Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, phát triển kinh tế, ổn định chính trị và xã hội đang là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Từ một nền kinh tế kém phát triển thu nhập bình quân đầu người thấp , cơ sở hạ tầng thấp kém về mọi mặt do vậy để phát triển chúng ta cần phải có vốn. Đảng và nhà nước ta đã xác định phát triển kinh tế ổn định và vững chắc có trọng tâm trong đầu tư. Do đó chủ trương “ vốn trong nước là quyết định , vốn nước ngoài là quan trọng” luôn được quán triệt trong quản lý kinh tế quản lý đầu tư và đặc biệt trong hoạt động tín dụng đầu tư. Trong khi thị trường vốn ở nước ta chưa phát triển thì kênh dẫn vốn quan trọng cho hoạt kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư đầu tư phát triển nói riêng hiện nay chính là hệ thống ngân hàng. Nhờ có hệ thống này mà vốn được lưu chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, giúp cho việc lưu chuyển vốn hiệu quả, tạo vốn cho các công cuộc đầu tư góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Thực hiện đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước trong những năm qua ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng đầu tư đầu tư phát triển nói riêng đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới, tăng cường công tác huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.Chính vì vậy đã góp phần quan trong vào công cuộc đầu tư thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng với tốc đô cao, kiềm chế lạm phát và ổn định đời sống nhân dân. Song bên những thành công và kết quả đạt được thì hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng đầu tư đầu tư phát triển nói riêng đang còn tồn tại nhiều yếu kém đó là nguồn vốn huy động có thời gian dài cho đầu tư còn thiếu, công tác huy động còn nhiều bất cập. Trong khi đó hoạt động cho vay đầu tư thì tỷ lệ nợ quá hạn đang ở mức báo động, vốn cho vay ra bị sử dụng lãng phí, không hiệu quả do vậy hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư ngày càng giảm sút.Chính vì vậy: tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển trong các ngân hàng nói chung và đặc biệt là ngân hàng đầu tư phát triển nói riêng đang là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà làm chính sách, các nhà quản lý đầu tư và ngân hàng.
Nhận thức được vấn đề này, sau một thời gian thực tập tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây, được tiếp cận với các hoạt động của ngân hàng, em đã chọn đề tài nghiên cứu với nội dung:
“Huy động và cho vay vốn đầu tư phát triển tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank. Thực trạng và giải pháp.”
Bài viết được chia làm hai phần:
CHƯƠNG I: Thực trạng tình hình huy động và sử dụng vốn cho vay đầu tư phát triển tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank
CHƯƠNG II: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn cho vay đầu tư phát triển tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank
66 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2481 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Huy động và cho vay vốn đầu tư phát triển tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á SeABank - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới, phát triển kinh tế, ổn định chính trị và xã hội đang là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Từ một nền kinh tế kém phát triển thu nhập bình quân đầu người thấp , cơ sở hạ tầng thấp kém về mọi mặt do vậy để phát triển chúng ta cần phải có vốn. Đảng và nhà nước ta đã xác định phát triển kinh tế ổn định và vững chắc có trọng tâm trong đầu tư. Do đó chủ trương “ vốn trong nước là quyết định , vốn nước ngoài là quan trọng” luôn được quán triệt trong quản lý kinh tế quản lý đầu tư và đặc biệt trong hoạt động tín dụng đầu tư. Trong khi thị trường vốn ở nước ta chưa phát triển thì kênh dẫn vốn quan trọng cho hoạt kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư đầu tư phát triển nói riêng hiện nay chính là hệ thống ngân hàng. Nhờ có hệ thống này mà vốn được lưu chuyển từ nơi thừa sang nơi thiếu, giúp cho việc lưu chuyển vốn hiệu quả, tạo vốn cho các công cuộc đầu tư góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Thực hiện đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước trong những năm qua ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng đầu tư đầu tư phát triển nói riêng đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới, tăng cường công tác huy động mọi nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đẩy mạnh cho vay đối với các thành phần kinh tế, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng....Chính vì vậy đã góp phần quan trong vào công cuộc đầu tư thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng với tốc đô cao, kiềm chế lạm phát và ổn định đời sống nhân dân. Song bên những thành công và kết quả đạt được thì hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng đầu tư đầu tư phát triển nói riêng đang còn tồn tại nhiều yếu kém đó là nguồn vốn huy động có thời gian dài cho đầu tư còn thiếu, công tác huy động còn nhiều bất cập. Trong khi đó hoạt động cho vay đầu tư thì tỷ lệ nợ quá hạn đang ở mức báo động, vốn cho vay ra bị sử dụng lãng phí, không hiệu quả do vậy hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư ngày càng giảm sút...Chính vì vậy: tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển trong các ngân hàng nói chung và đặc biệt là ngân hàng đầu tư phát triển nói riêng đang là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà làm chính sách, các nhà quản lý đầu tư và ngân hàng...
