Kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 - 2005 tại Việt nam và các giải pháp thực hiện

Sau hơn 10 năm đổi mới đời sống kinh tế xã hội của nước ta đã có được những bước chuyển biến rất rõ nét, cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý, Nhà nước đã sử dụng ngày càng tốt hơn hệ thống chính sách kinh tế và công tác KHH trong quá trình điều hành nền kinh tế. Không như ở các nước, ở Việt Nam công tác KHH vẫn được coi trọng và ngày càng đặt ra các yêu cầu mới để đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế trong điều kiện mới. Trong hệ thống KHH vĩ mô của nhà nước thì KHHTTKT là bộ phận kế hoạch mục tiêu quan trọng nhất. Để tìm hiểu rõ hơn về công tác KHH nói chung và KHTTKT của Việt nam nói riêng em đã chọn đề tài:KHTTKT thời kỳ 2001-2005 của Việt nam và các giải pháp thực hiện.Trong đề án này em chia nội dung thành ba phần chính: Phần 1 : Sự cần thiết của KHHTTKT trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phần 2 : Thực trạng của việc thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế ở Việt nam thời kỳ 1996-2000. Phần 3 : Kế hoạch TTKT của Việt nam thời kỳ 2001-2005 và các giải pháp thực hiện.

doc45 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 - 2005 tại Việt nam và các giải pháp thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề án kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội Đề tài: Kế hoạch tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001-2005 ở Việt nam và các giải pháp thực hiện Lời giới thiệu. Sau hơn 10 năm đổi mới đời sống kinh tế xã hội của nước ta đã có được những bước chuyển biến rất rõ nét, cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý, Nhà nước đã sử dụng ngày càng tốt hơn hệ thống chính sách kinh tế và công tác KHH trong quá trình điều hành nền kinh tế. Không như ở các nước, ở Việt Nam công tác KHH vẫn được coi trọng và ngày càng đặt ra các yêu cầu mới để đáp ứng được những đòi hỏi của nền kinh tế trong điều kiện mới. Trong hệ thống KHH vĩ mô của nhà nước thì KHHTTKT là bộ phận kế hoạch mục tiêu quan trọng nhất. Để tìm hiểu rõ hơn về công tác KHH nói chung và KHTTKT của Việt nam nói riêng em đã chọn đề tài:KHTTKT thời kỳ 2001-2005 của Việt nam và các giải pháp thực hiện.Trong đề án này em chia nội dung thành ba phần chính: Phần 1 : Sự cần thiết của KHHTTKT trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Phần 2 : Thực trạng của việc thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế ở Việt nam thời kỳ 1996-2000. Phần 3 : Kế hoạch TTKT của Việt nam thời kỳ 2001-2005 và các giải pháp thực hiện. Phần I Sự cần thiết của kế hoạch hoá tăng trưởng kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội I . Kế hoạch tăng trưởng kinh tế và vị trí vai trò, nhiệm vụ của nó trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội. 1. Một số khái niệm cơ bản. - Khái niệm: Tăng trưởng kinh tế ( TTKT ) Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô khối lượng sản xuất và dịch vụ thực hiện trong nền kinh tế quốc dân trong một khoảng thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu như: Mức tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế và được đo lường bằng một số tiêu thức như: Tổng quy mô khối lượng của sản xuất và dịch vụ, GDP,GNP, thu nhập bình quân đầu người. . .Thông qua các chỉ tiêu này nó cho ta thấy được rõ hơn sự tăng trưởng của nền kinh tế và giúp cho ta so sánh với các nước khác. - Khái niệm : Kế hoạch hoá tăng trưởng kinh tế (KHHTTKT). Kế hoạch hoá tăng trưởng kinh tế là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội, nó xác định các mục tiêu gia tăng về quy mô khối lượng của sản xuất và dịch vụ thực hiện trong nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ kế hoạch và những giải pháp chính sách cơ bản nhằm thực hiện các mục tiêu về tăng trưởng kinh tế trong sự khống chế và ràng buộc với các mục tiêu vĩ mô khác và các cân đối chủ yếu trong mô hình cân đối tổng quát. 2.Vị trí vai trò của KHHTTKT. Thông qua thực tế việc thực hiện KHHTTKT ở Việt nam cũng như các kinh nghiệm đã đúc rút được từ các nước khác trong khu vực và trên thế giới,ta thấy KHHTTKT có những vai trò sau: - Trước tiên phải khẳng định rằng KHHTTKT là một bộ phận kế hoạch quan trọng nhất trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển. Đây là bộ phận kế hoạch mục tiêu, nó bao gồm các mục tiêu có liên quan trực tiếp đến các vấn đề phát triển kinh tế(các điều kiện vật chất).Nó là cơ sở để xác định các mục tiêu xã hội khác của sự phát triển như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tích luỹ đầu tư , các mục tiêu về xã hội… - Nó là cơ sở để xác định các chỉ tiêu trong một số kế hoạch khác như : Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành , kế hoạch chuyển dịch cơ cấu vùng, xây dựng kế hoạch về nguần lực, xác định một số cân đối vĩ mô chủ yếu của nền kinh tế như; Quan hệ tích luỹ tiêu dùng, cân bằng ngân sách, cán cân thanh toán quốc tế, lạm phát thất nghiệp … - Mối quan hệ giữa KHTTKT với các mục tiêu vĩ mô khác như tăng trưởng kinh tế với ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết việc làm và vấn đề cân bằng cán cân thanh toán quốc tế… Trên thực tế, các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau. Do vậy, khi xây dựng kế hoạch tăng trưởng chúng ta phải đặt kế hoạch mục tiêu tăng trưởng trong mối quan hệ với các mục tiêu khác. Khi đã có mục tiêu tăng trưởng thì phải có các chính sách vĩ mô để khống chế các mục tiêu khác. - Mối quan hệ giữa kế hoạch tăng trưởng với việc giải quyết các vấn đề xã hội, đó là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội . Các mục tiêu này cũng có mâu thuẫn với nhau đặc biệt là mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội. Do vậy phải dựa vào các mục tiêu xã hội để xác định các mục tiêu tăng trưởng. Khi đặt kế hoạch tăng trưởng nhanh phải đưa ra các chính sách về phân phối và phân phối lại hợp lý. Như vậy KHHTTKT có một vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống kế hoạch hoá, nó có tác động rất lớn đến việc xác định các mục tiêu kinh tế cũng như các mục tiêu xã hội. 3. Nhiệm vụ của KHHTTKT Kế hoạch hoá tăng trưởng kinh tế là hệ thống kế hoạch mục tiêu, chính vì vậy nó có nhiệm vụ: - Xác định các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước bao gồm các mục tiêu gia tăng về sản xuất, dịch vụ và các chỉ tiêu xã hội có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Các mục tiêu gia tăng về sản xuất và dịch vụ bao gồm: tốc độ tăng trưởng của các ngành,tốc độ tăng trưởng của các vùng , các thành phần kinh tế và mức tăng trưởng của từng ngành ,từng vùng, từng thành phần kinh tế trong thời kỳ kế hoạch. Mặt khác, kế hoạch tăng trưởng kinh tế cũng xác định sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế trong thời kỳ kế hoạch. - Bên cạnh việc xác định các mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước trong thời kỳ kế hoạch thì kế hoạch tăng trưởng kinh tế còn có nhiệm vụ xây dựng các chính sách, các giải pháp và thể chế của thời kỳ kế hoạch bao gồm các chính sách nhằm khai thác nguần lực cho mục tiêu tăng trưởng, đồng thời khống chế các chỉ tiêu tăng trưởng với các chỉ tiêu khác trong thời kỳ kế hoạch. II. Nội dung của KHHTTKT 1. Kế hoạch tăng trưởng phù hợp Kế hoạch tăng trưởng phù hợp là kế hoạch trong đó các chỉ tiêu được xây dựng dựa trên cơ sở các giới hạn tối đa về nguồn lực