Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001 – 2005 ở Việt Nam và giải pháp thực hiện

Kết quả của công trình nghiên cứu và nhiều hội thảo khoa học , cùng với kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế , ở các nước trên thế giới và ở nước ta đều cho rằng . Việc xác định đường lối ,chiến lược phát triển kinh tế của một đất nước là yếu tố quan trọng và quyêt định đến sự thành công hay thất bại trong quá trình phát triển kinh tế . Trong đó , việc chuyển dich cơ cấu kinh tế là một trong những vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiên nay . Sau 15 năm đổi mới của đảng ( từ 1986- nay ) và 10 măm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển KT- XH ( 1991 - 2000 ), nền kinh tế nước ta đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng và đi vào phát triên nhanh và ổn định , cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực theo đúng hướng , phù hợp với quá trình CNH- HĐH . Tuy nhiên , quá trình chuyển cơ cấu kinh tế ở nước ta trong những năm qua tuy theo đúng hướng nhưng theo tốc độ chuyển dịch còn chậm chạp , nền kinh tế còn mang dáng dấp của một nước nông nghiệp : dân cư sống ở nông thôn và lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn . Những vấn đề thường xuyên phải đặt ra cho các nhà lãnh đạo và các chuyên gia là :làm thế nào đẻ có cấu kinh tế hợp lý , phù hợp với tiến trình CNH – HĐH ở nước ta . Muốn cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển trên không gặp phải những khó khăn trở ngại , điều quan trọng phải lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý trong thơi kỳ kế hoạch 5 năm ( 2001 – 2005 ), phải thống nhất về lý luận , phân tích tình hình thực tiễn và đề ra các định hướng , giải pháp để giải quyết vấn đề đó . Đây là một làm cấp bách cần được chuẩn bị trước cho một giai đoạn phát triển mới . Nhận thức được tính cấp bách của vấn đề , em đã chọn đề tài :” Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001 – 2005 ở Việt Nam và giải pháp thực hiện “ , nhằm làm sáng tỏ tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với tăng trưởng kinh tế , đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 1996-2000 .Trên cơ sở đó đưa ra các quan điểm , định hướng và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thơi kỳ 2001-2005 .

doc15 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001 – 2005 ở Việt Nam và giải pháp thực hiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LờI Mở ĐầU Kết quả của công trình nghiên cứu và nhiều hội thảo khoa học , cùng với kinh nghiệm trong quá trình phát triển kinh tế , ở các nước trên thế giới và ở nước ta đều cho rằng . Việc xác định đường lối ,chiến lược phát triển kinh tế của một đất nước là yếu tố quan trọng và quyêt định đến sự thành công hay thất bại trong quá trình phát triển kinh tế . Trong đó , việc chuyển dich cơ cấu kinh tế là một trong những vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiên nay . Sau 15 năm đổi mới của đảng ( từ 1986- nay ) và 10 măm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển KT- XH ( 1991 - 2000 ), nền kinh tế nước ta đã ra khỏi tình trạng khủng hoảng và đi vào phát triên nhanh và ổn định , cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực theo đúng hướng , phù hợp với quá trình CNH- HĐH . Tuy nhiên , quá trình chuyển cơ cấu kinh tế ở nước ta trong những năm qua tuy theo đúng hướng nhưng theo tốc độ chuyển dịch còn chậm chạp , nền kinh tế còn mang dáng dấp của một nước nông nghiệp : dân cư sống ở nông thôn và lao động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn . Những vấn đề thường xuyên phải đặt ra cho các nhà lãnh đạo và các chuyên gia là :làm thế nào đẻ có cấu kinh tế hợp lý , phù hợp với tiến trình CNH – HĐH ở nước ta . Muốn cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển trên không gặp phải những khó khăn trở ngại , điều quan trọng phải lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý trong thơi kỳ kế hoạch 5 năm ( 2001 – 2005 ), phải thống nhất về lý luận , phân tích tình hình thực tiễn và đề ra các định hướng , giải pháp để giải quyết vấn đề đó . Đây là một làm cấp bách cần được chuẩn bị trước cho một giai đoạn phát triển mới . Nhận thức được tính cấp bách của vấn đề , em đã chọn đề tài :” Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001 – 2005 ở Việt Nam và giải pháp thực hiện “ , nhằm làm sáng tỏ tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế với tăng trưởng kinh tế , đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 1996-2000 .Trên cơ sở đó đưa ra các quan điểm , định hướng và các giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thơi kỳ 2001-2005 . Chương I Những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế I-Cơ sở lý luận chung về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. 