Nhận thức được vấn đề này, sau một thời gian thực tập tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây, được tiếp cận với các hoạt động của ngân hàng, em đã chọn đề tài nghiên cứu với nội dung:
“Huy động và cho vay vốn đầu tư phát triển tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank. Thực trạng và giải pháp.”
Bài viết được chia làm hai phần:
CHƯƠNG I: Thực trạng tình hình huy động và sử dụng vốn cho vay đầu tư phát triển tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank
CHƯƠNG II: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn cho vay đầu tư phát triển tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank
CHƯƠNG I: Thực trạng tình hình huy động và sử dụng vốn cho vay đầu tư phát triển tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank
Một số nét khái quát về sự hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank
Quá trình hình thành phát triển của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank
Ngân hàng Đông Nam Á tên giao dịch quốc tế là Southeast Asia Bank (SeABank) được thành lập từ năm 1994, Hội sở chính đặt tại 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Là một trong những Ngân hàng TMCP có mặt sớm nhất tại Việt Nam, SeABank đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hoàn thiện và đã đạt được những thành công hết sức khả quan. Đặc biệt trong những năm gần đây, SeABank liên tục có sự tăng trưởng về vốn và quy mô hoạt động.
Năm 1994, SeABank thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng (VND), phạm vi hoạt động nhỏ hẹp, chủ yếu ở khu vực Hải Phòng. Năm 2001 ngân hàng chính thức lấy tên là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á- SeABank. Năm 2004 ngân hàng mở chi nhánh cấp 1 đầu tiên tại Hà Nội.
Định hướng của SeABank là trở thành tập đoàn tài chính Ngân hàng; Cung cấp một tập hợp sản phẩm có tính chuyên nghiệp cao; Tối ưu hóa các giá trị cho khách hang, lợi ích cổ đông và sự phát triển bền vững của tập đoàn, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng xã hội. Với tầm nhìn phát triển mạnh mẽ các hệ thống theo cấu trúc ngân hàng bán lẻ đa năng và phát triển đầy đủ theo mô hình của một tập đoàn ngân hàng – công nghiệp.
Tính đến ngày 31/12/08, vốn điều lệ của SeABank là hơn 4.068 tỷ đồng, bằng 136% so với năm 2007. Tổng tài sản của ngân hàng là gần 22.729 tỷ đồng, tổng huy động 16.726 tỷ đồng và gần 51.000 khách hàng tại khắp các tỉnh thành trên cả nước, tăng 20% so với năm 2007. Tổng dư nợ thị trường 1 của SeABank trong năm 2008 là gần 7.586 tỷ đồng. Doanh thu phí dịch vụ đạt 37,343 tỷ đồng, tăng 246% so với năm 2007. Lợi nhuận trước thuế của SeABank là 457 tỷ đồng, tăng 12% so với lợi nhuận trước thuế năm 2007.
Hết năm 2008 SeABank đã có gần 70 điểm giao dịch tại các khu vực kinh tế trọng điểm trên cả nước, trong đó năm 2008 ngân hàng đã mở thêm 29 điểm giao dịch tại nhiều địa bàn mới cũng như các địa phương đã có điểm giao dịch của SeABank như: Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Ninh, Bắc Ninh... Đặc biệt, trong năm 2008 hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng đã thu dược những kết quả rất khả quan với doanh thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế đạt gần 16 tỷ đồng, bằng 232% so với năm 2007.
