Đềcương cần thểhiện được:
• Đềtài nghiên cứu thú vịvà hợp lý.
o Có mô hình gốc
o Có thang đo gốc
o Lý giải được vì sao lại thực hiện nghiên cứu nếu đềtài này đã được thực hiện
trước đây ởVN.
• Học viên có khảnăng hoàn thành tốt nghiên cứu (Học viên có kiến thức, kinh nghiệm
vềlĩnh vực nghiên cứu ; được đào tạo vềPPNC)
Thông thường, chỉcần đọc phần mở đầu của 1 nghiên cứu khoa học là đã có thể đánh giá được trình độ
của người viết, vì vậy học viên cần đầu tưthời gian thích đáng cho phần mở đầu.
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5455 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn viết đề cương nghiên cứu khoa học/ luận văn tốt nghiệp cao học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn viết đề cương nghiên cứu khoa học/
luận văn tốt nghiệp cao học
PGS. TS. Trần Kim Dung
Khi chọn tên đề tài, lưu ý điều kiện cần để 1 luận văn cao học bảo vệ tốt:
1. Có mô hình nghiên cứu.
2. Có thang đo.
3. Học viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động /kinh doanh của đề tài nghiên cứu (VD: khi
làm đề tài về dược thì học viên phải có kinh nghiệm về dược)
Nếu thiếu 1 trong 3 điều kiện này thì nên chuyển đề tài khác.
Đề cương cần thể hiện được:
• Đề tài nghiên cứu thú vị và hợp lý.
o Có mô hình gốc
o Có thang đo gốc
o Lý giải được vì sao lại thực hiện nghiên cứu nếu đề tài này đã được thực hiện
trước đây ở VN.
• Học viên có khả năng hoàn thành tốt nghiên cứu (Học viên có kiến thức, kinh nghiệm
về lĩnh vực nghiên cứu ; được đào tạo về PPNC)
Thông thường, chỉ cần đọc phần mở đầu của 1 nghiên cứu khoa học là đã có thể đánh giá được trình độ
của người viết, vì vậy học viên cần đầu tư thời gian thích đáng cho phần mở đầu.
Các nội dung trong nghiên cứu:
1. Tên đề tài. Càng cụ thể càng tốt.
2. Phần mở đầu:
2.1 Giới thiệu lý do chọn đề tài: Tính chất hợp lý của nghiên cứu, nêu rõ ý nghĩa của việc giải quyết
vấn đề nói chung, đối với tổ chức/doanh nghiệp và đối với cá nhân học viên nói riêng.
2.2 Vấn đề sẽ được nghiên cứu. Cần xác định rõ vấn đề phải giải quyết được trong nghiên cứu. Vấn
đề nghiên cứu cần có cái nhìn rộng rãi nhưng phải ứng dụng trong 1 lĩnh vực rất cụ thể. Vấn đề nghiên
cứu không được giới hạn trong việc mô tả hay báo cáo tình huống mà bắt buộc phải được nghiên cứu
trên cơ sở các thông tin mà học viên có được với sự phê phán, đánh giá nghiêm khắc rõ ràng. Trong
nghiên cứu, học viên cần chỉ rõ vấn đề nghiên cứu ngay từ đầu và phải lý giải được chúng.
Việc xác định vấn đề nghiên cưú có thể bắt nguồn từ những điểm chưa hoàn chỉnh, chưa giải quyết
được trong lý thuyết và/hoặc những điểm nhức nhối trong thực tiễn áp dụng hiện nay nói chung, tại
công ty/đơn vị học viên đang làm việc nói riêng. Ví dụ, trong đề tài, phải chỉ ra được những yếu kém
gì biểu hiện rõ rệt trong QTNNL của đơn vị (ví dụ giả định) như cán bộ nhân viên thờ ơ không quan
tâm đối với chất lượng sản phẩm; đến hoạt động, uy tín của công ty, chất lượng tuyển dụng thấp, tỷ lệ
nghỉ việc trong số cán bộ có năng lực cao, bất bình về phân phối tiền lương, thu nhập, năng suất lao
động giảm sút,v.v…(nếu có số liệu minh hoạ cụ thể càng tốt). Phần này cần lý giải rõ ràng cho câu hỏi:
PGS. TS. Trần Kim Dung email: tkd@danthanh.vn; ttkd@hcm.fpt.vn website:www.danthanh.vn 1
vì sao Qúy vị chọn đề tài này, Qúy vị đã nhận thấy những gì bất ổn, Qúy vị có những trăn trở,
bức xúc gì và thực sự muốn quan tâm đến việc cần giải quyết được cái gì nhất? Tại sao những
bất ổn đó còn tồn tại? Nguyên nhân? Nếu giải quyết được các vấn đề đó thì sẽ có ích lợi gì cho
công ty và có thể đóng góp gì thêm cho lý luận?
