Hướng dẫn viết khóa luận tốt nghiệp - Tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng

Tài liệu hướng dẫn này chỉ bao gồm những điểm chính giúp sinh viên thực hiện tiểu luận tốt nghiệp cá nhân. Trong quá trình làm tiểu luận, sinh viên cần tham khảo phần tổng quan tài liệu của luận văn Thạc sỹ, luận án Tiến sỹ và các bài báo về tổng quan tài liệu. Các giảng viên hướng dẫn sẽ hướng dẫn cụ thể hơn trong quá trình thực hiện tiểu luận. Tổng quan tài liệu là một bài viết, công trình nghiên cứu về một chủ đề nhất định dựa trên những tài liệu, báo cáo và công trình nghiên cứu đã được thực hiện (kể cả trong nước và trên thế giới). Viết tổng quan tài liệu không phải chỉ là việc xem xét, tập hợp, liệt kê thông tin, ý tưởng được nêu trong các tài liệu sẵn có về một chủ đề nhất định mà còn phải phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp những tài liệu này trong mối liên hệ với mục tiêu đề ra. Viết tổng quan tài liệu có thể có nhiều mục đích khác nhau. Sau đây là một số ví dụ về mục đích tổng quan tài liệu: - Trình bày một lí thuyết và những nghiên cứu thử nghiệm lí thuyết này đã được thực hiện, - Trình bày một vấn đề và những giải pháp giải quyết vấn đề đã được các nghiên cứu đề xuất, thử nghiệm - Tổng hợp và phân tích một hoặc những phương pháp được áp dụng để nghiên cứu hay giải quyết một vấn đề cụ thể, - Tổng hợp những điểm chung giữa các nghiên cứu đã được thực hiện, - Nêu nhu cầu cho nghiên cứu tiếp theo - Tổng hợp kiến thức về một vấn đề sức khỏe đang được quan tâm

pdf51 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2732 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn viết khóa luận tốt nghiệp - Tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG Năm 2009 2 MỤC LỤC PHẦN I: HƯỚNG DẪN VIẾT TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................... 3 PHẦN II: HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN ............................................................ 7 PHẦN III: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU ................................. 13 PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA, CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO SỨC KHỎE ..................................................................................................... 17 PHẦN V: PHÁT TRIỂN VÀ THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM TRUYỀN THÔNG ................... 30 PHẦN VI: HƯỚNG DẪN TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ............................... 42 3 PHẦN I: HƯỚNG DẪN VIẾT TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1 GIỚI THIỆU Tài liệu hướng dẫn này chỉ bao gồm những điểm chính giúp sinh viên thực hiện tiểu luận tốt nghiệp cá nhân. Trong quá trình làm tiểu luận, sinh viên cần tham khảo phần tổng quan tài liệu của luận văn Thạc sỹ, luận án Tiến sỹ và các bài báo về tổng quan tài liệu. Các giảng viên hướng dẫn sẽ hướng dẫn cụ thể hơn trong quá trình thực hiện tiểu luận. Tổng quan tài liệu là một bài viết, công trình nghiên cứu về một chủ đề nhất định dựa trên những tài liệu, báo cáo và công trình nghiên cứu đã được thực hiện (kể cả trong nước và trên thế giới). Viết tổng quan tài liệu không phải chỉ là việc xem xét, tập hợp, liệt kê thông tin, ý tưởng được nêu trong các tài liệu sẵn có về một chủ đề nhất định mà còn phải phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp những tài liệu này trong mối liên hệ với mục tiêu đề ra. Viết tổng quan tài liệu có thể có nhiều mục đích khác nhau. Sau đây là một số ví dụ về mục đích tổng quan tài liệu: - Trình bày một lí thuyết và những nghiên cứu thử nghiệm