Nguồn tài nguyên khoáng sản của một nước tương ứng với cơ sở nguyên liệu khoáng mà nước đó dùng làm căn cứ để vừa phát triển nền kinh tế trong nước vừa tham gia vào thị trường nguyên liệu quốc tế. Để có những số liệu đáng tin cậy làm cơ sở cho sự phát triển bền vững nền kinh tế xã hội mỗi một nước phải có sự đánh giá tài nguyên khoáng sản của nước mình. Trong nhiều năm qua các chương trình quốc gia về thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản đã được thực hiện ở hầu hết các nước phát triển và đang được triển khai ở các nước đang phát triển.
Như vậy, phương pháp luận về thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản vẫn đang trong bước đường không ngừng đổi mới để hoàn thiện.
Nước ta có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Mặc dù trong điều kiện lịch sử của nước ta có nhiều khó khăn, Nhà nước đã đầu tư không nhỏ cho các ngành địa chất và mỏ phát triển. Năm mươi năm qua công tác điều tra địa chất đã phát hiện và đánh giá nhiều loại khoáng sản, trong đó có nhiều mỏ có giá trị đã được thăm dò và đưa vào khai thác , từng bước tạo ra cơ sở nguyên liệu khoáng để xây dựng và phát triển một số ngành công nghiệp nặng then chốt của đất nước. Nguồn tư liệu hết sức to lớn về địa chất và tài nguyên khoáng sản của đất nước được thu thập và tích lũy trong nhiều năm qua đã và sẽ được khai thác đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế trước mắt và lâu dài.
Tuy nhiên so với yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì mức độ điều tra địa chất và tài nguyên khoáng sản của nước ta còn thấp nguồn tài nguyên khoáng sản chưa được đánh giá đầy đủ.
Để có đủ dữ liệu cho việc xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp khai khoáng và hoạch định chính sách bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khai khoáng, cần phải có chương trình thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản dựa trên những quan điểm và phương pháp luận được đổi mới theo hướng hòa nhập vào môi trường địa chất-mỏ quốc tế và khu vực.
Kế toán thực hành trong các ngành công nghiệp khai khoáng đầu tiên trên chương trình nghị sự của kế toán quốc tế Ủy ban Tiêu chuẩn (tiền thân của ban tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế, hoặc IASB) năm 1998. Chấp nhận tầm quan trọng của từng lĩnh vực đến nền kinh tế, IASB đã đề xuất phát triển một dự án toàn diện liên quan đến các vấn đề báo cáo tài chính mà nhiều khu vực trên quốc gia phải đối mặt- và phải mất một thời gian dài để các quốc gia chấp nhận và phát triển.
Trong một thời gian ngắn, IASB đã ban hành IFRS 6 “thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản để giải quyết các vấn đề kế toán liên quan đến chi phí phát sinh trong quá trình thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản. IFRS 6 cho phép tiếp tục các chính sách kế toán hiện hành về chi phí thăm dò và đánh giá cho đến khi hoàn thành các dự án toàn diện.
Đề án môn học “IFRS 6: Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản” ngoài phần mở đầu, tóm tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề án môn học gồm 6 phần:
I.Khái niệm và phân loại tài nguyên khoáng sản.
II.Xác định giá trị.
III.Chi phí phát triển
IV.Tổn thất
V. Chính sách kế toán
IV. Trình bày
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN:
1. Khái niệm:
Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản có nghĩa là việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên khoáng sản, kể cả khoáng sản, dầu, khí đốt tự nhiên và tài nguyên không tái sinh tương tự sau khi tổ chức đã thu được các quyền hợp pháp để khám phá trong một khu vực cụ thể, cũng như xác định tính khả thi kỹ thuật thương mại và khả năng tồn tại từ việc khai thác tài nguyên khoáng sản.
Thăm dò và đánh giá chi phí là chi phí phát sinh liên quan đến việc thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản trước khi tính khả thi kỹ thuật và khả năng thương mại của các chiết xuất một tài nguyên khoáng sản là có thể chứng minh.