cho phép. Theo Harrod Domar thì kế hoạch tăng trưởng phù hợp là kế hoạch trong đó các chỉ tiêu tăng trưởng được xác định dựa trên cơ sở giới hạn tối đa về khả năng tiết kiệm, tích luỹ và đầu tư của nền kinh tế. 2. Kế hoạch tăng trưởng tối ưu Kế hoạch tăng trưởng tối ưu là kế hoạch trong đó các chỉ tiêu tăng trưởng xây dựng lên bảo đảm được huy động tối đa khả năng nguồn lực cho phép đồng thời đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cao nhất của xã hội. Theo Harrod Domar : Kế hoạch tăng trưởng tối ưu là kế hoạch trong đó các chỉ tiêu được xây dựng trên cơ sở giới hạn tối đa về khả năng tiết kiệm, tích luỹ và đầu tư của nền kinh tế trong khuân khổ khống chế về các ràng buộc của tổng cầu theo mô hình tăng trưởng tổng quát. 3. Mối quan hệ của tăng trưởng kinh tế với sự phát triển các ngành các lĩnh vực. Ta đã biết rằng, kế hoạch tăng trưởng kinh tế một bộ phận kế rất quan trọng trong hệ thống kế hoạch hoá. Nó là kế hoạch trung tâm và là căn cứ để xác định các kế hoạch khác của quá trình phát triển. Xuất phát từ mục tiêu tăng trưởng kinh tế để chúng ta xác định mục tiêu tăng trưởng của từng ngành, từng lĩnh vực. Căn cứ vào mục tiêu tăng trưởng của nền kinh tế để từ đó xác định các chỉ tiêu tăng trưởng của từng ngành, từng vùng và của các thành phần kinh tế. Đồng thời từ mục tiêu tăng trưởng để xác định các nguồn lực của nền kinh tế phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra. Bên cạnh việc xác định các mục tiêu kinh tế thì kế hoạch tăng trưởng cũng là căn cứ cơ bản để xác định các mục tiêu phát triển xã hội. Như vậy tăng trưởng kinh tế có quan hệ mật thiết với các mục tiêu phát triển kinh tế cũng như các mục tiêu xã hội khác. III. Các nhân tố có liên quan đến việc tăng trưởng Muốn xem xét các nhân tố có liên quan đến vấn đề tăng trưởng thì trước tiên chúng ta phải biết được tăng trưởng xuất phát từ đâu. 1.Nguần gốc của sự tăng trưởng kinh tế. Có thể khẳng định rằng sự tăng trưởng chỉ có thể được tạo ra từ quá trình sản xuất. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp các nguần lực theo các cách thức nhất định nhằm tạo ra các sản phẩm có ích cho xã hội. Như vậy rõ ràng giữa việc sử dụng các nguần đầu vào có quan hệ nhân quả tới sản lượng đầu ra. Nói cách khác sự tăng trưởng hay sự gia tăng sản lượng phải được xác định cách thức sử dụng các luồng đầu vào. Vấn đề đặt ra là có bao nhiêu luồng đầu vào có tác động tới kết quả của sản xuất và mỗi luồng đầu vào đó đóng vai trò như thế nào trong sự tăng trưởng. Đã có rất nhiều lý thuyết và các mô hình tăng trưởng từ trước đến nay trình bày và lý giải vấn đề này. Tuỳ theo trình độ phát triển ở mỗi thời kỳ, sự khám phá đó đi từ thấp đền cao, từ giản đơn đến phức tạp nhằm tiếp cận đến những bí mật của sự tăng trưởng. Mặc dù nhiều vấn đề trong đó ngày nay vẫn đang được làm rõ, song bằng sự đo lường và kết quả thực tế, người ta đã phân các luồng đàu vào có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng làm hai loại: các nhân tố kinh tế và các nhân tố phi kinh tế. 2. Các nhân tố kinh tế Đây là các luồng đầu vào mà sự biến đổi của nó trực tiếp làm biến đổi sản lượng đầu ra. Trong nền kinh tế thị trường, các nhân tố đó đều chịu sự điều tiết của quan hệ cung cầu. Một số luồng đầu vào thì ảnh hưởng tới mức cung, một số thì ảnh hưởng tới mức cầu. Trên thực tế thì các yếu tố sản xuất đóng vai trò của các nhân tố quyết tổng cung còn các yếu tố quyết định tổng cầu thực chất là các dữ kiện ảnh hưởng đến kết quả sản lượng thông qua sự cân bằng cung cầu. Thực chất của việc tiếp cận đến nguần gốc của tăng trưởng là xác định những nhân tố nào là giới hạn của sự gia tăng sản lượng. Điều đó đưa tới một vấn đề trung