lí thuyết này đã được thực hiện, - Trình bày một vấn đề và những giải pháp giải quyết vấn đề đã được các nghiên cứu đề xuất, thử nghiệm - Tổng hợp và phân tích một hoặc những phương pháp được áp dụng để nghiên cứu hay giải quyết một vấn đề cụ thể, - Tổng hợp những điểm chung giữa các nghiên cứu đã được thực hiện, - Nêu nhu cầu cho nghiên cứu tiếp theo - Tổng hợp kiến thức về một vấn đề sức khỏe đang được quan tâm 2 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Viết tổng quan tài liệu bao gồm những bước chính sau đây: 2.1 Xác định chủ đề quan tâm 2.2 Xác định mục tiêu tổng quan tài liệu 2.3 Xác định tiêu chuẩn lựa chọn tài liệu và tiêu chuẩn loại trừ 2.4 Thu thập tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau Tài liệu có thể thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ: các tạp chí khoa học, báo cáo nghiên cứu đã đăng trên các tạp chí hoặc chưa đăng, các cơ sở dữ liệu (Medline, CD-ROMS, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, internet. 2.5 Đọc phần tóm tắt của các tài liệu thu thập được, đọc lướt qua để nắm được ý chính 2.6 Lựa chọn những tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn đề ra. Lưu ý việc lưu giữ những tài liệu đã được lựa chọn một cách cẩn thận, sắp xếp những tài liệu này tùy theo mục đích sử dụng (ví dụ sắp xếp theo chủ đề chính, phương pháp,…) 2.7 Đọc chi tiết những tài liệu đã lựa chọn và ghi chép những nội dung liên quan và thêm vào những ý kiến, quan điểm ban đầu của cá nhân 5 2.8 Viết tổng quan Trong quá trình viết, tác giả cần bám sát mục tiêu đã đề ra và lưu ý đưa ra những nhận xét bình luận của bản thân đối với những thông tin thu thập được từ những tài liệu. 2.9 Đọc lại phần tổng quan đã viết, sửa chữa và hoàn thành tài liệu tổng quan. Trong bước này, tác giả có thể phải đọc lại những tài liệu đã đọc hoặc đọc thêm những tài liệu liên quan để có thêm thông tin hoặc làm rõ thê thông tin quan trọng. 3 CẤU TRÚC TỔNG QUAN TÀI LIỆU Một bài viết tổng quan tài liệu gồm những mục sau đây: 3.1 Tiêu đề 3.2 Mục tiêu 3.3 Tài liệu và phương pháp Trong phần này, tác giả phải mô tả rõ phương pháp đã được sử dụng để tìm tài liệu, nguồn tài liệu, những tiêu chuẩn chọn tài liệu và những tiêu chuẩn loại trừ tài liệu. 3.4 Kết quả Dựa trên mục tiêu đề ra, kết quả được trình bày theo chủ đề, chia ra nhiều chủ đề nhỏ, sắp xếp theo trình tự lôgic và làm sao cho chúng có mối liên hệ với nhau. Lưu ý là viết tổng quan tài liệu không phải chỉ là việc xem xét, tập hợp, liệt kê thông tin, ý tưởng được nêu trong các tài liệu sẵn có về một chủ đề nhất định mà còn phải phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp những tài liệu này trong mối liên hệ với nghiên cứu dự định tiến hành. 3.5 Kết luận và khuyến nghị Kết luận và khuyến nghị phải căn cứ trên kết quả thu được, việc phân tích thông tin thu được và đối chiếu với mục tiêu của tổng quan tài liệu. 3.6 Danh mục tài liệu tham khảo Liệt kê toàn bộ tài liệu tham khảo được sử dụng để viết tổng quan tài liệu theo qui định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (xem phục lục 2) Số lượng tài liệu tham khảo: trong khuôn khổ tiểu luận tốt nghiệp CNYTCC, tổng số tài liệu tham khảo tối thiểu là 25, trong đó tài liệu bằng tiếng Anh ít nhất là 10. 