Hướng phát triển du lịch ở Thanh Hóa

Ðiều kiện tự nhiên và đặc điểm vị trí địa lý là những nhân tố quan trọng tác động đến quá trình phát triển của kinh tế - xã hội. Việc nhận thức và đánh giá đúng những lợi thế tiềm năng và hạn chế của những nhân tố này sẽ là tiền đề, điều kiện hết sức cơ bản, giúp hoạch định những sách lược cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hoá. Thanh Hoá là hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam, nằm ở phía Nam vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, có tiềm năng phát triển với chính sách đầu tư hấp dẫn, vị trí mang tính chiến lược lâu dài, rất thuận tiện để phát triển một nền kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ hiện đại và hoàn chỉnh. 1. Vị trí địa lý Thanh Hoá là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp các tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La với đường ranh giới dài 175 km. Phía Nam và Tây Nam nằm liền kề Nghệ An với đường ranh giới hơn 160 km. Phía tây, nối liền sông núi với tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, với đường biên giới dài 192 km. Phía đông, mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Ðông, với đường bờ biển dài trên 102 km và một thềm lục địa khá rộng. Phần đất liền của Thanh Hoá chạy dài theo hướng từ Tây Bắc xuống Ðông Nam. Ðiểm cực Bắc ở xã Trung Sơn, phía Ðông Bắc huyện Quan Hoá (giáp tỉnh Hoà Bình), nằm ở vĩ độ 200 40' Bắc; điểm cực Nam ở xã Hải Hà gần bờ biển của huyện Tĩnh Gia (giáp Nghệ An), nằm ở vĩ độ 190 18' Bắc; Ðiểm cực Tây là núi Pha Long xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát (giáp Lào), nằm trên kinh tuyến 1040 22' Ðông; điểm cực Ðông là xã Nga Ðiền (giáp Ninh Bình), nằm trên kinh tuyến 1060 05' Ðông. Thanh Hoá có tổng diện tích vùng đất nổi rộng 11.168 km2 (theo dư địa chí Thanh Hoá) và một thềm lục địa rộng 18.000 km2. Chiều rộng hướng Bắc - Nam gần 100 km (đo theo đường thẳng gần bờ biển). Ðường chéo lớn nhất của lãnh thổ, từ phía Tây Bắc đến điểm cực Nam kéo dài 200 km. Về diện tích, Thanh Hoá đứng thứ tư trong tổng số 61 đơn vị tỉnh thành trực thuộc Trung ương. Thanh Hoá có hệ thống giao thông thuận lợi. Trong đó, đường bộ có 6 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 800 km, gồm quốc lộ 1A, quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh,. sang trung Lào theo quốc lộ 217, đến thượng Lào theo đường xuyên ASEAN. Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Thanh Hoá dài 92 km, có nhánh rẽ vào Khu công nghiệp Bỉm Sơn, khu công nghiệp Nghi Sơn, cảng Nghi Sơn. Hệ thống giao thông đường thuỷ bao gồm cảng biển tổng hợp Nghi Sơn (giai đoạn I năm 2002 - 2003) có thể tiếp nhận tàu trọng tải 10.000 DWT (dự kiến sau năm 2003 có thể tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 - 50.000 DWT, công suất xếp dỡ 15 - 20 triệu tấn/năm); cảng chuyên dùng xi măng cho phép tàu có trọng tải 35.000 tấn cập cảng. Hệ thống giao thông đường sông có thể khai thác hơn 1.000 km cho phép thuyền, sà lan đi lại dễ dàng. Cảng pha sông biển Lễ Môn có công suất xếp dỡ 300.000 tấn/năm, khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 600 tấn. Với lợi thế có đường bờ biển dài, tàu biển từ các cảng của Thanh Hoá như Lễ Môn, Nghi Sơn, Lạch Bạng có thể đi trực tiếp đến các cảng trong nước, đồng thời đi đến các nước trong khu vực Ðông Nam á và thế giới.

