Kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hương Thuỷ

Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nền kinh tế nước ta với chính sách mở cửa đã thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước tạo ra động lực thúc đẩy sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ việc đầu tư vốn, tổ chức sản xuất đến việc tiêu thụ sản phẩm. Để cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà các doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường đó là biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Để đạt mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm chi phí không cần thiết, tránh lãng phí. Có thể nói rằng giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ những giải pháp kinh tế và kỹ thuật mà doanh nghiệp đang áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, vì giá thành sản phẩm cao hay thấp nói lên trình độ tổ chức kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp như thế nào. Như vậy việc tính đúng, tính đủ chi phí, xác định chính xác giá thành từng loại sản phẩm của doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp cho các nhà quản lý ra quyết định đúng đắn trong quá trình hoạt động để đạt được hiệu quả cao với chi phí bỏ ra ít nhất. Quản lý chi phí một cách khoa học và tính giá thành sản phẩm đúng, chính xác đó là một trong những bí quyết là chìa khoá dẫn đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài này gồm 3 chương: -Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Hương Thuỷ -Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hương Thuỷ. -Chương 3: Giải pháp nhằm hàon thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hương Thuỷ.

doc35 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3210 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hương Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nền kinh tế nước ta với chính sách mở cửa đã thu hút được các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước tạo ra động lực thúc đẩy sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững phải tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ việc đầu tư vốn, tổ chức sản xuất đến việc tiêu thụ sản phẩm. Để cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà các doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường đó là biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Để đạt mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, đồng thời tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm chi phí không cần thiết, tránh lãng phí. Có thể nói rằng giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ những giải pháp kinh tế và kỹ thuật mà doanh nghiệp đang áp dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, vì giá thành sản phẩm cao hay thấp nói lên trình độ tổ chức kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp như thế nào. Như vậy việc tính đúng, tính đủ chi phí, xác định chính xác giá thành từng loại sản phẩm của doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp cho các nhà quản lý ra quyết định đúng đắn trong quá trình hoạt động để đạt được hiệu quả cao với chi phí bỏ ra ít nhất. Quản lý chi phí một cách khoa học và tính giá thành sản phẩm đúng, chính xác đó là một trong những bí quyết là chìa khoá dẫn đến sự thành công của mỗi doanh nghiệp Xuất phát từ những ý nghĩa trên và quá trình thực tập tại công ty cổ phần Hương Thuỷ, em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hương Thuỷ” để làm bài báo cáo thực tập giáo trình của mình. 2. Mục đích nghiên cứu - Vận dụng lý luận để tìm hiểu thực trạng công tác kế toán nói chung cũng như công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hương Thuỷ. - Tìm hiểu về chứng từ sử dụng và cách luân chuyển chứng từ, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hương Thuỷ. - Phân tích và nhận xét để đưa ra các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần Hương Thuỷ. 3. Đối tượng nghiên cứu - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cổ phần Hương Thuỷ. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Không gian: nghiên cứu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hương Thuỷ. - Thời gian: do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên em chỉ tính giá thành cho công trình “ Lan can cầu thang nhà anh Dũng” thời gian tháng 5, 6, 7. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát và phỏng vấn Nhằm tìm hiểu tình hình sản xuất thực tế tại Công ty với mục đích có cái nhìn khách quan, chính xác và thu thập số liệu thích hợp. - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu Bằng cách hỏi chuyên gia, ghi chép các số liệu trên cơ sở sổ sách tại Công ty. - Phương pháp chứng từ kế toán Đây là phương pháp chứng minh bằng giấy tờ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Cơ sở để sử dụng phương pháp này là sử dụng các bảng chứng từ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh xuất phát từ tài sản và nguồn vốn. - Phương pháp tính giá Đây là phương pháp xác định giá trị ghi sổ của từng loại vật tư, hàng hoá, tài sản - Phương pháp phân tích thống kê Là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết qủa hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp và các nguồn tiềm năng cần khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp Nhằm đánh giá tình hình kinh doanh, biết được những điểm mạnh và yếu hiên tại của Công ty. - Phương pháp tổng hợp và cân đối tài khoản Phương pháp này dùng để kiểm tra toàn bộ giá trị tài sản-nguồn vốn, kết quả và hiệu quả của đơn vị kế toán, giữa các đối tượng kế toán có sự cân bằng nhau về lượng tại một thời điểm nhất định. 6. Kết cấu các chương Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài này gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Hương Thuỷ Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hương Thuỷ. Chương 3: Giải pháp nhằm hàon thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Hương Thuỷ. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HƯƠNG THUỶ Tóm lược lịch sử hình thành và phát triển của Công ty. Lịch sử hình thành Trước năm 1992, trên địa bàn huyện Hương Thuỷ có hai Công ty làm nhiệm vụ kinh doanh thương mại đó là Công ty Thương nghiệp và Công ty Vật tư Tổng Hợp Huyện Hương Thuỷ. Hai Công ty này có nhiều mặt hàng kinh doanh trùng nhau như kinh doanh xăng dầu và các mặt hàng tạp hoá khác. Điều này làm giảm hiệu quả kinh doanh, do hai Công ty cùng cạnh tranh nhau trên  một địa bàn. Để tập trung được vấn đề kinh doanh, tập trung sự lãnh đạo, chỉ đạo kinh doanh trên một địa bàn vào một đầu mối thống nhất, từ đó mở rộng được mạng lưới kinh doanh, cạnh tranh có hiệu quả với các thành phần kinh tế khác, ổn định giá cả những mặt hàng thiết yếu, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn, đồng thời theo chủ trưong của Nhà nước về việc cắt giảm một số đơn vị làm ăn kém hiệu quả. Xuất phát từ những yêu cầu trên, thường vụ Huyện uỷ và UBND Huyện Hương Thuỷ đã ra quyết định xác nhập hai Công ty trên thành “Công ty thương mại tổng hợp Hương Thuỷ” theo Quyết định số 189/QĐ-UB ngày 14/08/1992 của UBND Huyện Hương Thuỷ. Tháng 11 năm 1994, Công ty được UBND Tỉnh quyết định thành lập DNNN theo quyết định số 1701/QĐ_UB của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến tháng 09 năm 2002 Công ty được cổ phần hoá theo quyết định của UBND Tỉnh v/v phê duyệt hồ sơ xin nhận giao Công ty Thương mại tổng hợp Hương Thuỷ cho tập thể người lao động tại doanh nghiệp số: 2160/QĐ_UB ngày 26/08/2002 và đổi tên thành Công ty Cổ phần thương mại tổng hợp Hương Thuỷ. Đến ngày 22 tháng 10 năm 2006 Công ty lại được đổi tên một lần nữa theo quyết định của UBND Tỉnh TTHuế thành “Công ty Cổ phần Hương Thuỷ ”. Và được giữ tên này cho đến nay. Quá trình phát triển của Công ty. Qua một thời gian hoạt động Công ty đã dần dần ổn định và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Giai đoạn từ năm 1992-1995: Tình hình Công ty trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn kinh doanh ít, chủ yếu kinh doanh bằng nguồn vốn vay ngân hàng trong đó còn có một phần vốn là hàng hoá tồn kho của hai Công ty để lại. Các ngành hàng chủ yếu của Công ty là: Thực phẩm, vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, sắt thép. Đến năm 2001: Qua 5 năm hoạt động, Công ty đã cắt giảm những ngành hàng làm ăn kém hiệu quả như thực phẩm, để tập trung nguồn vốn vào kinh doanh vật liệu xây dựng, sắt thép và đầu tư cho việc kinh doanh thêm mặt hàng mới là xăng dầu. Bước đầu mặt hàng mới (xăng dầu) này đã đem lại cho Công ty một kêt quả đang khích lệ, doanh thu đạt được của mặt hàng này trong 4 tháng cuối năm 2001 là hơn 7,5 tỷ đồng và là mặt hàng có mức doanh thu trung bình cao