Khi thực hiện những đề tài có nhiều người thực hiện như nghiên cứu thoả mãn của CBNV đối với công
việc, sự gắn kết đôi với tổ chức,v.v….học viên cần lý giải vì sao lại chọn đề tài này? liệu có đóng góp
gì, có khác biệt gì trong nghiên cứu so các nghiên cứu đã làm?
Để thực hiện được vấn đề nghiên cứu này, cần trả lời những câu hỏi gì (research questions)?
Ví dụ, câu hỏi nghiên cứu cho đề tài ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ĐỘ THỎA MÃN VỚI CÔNG VIỆC
ĐẾN MỨC ĐỘ GẮN KẾT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC là “Mức độ thỏa mãn với các yếu tố thành phần của
công việc có ảnh hưởng như thế nào đến mức độ gắn kết đối với tổ chức của CBNV”?
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, cần có những câu hỏi hướng dẫn. Ví dụ, với đề tài trên, có thể tham
khảo những câu hỏi hướng dẫn sau:
• Nhân viên có thỏa mãn khi đi làm không? Nguyên nhân? Có hay không sự khác biệt về mức độ
thỏa mãn theo đặc điểm của nhân viên? So sánh với kết quả nghiên cứu trước đó?
• Mức độ gắn kết đối với tổ chức của nhân viên có cao không? Nguyên nhân? Có hay không sự
khác biệt về ý thức gắn kết đối với tổ chức theo đặc điểm của nhân viên? So sánh với kết quả
nghiên cứu trước đó?
• Những giải pháp nào cần tập trung thực hiện để có thể nâng cao mức độ gắn kết tổ chức của
nhân viên?
• Những giải pháp nào cần tập trung thực hiện để có thể nâng cao mức độ thỏa mãn trong công
việc cho nhân viên trong điều kiện các nguồn lực có giới hạn?
Người đọc có thể đánh giá được mức độ hiểu biết và kiến thức cơ sở của học viên thông qua phần xác
định vấn đề.
2.3 Mục đích
Cần đạt được mục đích gì trong nghiên cứu? Những nhiệm vụ chính nào nghiên cứu cần thực hiện
để đạt được mục đích này?
Ví dụ đề tài: “Ảnh hưởng của phẩm chất lãnh đạo đến ý thức gắn kết đối với tổ chức”
Thông qua 1 cuộc khảo sát với khoảng 300 nhân viên đang làm việc toàn thời gian trong các tổ chức,
doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM, đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm:
• Xác định những phẩm chất lãnh đạo được ghi nhận trong các giám đốc điều hành của người
Việt Nam.
• Đo lường ảnh hưởng của phẩm chất lãnh đạo đến uy tín lãnh đạo.
• Đo lường ảnh hưởng của uy tín lãnh đạo đến mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên.
• Đo lường ảnh hưởng của uy tín lãnh đạo đến ý thức gắn kết đối với tổ chức của nhân viên.
2.4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi và giới hạn nghiên cứu.
PGS. TS. Trần Kim Dung email: tkd@danthanh.vn; ttkd@hcm.fpt.vn website:www.danthanh.vn 2
Đối tượng nghiên cứu: Những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
VD: khi nghiên cứu về sự xung đột có thể phân theo nội dung nghiên cứu: hình thức xung đột; đối
tượng tham gia xung đột.
Xác định rõ lĩnh vực nghiên cứu trong đề tài, những gì sẽ được thể hiện trong nghiên cứu và những gì
sẽ không đưa vào trong nghiên cứu.