doc50 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3501 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng phát triển du lịch ở Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH Ở THANH HÓA A. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH THANH HÓA Ðiều kiện tự nhiên và đặc điểm vị trí địa lý là những nhân tố quan trọng tác động đến quá trình phát triển của kinh tế - xã hội. Việc nhận thức và đánh giá đúng những lợi thế tiềm năng và hạn chế của những nhân tố này sẽ là tiền đề, điều kiện hết sức cơ bản, giúp hoạch định những sách lược cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hoá. Thanh Hoá là hình ảnh thu nhỏ của Việt Nam, nằm ở phía Nam vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, có tiềm năng phát triển với chính sách đầu tư hấp dẫn, vị trí mang tính chiến lược lâu dài, rất thuận tiện để phát triển một nền kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ hiện đại và hoàn chỉnh. 1. Vị trí địa lý Thanh Hoá là tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp các tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình, Sơn La với đường ranh giới dài 175 km. Phía Nam và Tây Nam nằm liền kề Nghệ An với đường ranh giới hơn 160 km. Phía tây, nối liền sông núi với tỉnh Hủa Phăn của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, với đường biên giới dài 192 km. Phía đông, mở ra phần giữa của vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Ðông, với đường bờ biển dài trên 102 km và một thềm lục địa khá rộng. Phần đất liền của Thanh Hoá chạy dài theo hướng từ Tây Bắc xuống Ðông Nam. Ðiểm cực Bắc ở xã Trung Sơn, phía Ðông Bắc huyện Quan Hoá (giáp tỉnh Hoà Bình), nằm ở vĩ độ 200 40' Bắc; điểm cực Nam ở xã Hải Hà gần bờ biển của huyện Tĩnh Gia (giáp Nghệ An), nằm ở vĩ độ 190 18' Bắc; Ðiểm cực Tây là núi Pha Long xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát (giáp Lào), nằm trên kinh tuyến 1040 22' Ðông; điểm cực Ðông là xã Nga Ðiền (giáp Ninh Bình), nằm trên kinh tuyến 1060 05' Ðông. Thanh Hoá có tổng diện tích vùng đất nổi rộng 11.168 km2 (theo dư địa chí Thanh Hoá) và một thềm lục địa rộng 18.000 km2. Chiều rộng hướng Bắc - Nam gần 100 km (đo theo đường thẳng gần bờ biển). Ðường chéo lớn nhất của lãnh thổ, từ phía Tây Bắc đến điểm cực Nam kéo dài 200 km. Về diện tích, Thanh Hoá đứng thứ tư trong tổng số 61 đơn vị tỉnh thành trực thuộc Trung ương. Thanh Hoá có hệ thống giao thông thuận lợi. Trong đó, đường bộ có 6 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài 800 km, gồm quốc lộ 1A, quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh,... sang trung Lào theo quốc lộ 217, đến thượng Lào theo đường xuyên ASEAN. Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Thanh Hoá dài 92 km, có nhánh rẽ vào Khu công nghiệp Bỉm Sơn, khu công nghiệp Nghi Sơn, cảng Nghi Sơn. Hệ thống giao thông đường thuỷ bao gồm cảng biển tổng hợp Nghi Sơn (giai đoạn I năm 2002 - 2003) có thể tiếp nhận tàu trọng tải 10.000 DWT (dự kiến sau năm 2003 có thể tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 - 50.000 DWT, công suất xếp dỡ 15 - 20 triệu tấn/năm); cảng chuyên dùng xi măng cho phép tàu có trọng tải 35.000 tấn cập cảng. Hệ thống giao thông đường sông có thể khai thác hơn 1.000 km cho phép thuyền, sà lan đi lại dễ dàng. Cảng pha sông biển Lễ Môn có công suất xếp dỡ 300.000 tấn/năm, khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải 600 tấn. Với lợi thế có đường bờ biển dài, tàu biển từ các cảng của Thanh Hoá như Lễ Môn, Nghi Sơn, Lạch Bạng có thể đi trực tiếp đến các cảng trong nước, đồng thời đi đến các nước trong khu vực Ðông Nam á và thế giới. 2. Khí hậu Khí hậu Thanh Hoá vừa mang đặc điểm của vùng khí hậu Bắc Bộ với một mùa đông (tuy ngắn) lạnh và khô; vừa mang những tính chất riêng của khí hậu Trung Bộ. Mùa mưa muộn hơn các nơi khác và bão muộn hơn Bắc Bộ. Ðồng thời, Thanh Hoá còn có những ngày khô nóng do chịu ảnh hưởng phơn Tây - Nam thổi từ Lào sang. Nhìn chung, khí hậu Thanh Hoá có tính chất chuyển tiếp giữa Bắc Bộ và Trung Bộ với kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm 230C - 240C ở vùng đồng bằng - trung du; 200C ở vùng núi. Lượng mưa trung bình 1.600 - 2.000 mm/năm, số ngày mưa 130 - 150 ngày và mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. 3. Ðịa hình, địa chất, đất đai Thanh Hoá có đủ các dạng địa hình: từ núi tương đối cao đến đồi trung du, đồng bằng, đồng chiêm trũng (nhiều vùng mặt đất còn thấp hơn mực nước biển), đến bãi bồi, cồn cát, ruộng vùng ven biển, các đảo ven bờ và ngoài khơi. Ðịa hình Thanh Hoá có đồi núi chiếm 3/4 diện tích cả tỉnh, nhiều đồi núi cao từ 1.000 m đến 1.500 m gắn liền với vùng rừng núi thuộc khu Tây Bắc và những dãy núi thuộc tỉnh Hủa Phăn (Lào). Từ đây, địa hình thoải dần, kéo dài và mở rộng về phía Ðông Nam. Ðến ngang vùng trung tâm của tỉnh, chỉ còn các núi đồi cao trên dưới 500 m, từ độ cao 20 m trở xuống là đồng bằng, tiếp theo là vùng thềm lục địa rộng và nông dưới đáy vịnh Bắc Bộ. Khoáng sản của Thanh Hoá có trữ lượng, chất lượng tốt là đá vôi ( dùng cho sản xuất xi măng), vôi, sô đa, bột nhẹ, đá xây dựng, đá ốp lát, đá mable màu đen, trắng, vân mây, v.v. đá mácma: gabro, spilit-diabaz, granit, v.v. và các loại đá khác có cát kết màu trắng. Nguyên liệu gốm sứ chịu lửa có các loại cao lanh, quaczit, cát thuỷ tinh, v.v.. Nhiều loại đất sét sản xuất xi măng, gạch, ngói, phụ gia sản xuất xi măng (bazan, quặng sắt,...). Nguyên liệu hoá chất có barit, secpentin, đôlomit, v.v.. Ðồng thời, Thanh Hoá cũng có một số quặng kim loại như: Cromit (mỏ duy nhất tại Việt Nam, trữ lượng trên 20 tấn), ilmenit, zircon, chì, kẽm, vàng, v.v. cùng nhiều nguồn nước khoáng thiên nhiên tinh khiết. Lâm sản như tre, nứa, luồng: 183.622 ha, trữ lượng trên 1 triệu cây (4 triệu tấn); rừng trồng: bạch đàn, keo (18.000 