nhất. . Cho đến năm 2002 khi mà tình hình Công ty đang đứng trên bờ vực phá sản thì Ban lãnh đạo Công ty đã kịp thời tổ chức hội nghị công nhân viên chức để huy động góp vốn và vào ngày 26/08/2002 Công ty được cổ phần hoá theo quyêt định số 2160/QĐ-UB của UBND Tỉnh TTHuế. Ban lãnh đạo Công ty đã mạnh dạn xác định phương hướng kinh doanh, lấy mặt hàng xăng dầu làm mặt hàng chủ chốt trong kinh doanh, từng bước củng cố Công ty, mở rộng địa bàn kinh doanh, nêu cao ý thức “tự cứu mình, không trông chờ ỷ lại cấp trên”. Qua một thời gian hoạt động hiện nay các mặt hàng của Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, giữ được mối quan hệ uy tín với khách hàng, mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh trải khắp trên địa bàn các Huyện trong Tỉnh và các Tỉnh lân cận. Có thể điểm qua một vài địa điểm như sau: - Cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng Thuỷ - Xã Thuỷ Phù. - Cây xăng dầu 5 sao Xã Thuỷ Phù. - Cửa hàng vật liệu trung tâm Phú Bài. - Cây xăng dầu 187 Hùng Vương. - Cửa hang vật liệu Thanh Lam – Thuỷ Phương. - Xưởng cán tôn Tứ Hạ. - Xưởng cán tôn Quảng Bình. Để ngày càng hoàn thiện hơn trong lĩnh vực kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho công nhân, Ban lãnh đạo Công ty đã mạnh dạn thành lập 2 Công ty con là: - Công ty TNHH Bách Việt: Trụ sở đóng tại Phú Bài - TTHuế, Công ty này chuyên xây dựng, thiêt kế, tư vấn các công trình xây dựng. - Xí nghiệp cơ khí Huế Tôn: Trụ sở đóng tại xã Thuỷ Phương - TTHuế, xí nghiệp này chuyên gia công lắp đặt. Chức năng, lĩnh vực hoạt động * Công ty Cổ Phần Hương Thuỷ thực hiện những chức năng chủ yếu sau: - Tổ chức kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, nông lâm, hải sản, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, tham gia công tác chế biến hàng hoá, dịch vụ, buôn bán xăng dầu Diezel, Xi măng, Sắt thép... - Tổ chức lưu thông hàng hoá từ các nguồn hàng trong và ngoài tỉnh đến lĩnh vực tiêu dùng. - Chủ động nắm giữ hàng kinh doanh trong những lúc cao điểm, góp phần ổn định giá cả thị trường, tạo điều kiện ổn định đời sống nhân dân. - Dữ trữ và phân phối những mặt hàng chủ yếu theo chỉ thị của nhà nước. - Khai thác tiềm năng về lao động, tiền vốn, vật tư sản xuất, chế biến hàng hoá mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi hàng hoá với các tỉnh bạn trong nước. - Thông qua hoạt động kinh doanh, góp phần giao lưu hàng hoá, tổ chức mạng lưới bán buôn, bán lẻ của công ty xuống vùng dân cư. Tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Với tính chất gọn nhẹ, hiệu quả, tuỳ điều kiện và khả năng kinh doanh của Công ty trong thời kỳ tăng trưởng để bố trí lao động và mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy Công ty được sắp xếp, bố trí thích ứng với tình hình kinh doanh và quản lý của Công ty. Bộ máy của Công ty được sắp xếp như sau:  Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Ghi chú : Quan hệ chỉ đạo: Quan hệ tham mưu: Quan hệ trao đổi: Chức năng của từng bộ phận - Hội đồng quản trị: Bao gồm các đại diện cho toàn thể công ty, chủ tịch hội đồng là người đứng đầu. Nhằm giám sát hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp lý. - Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm tra giám sát việc chấp hành điều lệ của Công ty, của các cán bộ chuyên môn. Ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc: + Giám đốc: Là người điều hành hoạt động kinh doanh theo chiến lược kinh doanh của chủ tịch hoạt động quản trị vạch ra, đại diện pháp nhân của công ty, là người ra quyết định và chịu trách nhiệm về hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty và trước pháp luật của Nhà Nước. + Phó giám đốc: Là người phụ giúp giám đốc, mỗi phó giám đốc sẽ chịu trách nhiệm công việc được giao của mình cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật, và là người thay mặt giám đốc giải quyết công việc của công ty theo sự uỷ quyền khi giám đốc đi vắng. - Phòng kế toán: Có nhiệm vụ kiểm tra giám sát ghi chép sổ sách đúng chế độ thống kê định kỳ, xây dựng và kiểm tra kế hoạch tài chính, quản lý thống kê định kỳ, quản lý bảo quản và phát triển vốn, cân đối thu chi và hạch toán lỗ lãi. - Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức sắp xếp lao động hợp lý, quản lý cán bộ công nhân viên, theo dõi lưu trữ hồ sơ, giải quyết các vấn đề về chính sách