Đánh giá tài nguyên khoáng sản được hiểu là sự xác định giá trị các nguồng khoáng sản và năng lượng đã biết hoặc dự đoán tồn tại, có giá trị kinh tế vào thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Chính vì vậy việc thăm dò và đánh giá không chỉ riêng cho các đối tượng khoáng sản đã được tìm kiếm thăm dò, đã được tính trữ lượng hoặc đã được xem là khai thác có lãi tại thời điểm đánh giá, mà còn bao gồm cả những đối tượng có khả năng phát hiện bằng phương hpáp nhận dạng và lí giải địa chất ở trình độ cao cũng như các đối tượng đã được phát hiện nhưng vì các lí do kinh tế, công nghiệp nên chưa có kế hoạch sử dụng.
Để đạt được mục đích này cần xác định giá trị và phân loại tài nguyên trên nguyên tắc kết hợp hai yếu tố về sự gia tăng độ tin cậy địa chất (mức độ chi tiết về tìm kiếm thăm dò) và tính khả thi về công nghệ (sản xuất có lãi tại thời điểm đánh giá).
Tài nguyên tổng thể hay tài nguyên nguyên trạng (original) là tài nguyên tồn tại trong lòng đất bao gồm tài nguyên đã được khai thác, đã phát hiện hoặc được dự báo, trong đó phân ra:
Tài nguyên được xác định (Identifìed) là tài nguyên mà vị trí, chất lượng, và số lượng đã được biết hoặc đã được đánh giá. Tài nguyên được xác định bao gồm các mức kinh tế (economic) và dưới mức kinh tế (subeconomic). Thuật ngữ kinh tế ở đây nói đến việc khai thác có lãi với số vốn đầu tư nhất định. Phần tài nguyên kinh tế mà có mức độ điều tra địa chất theo các mạng lưới xác định cho các loại hình mỏ khác nhau thì được gọi là trữ lượng. Để phản ánh mức độ khác nhau về điều tra địa chất, trữ lượng có thể phân ra các cấp chắc chắn (measured), tin cậy (indicated), dự tính (inferred).
Tài nguyên chưa xác định (undiscovered) là tài nguyên về cơ bản chưa được xác định cụ thể nhưng có khả năng trở thành có giá trị kinh tế hoặc dưới mức kinh tế. Để phản ánh các mức độ khác nhau về điều tra địa chất có thể phân ra tài nguyên giả định, (hyphothetical) và phỏng vấn (speculative).
Công tác thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản hiện nay vừa phải tổng hợp thống kê các tài liệu tìm kiếm thăm dò địa chất trong mấy thập kỉ qua, xem xét các con số trữ lượng khoáng sản đã tính trước đây và chọn ra các số liệu đủ tiêu chuẩn nêu trên chuyển thành số trữ lượng khoáng sản có thể dùng làm cơ sở để lựa chọn đối tượng đầu tư khai thác khoáng sản. Các con số trước đây được xếp vào trữ lượng cấp thấp chưa đáp ứng mức độ chi tiết của thăm dò hoặc chưa tính đến yếu tố kin tế sẽ chuyển thành các con số tài nguyên và dùng làm căn cứ để xây dựng kế hoạch điều tra địa chất các bước tiếp theo.
23 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 4338 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu IFRS6 thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nguồn tài nguyên khoáng sản của một nước tương ứng với cơ sở nguyên liệu khoáng mà nước đó dùng làm căn cứ để vừa phát triển nền kinh tế trong nước vừa tham gia vào thị trường nguyên liệu quốc tế. Để có những số liệu đáng tin cậy làm cơ sở cho sự phát triển bền vững nền kinh tế xã hội mỗi một nước phải có sự đánh giá tài nguyên khoáng sản của nước mình. Trong nhiều năm qua các chương trình quốc gia về thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản đã được thực hiện ở hầu hết các nước phát triển và đang được triển khai ở các nước đang phát triển.
Như vậy, phương pháp luận về thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản vẫn đang trong bước đường không ngừng đổi mới để hoàn thiện.