Từ giữa năm 2008 SeABank đã chính thức phát hành thẻ ghi nợ nội địa S24+ và đã thu được những kết quả rất tốt. Tính đến cuối tháng 12/2008 SeABank đã phát hành được 15.359 thẻ cho các khách hàng tại tất cả những địa phương có điểm giao dịch của ngân hàng và triển khai lắp đặt hơn 30 máy ATM SeABank trên toàn quốc. Trong thời gian tới SeABank sẽ tiếp tục nghiên cứu để cho ra đời nhiều sản phẩm thẻ mới tiện dụng hơn, có thể kể đến như: thẻ tín dụng quốc tế dành cho đối tượng doanh nhân, cấp quản lý điều hành, thẻ trả trước dành cho giới trẻ… Đồng thời SeABank sẽ gia tăng thêm nhiều dịch vụ tiện ích khác cho thẻ S24+ như: giao dịch trực tuyến, các dịch vụ thấu chi, tiết kiệm đồng thời tích lũy điểm thưởng áp dụng trên mỗi lần thanh toán hóa đơn hay mua hàng hóa dịch vụ… để mang đến cho các khách hàng sản phẩm thẻ đa năng, an toàn và tiện ích nhất.
Tháng 12/2008 SeABank đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho phép thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản SeABank – SeABank AMC, nhằm phục vụ nhu cầu quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng, đảm bảo kinh doanh an toàn và bền vững, đồng thời phục vụ nhu cầu xử lý nợ và tài sản tồn đọng của các doanh nghiệp khác, giúp nguồn vốn trong nền kinh tế lưu chuyển minh bạch và thông thoáng hơn.
Tính đến hết năm 2009 SeABank đã phát hành được 35.673 thẻ gồm các loại thẻ ghi nợ nội địa, thẻ sinh viên, thẻ liên kết… và có 31 máy ATM trên toàn quốc. Thẻ ATM của SeABank có thể giao dịch tại hơn 6200 máy ATM của SeABank và các ngân hàng trong liên minh thẻ BanknetVN & SmartLink trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh thẻ ghi nợ nội địa S24+, trong năm 2009 SeABank cũng phát hành thêm 2 sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa mới là S24++ và family card với nhiều tính năng hiện đại và tiện ích cho khách hàng. Năm 2009, SeABank đã trở thành thành viên chính thức của hai tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất thế giới là Master Card và Visa Card và năm 2010, SeABank sẽ có nhiều sản phẩm thẻ quốc tế mang thương hiệu Mastercard, Visa Card có phạm vi sử dụng trên toàn cầu. Bên cạnh đó, hoạt động hợp tác với Société Générale – tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Châu Âu và là đối tác chiến lược nước ngoài sở hữu 20% vốn điều lệ của SeABank, đã đạt được những kết quả lớn. Société Générale đã hợp tác và hỗ trợ SeABank triển khai thành công 14 dự án quan trọng về: thẻ, quy hoạch địa bàn hoạt động, xây dựng sơ đồ tổ chức ngân hàng, trung tâm dịch vụ tự động Call Centre, chi nhánh thí điểm, khối quản lý rủi ro, cơ cấu mới nhân sự, quản lý tài chính, công nghệ thông tin, hoạt động đào tạo, công tác phát triển mạng lưới và quan trọng hơn nữa là xây dựng và cho ra đời hàng loạt các sản phẩm ngân hàng bán lẻ.
Cuối năm 2009, SeABank đã chính thức chuyển hội sở về 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội (đối diện Bộ Tài chính). Hội sở SeABank được thiết kế chuyên dụng cho hoạt động kinh doanh tài chính tiền tệ với hệ thống lưu trữ, giám sát an ninh chuyên nghiệp, an toàn kho quỹ… đáp ứng đủ yêu cầu của hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, tòa nhà được trang bị Hệ thống quản lý tòa nhà BMS (Building Management System) hiện đại nhất Việt Nam đồng bộ với các thiết bị tòa nhà đời mới nhất, góp phần giảm chi phí nhân công, lượng tiêu thụ điện năng và cung cấp môi trường làm việc chuyên nghiệp, an toàn, thoải mái và thân thiện với môi trường hơn cho CBNV SeABank. Bên cạnh đó, SeABank cũng ứng dụng những thiết bị công nghệ thông tin hiện đại bậc nhất Việt Nam như: Data Center, hệ thống lưu trữ XP 24000, hệ thống IBM P595 servers… và là doanh nghiệp đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á sử dụng giải pháp chuyển mạch Core Switch Nesus 7000 hiện đại nhất của hãng Cisco.