4. Một số qui định về hình thức tiểu luận tổng quan tài liệu 4.1 Font chữ và cỡ chữ: sử dụng font Times New Roman, cỡ chữ 12 4.2 Khoảng cách giữa các dòng: 1.5 4.3 Độ dài tiểu luận: tối thiểu 20 trang, tối đa 30 trang (không kể phần tài liệu tham khảo và phụ lục) 6 Tài liệu hướng dẫn này có tham khảo các tài liệu sau đây: Trường Đại học y tế công cộng (2007), Hướng dẫn viết đề cương nghiên cứu sử dụng cho học viên dự thi nghiên cứu sinh Y tế công cộng. Trường Đại học y tế công cộng (2007), Hướng dẫn viết luận văn và báo cáo nghiên cứu sử dụng cho học viên cao học và chuyên khoa I. Saul Greenberg, How To Write A Literature Review. accessed date 7 March 2008 Asian Institute of Technology, Writing a literature review; Dena Taylor, The Literature Review: A Few Tips On Conducting It :///D:/My%20Documents/Phong%20DT/Thi%20tot%20nghiep/THi%20TN%20K3%2 02004-2008/Literature%20review/litrev.html, accessed date: 7-3-2008 7 PHẦN II: HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN 8 Nội dung chính của đề cương dự án I. Thông tin khái quát về dự án o Tên dự án o Cơ quan chủ quản (Tên; địa chỉ; số điện thoại...): UBND tỉnh... o Tổ chức tài trợ o Cơ quan chủ trì dự án (Tên; địa chỉ; số điện thoại...): Bệnh viện huyện X, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh K o Thời gian: Bắt đầu ..... Kết thúc o Địa điểm thực hiện dự án o Tổng số vốn dự án (Vốn ODA; vốn trong nước...) II. Nội dung dự án 1. Bối cảnh và sự cần thiết của dự án  Ý tưởng dẫn đến dự án (xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương; từ nhà tài trợ, gợi ý của BYT, UBND tỉnh, chuyên gia...)  Mô tả ngắn gọn vị trí địa lý, tình hình kinh tế-xã hội- y tế của địa phương, tập trung vào những yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân  Vấn đề sức khoẻ cần được ưu tiên lựa chọn để xây dựng dự án: 1. Lý do chọn (mô tả rõ phương pháp xác định vấn đề ưu tiên can thiệp; mức độ nghiêm trọng của vấn đề) 2. Lợi ích (về sức khoẻ và đóng góp vào sự phát triển KT-XH chung của địa phương) khi vấn đề được giải quyết 3. Các nhóm được hưởng lợi 4. Sự phù hợp về mặt chính sách của ngành/địa phương/nhà tài trợ 5. Các nguyên nhân/yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề 6. Tính khả thi để giải quyết vấn đề... Ghi chú: Các thông tin trên đều được đề cập trên cơ sở các số liệu thực tế thu được tại địa phương và các nguồn tài liệu tham khảo; được trích dẫn; phân tích một cách thuyết phục. 9 2. Phân tích các bên liên quan đến dự án Liệt kê các bên liên quan đến dự án (nhóm hưởng lợi; nhà tài trợ; nhóm trung gian...); phân tích mối quan tâm và ảnh hưởng của họ đến dự án. 3. Mục tiêu dự án Mục tiêu chung (có thể không có) Mục tiêu cụ thể 4. Các kết quả mong đợi và đầu ra của dự án 4.1. Mục tiêu 1 - Kết quả mong đợi 1 - Đầu ra 1... - Đầu ra 2... - Kết quả mong đợi 2 - Đầu ra 1... - Đầu ra 2... - ........... 4.2. Mục tiêu 2 - Kết quả mong đợi 1 - Đầu ra 1... - Đầu ra 2... - Kết quả mong đợi 2 -......... 5. Các nhóm hoạt động chính của dự án (liệt kê theo mục tiêu) 5.1. Mục tiêu 1 10 Hoạt động 1 Hoạt động 2 .... 5.2. Mục tiêu 2 Hoạt động 1 Hoạt động 2 ......... Ví dụ: Mục tiêu: Tăng tỷ lệ người dân phường T, quận X, thành phố K có kiến thức đúng về phòng chống sốt xuất huyết từ 30 % (12/2007) lên 80% (12/2008). Kết quả mong đợi Công tác truyền thông về phòng chống sốt xuất huyết được tăng cường Đầu ra: - Bộ tài liệu truyền thông được thiết kế và in ấn (tờ rơi; pano; bài phát thanh..) - Cán bộ y tế; cộng tác viên chương trình phòng chống sốt xuất huyết được tập huấn kỹ năng truyền thông - Người dân được tiếp cận với các thông tin về phòng chống sốt xuất huyết (nhận được tờ rơi; nghe bản tin về phòng chống sốt xuất huyết qua loa truyền thanh phường; tham gia các hội thi tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết và cách phòng chống...) - .... Các nhóm hoạt động chính: - Thiết kế và in ấn tài liệu truyền thông (7000 tờ rơi; 10 pano...) - Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ y tế và công tác