VD với đề tài: xác định nhu cầu đào tạo CBQL du lịch trên địa bàn TP HCM
Giới hạn về đối tượng doanh nghiệp khảo sát trong nghiên cứu:
Du lịch trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là hệ thống mở thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh
nghiệp thuộc Trung ương hoặc các tỉnh khác quản lý. Hoạt động du lịch rất đa dạng trong các lĩnh vực
lưu trú, lữ hành, vận chuyển, vui chơi giải trí, nghiên cứu, v.v… Căn cứ vào giới hạn về thời gian và
kinh phí thực hiện đề tài, nghiên cứu này sẽ tập trung nghiên cứu, khảo sát các doanh nghiệp Du lịch
trong hai lĩnh vực được Sở Du lịch ưu tiên nghiên cứu trước trong giai đoạn hiện nay là lữ hành (bao
gồm cả nội địa và quốc tế); lưu trú (bao gồm các khách sạn đã được xếp hạng “sao”).
Giới hạn về đối tượng nhân sự khảo sát trong nghiên cứu:
Các cán bộ quản lý trong du lịch bao gồm nhiều đối tượng từ cấp giám đốc điều hành, cán bộ quản lý
cấp phòng ban, các tổ trưởng (sup). Trong đó, trình độ năng lực của cán bộ quản lý cấp phòng ban/ bộ
phận trở lên ảnh hưởng có tính chất quyết định đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, do
giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, khảo sát các cán bộ quản lý
doanh nghiệp từ cấp phòng ban trở lên.
2.5 Phương pháp nghiên cứu: chỉ rõ các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để giải quyết vấn đề
đã được đề cập trong phần “vấn đề nghiên cứu”. Điều này tuyệt đối cần thiết cho nghiên cứu vì nó cho
phép xác định là phương pháp nghiên cứu nào sẽ được sử dụng để đạt được mục tiêu nghiên cứu.
PPNC cần được xác định ngay trong giai đoạn bắt đầu nghiên cứu của nghiên cứu, cùng với sự lưạ
chọn các câu hỏi chính cần được trả lời trong nghiên cứu thể hiện bằng các nhiệm vụ cụ thể (ví dụ:
xem xét sự phát triển lý thuyết cơ sở; thu thập thông tin; tổ chức và xử lý số liệu,v.v..). Nghiên cứu ở
bậc cao học cần trình bày và phát triển các thông tin hợp lý nhưng không được là tập hợp các ý tưởng
có sẵn. Tất cả các thông tin, dữ liệu (sơ cấp hay thứ cấp) được trình bày trong nghiên cứu chỉ có ích
khi được đi kèm theo với lời nhận xét đánh giá của học viên. Học viên nên nêu rõ trong phạm vi nào
thì các thông tin, dữ liệu này được sử dụng để giải quyết vấn đề của nghiên cứu.
Lưu ý chỉ rõ: nguồn thông tin, số liệu được sử dụng trong nghiên cứu (cụ thể cho thông tin thứ
cấp và thông tin sơ cấp).
Riêng đối với các nghiên cứu có sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát:
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính. Kỹ thuật thảo luận nhóm được sử
dụng trong nghiên cứu này và nó được dùng để khám phá bổ sung mô hình….
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng kỹ thuật
thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn khách hàng. Mục đích của nghiên cứu này là vừa để
sàng lọc các biến quan sát, vừa để xác định các thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo
và kiểm định mô hình lý thuyết.
PGS. TS. Trần Kim Dung email: tkd@danthanh.vn; ttkd@hcm.fpt.vn website:www.danthanh.vn 3
Việc kiểm định thang đo cùng với các giả thuyết đề ra bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha; phân
tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, hồi quy, v.v… dựa trên kết quả xử̉ lý số liệu thống
kê SPSS.
Nếu mẫu chọn tại 1 công ty thì khi kiểm định thang đo, nên chú ý đọc phần hướng dẫn trong sách của
thầy Thọ về PPNC khoa học trong kinh doanh (2011, tr. 167) có ghi rõ là dùng trong 1 công ty cũng
được nhưng tính đại diện không cao và R square trong hồi quy có thể không cao) nhưng cần trích phần
giải thích trong sách của thầy Thọ trong luận văn để bảo vệ được khi ra Hội đồng.
2.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu:
(phần này đòi hỏi học viên phải hình dung rõ ràng những kết quả cụ thể mà nghiên cứu sẽ mang lại).
• Đóng góp về lý thuyết
• Đóng góp về mặt thực tiễn
2.8 Cấu trúc nghiên cứu: (chỉ ghi tên chương)
3. Cơ sở lý thuyết: Học viên cần chỉ rõ
các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây như thế
nào. Trong nghiên cứu này, khái niệm/ định nghĩa của tác giả nào được sử dụng. Vì sao chọn
khái niệm/định nghĩa này.