Nước ta có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Mặc dù trong điều kiện lịch sử của nước ta có nhiều khó khăn, Nhà nước đã đầu tư không nhỏ cho các ngành địa chất và mỏ phát triển. Năm mươi năm qua công tác điều tra địa chất đã phát hiện và đánh giá nhiều loại khoáng sản, trong đó có nhiều mỏ có giá trị đã được thăm dò và đưa vào khai thác , từng bước tạo ra cơ sở nguyên liệu khoáng để xây dựng và phát triển một số ngành công nghiệp nặng then chốt của đất nước. Nguồn tư liệu hết sức to lớn về địa chất và tài nguyên khoáng sản của đất nước được thu thập và tích lũy trong nhiều năm qua đã và sẽ được khai thác đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế trước mắt và lâu dài.
Tuy nhiên so với yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì mức độ điều tra địa chất và tài nguyên khoáng sản của nước ta còn thấp nguồn tài nguyên khoáng sản chưa được đánh giá đầy đủ.
Để có đủ dữ liệu cho việc xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp khai khoáng và hoạch định chính sách bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khai khoáng, cần phải có chương trình thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản dựa trên những quan điểm và phương pháp luận được đổi mới theo hướng hòa nhập vào môi trường địa chất-mỏ quốc tế và khu vực.
Kế toán thực hành trong các ngành công nghiệp khai khoáng đầu tiên trên chương trình nghị sự của kế toán quốc tế Ủy ban Tiêu chuẩn (tiền thân của ban tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế, hoặc IASB) năm 1998. Chấp nhận tầm quan trọng của từng lĩnh vực đến nền kinh tế, IASB đã đề xuất phát triển một dự án toàn diện liên quan đến các vấn đề báo cáo tài chính mà nhiều khu vực trên quốc gia phải đối mặt- và phải mất một thời gian dài để các quốc gia chấp nhận và phát triển.
Trong một thời gian ngắn, IASB đã ban hành IFRS 6 “thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản để giải quyết các vấn đề kế toán liên quan đến chi phí phát sinh trong quá trình thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản. IFRS 6 cho phép tiếp tục các chính sách kế toán hiện hành về chi phí thăm dò và đánh giá cho đến khi hoàn thành các dự án toàn diện.
Kết cấu đề án:
Đề án môn học “IFRS 6: Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản” ngoài phần mở đầu, tóm tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề án môn học gồm 6 phần:
I.Khái niệm và phân loại tài nguyên khoáng sản.
II.Xác định giá trị.
III.Chi phí phát triển
IV.Tổn thất
V. Chính sách kế toán
IV. Trình bày
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tậm tình của thầy giáoTrần Đình Khôi Nguyên trong suốt quá trình làm đề án.Vì đây là đề tài mà tài liệu tham khảo toàn bằng tiếng anh nên đòi hỏi vừa nghiên cứu vừa phải dịch thuật nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy để em có thể học hỏi, mở rộng kiến thức nhiều hơn nữa.
Sinh viên thực hiện
Hồ Nguyễn Quỳnh Trang
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN:
1. Khái niệm:
Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản có nghĩa là việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên khoáng sản, kể cả khoáng sản, dầu, khí đốt tự nhiên và tài nguyên không tái sinh tương tự sau khi tổ chức đã thu được các quyền hợp pháp để khám phá trong một khu vực cụ thể, cũng như xác định tính khả thi kỹ thuật thương mại và khả năng tồn tại từ việc khai thác tài nguyên khoáng sản.
Thăm dò và đánh giá chi phí là chi phí phát sinh liên quan đến việc thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản trước khi tính khả thi kỹ thuật và khả năng thương mại của các chiết xuất một tài nguyên khoáng sản là có thể chứng minh.