ha), thông nhựa (7.200 ha), quế, v.v.. Khả năng khai thác các loại lâm sản như tre, nứa, luồng là 1 triệu tấn/năm. Trong thời gian tới, tiếp tục phát triển nguyên liệu tre, nứa, luồng, gỗ rừng trồng, v.v.. Trồng mới khoảng 125.000 ha rừng gồm: rừng nguyên liệu giấy, gỗ 110.000 ha, rừng quế 12.000 ha, cánh kiến 3.000 ha. Sông ngòi, tổng diện tích chiều dài của 16 sông chính và nhánh là 1.072 km. Mật độ sông ngòi không lớn, biến đổi từ 0,1 - 1,06 km/km2. Các sông đều ngắn (trừ sông Mã dài 528 km). Sông có độ dốc lớn biến thiên từ 5,4% đến 23,7%. ở vùng sát biển, sông có độ dốc nhỏ và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Thanh Hoá có bốn hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Lạch Bạng. 1) Sông Mã: dài 528 km, trong đó phần chảy trên lãnh thổ Việt Nam là 410 km. Riêng địa phận Thanh Hoá là 242 km. Các phụ lưu của sông Mã gồm 89 nhánh, trong đó có các sông, suối chủ yếu là: suối Sim, suối Quanh, suối Xia, sông Luồng, sông Lồ, Hón Nủa, sông Bưởi, sông Cầu Chày, sông Chu, sông Khao, sông Âm, sông Ðạt. Ðây là hệ thống sông lớn nhất Thanh Hoá, trong phạm vi của tỉnh, lưu vực sông bao trùm tới 4/5 diện tích của toàn tỉnh. 2) Sông Yên: dài 94,2 km, trong đó có 50 km chảy qua vùng rừng, núi và hơn 40 km chảy qua vùng đồng bằng. Diện tích lưu vực là 1.996 km2 (đồng bằng và bán sơn địa chiếm 49,5%, diện tích ngoài đê là 107 km2, chiếm 5,3%; diện tích rừng núi là 900 km2, chiếm 45,2% ). Sông Yên có 4 nhánh chính: sông Nhơm, sông Hoàng, sông Lý, sông Thị Long. 3) Sông Hoạt: kể từ nguồn đến cửa sông khoảng 55 km, chảy qua hai huyện Hà Trung và Nga Sơn. Từ cầu Cừ trở lên thường gọi là sông Man Bảo, dưới cầu Cừ thường gọi là sông Hoạt. 4) Sông Lạch Bạng: dài 34,5 km, trong đó có 18 km chảy trên vùng đồi núi, 16,5 km chảy qua vùng đồng bằng. Diện tích lưu vực 236 km2, trong đó miền núi chiếm trên một nửa. Sông chủ yếu có hướng Tây Bắc - Ðông Nam, nhưng trong vùng đồng bằng lại chạy theo hướng Tây Nam - Ðông Bắc, tạo với hướng cũ thành hình chữ V với góc độ khoảng 1200. Biển ở đây là những đặc trưng thiên nhiên đặc sắc của tỉnh Thanh Hoá, nhân tố tác động thường xuyên đến nhiều hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động xã hội. Nước ở vùng biển Thanh Hoá nóng ấm quanh năm, vào mùa đông nhiệt độ nước biển ít khi xuống dưới 200C, vào mùa hè nhiệt độ nước biển dao động ở mức 25 - 270C. Thềm lục địa, đáy biển Thanh Hoá kéo dài ra xa với địa hình tương đối bằng phẳng, ít có rãnh sâu hoặc đảo núi như vịnh Hạ Long. Biển ở Thanh Hóa nông hơn so với biển của các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Nam Ðịnh, Hà Nam và Nghệ An. Tài nguyên biển và thuỷ sản: Thanh Hoá có trên 102 km bờ biển, vùng lãnh hải rộng cùng với 7 cửa lạch lớn, nhỏ, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản, cho tàu đánh cá ra vào, là những trung tâm nghề đánh bắt cá biển và dịch vụ hậu cần. Hiện nay, Thanh Hoá có 135 tàu đánh bắt xa bờ. Hàng năm, khả năng khai thác trên 100.000 tấn hải sản các loại. Nhiều loại đặc sản như: cá (cá chim, thu, nụ đé, cá hồng, cá