Các thành phần trong khái niệm. Ghi rõ số lượng và tên của các thành phần của khái niệm
nghiên cứu. VD:
Số lượng, tên gọi các thành phần quản trị nguồn nhân lực khác biệt trong các nghiên cứu
trước đây:
- Theo mô hình nghiên cứu của Singh (2004), thực tiễn quản trị nguồn nhân lực gồm có 7 thành
phần: Đào tạo; Đánh giá nhân viên; Hoạch định nghề nghiệp; Thu hút nhân viên vào cáo hoạt
động; Xác định công việc; Trả công lao động; Tuyển dụng.
- Theo mô hình nghiên cứu của Pathak, Budhwar, Singh và Hannas (2005), thực tiễn quản trị
nguồn nhân lực gồm có 11 thành phần: Tuyển dụng; Tính linh hoạt/ làm việc nhóm; Xã hội
hoá; Thăng tiến nội bộ; Sự an toàn trong công việc; Sự tham gia của nhân viên; Vai trò của
nhân viên; Cam kết học tập; Trả công lao động; Quyền sở hữu của nhân viên; Sự hoà hợp.
- Theo mô hình nghiên cứu trong ngành hàng không của Zerbe, Dobni, Harel (1998), thực tiễn
quản trị nguồn nhân lực có 6 thành phần: lãnh đạo và chỉ huy, khen thưởng và phúc lợi; yêu
cầu công việc; cơ hội nghề nghiệp, đánh giá kết quả thực hiện công việc, và đào tạo.
- Theo nghiên cứu của Trần Kim Dung và các đồng nghiệp (2010), thực tiễn quản trị nguồn
nhân lực trong các doanh nghiệp ở Việt Nam có 9 thành phần: xác định nhiệm vụ, công việc;
thu hút, tuyển chọn; đào tạo; đánh giá kết quả làm việc của nhân viên; quản lý lương thưởng;
phát triển quan hệ lao động; thống kê nhân sự; thực hiện quy định của Luật pháp; và khuyến
khích thay đổi.
Dựa trên kết quả trao đổi trong Phòng Nhân sự, quản trị nguồn nhân lực trong công ty XYZ có
…. thành phần, gồm: …...
cách thức đo lường các khái niệm.
PGS. TS. Trần Kim Dung email: tkd@danthanh.vn; ttkd@hcm.fpt.vn website:www.danthanh.vn 4
Chất lượng dịch vụ có thể đo lường theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và cũng có thể đo lường theo
đánh giá cảm nhận từ phía khách hàng, từ các CBQL hoặc từ CBNV trực tiếp thực hiện. Trong
nghiên cứu này, chất lượng phục vụ được đo lường trên cơ sở đánh giá, nhận xét từ phía CBNV
thực hiện. Cách đo lường này đã được áp dụng trong nghiên cứu của Zerbe, Dobni và
Harel,(1998) đối với 452 tiếp viên và nhân viên phục vụ khách hàng trong hãng hàng không,
nghiên cứu của Little và Dean (2006) đối với nhân viên du lịch, nghiên cứu của Tzafrir và Gur
(2007) đối với 411 nhân viên trong các trung tâm y tế.
mối quan hệ giữa các khái niệm đã được thực hiện trong các nghiên cưu trong lĩnh vực này đã
được thực hiện trước đây.
Từ đó thiết lập mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.
Lưu ý: Nếu nghiên cứu thực hiện đo lường ảnh hưởng của tất cả các thành phần của một khái
niệm đến 1 khaí niệm khác, thì nên xác định các thành phần của khái niệmÆ thiết lập mô hình
nghiên cứu Æ giả thuyết. Nếu chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của 1 vài thành phần của khái niệm
đến 1 khái niệm khác thì nên nêu rõ lý do vì sao chọn các thành phần đó, nêu giả thuyết và mô
hình nghiên cứu.
Lưu ý nêu rõ vị trí của nghiên cứu so với các kiến thức sẵn có và các nghiên cứu đã được thực hiện.