tâm của sự tranh luận trong các lý thuyết tăng trưởng mà cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất, đó là sự giới hạn của tăng trưởng là do cầu hay cung quyết định. Xuất phát từ thực tế ở các nước đang phát triển cung chưa đáp ứng được cầu, việc gia tăng sản lượng phải bắt nguần từ sự gia tăng trong đầu vào trong điều kiện trình độ kỹ thuật và công nghệ nhất định. Có thể nêu ra một số các yếu tố sản xuất sau đây: - Vốn sản xuất là bộ phận tài sản quốc gia được trực tiếp sử dụng vào quá trình sản xuất hiện tại cùng với các yếu tố sản xuất khác, để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Nó bao gồm các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà kho và phương tiện kỹ thuật. Trong điều kiện năng xuất lao động và số lao động không đổi, thì tăng tổng số vốn sẽ làm tăng thêm sản lượng - Lao động là yếu tố sản xuất. Nguần lao động được tính trên tổng số người ở độ tuổi lao động và có khả năng lao động trong dân số. Lao động với tư cách là yếu tố sản xuất đặc biệt, do vậy lượng lao động không chỉ là số lượng mà còn bao gồm cả chất lượng nguồn lao động. Do vậy những chi phí nhằm nâng cao trình độ người lao động cũng được coi là đầu tư dài hạn cho đầu vào. - Đất đai là yếu tố sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Mặc dù với nền kinh tế công nghiệp hiện đại, đất đai dường như không quan trọng song thực tế không phải như vậy. Kể cả với sản xuất công nghiệp hiện đại thì cũng không thể không có đất đai. Do diện tích đất đai là cố định, người ta phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai bằng cách đầu tư thêm lao động và vốn nhằm tăng thêm số lượng sản phẩm. Còn một số tài nguyên khác cũng có vai trò là đầu vào của quá trình sản xuất và làm tăng sản lượng đầu ra như: tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, rừng ,biển…. - Những thành tựu kỹ thuật và công nghệ mới là đầu vào đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong vấn đề tăng trưởng. Những kỹ thuật và công nghệ mới ra đời là do tích luỹ kinh nghiệm trong lịch sử và đặc biệt là được tạo ra từ những chi thức mới – sự phát minh, đem vào áp dụng trong các quy trình sản xuất hiện tại. Sự chuyển nhượng và ứng dụng những phát minh và tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất rõ ràng là một lợi thế lịch sử của các nước đang phát triển. Ngoài các yếu tố sản xuất, ngày nay người ta còn đưa ra một loạt các nhân tố kinh tế khác tác động đến sự tăng trưởng như: lợi thế về quy mô sản xuất, chất lượng lao động, khả năng quản lý…Những nhân tố này rõ ràng góp phần làm tăng sản lượng và tác động đến sự tăng trưởng. - Quy mô sản xuất thể hiện ở khối lượng sử dụng các đầu vào. Trong khi tỷ lệ giữa các yếu tố sản xuất không đổi, các điều kiện khác như nhau nếu ta tăng quy mô sản xuất thì sẽ làm tăng sản lượng đầu ra và từ đó làm cho nền kinh tế có sự tăng trưởng. - Người ta cũng nhận thấy rằng cùng với sự đầu tư trang bị kỹ thuật và công nghệ như nhau, nhưng ở các nước tiên tiến và có trình độ văn hoá trong dân cư cao hơn sẽ đem lại nâng suất lao động cao hơn và sự tăng trưởng cao hơn. Điều đó đã cho thấy chất lượng lao động đã tạo sự tăng trưởng đáng kể. - Mỗi ngành, mỗi khu vực sản xuất vật chất có năng xuất khác nhau. Sự đổi mới cơ cấu kinh tế vĩ mô làm cho các khu vực, các ngành có năng xuất cao chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế tất yếu sẽ làm cho sản lượng tăng lên. Sự đổi mới trong cơ cấu thể hiện ở sự bố trí lại nguồn lực cho cơ cấu mới, bố trí lại cơ cấu tích luỹ và tiêu dùng và các biện pháp tạo cung tạo cầu…Điều đó làm cho các nhân tố tích cực được nhân lên, giảm bớt một cách tương đối những chi phí, cũng đưa lại hiệu