Đánh giá tài nguyên khoáng sản được hiểu là sự xác định giá trị các nguồng khoáng sản và năng lượng đã biết hoặc dự đoán tồn tại, có giá trị kinh tế vào thời điểm hiện tại hoặc tương lai. Chính vì vậy việc thăm dò và đánh giá không chỉ riêng cho các đối tượng khoáng sản đã được tìm kiếm thăm dò, đã được tính trữ lượng hoặc đã được xem là khai thác có lãi tại thời điểm đánh giá, mà còn bao gồm cả những đối tượng có khả năng phát hiện bằng phương hpáp nhận dạng và lí giải địa chất ở trình độ cao cũng như các đối tượng đã được phát hiện nhưng vì các lí do kinh tế, công nghiệp nên chưa có kế hoạch sử dụng.
Để đạt được mục đích này cần xác định giá trị và phân loại tài nguyên trên nguyên tắc kết hợp hai yếu tố về sự gia tăng độ tin cậy địa chất (mức độ chi tiết về tìm kiếm thăm dò) và tính khả thi về công nghệ (sản xuất có lãi tại thời điểm đánh giá).
Tài nguyên tổng thể hay tài nguyên nguyên trạng (original) là tài nguyên tồn tại trong lòng đất bao gồm tài nguyên đã được khai thác, đã phát hiện hoặc được dự báo, trong đó phân ra:
Tài nguyên được xác định (Identifìed) là tài nguyên mà vị trí, chất lượng, và số lượng đã được biết hoặc đã được đánh giá. Tài nguyên được xác định bao gồm các mức kinh tế (economic) và dưới mức kinh tế (subeconomic). Thuật ngữ kinh tế ở đây nói đến việc khai thác có lãi với số vốn đầu tư nhất định. Phần tài nguyên kinh tế mà có mức độ điều tra địa chất theo các mạng lưới xác định cho các loại hình mỏ khác nhau thì được gọi là trữ lượng. Để phản ánh mức độ khác nhau về điều tra địa chất, trữ lượng có thể phân ra các cấp chắc chắn (measured), tin cậy (indicated), dự tính (inferred).
Tài nguyên chưa xác định (undiscovered) là tài nguyên về cơ bản chưa được xác định cụ thể nhưng có khả năng trở thành có giá trị kinh tế hoặc dưới mức kinh tế. Để phản ánh các mức độ khác nhau về điều tra địa chất có thể phân ra tài nguyên giả định, (hyphothetical) và phỏng vấn (speculative).
Công tác thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản hiện nay vừa phải tổng hợp thống kê các tài liệu tìm kiếm thăm dò địa chất trong mấy thập kỉ qua, xem xét các con số trữ lượng khoáng sản đã tính trước đây và chọn ra các số liệu đủ tiêu chuẩn nêu trên chuyển thành số trữ lượng khoáng sản có thể dùng làm cơ sở để lựa chọn đối tượng đầu tư khai thác khoáng sản. Các con số trước đây được xếp vào trữ lượng cấp thấp chưa đáp ứng mức độ chi tiết của thăm dò hoặc chưa tính đến yếu tố kin tế sẽ chuyển thành các con số tài nguyên và dùng làm căn cứ để xây dựng kế hoạch điều tra địa chất các bước tiếp theo.
Đối với các biểu hiện quặng chưa được điều tra đánh giá sẽ dựa vào các tiền đề địa chất, các quan điểm mới về kiến tạo và sinh khoáng, áp dụng các phương pháp hiện đại để dự báo định lượng tài nguyên giả định và phỏng đoán, khoanh vùng ra các vùng triển vọng khoáng sản mới , định hướng cho các hoạt động điều tra địa chất trong thời gian tới, tạo ra đầu vào cần thiết để hình thành một chương trình phát triển tài nguyên khoáng sản tông thể trên quy mô cả nước. Trong chương trình đánh giá tài nguyên khoáng sản còn cần áp dụng rộng rãi hệ thống phương pháp đánh giá cơ sở hạ tầng, nguồn lao động, vốn đầu tư cho khai thác và chế biến khoáng sản gắn với phát triển kinh tế xã hội theo vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng kinh tế trọng điểm miền núi, và các vùng sâu vùng xa.
