Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, bên cạnh đó cũng phải đương đầu với nhiều thử thách để vươn lên hòa nhập với các nước bạn trên thế giới. Để xây dựng một đất nước vững mạnh không chỉ về chính trị mà còn về kinh tế, xã hội. Chính sách phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều phải dựa trên những quy luật về kinh tế. Điều cần thiết nhất là đòi hỏi phải có cơ chế quản lý phù hợp, những mối quan hệ kinh tế hiệu quả đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nguồn vốn đầu tư rất quan trọng.Vấn đề được đặt ra hiện nay là làm sao thu hút được nhiều vốn đầu tư để phát triển đất nước, đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu. Cốt lõi của việc đầu tư là với một số vốn nhất định có thể đem lại lợi ích cao nhất.
Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngoài những mục tiêu chính, thì việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng là một trong những mục tiêu quan trọng. Việt Nam có lợi thế là sự ổn định về chính trị, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, có nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ, có mức tiêu dùng còn thấp nhưng nhu cầu tăng nhanh (do có dân số đông, mức tiêu dùng tăng, cơ cấu tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường tăng nhanh), nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu, mở rộng cửa cho nhà đầu tư vào nhóm ngành dịch vụ,. Mục tiêu cùng vị thế mới của Việt Nam và nhu cầu của các nhà đầu tư quốc tế đã gặp nhau, tạo thành làn sóng đầu tư nước ngoài! Việt Nam được xem là một trong những nơi hấp dẫn về thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng bên cạnh những con số ấn tượng về đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều bất cập cần được giải quyết.
21 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Huy động vốn trong thời kỳ gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở Đầu
Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, bên cạnh đó cũng phải đương đầu với nhiều thử thách để vươn lên hòa nhập với các nước bạn trên thế giới. Để xây dựng một đất nước vững mạnh không chỉ về chính trị mà còn về kinh tế, xã hội. Chính sách phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều phải dựa trên những quy luật về kinh tế. Điều cần thiết nhất là đòi hỏi phải có cơ chế quản lý phù hợp, những mối quan hệ kinh tế hiệu quả đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nguồn vốn đầu tư rất quan trọng.Vấn đề được đặt ra hiện nay là làm sao thu hút được nhiều vốn đầu tư để phát triển đất nước, đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu. Cốt lõi của việc đầu tư là với một số vốn nhất định có thể đem lại lợi ích cao nhất.
Gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngoài những mục tiêu chính, thì việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng là một trong những mục tiêu quan trọng. Việt Nam có lợi thế là sự ổn định về chính trị, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, có nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ, có mức tiêu dùng còn thấp nhưng nhu cầu tăng nhanh (do có dân số đông, mức tiêu dùng tăng, cơ cấu tiêu dùng thông qua mua bán trên thị trường tăng nhanh), nhiều cơ hội gia tăng xuất khẩu, mở rộng cửa cho nhà đầu tư vào nhóm ngành dịch vụ,... Mục tiêu cùng vị thế mới của Việt Nam và nhu cầu của các nhà đầu tư quốc tế đã gặp nhau, tạo thành làn sóng đầu tư nước ngoài! Việt Nam được xem là một trong những nơi hấp dẫn về thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng bên cạnh những con số ấn tượng về đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều bất cập cần được giải quyết.
Khái niệm về vốn:
Theo nghĩa rộng: là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra, tích luỹ lại và những yếu tố tự nhiên …được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Theo nghĩa hẹp: là một trong những yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất.
Hai hình thức của vốn:
Vốn hiện vật ( tồn tại dưới dạng vật chất của quá trình sản xuất): nhà xưởng , máy móc, nguyên vật liệu…
Vốn tài chính ( tồn tại dưới hình thức tiền tệ hay chứng khoán)
Vốn đầu tư là nguồn lực tích lũy của xã hội, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, tiết kiệm của dân, huy động từ nước ngoài được biểu hiện dưới dạng tiền tệ các loại hoặc hàng hóa hữu hình, hàng hóa vô hình và hàng hóa đặc biệt khác.
Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Nguồn vốn đầu tư là các kênh tập trung và phân phối cho vốn đầu tư phát triển đáp ứng nhu cầu chung cho cả nước và xã hội.
Theo thống kê của Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh về chỉ tiêu kinh tế, nguồn vốn đầu tư tại Tp Hồ Chí Minh giai đoạn 2001-2005 bao gồm 7 nguồn đầu tư : vốn ngân sách ( gồm ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương), vốn doanh nghiệp nhà nước, vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, vốn đầu tư khác, vốn đầu tư FDI và vốn ODA. Trong đó, vốn đầu tư của dân và vốn khác chiếm tỉ lệ cao nhất với 37.6% trong tổng vốn đầu tư. Ngoài ra, tỉ lệ vốn đầu tư nước ngoài FDI đứng thứ hai với 14.6% trong tổng vốn đầu tư. Kết quả cho thấy nước ta nên đẩy mạnh thúc đẩy và sử dụng hiệu quả những nguồn lớn quy mô lớn.
Nguồn vốn đầu tư
Năm 2000
Giai đoạn 2001 – 2005
Tỷ đồng
Cơ cấu (%)
Bình quân năm (Tỷ đồng)
Cơ cấu (%)
Tổng 5 năm (tỷ đồng)
1. Vốn ngân sách
2.994
15,2
3.100
7,6
15.500
Trong đó:
- Ngân sách địa phương
2.669
13,5
2.600
6,3
13.000
-Ngân sách Trung ương
325
1,7
500
1,2
2.500
2. Vốn doanh nghiệp nh nước
4.518
22,9
5.000
12,2
25.000
3. Vốn tín dụng
1.107
5,6
4.000
9,8
20.000
4. Vốn doanh nghiệp ngồi quốc doanh
2.574
13,1
5.000
12,2
25.000
5. Vốn đầu tư khc
3.012
15,3
15.440
37,6
47.000
6. Vốn đầu tư FDI
4.940
25,1
6.000
14,6
30.000
7. Vốn ODA
556
2,8
2.460
6
12.300
Tổng số
19.701
100
41.000
205.000
Bảng dự kiến nguồn đầu tư giai đoạn 2001-2005
Nguồn vốn đầu tư:
2.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước: là nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ bên trong nền kinh tế, bao gồm:
Nguồn vốn nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư pháp triển của doanh nghiệp nhà nước.
Nguồn huy động: Thuế, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, công trái….
Nguồn vốn ngân sách nhà nước được sử dụng cho các dự án kết cấu xã hội, quốc phòng, an ninh hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào vĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn.
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước được sử dụng để đầu tư các dự án có thể thu hồi vốn đầu tư trực tiếp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp.
Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước: các doanh nghiệp nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn khá lớn do thành phần kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.
2.2. Nguồn vốn đầu tư ngoài nước: hình thành thông qua việc phát triển các quan hệ kinh tế dưới các hình thức viện trợ , đi vay , đầu tư quốc tế….
Dòng chảy vốn diễn ra với nhiều hình thức, mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau.Gồm có:
Tài trợ phát triển chính thức (ODF – Official Development Assistance).
Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Investment)
Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế.
Trong những năm gần đây, nguồn vốn nước ngoài đi vào Việt Nam không ngừng tăng nhanh. ...
Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn FDI lớn nhất trong năm 2009, với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD.
Trong ba lĩnh vực dẫn đầu về thu hút vốn FDI, dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng) vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Đứng thứ ba là lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo với số vốn đăng ký đạt 2,97 tỷ USD, trong đó có 2,2 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm.
2004, đã thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), xuất khẩu, viện trợ phát triển (ODA), cộng đồng Việt kiều và các nguồn thu ngoại tệ.
2009, vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam ước đạt 21.48 tỉ USD, vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD.