lao động cũng như các vấn đề về khen thưởng, kỷ luật của công nhân cán bộ trong công ty. - Phòng kế hoạch kinh doanh: Do ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo, có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, lập phương án knh doanh, soạn thảo theo dõi các hợp đồng kinh tế cũng như các hợp đồng kinh doanh liên kết đại lý. - Các cửa hàng bán lẻ, đại lý: Có nhiệm vụ tổ chức tốt việc tiêu thụ hàng hoá, thông qua việc mua bán và tiếp xúc với khách hàng từ đó nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, phản ánh kiến nghị với ban giám đốc nhằm làm tốt công tác khai thác dự trữ và bình ổn giá cả trên địa bàn kinh doanh. Tổ chức công tác kế toán 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 1.4.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: (sơ đồ 1.2) 1.4.1.2.Chức năng của các bộ phận * Kế toán trưởng - Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong công ty - Tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của luật kế toán. - Thu thập xử lý kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, lập báo cáo tài chính, kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, các ngiệp vụ thu nộp ngân sách nhà nước, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng các tài sản và nguồn vốn, phát hiện và ngăn ngừa những hành vi vi phạm quy định của pháp luật. - Cung cấp thông tin số liệu kế nhà quản trị, cho môi trường bên ngoài của doanh nghiệp, đáp ứng những nhu cầu phát triển kinh doanh. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Hương Thuỷ * Phó phòng kế toán - Giúp kế toán trưởng thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo sự phân công nhiệm vụ của kế toán trưởng, phối hợp điều hành kiểm tra giám sát quản lý tài sản của công ty. - Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính ,thanh toán công nợ, kiểm tra quản lý tài sản, thu thập thông tin số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ công tác kế toán và có nhiệm vụ báo cáo với kế toán trưỏng. * Kế toán thanh toán - Theo dõi các khoản thu, chi về tiền mặt của công ty. - Mở sổ quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày theo trình tự phát sinh của các khoản thu, chi, nhập xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính số tồn quỹ ở mọi thời điểm, nắm vững các khoản chi phí tránh hiện tượng trùng lặp, báo cáo với kế toán trưởng. * Kế toán công nợ - Theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả tình hình thanh toán các khoản nợ đó. - Hạch toán cho từng đối tượng công nợ, theo từng nội dung phải thu phải trả và ghi chép theo từng lần thanh toán, báo cáo tình hình công nợ, đối chiếu công nợ với khách hàng, đúc thúc thu hồi công nợ. Báo cáo trực tiếp với kế toán trưỏng. * Kế toán kho, quầy, cửa hàng - Theo dõi tình hình biến động tăng giảm của các loại vật tư, hàng hoá, tài sản tại kho hàng, theo dõi tình hình biến động xuất nhập khẩu của hàng hoá. Cân đối kho hàng, nắm bắt được chất lượng hàng hoá, tìm nguyên nhân đối với những hàng hoá bán chậm, kém phẩm chất. - Kiểm kê hàng tồn kho, theo dõi tình hình công nợ, thu hồi các khoản công nợ phát sinh tại cửa hàng, cân đối tiền hàng hàng tháng. Báo cáo trực tiếp với kế toán trưỏng. * Kế toán máy, kế toán tổng hợp - Kiểm tra tổng hợp toàn bộ của hoạt động kinh doanh của công ty. - Xử lý lỗi của chương trình kế toán. Báo cáo trực tiếp với phó phòng kế toán. * Kế toán ngân hàng - Theo dõi toàn bộ các phát sinh của quỹ tín dụng, tiền gửi tiền vay giữa các ngân hàng. Trực tiếp giao dich với ngân hàng, nhận tiền chuyển tiền, đối chiếu số dư hàng ngày. Báo cáo trực tiếp với kế toán trưỏng số dư hàng ngày. * Kế toán xây dựng cơ bản - Tập hợp toàn bộ chứng từ, chi phí mua vật tư, theo dõi các chi phí xây dựng, thanh toán, quyết toán công trình. Thanh toán nghiệm thu các công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng. Tập hợp chi tiết các chứng từ, theo dõi sổ phụ phát sinh hàng ngày. Đến theo dõi trực tiếp công trình để xác nhận khối lượng công trình thực tế. Báo cáo trực tiếp với phó phòng kế toán. * Kế toán xí nghiệp - Quản lý toàn bộ tài sản, vật tư, tiền vốn tại xí nghiệp, theo dõi việc bán hàng, gia công lắp dựng công trình cơ khí. Theo dõi, phân loại chi phí để tính giá thành sản phẩm. Quản lý chi tiết vật liệu xuất bán và vật liệu xuất dùng gia công. - Theo dõi tình hình