quả như một sự đầu tư. Như vậy tổ chức và quản lý kinh tế được coi là một nhân tố làm tăng thêm sản lượng và từ đó sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng. Trên thực tế thông qua kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho chúng ta thấy rằng, trong các nhân tố kinh tế ở trên thì vốn và công nghệ đóng vai trò chủ chốt trong tăng trưởng. Nhưng vốn và công nghệ xét trên phạm vi vĩ mô phải do quy mô thị trường tác động. Điều đó không còn là sự ảnh hưởng riêng của các nhân tố kinh tế mà nó thuộc về bối cảnh kinh tế xã hội, đó là các nhân tố phi kinh tế. 3. Các nhân tố phi kinh tế Khi đề cập đến vấn đề tăng trưởng, bên cạnh các yếu tố kinh tế thì các yếu tố phi kinh tế cũng có ảnh hưởng đáng kể. Đặc điểm chung của các yếu tố phi kinh tế là không thể lượng hoá được các ảnh hưởng của nó. Do vậy không thể tiến hành tính toán và đối chiếu cụ thể được. Mặt khác, các nhân tố này có phạm vi ảnh hưởng rộng và phức tạp trong xã hội, không thể đánh giá một cách cụ thể rõ rệt được và không có ranh giới rõ ràng. Dựa trên những tiêu chuẩn thông thường về sự tăng trưởng và dựa vào kinh nghiệm, người ta thấy những nhân tố phi kinh tế tiêu biểu sau: - Cơ cấu dân tộc:ở đây muốn đề cập đến các dân tộc người khác nhau sống cùng nhau tạo nên một cộng đồng quốc gia. Sự phát triển của tổng thể kinh tế có thể đem đến những biến đổi có lợi cho dân tộc này nhưng bất lợi cho dân tộc khác. Do vậy phải lấy tiêu chuẩn bình đẳng, cùng có lợi cho tất cả các dân tộc, nhưng phải bảo đảm được bản sắc riêng của mỗi dân tộc và sự ổn định chung của cả cộng đồng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng trưởng kinh tế. - Cơ cấu tôn giáo: vấn đề tôn giáo đi liền với vấn đề dân tộc, mỗi tộc người đều theo một tôn giáo nhất định. Mỗi tôn giáo có những quan niệm, triết lý tư tưởng riêng tạo ra những ý thức tâm lý – xã hội riêng của mỗi dân tộc, từ đó nó có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển chung của xã hội. - Đặc điểm văn hoá - xã hội: đây là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng nhiều tới sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nói chung trình độ văn hoá của mỗi dân tộc là một nhân tố cơ bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng của lao động, của kỹ thuật công nghệ và trình độ quản lý kinh tế xã hội. Chính vì thế, đặc điểm văn hoá xã hội cũng là một nhân tố ảnh hưởng sự tăng trưởng của nền kinh tế. - Các thể chế kinh tế – chính tri – xã hội: ngày nay người ta ngày càng thừa nhận vai trò của thể chế chính trị xã hội như là là một nhân tố quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Một thể chế chính trị – xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trên đây là toàn bộ các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy mức độ tác động của các nhân tố này tới sự phát triển và tăng trưởng là khác nhau nhưng tất cả đều rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Phần II Thực trạng của việc thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế ở Việt nam thời kỳ 1996-2000 I . Mục tiêu tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1996-2000 Đối với hầu hết các nước đang phát triển, tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của đường lối, chiến lược và chính sách phát triển kinh tế. Đối với nước ta, tăng trưởng kinh tế được Đảng và Nhà nước coi là trọng tâm của mọi nỗ lực nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, tránh bị tụt hậu xa hơn về kinh tế. Xuất phát từ quan điểm trên, chúng ta đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế thời kỳ này: thực hiện mục tiêu tăng trưởng cao, bền vững và có hiệu quả, ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, chuẩn