VD: Mối quan hệ giữa mức độ thỏa mãn với công việc, sự trung thành của nhân viên và kết quả
làm việc: Các nghiên cứu của Mowday và các cộng sự (1979); Benkhoff (1997), Trần Hoài Nam
(2005) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa sự thoả mãn trong công việc và gắn kết tổ chức. Phần lớn
nhân viên của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam thường là những người có quan hệ thân tình
với chủ doanh nghiệp; một số ít là những người làm việc tạm thời nhằm tích luỹ kinh nghiệm trong lúc
tìm công việc ở các công ty có tiềm năng hơn. Cũng do quy mô công ty nhỏ, lãnh đạo có điều kiện
giao tiếp, quan tâm nhiều hơn đến nhân viên. Giữa lòng trung thành của nhân viên và sự thỏa mãn với
lãnh đạo có quan hệ chặt chẽ. Giả thuyết:
4. Tiến độ thực hiện:
• Hoàn thành đề cương (tối đa sau 3 tuần)
• Nghiên cứu cơ sở lý luận, lập phiếu điều tra: 3 tuần.
• Điều tra thu thập và xử lý số liệu: 3 tuần.
• Viết bản thảo: 3 tuần.
• Hoàn chỉnh luận án: 2 tuần.
• Viết tóm tắt, chuẩn bị bảo vệ: 2 tuần.
Căn cứ vào tiến độ dự kiến này và thời gian ân định của khoa, đề nghị quý vị lên lịch làm việc cá
nhân cụ thể và điền vào bảng sau:
Thời gian từ- đến Công việc thực hiện Ghi chú
Chọn đề tài
Nghiên cứu lý thuyết
Thiết lập đề cương nghiên cứu
Phát triển bản câu hỏi khảo sát
Khảo sát
PGS. TS. Trần Kim Dung email: tkd@danthanh.vn; ttkd@hcm.fpt.vn website:www.danthanh.vn 5
Xử lý số liệu
Viết bản nháp
Sửa bản nháp và chuẩn bị bảo vệ
5. Sơ đồ quy trình nghiên cứu dự kiến (hình1, ví dụ tham khảo cho đề tài ẢNH HƯỞNG CỦA
MỨC ĐỘ THỎA MÃN VỚI CÔNG VIỆC ĐẾN MỨC ĐỘ GẮN KẾT TỔ CHỨC )
6. Mục lục
7. Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Thiết kế và thực
hành. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Đình Thọ and Nguyễn Thi Mai Trang (2007). Nghiên cứu khoa học marketing. Ứng dụng
mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Lưu ý về thiết kế quy trình thực hiện phương pháp nghiên cứu điều tra
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước chính, (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính
thức.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận
tay đôi và phương pháp đóng vai. Nghiên cứu sơ bộ định tính dùng để đo lường các khái niệm nghiên
cứu.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu
định lượng này được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp với số mẫu điều tra là …
được sử dụng để kiểm định lại mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình. Nêu rõ nguyên tắc
chọn mẫu: quy mô và cơ cấu.
Quy trình đo lường bao gồm 3 thành phần chính (1) chọn và điều chỉnh thang đo, (2) đánh giá
thang đo (3) đo lường (4) thảo luận kết quả.
PGS. TS. Trần Kim Dung email: tkd@danthanh.vn; ttkd@hcm.fpt.vn website:www.danthanh.vn 6
* Lý thuyết về: thỏa mãn đối
Mục tiêu với công việc (JS) và sự gắn Thảo luận nhóm
nghiên cứu kết tổ chức (OC). Thang đo
JDI, Workforce commitment
.
thang đo Điều chỉnh thang
đo
Khảo sát
Đánh giá sơ bộ thang đo
Kiểm định EFA
Đo lường JS và OC,
Đo lường sự khác biệt của JS
và OC theo đặc điểm cá nhân.
Đo lường ảnh hưởng của JS
đến OC
Thảo luận kết quả xử lý số
liệu, nguyên nhân?
So sánh với các kết quả
nghiên cứu trước đây
Mục tiêu chiến lược của
công ty.
Giải pháp hoàn thiện.