Hiện tại SeABank có gần 1.100 CBNV tại 74 điểm giao dịch trên toàn quốc và gần 42.000 khách hàng thường xuyên hoạt động, trong đó đối tượng khách hàng cá nhân chiếm hơn 94% tổng số khách hàng, đây là cơ sở quan trọng để SeABank đẩy mạnh các sản phẩm dịch vụ bán lẻ, đồng thời vẫn phát triển đối tượng khách hàng là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ với các sản phẩm bán lẻ phong phú, chuyên nghiệp, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng, từng phân khúc khách hàng khác nhau. Có thể kể đến một số sản phẩm bán lẻ tiêu biểu như: Cho vay tiêu dùng - SeABuy, Cho vay mua ô tô - SeACar, Cho vay mua, sửa chữa nhà - SeAHome, Cho vay khuyến học – SeAStudy, Cho vay nhanh mua ô tô doanh nghiệp – SeACar Business… và các sản phẩm ngân hàng hiện đại như Thẻ ghi nợ nội địa S24+, S24++, Family card, POS, Dịch vụ Ngân hàng điện tử - SeANet (khách hàng có thể giao dịch truy vấn thông tin tài khoản, chuyển tiền qua mạng Internet mà không phải đến ngân hàng), SMS Banking (khách hàng có thể nhận và nhắn tin truy vấn số dư tài khoản, hoạt động của tài khoản, lãi suất, tỷ giá ngoại tệ… thông qua điện thoại di động), Email Banking (khách hàng có thể nhận các thông báo về hoạt động của tài khoản, tỷ giá ngoại tệ, lãi suất… của SeABank bằng email), Dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại 24/7 – SeACall qua đầu số 1900 555 587, tổng đài hỗ trợ khách hàng miễn phí Call Centre 1800 555 587.
Tất cả những yếu tố trên đã góp phần đáng kể vào kết quả kinh doanh của SeABank và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong năm 2009. Hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam, SeABank đã và đang từng bước chuyển mình trong tất cả các lĩnh vực để có thể mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ hoàn hảo hơn nữa trong năm 2010
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Bảng1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
1.1.3. Các ngành nghề kinh doanh của Ngân hàng
1.1.3.1. Huy động vốn
Là hoạt động nhận tiền gửi từ các tổ chức tín dụng, đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hang có thể được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên; Hoạt động phát hành giấy tờ có giá bao gồm chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; Hoạt động váy vốn từ các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước; Vay vốn của ngân hàng nhà nước, vay ngắn hạn.
1.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Các hoạt động cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; Lập hợp đông tín dụng; Hoạt động cho vay có đảm bảo hoặc không đảm bảo bằng tài sản cầm cố, thế chấp của khách hành vay, bảo lãnh của bên thứ ba, bằng tài sản hình thành từ vốn vay; Không cho vat trên cơ sở cầm cố bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng cho vay.
1.1.3.3. Hoạt động bảo lãnh
Bao gồm cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh), bên có quyền (bên nhận bảo lãnh), thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh), không thực hiện/thực hiện không đúng nghĩa vụ cam kết; Khách hang phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng; Bảo lãnh vay vốn, thanh toán, dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng.
1.1.3.4. Dịch vụ thanh toán
Mở tài khoản tại Ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tín dụng khác; Cung ứng các phương tiện thanh toán; Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế cho khách hàng; Thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ.