nục, cá ngừ, cá lầm, cá trích,...); tôm (tôm he, tôm hộp, tôm sắt, tôm hùm); mực (mực ống, mực nang), cua, ghẹ, sứa, ngao, sò, ốc hương, v.v.. Vùng triều và vùng nước mặn gần bờ nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ như: tôm sú, tôm he, cua, cá song, trai ngọc, tôm hùm, rong câu, trồng cói, cây chắn sóng và làm muối. Dự kiến việc phát triển nguyên liệu thuỷ, hải sản đến năm 2010 của tỉnh: tổng sản lượng khai thác trên 80.000 tấn, trong đó có các loại đặc sản như: tôm, mực, v.v.. Sản lượng thuỷ sản nuôi nước mặn và nước lợ là 15.000 tấn, trong đó chủ yếu là các loại tôm và đặc sản. Bên cạnh đó, Thanh Hoá còn có nguồn nông sản khá dồi dào, với 30.000 ha đất canh tác, cùng nhiều loại nông sản chính có sản lượng lớn, chất lượng cao như gạo, ngô, lạc, mía, dứa, cói, khoai lang, sắn, cây ăn quả, cao su, cà phê và những đàn gia súc, gia cầm lớn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Với những lợi thế nêu trên có thể khẳng định, Thanh Hoá là địa phương hội đủ các nhân tố về nhân lực và vật lực để có thể phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Tuy vậy, để Thanh Hoá trở thành nền kinh tế động lực của miền Trung, nhân dân Thanh Hoá cần phải hết sức nỗ lực và đoàn kết để có thể tận dụng tốt những lợi thế sẵn có, vượt qua khó khăn, khẳng định vị thế là một tỉnh lớn của cả nước. B. CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ XÂY DỰNG TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH Ở THANH HÓA II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở THANH HÓA 1. Doanh thu từ du lịch và số lượt khách 1.1 Kết quả đánh giá năm 2006: Tháng 12/2006 Du lịch Thanh Hoá ước đón khoảng 47.000 lượt khách, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2005 ; Phục vụ 95.450 ngày khách, tăng 11% so với năm 2005 ; Doanh thu ước đạt 40,5 tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2005. Năm 2006, Du lịch Thanh hoá tổ chức đòn khoảng 1.280.000 lượt khách, vượt 6,67% so với kế hoạch, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2005; Phục vụ 2.420.000 ngày khách, vượt 5,7% so với kế hoạch, tăng 21,5% so với năm 2005. Trong đó tổ chức đón được 10.000 lượt khách quốc tế, vượt 25% so với kế hoạch, tăng 49% so với năm 2005. Thị trường khách quốc tế chủ yếu là : Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Anh, Pháp, Lào, Canada…tổ chức phục vụ được 20.000 ngày khác, vượt 17,6% so với kế hoạch, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2005. Tổng doanh thu ước đạt 385 tỷ đồng, vượt 24,1% so với kế hoạch, tăng 47,1% so với năm 2005. Trong đó doanh thu ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế ước đạt 1.000.000 USD, vượt 17,6% so với kế hoạch, tăng 51,9% so với cùng kỳ năm 2005. Nộp ngân sách ước đạt 26 tỷ đồng. 1.2. Kết quả đánh giá năm 2007 : Sáu tháng đầu năm : Trong 6 tháng đầu năm 2007, theo ước tính: Du lịch Thanh Hoá tổ chức đón được 1.101.250 lượt khách, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2006, bằng 73,4% kế hoạch năm 2007; trong đó khách quốc tế là: 8760 lượt khách, tăng 