Theo đối tác đầu tư:
Trong 8 tháng đầu 2010, có 47 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hà Lan với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,2tỷ USD chiếm 19,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,92 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Hoa Kỳ đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký là 1,87 tỷ USD, chiếm 16,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Kenya lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam với 1 dự án trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, có tổng vốn đầu tư đăng ký là 16 triệu USD.
Trong 8 tháng đầu năm 2010, có 143 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 787 tỷ USD, bằng 14,2% so với cùng kỳ năm 2009.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 8 tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 11,57 tỷ USD, bằng 87,7% so với cùng kỳ 2009.
Theo lĩnh vực đầu tư:
Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài
Nguồn vốn ODA:
Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. ODA mang tính ưu đãi cao nhất về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn, không hoàn lại đạt ít nhất 25%. Chủ yếu để đáp ứng nhu cầu thường và ngắn hạn. Một bộ phận của nguồn vốn này có thể được dùng đầu tư và phát triển.
Vốn hỗ trợ chính thức (ODA), được ưu tiên sử dụng để hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, thủy lợi quy mô lớn, giáo dục đào tạo, khoa học – công nghệ, y tế, chăm sóc sức khỏe…đã được xây dựng và nâng cấp. Nguồn vốn này đã góp phần tăng cường năng lức và thể chế thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, xây dựng chính sách và cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…
Sử dụng vốn ODA theo ngành, lĩnh vực thời kì 1993-2007 (Triệu USD)
Ngành, lĩnh vực
ODA ký kết 1993-2007
Tổng
Tỷ lệ (%)
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
5.130,73
15,90
Năng lượng và công nghiệp
7.376,28
22,97
Giao thông vận tải và viễn thông
8.222,99
25,61
Cấp thoát nước và phát triển đô thị
3.063,65
9,54
Y tế , giáo dục , môi trường , khoa học và các ngành khác
8.315,6
25,90
Tổng cộng
32.109,25
100%
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vào nước nhận vốn nên có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn. Vậy nguồn vốn FDI có tác dụng cực kỳ lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước ta.
Lĩnh vực tiếp tục thu hút được nhiều vốn là bất động sản. Lĩnh vực thứ 2 là các dịch vụ tài chính, ngân hàng và lĩnh vực thứ 3 là các ngành công nghệ cao.
Thị trường vốn:
Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, mối liên kết giữa các thị trường vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên sự đa dạng hóa về các nguồn vốn quốc gia tăng khối lượng lưu chuyển vốn toàn cầu. Tại nhiều nước đang phát triển trên thế giới, dòng tiền vốn đổ phải chứng khoáng ngày càng gia tăng mạnh mẽ.
2009, có khoảng 5 tỷ USD vốn FDI được đưa vào chứng khoáng Việt Nam.
Mối quan hệ giữa hai nguồn vốn:
Nguồn vốn nước ngoài luôn tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng nợ nước ngoài và gia tăng sự phụ thuộc vào nền kinh tế nước ngoài. Theo kinh nghiệm của một số nước nhóm NICs thì giai đoạn đầu 1/1.5 - một đồng vốn nước ngoài cần 1.5 đồng vốn trong nước. Ở giai đoạn sau, tỉ lệ này tăng lên 1/2.5. Đầu tư trong nước trên cơ sở đầu tư ban đầu tạo ra những cơ sở hạ tầng căn bản. Với cơ sở hạ tầng sẵn có đó thì đầu tư nước ngoài trở nên an toàn và ít tính rủi ro hơn.
III. Phân loại vốn và biện pháp sử dụng hiệu quả:
3.1 Vốn ngân sách Nhà nước:
Nguồn vốn từ ngân sách có một vai trò rất lớn trong việc phát triển đất nước. Đặc biệt, đầu tư công có ý nghĩa xã hội rất lớn trong định hướng phát triển chung. Do đó, nếu chỉ tính hiệu quả kinh tế đơn thuần thì sẽ không chính xác, mà phải tính hiệu quả trong xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, an sinh xã hội…Tuy nhiên, nhiều khi do vấn đề phát sinh, hay những dự án quá lớn, có tầm quốc gia, chẳng hạn như đường dây 500KV, mở rộng Hà Nội, hay thiên tai bão lũ… thì phát sinh là bất khả kháng.