1-Cơ cấu ngành của một nền kinh tế: 1.1-Cơ cấu kinh tế :(CCKT ) *Khái niệm: Đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm cơ cấu kinh tế. Nhìn chung các cách tiếp cận đó đều phản ánh về mặt bản chất chủ yếu của cơ cấu kinh tế,bao gồm các vấn đề: - Cơ cấu kinh tế là tổng thể các nhóm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của một quốc gia. - Số lượng và tỷ trọng của các nhóm ngành và của các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước. - Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu tố… hướng vào các mục tiêu đã xác định. Cơ cấu kinh tế còn là một phạm trù trừu tượng. *Các bộ phận cấu thành: Muốn nắm vững bản chất của cơ cấu kinh tế và thực thi các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách có hiệu quả cần xem xét từng loại cơ cấu cụ thể của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế gồm 3 bộ phận cơ bản hợp thành và có quan hệ chặt chẽ với nhau: Cơ cấu ngành kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế. Cơ cấu lãnh thổ. Trong đó cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả. Cơ cấu ngành và thành phần kinh tế chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên phạm vi không gian lãnh thổ và trên phạm vi cả nước. Mặt khác, việc phân bố không gian lãnh thổ một cách hợp lý có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành và thành phần kinh tế trên lãnh thổ. 1.2-Cơ cấu ngành kinh tế. *KháIniệm: Cơ cấu ngành kinh tế là một trong những bộ phận cấu thành cơ cấu kinh tế. Nó là tổng hợp các ngành kinh tế được hình thành và mối quan hệ giữa các ngành đó với nhau, biểu thị bằng vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành đó trong nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là nét đặc trưng của các nước đang phát triển. *Các chỉ tiêu đánh giá: -Chỉ tiêu về lượng: tỷ trọng các ngành so với tổng thể các ngành của nền kinh tế và trong tổng thể kinh tế (như GDP, GO, lao động, vốn đầu tư). -Chỉ tiêu về chất: vị trí của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế, nó thể hiện vai trò chỉ đạo của ngành. *Các nhóm ngành cấu thành cơ cấu ngành kinh tế: Khi phân tích cơ cấu ngành của một quốc gia người ta thường phân tích theo 3 nhóm ngành (khu vực) chính: -Nhóm ngành nông nghiệp: gồm nông, lâm, ngư nghiệp. -Nhóm ngành công nghiệp: gồm công nghiệp và xây dựng. -Nhóm ngành dịch vụ: gồm thương mại, bưu điện, du lịch. 2-Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:( CDCC ngành KT) 2.1-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:(CDCCKT ) Đó là sự thay đổi về số lượng các ngành hoặc sự thay đổi về quan hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng, các thành phần do sự xuất hiện hoặc biến mất của một số ngành và tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu kinh tế là không đồng đều. Sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển được gọi là sự sử dụng cơ cấu kinh tế. Đây không phải là sự thay đổi vị trí, mà là sự biến đổi cả về lượng và về chất trong nội bộ cơ cấu. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có, do đó nội dung của cdcckt là cải tạo cơ cấu cũ lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến đổi cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp. Việt Nam hiện tại đang là một trong những nước nghèo trên thế giới, mặc dù trong những năm gần đây chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Song với yêu cầu xây dựng nền tảng để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 thì đòi hỏi chúng ta còn phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa. Một trong những giải pháp quan trọng là phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế nói chung và tình hình mới ở trong nước và quốc tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 2.2-Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: *Khái niệm: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối quan hệ tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự thay đổi có cơ cấu ngành kinh tế từ dạng này sang dạng khác phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và các nhu cầu trong xã hội. *Nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đem tính khách quan thông qua những nhận thức chủ quan của con người, những nhận thức đó được thể hiện qua những tác động vào cơ cấu kinh tế cũ nhằm: + Hoàn thiện cơ cấu cũ. + Bổ sung cơ cấu cũ. + Sửa đổi cơ cấu cũ. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gồm các nội dung cơ bản: - Điều chỉnh cơ cấu các ngành trong toàn bộ nền kinh tế: về tỷ và vị trí của từng ngành. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ từng ngành. *Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Xuất phát từ đánh giá thực trạng nền kinh tế và xu thế CDCC kinh tế của các nước, mà mỗi nước cần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cần phải chuyển dịch cơ cấu theo xu hướng: Giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, không ngừng gia tăng công nghiệp và dịch vụ trong đó tỷ trọng dịch vụ tăng nhanh hơn. Cơ cấu ngành chuyển dịch theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo xu thế hội nhập quốc tế. ở nước ta, hiện nay vẫn đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tuy rằng thời gian qua đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Biểu hiện chủ yếu của đặc điểm này là nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu kinh tế nói chung, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ có tăng song chưa đạt mức mong muốn. Trong nội bộ 3 nhóm ngành lớn, cơ cấu ngành đã có những thay đổi theo hướng tích cực, có tác động bước đầu đối với sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân, song chưa vững chắc, chưa đáp ứng yêu cầu cho sự hội nhập quốc tế và khu vực. Trong thời gian tới, Việt Nam cần có kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH – HĐH phù hợp với các yêu cầu và bước đi trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu và thế giới. Để xây dựng nền tảng cho nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 cần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong cơ cấu GDP theo xu hưóng: + Giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 24% (năm 2000) còn 15% (năm 2010) và còn 7% (năm 2020). + Tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dụng từ 35,2% (năm 2000) đến 42% (năm 2010) và đạt 45% (năm 2020). + Tăng tỷ trọng dịch vụ từ 40,8% (năm 2000) đến 42% (năm 2010) và đạt 49% (năm 2020). Để đạt được những mục tiêu trên, chúng ta cần có hệ thống những giải pháp đúng đắn, đồng bộ trong quá trình thực hiện. 2.3-Những nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta: Xác định và thực hiện các phương thức và biện pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phù hợp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý Nhà nước về kinh tế . Để thực hiện nhiệm vụ này cần phân tích, nghiên cứu kỹ các nhân tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. *Sự phát triểnloại thị trường trong nước và thị trường quốc tế: - Cần khẳng định ngay rằng thị trường trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Bởi lẽ, thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cấu hàng hoá trên thị trường để định hướng chiến lược và chính sách kinh doanh của mình. Sự hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nước như: thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học và công nghệ…) có tác động mạnh đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. - Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Nhà nước điều tiết các loại thị trường thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nào phụ thuộc vào chiến lược và các định hướng phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ và có tính đến các yếu tố trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế. *Các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước là cơ sở để hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách bền vững và có hiệu quả. -Trước hết, việc xác định các ngành mũi nhọn, các ngành cần ưu tiên phát triển phải dựa trên cơ sở xác định lợi thế so sánh và các nguồn lực (cả trong và ngoài nước có khả năng khai thác) để chuyển hướng mạnh mẽ sang phát triển các ngành mà nước ta có lợi thế và có điều kiện phát triển mới tạo đà tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế. -Sự đa dạng và phong phú của nguồn tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là nhân tố phải tính đến trong quá trình hoạch định chiến lược cơ cấu. -Dân số, lao động được xem như là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Sự tác động của nhân tố này lên quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được xem xét trên bề mặt chủ yếu sau: + Kết cấu dân cư và trình độ dân trí, vì khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới… là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các ngành đang hoạt động. + Quy mô dân số, kết cấu dân cư và thu nhập của họ có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu thị trường, đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp và các ngành phục vụ tiêu dùng. + Sự phát triển các ngành nghề truyền thống trong công nghiệp cũng như trong các ngành kinh tế khác thường gắn liền với tập quán, truyền thống, phong tục của một địa phương, sự phát triển và chuyển hoá các nghệ này gắn chặt với đội ngũ các nghệ nhân. Sản phẩm của ngành nghề này rất độc đáo, có ưu thế và được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. *Sự ổn định của thể chế chính trị và đường lối chuyển đổi cơ cấu kinh tế: Môi trường thể chế là yếu tố cơ sở cho quá trình xác định và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quan điểm, đường lối chính trị nào sẽ có môi trường thể chế đó, đến lượt nó, môi trường thể chế lại hoạch định các hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung cũng như cơ cấu kinh tế từng ngành. *Tiến bộ khoa học – công nghệ không những chỉ tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành làm tăng tỷ trọng của chúng trong tổng thể nền kinh tế quốc dân (làm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế), mà còn tạo ra những nhu cầu mới đòi hỏi các ngành công nghiệp non trẻ, công nghệ tiên tiến, do đó có triển vọng phát triển mạnh trong tương lai. Tiến bộ KH – CN cho phép tạo ra những sản phẩm có chất lưọng cao, giá rẻ do đó có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Kết quả làm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu, thay thế nhập khẩu và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và Thế giới. 3-Những lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế và khả năng áp dụng vào Việt Nam. 3.1-Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên cơ sở phân công lao động xã hội. Theo lý thuyết này, để áp dụng vào nền kinh tế của mỗi nước thì phải có những điều kiện chín muồi về: Tách biệt giữa thành thị và nông thôn. Năng suất lao động trong nông nghiệp đã cao, đủ cung cấp sản phẩm “tất yếu” cho nông nghiệp và các ngành khác. Thị trường phát triển. Xét về thực tế ở nước ta đã có những khả năng để ứng dụng lý thuyết này: Thành thị và nông thôn đã tách biệt, có sự phân công bước đầu để hình thành cơ cấu kinh tế. Năng suất lao động nông nghiệp đủ để cung cấp sản phẩm “tất yếu” cho các ngành và có thể chuyển lao động nông thôn ra thành thị. Kinh tế thị trường mới hình thành nên cơ cấu tự nó phát triển còn những khiếm khuyết. Kinh tế mở, hội nhập bắt đầu vào phân công lao động quốc tế, chi phối cơ cấu kinh tế trong nước. 3.2-Lý thuyết về tái sản xuất tư bản xã hội của Mác xít. Học thuyết này phân tích mối quan hệ giữa các ngành sản xuất trong quá trình vận động và phát triển. Nội dung cơ bản của học thuyết này là: “Sản xuất TLSX để chế tạo TLSX tăng nhanh nhất; sau đó đến sản xuất TLSX để chế tạo TLSX; và chậm nhất là sự phát triển của sản xuất TLSX”. Khi nghiên cứu lý thuyết về tái sản xuất tư bản xã hội, Mac đã đặt ra những điều kiện cần thiết để áp dụng gồm: Phải giả định kinh tế không có ngoại thương. Không coi dịch vụ là một ngành sản xuất. Phân ngành trìu tượng. Khu vực I (sản xuất TLSX) tăng nhanh hơn khu vực II (sản xuất TLTD) Như vậy, hiện nay nền kinh tế nước ta đã vận động khác xa với những giả định trên của Mác. Hiện nay Việt Nam có nền kinh tế mở, coi dịch vụ là một ngành sản xuất và đi vào cách phân ngành cụ thể. Đồng thời, nền kinh tế nước ta vẫn còn mang dáng dấp của một nước nông nghiệp do đó không thể áp dụng công thức ưu tiên phát triển khu vực I (công nghiệp nặng) để hình thành cơ cấu mới. 3.3-Lý thuyết của trường phái kinh tế học thuộc trào lưu chính: “Kinh tế học thuộc trào lưu chính” là một trong những trường phái kinh tế lớn nhất hiện nay vì đối tượng của trường phái này là các nền kinh tế thị trường phát triển nên về phương diện nào đó, có thể thấy bằng vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế không phải là mục tiêu phân tích chính của nó. Song không phải vì vậy mà vấn đề này không được đề cập đến dưới hình thức này hoặc hình thức khác. Theo trường phái này thì: Cơ cấu kinh tế hoàn toàn do thị trường quyết định. Dich vụ được coi là một ngành sản xuất. Đặc biệt quan tâm đến các ngành có tương lai “mặt trời mọc” và không có tương lai “mặt trời lặn”. Đề cao vai trò can thiệp của Nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián đoạn thông qua một loạt những chính sách kinh tế vĩ mô với chức năng đảm bảo cho thị trường hoạt động tốt và ổn định. Việt Nam, việc ứng dụng những quan điểm trên không thể toàn bộ được. Chúng ta không thể để “cơ cấu kinh tế hoàn toàn do thị trường quyết định” vì ở nước ta nền kinh tế thị trường mới hình thành nên còn sơ khai, bộc lộ nhiều hạn chế. Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam có thể khẳng định rằng vai trò của chính phủ là quan trọng. Chính phủ có thể hoạch định cơ cấu và can thiệp trực tiếp và gián tiếp, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật của thị trường. Trong quá trình hoạch định cơ cấu và can thiệp trực tiếp và gián tiếp, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật của thị trường. Trong quá trình hoạch định chiến lược và lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội có thể áp dụng việc xác định “ngành có tương lai” và “ngành không có tương lai” để hình thành cơ cấu kinh tế cho phù hợp. 3.4-Lý thuyết giai đoạn phát triển của Rostow. Walt Rostow, cho rằng quá trình phát triển kinh tế của bất ký quốc gia nào cũng đều trải qua 5 giai đoạn tuần tự như sau: Xã hội truyền thống: Nền kinh tế nông nghiệp giữ vai trò thống trị trong đời sống kinh tế, năng suất lao động thấp, xã hội kém linh hoạt. Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: Giai đoạn này đã bắt đầu hình thành những khu vực đầu tầu có tác động lôi kéo nền kinh tế phát triển. Giai đoạn cất cánh: Xuất hiện những ngành công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng cao. Tỷ lệ đầu tư so với nhu cầu quốc dân đạt mức 10%. Giai đoạn chuyển tới sự chín muồi: Giai đoạn này, tỷ lệ đầu tư trên thương nghiệp quốc doanh đạt tới mức cao (10 – 20%) và xuất hiện nhiều cực tăng trưởng mới. Kỷ nguyên tiêu dùng hàng loạt: là giai đoạn kinh tế phát triển cao sản xuất đa dạng hoá, thị trường linh hoạt và có hiện tượng suy giảm nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Thông qua những tiêu chuẩn trong từng giai đoạn, chúng ta có thể thấy nước ta đang ở giai đoạn tạo tiền đề cất cánh và chuẩn bị sang giai đoạn “cất cánh”, lý thuyết này cho phép ta xác định được những tiêu chuẩn cần đạt được trong giai đoạn cất cánh, và để xác định những tiền đề cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý cho mỗi giai đoạn. 3.5-Vấn đề cơ cấu kinh tế trong lý thuyết nhị nguyên: Lý thuyết nhị nguyên cho rằng các nền kinh tế có hai khu vực song song tồn tại: Khu vực kinh tế truyền thống: chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, có năng suất lao động thấp và luôn có dư thừa lao động. Khu vực kinh tế công nghiệp hiện đại du nhập từ bên ngoài: Có năng suất lao động cao, có khả năng sản xuất độc lập mà không bị phụ thuộc vào những điều kiện chung của toàn bộ nền kinh tế. Giữa hai khu vực trên luôn có mối quan hệ thông qua di chuyển lao động từ nông nghiệp (nông thôn) sang công nghiệp (thành thị) và biến nền sản xuất xã hội từ trạng thái nhị nguyên thành một nền kinh tế công nghiệp phát triển. ởViệt Nam cũng đang hình thành hai khu vực: truyền thống và hiện đại. Hiện nay lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp ở nước ta vẫn còn chiếm phần lớn (70%), do đó nước ta cần xác định khả năng phát triển khu vực hiện đại nhằm thu hút lao động từ nông nghiệp, đồng thời cần quan tâm thích đáng tới nông nghiệp trong qúa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngay bản thân khu vực truyền thống cũng cần xây dựng công nghiệp nhỏ nông thôn, kết hợp trong cơ cấu công nghiệp và nông nghiệp một cách hợp lý để giảm bớt sức ép lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp quá lớn. 3.6-Lý thuyết phát triển kinh tế liên ngành : Lý thuyết này cho rằng trong quá trình phát triển tất cả các ngành kinh tế liên quan mật thiết với nhau trong chu trình “đâu ra” của ngành này là “ đầu vào của ngành kia . Vị thế sự phát triển đồng đều và cân đối chính là đòi hỏi sự cân bằng cung cầu trong sản xuất . đồng thời sự phát triển cân đối giữa các ngành như vậy ciòn giúp tránh được ảnh hưởng tiêu cực của những biến động của thị trường và hạn chế được mức độ phụ thuộc vào nền kinh tế khác ,đẩm bảo dư độc lập chính trị của các nước thuộc thế giới thứ 3 chống lạI chủ nghĩa thực dân . Là một nước còn trong giai đoạn phát triển , nước ta không thể ứng dụng lý thuyết này trong quá trình CDCCKT vì ở nước ta trong nước với nhiều hạn chế và lý thuyết này hoàn toàn đI ngược với xu thế của mọi nền kinh tế trong đIũu kiên hi
Luận văn liên quan