47,6% so với cùng kỳ năm 2006, thị trường khách chủ yếu đến từ các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Canada, Newzeland, Pháp,…; phục vụ được 1.873.550 ngày khách, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm 2006, bằng 57,6% kế hoạch; doanh thu đạt 316 tỷ đồng, tăng 47,4% so với cùng kỳ 2006, bằng 65,2% kế hoạch Kết quả hoạt động kinh doanh qúi IV/2007 và năm 2007: Quý IV/2007 Du lịch Thanh Hoá ước đón được 87.750 lượt khách, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2006; Phục vụ 138.250 ngày khách, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2006; Doanh thu ước đạt 32,5 tỷ đồng, tăng 21,15% so với cùng kỳ năm 2006. Năm 2007, ước tính Du lịch Thanh Hoá tổ chức đón được 1.750.000 lượt khách, đạt 116,7% kế hoạch năm 2007, tăng 36,7% so với năm 2006; Phục vụ 3.328.000 ngày khách, đạt 103% kế hoạch, tăng 30% so với năm 2006. Trong đó tổ chức đón được 14.000 lượt khách quốc tế, đạt 107,7% kế hoạch, tăng 40,6% so với năm 2006; phục vụ 29.500 ngày khách, đạt 113,1% kế hoạch, tăng 48% so với năm 2006. Thị trường khách quốc tế chủ yếu là: các nước Đông Nam á, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Anh, Pháp, Canada… Tổng doanh thu năm 2007 ước đạt 523,5 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch, tăng 36% so với năm 2006. Trong đó doanh thu ngoại tệ ước đạt 1.770.000 USD, đạt 118% kế hoạch, tăng 77% so với năm 2006. Nộp ngân sách ước đạt 35,4 tỷ đồng. 1.3. ket qua danh gia 6 thang dau nam 2008: Tháng 6/2008, Du lịch Thanh Hóa ước đón được 235.500 lượt khách, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm 2007; doanh thu ước đạt trên 100 tỷ đồng, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2007.   6 tháng đầu năm 2008, du lịch Thanh Hóa ước đón được 1.193.500 lượt khách, đạt 59,6 % kế hoạch, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2007; phục vụ 2.057.820 ngày khách, đạt 54,2% kế hoạch, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2007. Doanh thu ước đạt trên 350 tỷ đồng, đạt 53,9% kế hoạch, tăng 19,7% so với năm 2007.   Kết quả hoạt động kinh doanh tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2008 có tăng, song mức tăng trưởng không cao, nguyên nhân do ảnh hưởng của các yếu tố như: thời tiết, dịch bệnh, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. 2. Cơ cấu lao động trong nhành du lịch ( dang tim tu lieu) 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng phục vụ du lịch 3.1.Cơ sở vật chất kỹ thuật Thành phố Thanh hóa * Khách sạn Ngân Hoa (1*)      Địa chỉ: 36 Nguyễn Trãi - P.Ba Đình       Điện thoại: 037.3855157 * Khách sạn Thành Công (1*)     Địa chỉ: 29 Triệu Quốc Đạt-P. Điện Biên      Điện thoại: 037.3710656 * Khách sạn Đại Nam (1*)        Địa chỉ: P. Đông Vệ       Điện thoại: 037.3723162 * Khách sạn Miền tây Xanh (1*)       Địa chỉ: 212 Dương Đình Nghệ        Điện thoại: 037.3851718 * Khách sạn Thanh Hoa (2*)       Địa chỉ: 25A Quang Trung - P. Ngọc Trạo       Điện thoại: 037.3852517 * Khách sạn Táo Đỏ (2*)       Địa chỉ: P. Hàm Rồng Điện thoại: 037.3962079 * Khách sạn Sao Mai (3*)       Địa chỉ: 20 Phan Chu Trinh - P.