bị tiền đề cho bước phát triển cao hơn sau năm 2000. II . Đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch tăng trưởng thời kỳ 1996-2000 1. Những kết quả đã đạt được Kế hoạch 5 năm 1996-2000 được xây dụng trong bối cảnh nền kinh tế nước ta phát triển tương đối thuận lợi, hầu hết các chỉ tiêu của kế hoạch 1991-1995 đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra, đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội và chuyển sâng thời kỳ phát triển mới. Trong 5 năm qua, toàn Đảng toàn dân ta đã nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn thách thức, khắc phục những yếu kém trong nền kinh tế, hạn chế những tác động tiêu cực từ các yếu tố khách quan và duy trì được những kết quả tích cực. 1.1. Nền kinh tế giữ được nhịp độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực. Đại hội Đảng VIII đã xác định giai đoạn 1996-2000 là bước rất quan trọng của thời kỳ phát triển mới. Đại hội đã xác định thực hiện các mục tiêu tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 9-10%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14-15%/năm, nông nghiệp tăng 4,5-5%/năm, dịch vụ tăng 12-13%/năm. Kết quả thực thực hiện các chỉ tiêu qua từng năm của thời kỳ 1996-2000 được thể hiện qua bảng số liệu sau : Một số chỉ tiêu tăng trưởng Đơn vị tính Kế hoạch 5 năm 1996-2000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Bình quân 1996-2000 Tốcđộ tăngtrưởng % Tốc độ tăng GDP % 9-10 9,5 9,3 8,2 5,8 4,8 6,7 7,0 Khu vực I % 4,8 4,4 4,3 3,5 5,2 4,0 4,3 Khu vực II % 13,6 14,5 12,6 8,3 7,7 10,1 10,6 Khu vực III % 9,8 8,8 7,1 5,1 2,2 5,6 5,75 Giá trị SX nông, lâm, ngư nghiệp % 4,5-5 5,9 6,6 6,4 3,5 7,2 5,6 5,74 Giá trị sản xuất công nghiệp % 14-15 14,5 14,2 13,8 12,5 11,6 15,7 13,5 Giá trị sản xuất dịch vụ % 12-13 11,2 10,2 8,6 6,0 3,0 6,0 6,73 GDP theo giá 1994 Nghìn tỷ 195,6 213,7 231,3 244,6 256,3 273,6 GDP bình quân đầu người Lần Gấp đôi 1990 1,4 1,5 1,6 1,7 1,7 1,8 Năm 1996, phát huy những thuận của kế hoạch 5 năm trước, nền kinh tế tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao 9,3%. Nhưng từ giữa năm 1997 cho đến năm1999, nền kinh tế nước ta đã phải đối mặt với những thử thách rất quyết liệt từ những yếu tố không thuận trong nội tại nền kinh tế và từ bên ngoài, sản xuất kinh doanh có dấu hiệu trì trệ, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, tốc độ tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài bị chậm lại… Trước tình hình đó, chúng ta đã lấy mục tiêu ổn định và phát triển bền vững làm cơ sở để xây dựng và điều hành kế hoạch năm, hạn chế sự giảm sút về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nhiều giải pháp được đưa ra, nhăm tháo gỡ khó khăn, ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong khi phần lớn các nước trong khu vực có tốc độ tăng trưởng âm thì kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng trưởng tương đối khá. Năm 2000, với sự cố gắng rất lớn trong chỉ đạo điều hành cũng như việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp đã được đề ra ở các ngành, các cấp; tình hình kinh tế xã hội đã có bước phát triển ổn định hơn, tốc độ tăng trưởng đạt 6,7%, chặn được đà giảm sút về nhịp độ tăng trưởng, đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 7%; đây là tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao so với các nước trong khu vực. Nổi bật nên một số mặt như sau: a. Một là :nông nghiệp đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao và toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Nông nghiệp phát triển liên tục, góp phần vào mức tăng trưởng chung và giữ ổn định kinh tế xã hội. Giá trị sản xuất toàn ngàn
Luận văn liên quan