viên (1 lớp tập huấn cho cán bộ y tế; 3 lớp tập huấn cho các công tác viên..) 11 - Tổ chức các hoạt động truyền thông cho người dân (phát tờ rơi; phát thanh trên loa truyền thanh phương; tổ chức hội thi ...) - ....... III. Phương án tổ chức, thực hiện dự án - Mô tả rõ phương án tổ chức thực hiện dự án: Dự án được triển khai độc lập hay lồng ghép - Chức năng; nhiệm vụ của các chức danh của dự án o Ban quản lý dự án: Trưởng/phó ban; ủy viên... o Cán bộ thực hiện dự án o Cán bộ giám sát, đánh giá dự án o Kế toán dự án o .... Ghi chú: Tùy qui mô và phương án tổ chức thực hiện dự án; các chức danh của dự án có thể thay đổi. IV. Các nguồn lực cần thiết cho dự án Liệt kê các nguồn lực: tiền; nhân lực; cơ sở vật chất; trang thiết bị ...cần thiết để thực hiện dự án. V. Phân tích hiệu quả của dự án 1. Các đối tượng được hưởng lợi 2. Hiệu quả kinh tế 3. Hiệu quả xã hội 4. Tính bền vững của dự án VI. Phụ lục Phụ lục 1: Cây vấn đề Phụ lục 2: Khung logic Phụ lục 3: Bảng phân tích các bên liên quan 12 Phụ lục 4: Bảng kế hoạch hoạt động Phụ lục 5: Bảng kế hoạch tiến độ thực hiện dự án Phụ lục 6: Các thông tin liên quan đến dự án Trích dẫn tóm tắt các thông tin liên quan đến vấn đế can thiệp và tình hình địa phương nơi thực hiện dự án nhằm giải thích rõ hơn cho việc hình thành dự án; và chứng minh tính logic; khả thi của dự án ....... Ghi chú: Có thể có thêm các phụ lục khác nếu cần:VD: Bảng kế hoạch giải ngân của dự án; Sơ đồ tổ chức thực hiện dự án ... Tài liệu tham khảo 13 PHẦN III: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU 14 HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU1 Hướng dẫn này dành cho sinh viên CNYTCC làm khóa luận tốt nghiệp Đề cương nghiên cứu loại này là thiết kế nghiên cứu thể hiện dự kiến các hoạt động để hoàn thành yêu cầu của nghiên cứu. Đề cương gồm: I. Trang bìa - Tên trường ĐH YTCC - Tên đề tài: Phải ngắn gọn cụ thể về nghiên cứu cái gì, ở đâu, khi nào? Thường không quá 30 từ - Họ và tên học viên. - Họ và tên người hướng dẫn II. Trang mục lục Trang danh mục các chữ viết tắt (sắp xếp theo thứ tự ABC) III. Tóm tắt đề cương nghiên cứu: Ngắn gọn trong 1 trang, bao gồm: lý do tiến hành nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu (đối tượng, địa điểm, thời gian, cách thu thập thông tin). IV. Nội dung chính 1. Đặt vấn đề 1.1. Thông tin chung liên quan vấn đề nghiên cứu 1.2. Trình bầy các thông tin, số liệu về vấn đề sức khoẻ/liên quan sức khoẻ cần giải quyết. Thông thường các thông tin sắp xếp theo thứ tự: tình hình thế giới, Việt nam, tỉnh/ thành phố, địa phương nơi tiến hành nghiên cứu. 1.3. Đề cập các nghiên cứu trong và ngoài nước đã tham khảo, phương pháp, kết quả, hạn chế (nêu rõ những gì đã được giải quyết, những gì còn tồn tại) 1.4. Nêu rõ nghiên cứu này nhằm giải quyết vấn đề gì. 1.5. Sơ đồ cây vấn đề và/hoặc khung lý thuyết: Chủ đề nghiên cứu là trung tâm, nêu đầy đủ các yếu tố liên quan, tác động. Cây vấn đề phải phản ánh vấn đề nghiên cứu thực tế tại địa phương chứ không phải là cây vấn đề lý thuyết chung chung. Lưu ý: trong trường hợp 1 Hướng dẫn này có tham khảo từ qui định viết đề cương nghiên cứu sinh năm 2007 của Phòng Đào tạo sau đại học – Trường Đại học Y tế công cộng 15 nghiên cứu không bao phủ hết các nội dung chủ đề trong cây vấn đề mà chỉ dự định khu trú vào một / một số phần thì đề cương cần nêu rõ điều đó. 1.6. Viết trích dẫn tài liệu tham khảo theo số thứ tự tài liệu ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, ví dụ [12]. Đối với tham khảo, trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông theo thứ tự tăng dần, ví dụ [6], [14], [22], [23] (theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách viết tài liệu tham khảo trong luận văn nghiên cứu sinh) 2. Mục tiêu nghiên cứu: (gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể - bắt buộc phải có mục tiêu cụ thể, viết gọn trong 1 trang riêng) - Viết mục tiêu phải đảm bảo: đặc thù, đo lường được. Mục tiêu dùng động từ hành động, chỉ rõ nghiên cứu định làm gì, ở đâu, thời gian nào. - Mục tiêu phải đánh theo số thứ tự chứ không gạch đầu dòng. 