Điện Biên       Điện thoại: 037.3712691 * Khách sạn Thắng Lợi (1*)        Địa chỉ: Xóm 1 –Xã Quảng Thắng –TPTH      Điện thoại: 037.3950555 * Khách sạn NOR IKO(2**)      Địa chỉ: 36-Đinh Liệt - P.Lam Sơn.TPTH        Điện thoại: 037.3726008 * Khách sạn Hàm Rồng (1*)        Địa chỉ: Trung tâm khu du lịch Hồ Kim Quy-Hàm Rồng-TPTH        Điện thoại: 037.3962610 * Khách sạn Ngọc Ly 2 (1*)        Địa chỉ: 7/54 Tống Duy Tân-P.Lam Sơn.TPTH        Điện thoại: 037.3850873 * Khách sạn Anh Phát Thành (1*)        Địa chỉ: 675 Nguyễn Trãi-P.Phú Sơn-TPTH        Điện thoại: 037.3943999 Thị xã Bỉm Sơn * Khách sạn Đức Khánh (1*) Địa chỉ: P. Bắc Sơn - TX Bỉm Sơn Điện thoại: 037.3763937 Huyện Tĩnh Gia * Khách sạn Bình Minh (1*) Địa chỉ: Hải Hoà-Tĩnh Gia Điện thoại: 037.3616666 * Khách sạn Nam Phương (2*) Địa chỉ: Hải Bình -Tĩnh Gia Điện thoại: 037.3611888 * Khách sạn Xanh Hà ABC (1*)        Địa chỉ: Hải Hoà - Huyện Tĩnh Gia        Điện thoại: 037.3971386 Thị xã Sầm Sơn * Khách sạn Bưu điện Sầm Sơn (1*) Địa chỉ: Đ. Nguyễn Du - P. Trường Sơn Điện thoại: 037.3822006 * Khách sạn Hoa Hồng 1 (2*) Địa chỉ: Đ. Tây Sơn - P. Trường Sơn Điện thoại: 037.3822507 * Khách sạn Hương Biển 1 (2*) Địa chỉ: Đ. Hồ Xuân Hương - P.Trường Sơn Điện thoại: 037.3821306 * Khách sạn Resort Vạn Chài (4*) Địa chỉ: Thôn Hồng Thắng-x ã Quảng C ư Điện thoại: 037.3821727 * Khách sạn Điện Lực 1 (1*) Địa chỉ: Đ. Hồ Xuân Hương - P.Trường Sơn Điện thoại: 037.3821306 * Khách sạn Biển Đợi (1*) Địa chỉ: Đ. Hồ Xuân Hương - P.Trường Sơn Điện thoại: 037.3821727 * Khách sạn Hồ Gươm (1*) Địa chỉ: Đ. Hồ Xuân Hương - P.Trường Sơn Điện thoại: 037.3821100 * Khách sạn Sông Mã (1*) Địa chỉ: Đ. Hồ Xuân Hương - P.Trường Sơn        Điện thoại: 037.3822291 * Khách sạn Bộ Xây dựng (1*)        Địa chỉ: Đ. Hồ Xuân Hương - P.Trường Sơn        Điện thoại: 037.3821050 * Khách sạn Bông Hồng (1*)        Địa chỉ: Đ. Lê Hoàn - P. Trường Sơn        Điện thoại: 037.3821403 * Khách sạn Thăng Long (1*)        Địa chỉ: Đ. Hồ Xuân Hương -TX Sầm Sơn        Điện thoại: 037.3822779 * Khách sạn Công Đoàn Thanh hóa (2*) Địa chỉ: Đ. Bà Triệu - P. Bắc Sơn Điện thoại: 037.3821035 * Nhà nghỉ Bộ Tài Chính (2*)        Địa chỉ: Đ. Tây Sơn - P. Bắc Sơn       Điện thoại: 037.3821362 * Khách sạn Lê Lợi (2*)        Địa chỉ: Đ. Lê Lợi - P. Trường Sơn        Điện thoại: 037.3821327 Huyện Nga Sơn * Khách sạn Nga Sơn (2*)        Địa chỉ; H ưng Long-Thị trấn Nga Sơn  Điện thoại;037.3628653 3.2. Cở sở hạ tầng ( dang xin so lieu) II. HIỆN TRẠNG VÀ CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG CÁC TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH Ở THANH HÓA 1. Tài nguyên du lịch 1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 1.1.1. Bãi biển Sầm Sơn Thị xã Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hóa 16km về phía Đông với diện tích tự nhiên xấp xỉ 18km2. Bãi biển Sầm Sơn có chiều dài gần 9km; trong đó có 5km có thể là bãi tắm hiện đang khai thác trên 3km. Bãi cát mịn, rộng, thoải và sạch, nước biển trong, nồng độ muối trong nước 30%, ngoài ra còn có nhiều khóang chất rất tốt cho con người. Khí hậu ở Sầm Sơn thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, do là vùng ven biển nên mùa hè mát, mùa đông ấm. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23-240C, mùa hè là từ 25-290C; mùa Đông 18-200C. Với điều kiện tự nhiên như vậy, Sầm Sơn có tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng... Sầm Sơn là khu du lịch nổi tiếng của Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX. Không chỉ có bãi biển đẹp, Sầm Sơn còn có những di tích, danh thắng gắn liền với các truyền thuyết và huyền thoại, làm nên một Sầm Sơn độc đáo và riêng biệt. Đến Sầm Sơn cái thú đầu tiên là tắm biển. Những đợt sóng biển xô bờ êm nhẹ, con người có thể thả mình trên sóng mà tận hưởng cái mát lạnh của nước, cái bồng bềnh của sóng và cái mênh mông xanh ngắt của biển trời, làm nhanh chóng quên đi những vất vả đời thường. Không phải ngẫu nhiên khi xâm lược nước ta, người Pháp đã chọn đây làm nơi nghỉ mát lý tưởng. Trong con mắt của họ, Sầm Sơn là một kho báu chưa được khai thác. Hơn trăm năm trước đã có những công trình nghiên cứu. Nhưng phải đợi đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, non sông thu về một mối và bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, triển vọng về một đô thị du lịch mới được mở rộng cửa. 1.1.2. Suối cá thần Cẩm Lương Xã Cẩm Lương - Cẩm Thuỷ - Thanh Hoá (thuộc tổng Lương Điền xưa) nằm xen kẽ giữa những dãy núi đá vôi trùng điệp bên tả ngạn sông Mã. Dãy núi đá vôi Trường Sinh như hình chiếc võng khổng lồ chạy suốt từ Bắc đến Đông, ôm gọn Cẩm Lương vào vòng lũng núi. Dòng sông Mã trong xanh như một dải lụa mềm trải suốt phía Tây Nam.  Cẩm Lương, cách huyện lỵ 10km, cách tỉnh lỵ 80km về phía Tây, cư dân tương đối ổn định, trong đó chủ yếu là dân tộc Mường. Đến với xã Cẩm Lương, du khách không thể không tham quan suối cá Thần Làng Ngọc. Suối cá xuất phát từ mạch nước trong ngọn núi đá vôi Bồ Um, thuộc dãy núi Trường Sinh. Đến nay, chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu chính xác về nguồn gốc của suối cá cũng như những hiện tượng về đàn cá.  Khác với những dòng suối thông thường khác, suối chỉ dài trên 150m, có một đàn cá tự nhiên với hàng ngàn con sinh sống từ bao đời nay. Nhân dân quen gọi đây là Vó cá thần hay suối cá Thần, tất cả tên gọi này đều bắt nguồn từ truyền thuyết về Thần Rắn:   Xưa có 2 vợ chồng tuổi đã cao mà vẫn chưa có con. Vợ chồng hàng ngày ra thửa ruộng bên cạnh suối vừa khơi nước trồng lúa vừa xúc cá bắt ốc về làm thức ăn. Một hôm bà xúc được một quả trứng lạ. Nhiều lần xúc được lại thả xuống nước, nhưng xúc lần nào thì quả trứng lạ ấy vẫn cứ thấy nằm trong rổ. Bà mang về, vợ chồng bàn nhau đem cho gà ấp thử. Một hôm nghe tiếng gà cục tác bà vợ ra xem thì thấy trứng nở được một con rắn. Hoảng sợ, người chồng mang rắn con ra suối Ngọc để thả, nhưng cứ thả thì tối tối rắn lại trở về nhà. Dần dần rắn sống tại gia đình thân quen như những con vật nuôi khác. Từ khi có rắn ở trong n