2. Phân loại:
2.1. Phân loại tài sản
IFRS 6 yêu cầu các doanh nghiệp phải phân loại một cách riêng rẽ mỗi loại E&E tài sản như chi phí vô hình và chi phí hữu hình dựa vào tính chất của tài sản.
Nhiều E & E tài sản có thể nhận biết được rõ ràng là chi phí hữu hình(ví dụ:xe cộ,dàn khoan) và chi phí vô hình (ví dụ:giấy phép thăm dò). Cũng sẽ có một phần E&E tài sản dôi ra mà phần tài sản này không dễ để phân loại và thành phần quan trọng của E&E tài sản dôi ra này gồm có chi phí phải chịu trong quá trình thăm dò giếng dầu và mỏ.
Dựa vào tính chất của tài sản để phân loại thành chi phí hữu hình hay chi phí vô hình, nó rất hữu ích cho việc hình thành chi phí cho từng khoản mục là tài sản hữu hình mà bản thân nó sẽ được sử dụng hoặc sự hiểu biết về vị trí của chi phí vô hình, về cơ bản chỉ để xây dựng tài sản hữu hình.Ví dụ, giếng dầu sẽ được sử dụng để hút ra dự trữ có thể là tài sản hữu hình.Tuy nhiên, việc thăm dò giếng dầu có thể là kết quả của sự am hiểu. Những chi phí liên quan đến việc xây dựng để thăm dò giếng hoặc hoạt động địa chất và hoạt động địa lý được phân loại như E&E tài sản vô hình.
Việc phân loại E&E tài sản thành vô hình hoặc hữu hình dựa trên nền tảng là việc lựa chọn chính sách kế toán,đo lường tài sản sau khi ghi nhận và mục đích trình bày.
Sự phân chia thành E&E tài sản thành vô hình và hữu hình được áp dụng một cách nhất quán:
2.1.1. Tài sản vô hình
Tài sản vô hình được định nghĩa trong IFRSs có thể xem như là những tài sản phi tiền tệ không gồm chất hữu hình.Không có yêu cầu tài sản được tổ chức cho mục đích chi tiết.
Ví dụ về E&E tài sản có thể được phân loại thành chi phí vô hình phù hợp với định nghĩa này gồm:
Quyền khoan
Quyền được thăm dò
Chi phí cho việc quản lí các nghiên cứu đo vẽ,địa chất,hóa học,địa lý.
Chi phí thăm dò các dàn khoan
Chi phí đào hầm
Chi phí lấy mẫu
Những chi phí liên quan đến đánh giá tính khả thi và khả năng sinh lời kinh tế của tài nguyên khoáng sản.
2.1.2. Tài sản hữu hình
IFRSs không có định nghĩa “hữu hình”. Tuy nhiên hầu hết tài sản hữu hình có thể được định nghĩa là những khoản mục bất động sản, nhà máy, phân xưởng và máy móc thiết bị. Theo định nghĩa này thì những khoản mục được tổ chức để dùng cho sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa và dịch vụ,để cho thuê hoặc để phục vụ cho mục đích quản lí; và tài sản này được sử dụng từ một chu kì kinh doanh trở lên.
Dựa vào định nghĩa này ví dụ của E&E tài sản có thể được định nghĩa là tài sản hữu hình bao gồm(không có giới hạn rõ ràng):
Máy móc thiết bị được sử dụng để thăm dò,như xe cộ và dàn khoan
Hệ thống ống dẫn và máy bơm
Bể chứa dầu
Trên thực tế hiện nay các doanh nghiệp xem E&E tài sản như là tài sản vô hình trong khi những doanh nghiệp khác lại xem chúng như là tài sản hữu hình.Ví dụ ở Bắc Phi,phần lớn các doanh nghiệp phân loại E&E tài sản như tài sản hữu hình. Tuy nhiên, tài sản sử dụng còn lại là tài sản hữu hình.
Trong một phạm vi nào đó một tài sản hữu hình được tiêu thụ sẽ phát sinh các tài sản vô hình, phản ánh số tiền tiêu thụ do một phần chi phí ma tài sản vô hình đã tạo ra.