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Xác định rõ đối tượng nghiên cứu, tiêu chuẩn lựa chọn, tiêu chuẩn không lựa chọn 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Nêu cụ thể thời gian từ tháng năm bắt đầu đến tháng năm kết thúc. Địa điểm bao gồm tên đơn vị, xã/phường, quận/huyện tỉnh, thành phố. 3.3. Thiết kế: Nếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính, hay cả hai, hay sử dụng số liệu thứ cấp, nghiên cứu bệnh chứng, mô tả hay phân tích, điều tra đánh giá, thống kê học, phương pháp lý luận (Quy nạp, suy diễn, phân tích, tổng hợp) v.v. 3.3. Trình bày phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn, hay mẫu ngẫu nhiên hệ thống, mẫu cụm, mẫu phân tầng, chọn mẫu một giai đoạn hay nhiều giai đoạn v.v. Tính toán cỡ mẫu cần thiết và tối ưu phù hợp với mục tiêu của đề tài. Mô tả chi tiết cách thức chọn mẫu. 3.5. Trình bày phương pháp thu thập số liệu: phỏng vấn hay tự điền, quan sát, thảo luận nhóm, sử dụng hồ sơ/báo cáo/tài liệu có sẵn (lập bảng sẵn để điền số liệu tổng hợp vào), v.v. 3.6. Các biến số nghiên cứu: Trình bày phần biến số nghiên cứu thành bảng, gồm mục tiêu cụ thể, tên biến số, định nghĩa biến, phân loại, phương pháp thu thập. Đối chiếu với mục tiêu để đảm bảo đủ các biến số đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu. Các biến số sẽ là căn cứ để phát triển các phiếu hỏi và các bảng trống trong kế hoạch phân tích số liệu. 3.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá (nếu có) 3.8. Phương pháp phân tích số liệu: Làm sạch số liệu như thế nào, sử dụng phần mềm nào để nhập số liệu, phân tích. 16 3.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu 3.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số 4. Kế hoạch nghiên cứu và kinh phí 4.1. Kế hoạch nghiên cứu: bao gồm nội dung hoạt động, thời gian thực hiện, người thực hiện, người giám sát, kết quả dự kiến 4.2. Nguồn kinh phí nghiên cứu 5. Dự kiến kết quả, kết luận và khuyến nghị Kết quả nghiên cứu: các kết quả dự kiến đạt được theo từng mục tiêu. Lập các bảng trống cho kết quả dự kiến của nghiên cứu. Các bảng trống này có tiêu đề, các hàng cột nêu rõ chỉ tiêu, biến số nghiên cứu. Nêu các kỹ thuật thống kê sử dụng trong khi phân tích số liệu. 6. Tài liệu tham khảo: sắp xếp theo trình tự xuất hiện trong phần đề cương, tài liệu trích dẫn đầu tiên sẽ được đánh số 1, tài liệu trích dẫn thứ hai sẽ được đánh số 2. - Lương Thị Lan Anh (2004), Nghiên cứu tần suất và bất thường nhiễm sắc thể của bệnh chậm phát triển tâm thần có tính gia đình tại một số vùng dân cư Việt Nam, Báo cáo tại hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường đại học y dược Việt Nam lần thứ 12. - Do H.T., John S, Nguyen T V. (1993), Pregnancy Termination and Contraceptive Failure in Vietnam, Asia- Pacific Population Journal, 8, 4: 3-18. V. Phụ lục Phụ lục 1: Các công cụ thu thập thông tin mang tính chất định lượng cho nghiên cứu: Phiếu hỏi, bảng kiểm, v.v. Phụ lục 2: Nội dụng gợi ý thảo luận nhóm/phỏng vấn sâu Phụ lục 3: Dự trù chi tiết kinh phí, vật tư, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu Phụ lục 4: ………………………………………………………… Lưu ý: - Đề cương phải sáng sủa, rõ ràng, mạch lạc, phải đánh máy trên giấy khổ A4 - Font chữ Unicode (Time New Roman), cỡ chữ 12, khoảng cách 1,5 dòng đơn. - Lập đề cương không phải là liệt kê các vấn đề hay phiếu câu hỏi, mà là một kế hoạch nghiên cứu hoàn chỉnh, các thành phần của đề cương gắn liền với nhau phụ thuộc lẫn nhau. Lập đề cương nghiên cứu càng chi tiết bao nhiêu càng tốt và dễ dàng khi ta tiến hành nghiên cứu và viết luận văn bấy nhiêu. 