Hình 1: Quy trình nghiên cứu dựa theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thi Mai Trang, (2007)
PGS. TS. Trần Kim Dung email: tkd@danthanh.vn; ttkd@hcm.fpt.vn website:www.danthanh.vn 7
Lưu ý cách thức thể hiện phương pháp nghiên cứu trong các luận văn thực hiện
theo kiểu “problem solving”
1. Xác định rõ quy trình thực hiện nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu. Thông thường, trong lĩnh vực
HRM, cần quan tâm khảo sát/ lấy ý kiến của cả 3 đối tượng: CBQL, Phòng nhân sự và CBNV
theo quy trình sau:
Quy trình thựchiện phân tích
. Mụctiêu
Thựctiễntạicông ty
Lý thuyết, kinh nghiệm
CBQL Phòng CBNV
Nhân sự
Điềuchỉnh
CBQL CB Nhân sự Nhân viên, CNSX
Nghiên cứu
-Thoả mãn -Thoả mãn Khảosát
-Nhận địnhảnh hưởng -Tínhthựcthi -Thoả mãn thị trường
tài liệu, -Mong muốn -Mong muốn -Mong muốn
vănbản -/giải pháp -/giải pháp -/giải pháp
Trao đổi, phỏng vấn
Viếtbáocáo
2. Nêu rõ khái niệm sử dụng trong luận án. Sử dụng lý thuyết để phân tích, đánh giá hiện trạng và
đề ra giải pháp hoàn thiện sẽ thể hiện được trình độ hiểu biết cao của người viết hơn là viết
chương lý thuyết riêng; chương đánh giá thực trạng riêng…
3. Nêu rõ luận văn thực hiện đánh giá hiện trạng bằng phương pháp nào (phỏng vấn, quan sát,
điều tra,v.v…): cần ghi rõ những nội dung nào cần khảo sát? Lý giải tại sao? Cách thức hoặc cơ
sở hình thành các nội dung trong khảo sát. VD: trong đề tài “Giải pháp hoàn thiện đánh giá
hiệu quả làm việc”thì từ lý thuyết luận văn cần nêu ra các vấn đề trong đánh giá hiệu quả về:
- nhận thức về đánh giá;
- tiêu chí đánh giá;
- quy trình - thủ tục đánh giá;
- kỹ năng đánh giá;
- phương pháp đánh giá;
- các chính sách hỗ trợ cho đánh giá;
- văn hoá trong đánh giá;
- các công cụ sử dụng trong đánh giá;
- cơ cấu tổ chức và cách thức phân công giao việc;
- quyền lợi của CBNV gắn với đánh giá; v.v.…
(làm sáng tỏ từng khiá cạnh nội dung, xác định mức độ nghiêm trọng, tính khẩn thiết của vấn
đề).
PGS. TS. Trần Kim Dung email: tkd@danthanh.vn; ttkd@hcm.fpt.vn website:www.danthanh.vn 8
4. Xem chương 12 tài liệu Trần Kim Dung. (2011) Quản trị nguồn nhân lực. NXB Tổng hợp về các
tiêu chí đánh giá kết quả HRM theo KPI và các phương pháp có thể sử dụng để đo lường kết quả
HRM.
Cần thực hiện phân tích, đánh giá SWOT tình hình của doanh nghiệp và định vị được các vấn đề trong
HRM của doanh nghiệp trong ma trận gồm 2 chiều: tầm quan trọng của vấn đề và mức độ nghiêm
trọng của vấn đề.
Ma trận này sẽ giúp học viên xác định được thứ tự ưu tiên khi đưa ra các giải pháp hoàn thiện
5. Trong phần giải pháp: Cần phân nhóm giải pháp theo các vấn đề đã khảo sát; có ý kiến của các
chuyên gia về tính khả thi và tầm quan trọng của các giải pháp; những thay đổi trong tổ chức cần
thiết , điều kiện để áp dụng thành công giải pháp.
Phân tích các động lựcthayđổi
Ñoänglöïcthựchiện Khaùng cöï
HRM
HRM
p
p
á
á
ph
ph
i
i
ả
ả
Gi
Gi
HHỆỆ THTHỐỐNGNG QUQUẢẢNN LÝLÝ
PGS. TS. Trần Kim Dung email: tkd@danthanh.vn; ttkd@hcm.fpt.vn website:www.danthanh.vn 9
Khi luận văn trình bày một giải pháp mới cho thực tiễn hoạt động quản trị nhân lực
trong doanh nghiệp (VD: Thiết lập hệ thống BSC- KPI, bảng lương 3P,v.v…) cần:
1. Nêu rõ kháí niệm, mô tả nội dung chính của giải pháp, ích lợi của giải pháp.
2. Kinh nghiệm của các công ty áp dụng thành công
3. Điều kiện áp dụng
4. Lý giải th