Ví dụ một dàn khoan được sử dụng chỉ để thăm dò thì máy móc thiết bị là chi phí hữu hình và sẽ được phân loại thao cách thông thường. Chi phí khấu hao được ghi nhận theo dàn khoan sẽ được trình bày trên lượng tiêu thụ của tài sản hữu hình trong quá trình phát sinh thêm E&E tài sản vô hình.Việc khấu hao nên được xem xét để vốn hóa như là một phần chi phí của mỏ và giếng dầu.Tương tự,các tàu chở dầu được dùng để dự trữ khí lỏng-kết quả từ việc thăm dò giếng dầu được phân loại như tài sả hữu hình,chi phí khấu hao của những tàu chở dầu này hoặc các hợp đồng cho thuê có thể là một phần chi phí E&E tài sản vô hình.
Về phía những người sử dụng IFRSs hiện hành và những người thông qua đầu tiên,họ muốn phân biệt E & E tài sản thành các khoản mục hữu hình và vô hình có thể thay đổi tùy tình hình thực tế của doanh nghiệp. Các ngành công nghiệp hiện hành việc phân loại E&E tài sản khác nhau và không nhất thiết phản ánh việc quản lí những chi phí và quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Thêm vào đó rất khó để khái quát việc phân loại thực tế dựa vào quy mô và bản chất của doanh nghiệp và không khó để tìm thấy E&E tài sản trong phạm vi tài sản vô hình hoặc một phần riêng rẽ cấu thành tài sản hữu hình. Ví dụ một doamh nghiệp dầu khí áp dụng những biện pháp nỗ lực thành công có thể vốn hóa chi phí E&E như tài sản vô hình khi nợ và sau khi chuyển các chi phí sang tài sản hữu hình thì đưa ra quyết định mở rộng phạm vi khai thác. IFRS 6 yêu cầu các doanh nghiệp phải tách rời tài sản E&E hữu hình và vô hình và mở rộng chính sách phân loại lại những tài sản này khi tính khả thi và khả năng sinh lời kinh tế có thể được giải thích.
Thăm dò và đánh giá tài sản sẽ không được phân loại như vậy nữa khi tính khả thi cao và khả năng độc lập thương mại của tài nguyên khoáng sản có thể được giải thích. Thăm dò và đánh giá tài sản sẽ được ước lượng thông qua sự yếu kém của chuẩn mực và sự thiếu sót trong ghi nhận trước khi phân loại lại thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản.
2.2. Phân loại lại tài sản E&E:
Theo IFRS 6, khi ngừng các hoạt động thăm dò và đánh giá trong một khu vực, doanh nghiệp phải (a) dừng việc cung cấp các chi phí vốn ở khu vực đó; (b) kiểm tra việc ghi nhận E & E cho tài sản tổn thất, và (c) dừng việc phân loại tài sản E&E không mang lại tổn thất (hữu hình và vô hình) khi thăm dò và đánh giá.
Tài sản E & E có thể được phân loại lại hoặc là phát triển từ tài sản hữu hình hoặc vô hình. Việc phân loại lại tài sản E & E để phát triển tài sản là một sự lựa chọn chính sách kế toán phải được áp dụng thống nhất.
2.2.1. Nhận dạng E& E tài sản:
Nhìn chung nhận dạng tài sản hữu hình E & E chẳng hạn như một giàn khoan thăm dò sẽ tiếp tục được sử dụng bởi một tổ chức thực hiện E & E hoạt động cho các dự án khác, phân loại lại các tài sản này sẽ không được thích hợp. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp cần phải đánh giá lại sự phù hợp của thời gian khấu hao và phân bổ các tài sản này để CGUs hoặc các nhóm của các đơn vị tại thời điểm tài sản được phân bổ cho các dự án thăm dò và đánh giá khác.