17 PHẦN IV: ĐÁNH GIÁ CÁC CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ QUỐC GIA, CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO SỨC KHỎE 18 ĐẶT VẤN ĐỀ Dựa trên phần đặt vấn đề của báo cáo mà nhóm đã làm trong thời gian thực tập tại thực địa năm thứ 4 và các thông tin mới thu thập được tiếp tục hoàn thiện các nội dung sau: 1. Các thông tin chung về địa lý, kinh tế, xã hội, dân số, văn hóa, ... của địa phương nơi thực hiện đánh giá 2. Các thông tin, số liệu tóm tắt về tình hình sức khoẻ của người dân, các chương trình/dự án y tế hiện có tại địa phương 3. Lý do/mục đích đánh giá chương trình/dự án y tế: để cải thiện hoạt động của chương trình y tế đang triển khai, để nhận định hiệu quả của chương trình đã hoàn thành hay để rút ra kết luận/bài học kinh nghiệm.v.v. Khi viết trích dẫn tài liệu tham khảo, cần viết theo số thứ tự tài liệu ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, ví dụ [12], ghi cả số trang của tài liệu tham khảo, ví dụ [12, tr.125-132]. Đối với tham khảo, trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông theo thứ tự tăng dần, ví dụ [6], [14], [22], [23] (theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về cách viết tài liệu tham khảo trong khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu sinh. Hướng dẫn chi tiết cách viết tài liệu tham khảo xem phụ lục). MỤC TIÊU Gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Có thể không có mục tiêu chung, nhưng nhất thiết phải có mục tiêu cụ thể. Ví dụ về mục tiêu đánh giá Mục tiêu chung: Đánh giá hiệu quả các hoạt động đã triển khai của chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ em dưới 5 tuổi tại xã A huyện B tỉnh C vào tháng 12/2006 Mục tiêu cụ thể: - Xác định kiến thức của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại xã A huyện B tỉnh C vào tháng 12/2006. 19 - Đánh giá thực hành của cán bộ y tế trạm y tế xã trong việc chẩn đoán, xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính cho trẻ dưới 5 tuổi tại xã A huyện B tỉnh C vào tháng 12/2006. 20 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU - Vài nét về tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ y tế của địa phương - Mô tả chương trình/dự án y tế tại địa phương: xuất xứ, mục tiêu, nhóm đích và cơ cấu tổ chức, thời gian triển khai, các hoạt động chính của chương trình/dự án y tế.v.v. - Các nghiên cứu đánh giá chương trình y tế đã thực hiện: phương pháp và kết quả đánh giá - Mô tả chương trình y tế (sử dụng cây vấn đề, sơ đồ diễn tiến...), nêu bật những điểm chính/ưu tiên cần đánh giá. Nếu lựa chọn tập trung đánh giá một cấu phần hay một vấn đề nhất định ưu tiên cần biện luận chứng minh lý do xác định những ưu tiên đánh giá. 21 Chương 2 CÁC BÊN LIÊN QUAN Sinh viên cần xác định các biên liên quan của chương trình y tế, mô tả các mối quan tâm của họ và yêu cầu đầu ra của họ đối với chương trình nhằm xây dựng câu hỏi và các chỉ số đánh giá cho phù hợp 22 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Nêu rõ đối tượng nghiên cứu để tiến hành thu thập thông tin. Việc xác định đối tượng nghiên cứu phụ thuộc vào vấn đề ưu tiên cần đánh giá. Ví dụ: - Một hoạt động của chương trình p
Luận văn liên quan