Giải pháp: - Phải có cơ chế cụ thể trong phân cấp đầu tư và hình thành vốn cho từng vùng, tránh tình trạng đua tranh giữa các địa phương, dẫn đến giảm tính hiệu quả của đồng vốn.
- Để sử dụng vốn Nhà nước hiệu qủa trong giai đoạn nền kinh tế đang có những khó khăn thì vẫn phải coi trọng đầu tư công. Tuy nhiên, nếu có một số lĩnh vực mà khu vực ngoài Nhà nước có thể làm được thì không nhất thiết là cứ phải đầu tư công mà có thể giao cho nhiều tổ chức, thành phần kinh tế khác đảm nhận, để có thể dùng nguồn vốn Nhà nước giải quyết việc khác thì sẽ hiệu quả hơn nhiều.
3.2 Vốn doanh nghiệp Nhà nước:
Là nguồn vốn của những tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội do Nhà nước giao. Do đó, nó phục vụ nhu cầu chung của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích công cộng.
Giải pháp:
- Thống nhất một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.
- Đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp.
- Đổi mới, sắp xếp cơ chế lại các doanh nghiệp Nhà nước.
- Nhà nước cần có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước.
- Quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Thực hiện đổi mới công nghiệp và đội ngũ lao động.
3.3 Vốn tín dụng:
Là vốn do chủ đầu tư vay tại các tổ chức tín dụng được các cơ quan Nhà nước (Bộ Tài chính…) hoặc các định chế tài chính chỉ định (do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ) bảo lãnh. Được huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ. Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển như cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư. Thực hiện chính sách xuất khẩu (XK) như cho vay XK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng XK. Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng uỷ thác giữa Ngân hàng phát triển với các tổ chức uỷ thác. Cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng phát triển theo quy định của pháp luật.
Giải pháp:
- Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát, thanh tra để kịp thời ngăn chặn và phát hiện những sai sót trong hoạt động ngân hàng.
- Có điều khoản cơ chế bảo đảm tiền vay.
- Trong công tác đầu tư tín dụng,cần có thủ tục hướng dẫn cho khách hàng bảo đảm an toàn, hiệu quả; yêu cầu khách hàng vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng thoả thuận.
3.4 Vốn doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Là nguồn vốn từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh với các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần. Sự phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, đặc biệt ở khu vực chế biến, bán lẻ và dịch vụ thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong GDP của cả nước.
Giải pháp:
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để giảm phiền hà cho doanh nghiệp.
- Hỗ trợ mạnh về đào tạo nguồn nhân lực, cung ứng lao động.
- Hỗ trợ thông tin kinh tế, pháp lý cho doanh nghiệp.
3.5 Vốn đầu tư khác:
Là nguồn vốn từ dân và một số nguồn khác ngoài các nguồn cơ bản trong xã hội.
Giải pháp:
- Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy và hỗ trợ cho dân.
- Đưa ra chính sách cho vay hợp lý.
3.6 Vốn đầu tư FDI:
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): là nguồn vốn quan trọng nhất trong số các nguồn huy động từ nước ngoài. Là dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế, xã hội.
Có vai trò tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội, thông qua các tiêu chí:
Kích thích công ty khác tham gia đầu tư.
Góp phần thu hút viện trợ phát triển chính thức.
Gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, do đó tăng thêm tỷ lệ huy động vốn trong nước.
Quá trình thu hút đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào thành công của công cuộc đổi mới trong 21 năm qua. Thu hút hàng triệu lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
Ngoài ra FDI còn góp phần quan trọng vào việc đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế.
Giải pháp:
- Đẩy mạnh sự tăng trưởng vốn thực hiện, thu hẹp khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện.