Nhận dạng tài sản hữu hình phải ngừng sự phân loại lại khi tài sản E&E nói chung được phân loại như việc phát triển tài sản hữu hình theo quy định của IAS 16, ví dụ, một chiếc xe sử dụng cho sản xuất. Trong khi nhận dạng, E& Etài sản vô hình sẽ tiếp tục được phân loại như tài sản vô hình, ví dụ một giấy phép thăm dò.
2.2.2. Không thể nhận dạng tài sản E&E:
Nói chung, khitính khả thi của hoạt động thương mại và kỹ thuật có thể được chứng minh, một trữ lượng khoáng sản cụ thể sẽ được xác định để phát triển. Trong thực tế, trữ lượng khoáng sản rất đa dạng được phân loại như tài sản hiện hữu (ví dụ, hữu hình) hoặc tài sản vô hình.
trong trường hợp không có hướng dẫn, một doanh nghiệp nên chọn một chính sách kế toán để phân loại trữ lượng khoáng sản hoặc là hữu hình hoặc tài sản vô hình và áp dụng chính sách nhất quán. Theo chúng tôi là khoáng sản dự trữ được phân loại là tài sản hữu hình phát triển.
Sơ đồ sau đây minh họa việc phân loại lại tài sản nhất định được sử dụng trong các ngành công nghiệp khai khoáng khi xác định tính khả thi kỹ thuật và khả năng thương mại trên giả định rằng giàn khoan thăm dò tiếp tục được sử dụng trong hoạt động thăm dò và đánh giá.
Loại tài sản E+E Phân loại lại Phát triển
IFS6 ghi nhận vàđo lường IFS 6
nguên tắc áp dụng không được
Phân loại theo tính chất, áp dụng
áp dụng ISA 16 và ISA 38
mô hình thích hợp
Xe Hữu hình Hữu hình
Giàn khoan
thăm dò Hữu hình Không AD
Nền tảng sản xuất Không áp dụng Hữu hình
Giấy phép
thăm dò Vô hình Vô hình
Không nhận
dạng Hữu hình
E+E tài sản hoặc vô hình Hữu hình
Or vô hình
Dự trữ, giếng Không áp dụng
II. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ:
E&E chi phí được định nghĩa trong IFRS6: một khoản mục xác định mà chi phí thỏa mãn các định nghĩa đó. Chi phí E&E hiếm khi bao gồm chi phí thăm dò lại,và không bao gồm chi phí phát sinh.
Trong mỗi loại chi phí E & E, mỗi khoản mục thông qua một chính sách chi phí trực tiếp hoặc chi phí vốn hóa có chức năng một E&E tài sản. Nhà quản lí phải dựa vào phán đoán của mình để bày tỏ luận điểm và áp dụng chính sách thích hợp với các thông tin phù hợp và đáng tin cậy.
Chính sách chi phí hoặc vốn nên phản ánh quy mô của các loại chi phí E&E liên quan đến những nguồn tài nguyên khoáng sản nhất định.
Để thừa nhận tính linh hoạt của IFRS 6 nên xem xét yêu cầu của IFRSs liên quan đến việc lựa chọn chính sách kế toán đối với chi phí E&E. Trong thực tế, để phát triển một chính sách quản lí không cần xem xét đến IFRSs khác (về sự tương đồng) và không cần đề cập đến định nghĩa có trong IASB Framework (nói riêng về tài sản và chi phí).
IFRS 6 chứa các yêu cầu xác định gắn liền với những thay đổi của chính sách KT đối với chi phí E&E
Chi phí E&E:
Chi phí E&E không được ghi nhận là E&E tài sản mà được xem là chi phí phải chịu
Các loại chi phí E&E không có họ gần với nhau thỏa mãn là tài nguyên khoáng sản nhất định để hỗ trợ vốn được xem là chi phí phải chịu.Ví dụ, chi phí thu thập dữ liệu về động đất nói chung không có họ gần với nhau, thỏa mãn là một tài nguyên khoáng sản xác định, được vốn hóa như là E&E tài sản.
1. Ghi nhận và đo lường ban đầu:
Trong một chừng mực nào đó,một đơn vị quy định vốn hóa chi phí E&E như một E&E tài sản, tài sản đó được đo lường theo chi phí ban đầu.