1.1.3.5.Các hoạt động khác
Góp vốn, mua cổ phần của Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác trong nước; Tham gia thị trường tiền tệ; Kinh doanh dịch vụ bất động sản; Kinh doanh dịch vụ bảo hiểm…
1.1.4. Đối tác chiến lược của Ngân hàng
Société Générale (Pháp) - Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Châu Âu có 146 năm kinh nghiệm, đối tác chiến lược nước ngoài sở hữu 20% vốn điều lệ của SeABank. Năm 2008 Société Générale đạt 2 tỷ EUR lợi nhuận ròng cùng mạng lưới hoạt động tại 82 quốc gia, 30 triệu khách hàng cá nhân và 163.000 nhân viên trên toàn thế giới. Việc hợp tác đầu tư vào SeABank là hoạt động đầu tư đầu tiên trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ của Société Générale tại Châu Á. Qua mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên, SeABank sẽ được hưởng chương trình hỗ trợ kỹ thuật toàn diện từ Société Générale về quản trị điều hành, tổ chức hoạt động, phát triển hệ thống các sản phẩm dịch vụ, xây dựng và phát triển hệ thống quản trị rủi ro. Société Générale cũng hỗ trợ SeABank trong việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu và hệ thống giao dịch theo chuẩn mực quốc tế. Cùng với đó, SeABank sẽ thuận lợi hơn trong việc thiết lập và phát triển mối quan hệ với các ngân hàng đại lý trên toàn thế giới cũng như việc tham gia với tư cách là thành viên của các tổ chức liên minh thẻ quốc tế Master Card, Visa Card... Bên cạnh việc cử đại diện tham gia trong Hội đồng Quản trị ngân hàng, Société Générale đã cử các chuyên gia hàng đầu sang làm việc thường xuyên tại SeABank, đã hỗ trợ SeABank về cơ cấu tổ chức, đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nhân viên, phát triển chiến lược ngân hàng bán lẻ và hệ thống quản trị rủi ro... Việc hợp tác hướng tới mục tiêu cao nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mang lại những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất tới khách hàng của SeABank trong hiện tại và tương lai.
VMS-Mobifone (Việt Nam) - một trong 20 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2007 do UNDP xếp hạng, là đối tác chiến lược trong nước của SeABank. MobiFone cam kết thực hiện các hỗ trợ kỹ thuật cho SeABank khi triển khai các sản phẩm kết nối với mạng MobiFone. Ngược lại, SeABank thực hiện cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn gói cho VMS MobiFone, các dịch vụ ngân hàng cho nhà cung cấp, đại lý và các thuê bao của MobiFone. Đồng thời, SeABank và VMS MobiFone cam kết cùng nghiên cứu, phối hợp đưa ra các chương trình khuyến mãi, phát triển sản phẩm dịch vụ… nhằm gia tăng giá trị và quyền lợi cho khách hàng và phát triển thương hiệu, sản phẩm của hai bên trên thị trường. MobiFone là nhà cung cấp mạng thông tin di động đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam 04 năm liền (2005-2008) được bình chọn là “Mạng thông tin di động tốt nhất trong năm” tại Lễ trao giải Vietnam Mobile Awards do tạp chí Echip Mobile tổ chức.
Các nguồn huy động vốn của Ngân hàng
SeABank huy động vốn chủ yếu dựa trên hai thị trường : Thị trường một_ Thị trường Liên Ngân hàng và thị trường hai_ Thị trường vốn từ dân cư.
Trên thị trường một, SeABank huy động trên thông qua các hình thức các khoản vay trung và dài hạn từ các tổ chứ tín dụng trong và ngoài nước hoặc phát hành kỳ phiếu trái phiếu có kỳ hạn dài trên thị trường trong và ngoài nước.
Trên thị trường hai, SeABank huy động thong qua hình thức tiền gửi, tiết kiệm thời hạn đến 1 năm, hoặc huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.
Ngoài ra còn huy động dựa trên thu nhập từ các khoản cho vay đầu tư phát triển khác ( lợi nhuận, tiền thu bảo lãnh…)
Dựa trên các cơ sở nguồn vốn vay này ta cần phải có các giải pháp phát triển các nguồn vốn.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn
Khối lượng vốn lớn và tăng trưởng vốn ổn định: Vốn huy động cho đầu tư, đặc biệt là đầu tư phát triển chủ yếu là vốn trung và dài hạn cần phải có sự tăng trưởng ổn định về mặt số lượng, nguồn vốn cần tăng đều qua các năm, năm sau tăng hơn năm trước đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng và cho vay đầu tư.