biến đông tăng giảm tài sản tại xí nghiệp. - Cân đối tồn kho, báo cáo bán hàng, cân đối tiền hàng công nợ cuối tháng. Báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng. * Kế toán công ty TNHH Bách Việt - Thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán, tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của luật kế toán. Thu thập xử lý, kiểm tra phân tích và cung cấp thông tin kinh tế. Lập báo cáo tài chính, thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh, tổ chức thu nhận và hệ thống hoá để lập báo cáo tài chính định kì gửi về phòng kế toán công ty. Báo cáo trực tiếp với giám đốc. * Thủ quỹ - Quản lý các khoản tiền mặt của công ty chịu trách nhiệm quản lý nhập xuất quỹ tiền mặt. Kiểm kê định kì số tồn quỹ tiền mặt thực tế, mở sổ chi tiết cho từng đối tượng đối chiếu sổ thu hàng tháng. Báo cáo trực tiếp với kế toán trưởng. 1.4.2. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty cổ phần Hương Thuỷ Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức kế toán riêng trên máy vi tính với phần mềm FASTACOUNTING dựa trên hệ thống sổ của hình thức “ Nhật ký – Chứng từ “. Việc này giúp giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán, đáp ứng nhu cầu hạch toán của công ty. Trình tự ghi sổ của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hình thức số “Nhật ký chứng từ” Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra ♦ Trình tự luân chuyển chứng từ: Hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ gốc, nhân viên kế toán tiến hành phân loại chứng từ theo phần hành kế toán. Sau đó kế toán các phần hành kiểm tra chứng từ rồi tiến hành định khoản, cập nhật vào máy tính theo bảng, biểu được thiết kế trên phần mềm kế toán (UNESCO ACCOUNTING). Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hình thức kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Ghi chú : Nhập số liệu hàng ngày. In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm. Đối chiếu, kiểm tra. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (công sổ) và lập báo cáo tài chính. 1.4.3. Các chế độ kế toán khác đang áp dụng tại công ty cổ phần Hương Thuỷ. - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kế thúc  ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng. - Phương pháp khấu hao: Phương pháp đường thẳng. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp KKTX. - Phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp BQGQ. - Chính sách tiền lương: Lương khoán theo sản phẩm. Trả lương một lần chậm nhất là ngày 15 của mỗi tháng. - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ 1.5. Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2007 – 2009 Lao động là một yếu tố quan trọng trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, là yếu tố năng động và sáng tạo nhất, nó có ảnh hưởng rất lớn đến thành công hay thất bại của Công ty. Việc thuê tuyển lao động, đào tạo, bố trí làm việc hợp lý là một vấn đề hết sức cần thiết đối với các công ty. Đặc biệt, Công ty CP Hương Thuỷ là một Công ty hoạt động trên hai lĩnh vực thương mại và trực tiếp gia công một số sản phẩm nên vấn đề này càng được quan tâm nhiều hơn nữa, nhận thấy được tầm quan trọng của nó nên trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Công ty rất chú trọng đến việc tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Số lượng nguồn lực lao động của Công ty trong những năm gần đây được thể hiện ở bảng 1.1. Nhận xét: Cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội thì những yêu cầu của khách hàng cũng trở nên khắt khe hơn về chất lượng giá cả, thẩm mỹ và dịch vụ sau khi mua. Do đó công ty luôn có những chính sách đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ công nhân viên làm cho nguồn lực về lao động trở nên dồi dào và lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hàng năm, công ty phải bỏ ra hơn 250 triệu đồng cho việc tuyển dụng và đào tạo. Bảng 1.1: Tình hình lao động của Công ty CP Hương Thuỷ Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu  2007  2008  2009  So sánh    SL  %  SL  %  SL  %  2008/2007  2009/2008          +/-  %  +/-  %   Tổng số lao động  320  100  402  100  450  100  82  25,63  48  11,94   1. Phân theo trình độ   Đại học  48  15  68  16,92  98  21,77  20  41,67  30  44,12   Cao đẳng,trung cấp  170  53,13  196  48,75  210  46,66 
Luận văn liên quan