1.1. Ghi nhận giá gốc:
Để phù hợp với các chính sách kế toán, một doanh nghiệp có thể ghi nhận giấy phép thăm dò như là E&E tài sản. Theo chúng tôi chi phí cho giấy phép đó bao gồm chi phí mua trực tiếp. Theo sự hướng dẫn về chi phí trực tiếp được trình bày trong IAS 38. Ví dụ như chi phí có thể bao gồm thuế không hoàn lại và chi phí hợp lí phải chịu khi tiến hành làm các giấy phép.
1.2. Các chi phí hành chính và chi phí chung khác:
IFRS6 yêu cầu một đơn vị lựa chọn một chính sách kế toán về các chi phí hành chính và chi phí chung khác hoặc vốn hóa chúng trong quá trình đo lường và ghi nhận ban đầu của E&E tài sản.Theo quan điểm của chúng tôi,lựa chọn chính sách kế toán nên phù hợp với phương thức tiếp cận trong IFRSs như những chi phí phải chịu liên quan đến hàng tồn kho (IAS 2 hàng tồn kho),tài sản vô hình (IAS 38),hoặc bất động sản,nhà máy,phân xưởng, máy móc thiết bị.
Nếu một đơn vị lựa chọn chính sách kế toán về các chi phí hành chính và chi phí sản xuất chung khác nhất quán với sự nghiên cứu bất động sản, nhà máy, phân xưởng và máy móc thiết bị,thì chi phí hành chính và chi phí sản xuất chung khác sẽ không đủ điều kiện ghi nhận ban đầu như E&E tài sản; thay vào đó chúng được xem như chi phí phải chịu.
Một chính sách dựa vào sự nghiên cứu hàng tồn kho hoặc chi phí vô hình sẽ đòi hỏi một số vốn cho các chi phí hành chính và chi phí sản xuất chung khác mà khoản chi phí này trực tiếp ảnh hưởng đến tài sản.
IFRSs có thể áp dụng với hàng tồn kho bao gồm sự tư vấn thêm về phân bổ chi phí chung và năng lực sản xuất mà nói chung sẽ không có liên quan đến E&E tài sản khi việc sản xuất không được tiến hành.
Nếu một đơn vị lựa chọn chi phí vốn trực tiếp,thì tôi cho các chi phí hành chính và chi phí chung khác có thể đủ điều kiện như là E&E tài sản bao gồm:
Chi phí về tổng tiền lương phải trả cho nhân viên làm việc trực tiếp trên mỗi dự án, bao gồm chi phí về tiền trợ cấp cho mỗi nhân viên.
Chi phí quản lí phải trả nếu một mình họ thực hiện một dự án xác định.
Kí kết các khoản tiền thưởng phải trả cho nhà thầu liên quan quan đến dự án.
Những khoản chi phí hợp pháp hoặc chi phí chuyên môn khác liên quan đến dự án, ví dụ như: những chi phí cụ thể để đạt được giấy phép và giấy chứng nhận
Danh sách trên đây không thể hiện hết mọi khía cạnh. Trong một chừng mực nào đó, một đơn vị mong muốn vốn bỏ ra là thích hợp cho các chi phí hành chính và chi phí chung khác. Sau khi xem xét kĩ lưỡng nên đưa ra hệ thống thông tin cần thiết để nhận biết các chi phí trực tiếp.
Chính sách về chi phí hành chính và chi phí chung khác được áp dụng nhất quán để so sánh chi phí và báo cáo giữa các giai đoạn.Những thay đổi xảy ra sau báo cáo được đề cập trong các chính sách kế toán.
1.3. Các chi phí đi vay:
Theo tôi chi phí đi vay không phải là chi phí E&E mà có thể được ghi nhận như E&E tài sản phù hợp với chính sách kế toán. Thay vào đó ta có thể xem xét sự hướng dẫn trong IAS 23 chi phí đi vay nên được áp dụng như thế nào.