Chi phí huy động vốn: Chi phí huy động vốn được đánh giá qua chỉ tiêu lãi suất huy động trung bình, lãi suất từ các nguồn huy động, chênh lệch lãi suất đầu ra đầu vào, đồng thời thông qua chi phí phát hành. Nếu Ngân hàng giảm chi phí huy động vốn thông qua việc giảm lãi suất thì việc huy động trở nên khó khăn. Ngược lại, nếu lãi suất huy động càng cao thì ảnh hưởng đến lãi suất cho vay đối với các cá nhân và doanh nghiệp đi vay, dễ gây ra tình trạng ứ đọng vốn hoặc nợ xấu nợ quá hạn, đến thời hạn ngân hàng trả lãi cho người gửi tiền sẽ gây hiện tượng thâm hụt đối với Ngân hàng.
Do đó, ngoài việc đánh vào lãi, còn có thể điều chỉnh về giảm thiểu chi phí phát hành, chi phí quảng cáo…
Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: Chỉ tiêu được đánh giá thông qua việc so sánh nguồn vốn huy động được (đánh giá chủ yếu đối với vốn huy động đầu tư phát triển) và số dư nợ cho vay vốn (đặc biệt là cho vay vốn đầu tư phát triển). Từ đó xác định khối lượng vốn cần huy động là bao nhiêu và các loại nguồn vốn cần huy động là bao nhiêu, các nguồn nào.
Để đạt được chỉ tiêu này, Ngân hàng cần đặt ra cơ cấu huy động trung và dài hạn hợp lý, trên cả thị trường một và thị trường hai.
Ngoài các chỉ tiêu chính trên, Ngân hàng cần quan tâm tới các chỉ tiêu khác như
_ Thời gian, mệnh giá huy động vốn cho đầu tư hợp lý
_ Mức độ thuận tiện của khách hàng
_ Thời gian hoàn vốn so với quy định
_ Số vốn bị rút trước hạn, hệ số sử dụng vốn
Tóm lại, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn nói chung và huy động đối với đầu tư phát triển nói riêng cần phải có một hệ thống chỉ tiêu
1.2. Thực trạng về tình hình huy động và cho vay vốn cho đầu tư phát triển tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank
1.2.1 Tình hình chung:
1.2.1.1. Tình hình huy động vốn chung:
Từ năm 2001, Ngân hàng SeABank đã có những bước chuyển lớn trong các hoạt động huy động vốn từ các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nước, doanh nghiệp và cá nhân. Với việc liên tục điều chỉnh lãi suất huy động nhằm phù hợp với tình hình biến động liên tục của thị trường trong các năm qua SeABank luôn nằm trong top các ngân hàng có lãi suất huy động vốn ưu đãi lớn nhất trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam và là một địa chỉ gửi tin cậy của khách hàng cá nhân.
Đặc biệt việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ hướn tới đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là chiến lược hàng đầu của SeABank cùng với sự trợ giúp của cùng với sự trợ giúp của đối tác chiến lược Société Générale, ngân hàng sẽ đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời mở rộng các kênh phân phối để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mọi khách hàng.
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SeABank
2005-2009
Đợn vị tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
2009
Vốn điều lệ
250
500
3.000
4.177
5.068
Tổng tài sản
6.125
10.200
26.241
26.283
30.789
Tổng huy động vốn
5.117
8.346
20.249
24.175
24.817
Tổng dư nợ
1.350
3.363
11.041
18.459
20.081
Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
0,42
0,23
0,24
0.26
1,8
Lợi nhuận trước thuế
50,63
136,88
405,75
408.754
378
Trong 4 năm qua kể từ năm 2001 Ngân hàng Đông Nam Á đã có những bước tiến lớn trong việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nước, doanh nghiệp và cá nhân. Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động đạt giá trị 5117 tỷ đồng tăng 3109 tỷ đồng so với năm 2004. Trong đó 2312 tỷ đồng được huy động từ các doanh nghiệp và cá nhân, tăng 1813 tỷ đồng so với năm 2004 (tương đương 363%); từ các TCTD trong nước là 2805 tỷ đồng tăng 1297 tỷ đồng so với năm 2004 (tương đương 86%). Những kết quả kể trên đã phần nào minh chứng cho nỗ lực của Ban lãnh đạo ngân hàng và toàn thể cán bộ nhân viên trong việc tăng quy mô tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động và đa dạng hoá loại hình dịch vụ.
Năm 2006, trong bối cảnh các ngân hàng Thương mại cạnh tranh gay gắt, mở rộng mạng lưới để thu hút vốn và thị trường chứng khoán sôi động trong những thang cuối năm công tác huy động vốn