- Có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đối với các ngành còn thấp như nông, lâm, ngư nghiệp và những nước có thế mạnh về công nghệ như Hoa Kỳ, Châu Âu…
3.7 Vốn ODA:
Là nguồn vốn thực hiện dự án do các tổ chức, chính phủ nước ngoài, các tổ chức song phương tài trợ. Cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng ODA là cấp phát, cho vay toàn bộ hay một phần từ ngân sách Nhà nước. Nguồn vốn là điểm khác biệt lớn nhất giữa các dự án ODA và các dự án khác; kèm theo nó là các yêu cầu, quy định, cơ sở pháp lý về quản lý và thực hiện giữa nhà đầu tư và nhà tài trợ.
Tuy không quan trọng như nguồn FDI song cũng đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề. Chủ yếu cùng với FDI bổ sung cho vốn đầu tư phát triển. Giúp nước ta tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực, giúp các nước đang phát triển điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tạo điều kiện để mở đầu tư phát triển trong nước ở các nước đang và chậm phát triển.
Giải pháp:
- Các ngành, các địa phương tập trung rà soát lại các công trình sử dụng vốn ODA do mình quản lý để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA, đào tạo cán bộ quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.
- Tổ chức thực hiện theo dõi để có những đánh giá, điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế tình trạng chậm giải ngân và để xây dựng kế hoạch cho những dự án tiếp theo.
IV. Vai trò của nguồn vốn đầu tư trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế:
Vai trò của nguồn vốn trong nước: nguồn vốn cơ bản, có vai trò quyết định chi phối mọi hoạt động đầu tư phát triển trong nước. Sự chi viện bổ sung bên ngoài chỉ là tạm thời, chỉ bằng cách sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước có hiệu quả mới nâng cao được vai trò của nó và thực hiện được các mục tiêu quan trọng đề ra của quốc gia.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có nguồn thu từ thuế. Nó có vị trí quan trọng là tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhằm đẩy mạnh đầu tư của mỗi thành phần kinh tế theo định hướng chung, chính sách và pháp luật đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của một số lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế, đảm bảo theo đúng định hướng của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Vốn đầu tư của nhân dân là lượng vốn lớn, nếu huy động được lượng vốn này sẽ góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn trong các doanh nghiệp, đồng thời giải quyết được một phần lớn công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi trong khu vực nông thôn từ đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.
Vậy nguồn vốn đầu tư trong nước là nguồn vốn cơ bản đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế một cách liên tục, đưa đất nước đến sự phồn vinh một cách bền vững. Tuy nhiên trong nền kinh tế còn kém phát triển, khả năng tích lũy thấp thì việc tăng cường huy động các nguồn vốn nước ngoài để bổ xung là có ý nghĩa rất quan trọng.
Vai trò vốn nước ngoài: nếu vốn trong nước có tính chất quyết định thì nguồn vốn nước ngoài là nguồn bổ sung quan trọng trong những bước đầu tạo lực đẩy cho sự phát triển. Vai trò cơ bản là bổ sung nguồn vốn khi nguồn vốn trong nước không đủ, đảm bảo trình độ công nghệ cao phù hợp với xu thế phát triển chung trên toàn thế giới, còn là con đường ngắn nhất đưa nề kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, có vai trò tích cực trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ.
V. Giải pháp huy động vốn:
5.1.Các giải pháp huy động vốn trong vùng
Hiện nay tiềm năng vốn trong vùng còn rất lớn . Vấn đề đặt ra là cần tìm ra giải pháp để biến tiềm năng thành hiện thực , huy động triệt để vốn trong vùng để phát triển KT-XH cụ thể :
* Giải pháp huy động vốn qua kênh ngân sách nhà nước
Huy động vốn trong nước có rất nhiều kênh, nhưng kênh có tính chất quyết định tới khối lượng vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội chính là kênh ngân sách nhà nước. Việc huy động vốn qua kênh ngân sách nhà nước phải dựa chủ yếu vào: thuế, phí và lệ phí, phát huy tiềm năng vốn từ các nguồn tài nguyên quốc gia , từ nguồn tài sản công còn bỏ phí, từ v