khăn vì chuẩn mực kế toán, đăng trong Kinh tế sài gòn online, ngày 14/8/2009, tại địa chỉ 2009. - Quyết định, thông tư, ...của chính phủ phát hành: Bộ Tài chính (2013), Hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, Thông tư số 45/2013/TT-BTC, Hà Nội. 3.3. Các trường hợp báo cáo tốt nghiệp bị trừ điểm hoặc không được công nhận kết quả - Nghiêm cấm sinh viên sao chép các báo cáo tốt nghiệp của sinh viên khóa trước và các tài liệu khác mà không trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo theo qui định. Mọi trường hợp sao chép (từ 2 trang trở lên) đều không được công nhận kết quả (điểm 0). - Báo cáo tốt nghiệp thiếu hoặc vượt quá số trang qui định. Số điểm trừ tùy theo mức độ thừa thiếu. - Nộp báo cáo tốt nghiệp muộn so với thời gian qui định. Số điểm trừ tuy theo số ngày nộp muộn. 3.4. Trang bìa (xem trang sau) ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN Chuyên đề tốt nghiệp Đề tài: Sinh viên thực hiện: Lớp: Giáo viên hướng dẫn: Đà Nẵng, tháng năm