Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng tuyên quang

Nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, đó là sự tác động gay gắt của các quy luật kinh tế: Quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu… Do vậy, để tồn tại và khẳng định vị trí của mình trên thương trường thì các doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu sản phẩm sản xuất phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành hạ. Tuy nhiên để đạt được yêu cầu đó không phải dễ dàng, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải giảm tối đa các khoản chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận mà vẫn đảm bảo về chất lượng. Chính vì vậy việc hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Hoàn thiện kế toán chi phí sẽ giúp doanh nghiệp tính chính xác chi phí với phương pháp phù hợp, ít tốn kém nhất. Còn hoàn thiện kế toán giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tính đúng, tính đủ giá thành, xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp giúp đề ra các chiến lược, sách lược, các biện pháp phù hợp nhằm tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời làm tốt công tác này sẽ giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả, đảm bảo tính chủ động trong sản xuất, kế toán cũng như chủ động về mặt tài chính. MỤC LỤC Trang Lời nói đầu1 Chương IGiới thiệu chung về Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên3 Quang 1.1Quá trình hình thành và phát triển3 1.2Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ6 Máy quản lý của công ty 1.3Đặc điểm về quy trình công nghệ13 1.4Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán 16 Chương IIThực trạng kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Xi măng TQ20 2.1Đối tượng kế toán chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên quang.20 2.2Phương pháp kế toán chi phí sản xuất ở Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên quang22 2.3Kiểm kê đánh giá giá trị sản phẩm làm dở47 2.4Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty59 Chương IIIMột số ý kiển nhận xét đề xuất nhằm hoàn thiện kế Toán chi phí sản xuất và tính giá thành snả phẩm ở Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên quang62 1Đánh giá về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên quang62 a- ưu điểm62 b- Nhược điểm63 2Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán65 Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xi măng Tuyên quang58 Kết luận71

docx75 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3394 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xi măng tuyên quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, đó là sự tác động gay gắt của các quy luật kinh tế: Quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu… Do vậy, để tồn tại và khẳng định vị trí của mình trên thương trường thì các doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu sản phẩm sản xuất phải có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá thành hạ. Tuy nhiên để đạt được yêu cầu đó không phải dễ dàng, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải giảm tối đa các khoản chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận mà vẫn đảm bảo về chất lượng. Chính vì vậy việc hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Hoàn thiện kế toán chi phí sẽ giúp doanh nghiệp tính chính xác chi phí với phương pháp phù hợp, ít tốn kém nhất. Còn hoàn thiện kế toán giá thành sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tính đúng, tính đủ giá thành, xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp giúp đề ra các chiến lược, sách lược, các biện pháp phù hợp nhằm tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời làm tốt công tác này sẽ giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả, đảm bảo tính chủ động trong sản xuất, kế toán cũng như chủ động về mặt tài chính. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên quang. Nhận thấy tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm và sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên quang làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương chính: Chương I: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên quang . Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên quang . Chương III: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên quang. Do thời gian thực tập tại cơ sở ngắn, kinh nghiệm thực tiễn còn ít, kiến thức tích luỹ chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót trong nội dung và hình thức thể hiện. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo. Ban giám đốc, tập thể, đồng nghiệp ở các Phòng, Ban của Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên quang để chuyên đề hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của cô: Th.s Phạm Thị Thuỷ, cũng như sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám đốc, cán bộ nghiệp vụ phòng tài vụ Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên Quang trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình.. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TUYÊN QUANG 1.1- Quá trình hình thành và phát triển: Công ty cổ phần xi măng Tuyên quang là doanh nghiệp hoạt động theo luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanh độc lập, được sử dụng con dấu riêng và có tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp Tuyên quang. Trụ sở: Xóm 1 - Xã Tràng đà - Thị xã Tuyên quang - Tỉnh Tuyên Quang Công ty cổ phần xi măng Tuyên Quang được thành lập từ năm 1979 với tên gọi là Xí nghiệp Xi măng Yên Lĩnh. Xí nghiệp được khởi công xây dựng từ năm 1977 gồm 01 dây chuyền sản xuất với công suất thiết kế là 01 vạn tấn/năm, gồm 02 lò đứng (1,5m x 6m). Sau 2 năm xây dựng, đúng ngày 03/02/1979 công trình đã hoàn thành và bàn giao, đưa vào sản xuất cho ra đời bao xi măng đầu tiên, đánh dấu một bước phát triển sản xuất công nghiệp tại tỉnh Tuyên quang. Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp trong giai đoạn 1979-1993 là sản xuất xi măng, đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ bản của tỉnh và xây dựng nhà cửa của nhân dân. Tháng 7/1986 Công ty lại nhận bàn giao tiếp 01 Xí nghiệp khai thác đá vôi công suất 30.000m3/năm của tỉnh sát nhập vào. Đến Tháng 6/1993 Công ty nhận bàn giao 01 phân xưởng khai thác quặng barite thuộc Xí nghiệp Bột kẽm và được tỉnh giao thêm nhiệm vụ là khai thác và chế biến bột barite để xuất khẩu và cung ứng cho ngành khai thác và thăm dò dầu khí trong nước. Sau 12 năm sản xuất ổn định, do nhu cầu tiêu thụ xi măng trên thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận (Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên) ngày càng tăng. Năm 1991, Công ty vay vốn Ngân hàng đầu tư xây dựng tiếp dây chuyền sản xuất thứ 2 (gồm 2 lò đứng 1,5m x 6m) với công suất 01 vạn tấn/năm, đưa tổng công suất của Công ty lên 2 vạn tấn xi măng/năm. Bằng nhiều biện pháp cải tiến kỹ thuật, tổ chức quản lý sản xuất, năm 1994 CBCNV Công ty đã phấn đấu đạt sản lượng 43.000 tấn, gấp hơn hai lần công suất thiết kế. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần thực hiện chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tuyên quang, năm 1993 Công ty CP Xi măng Tuyên quang đã vay vốn Ngân hàng với số tiền là 36,5 tỷ đồng để đầu tư xây dựng tiếp một dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng Trung quốc, công suất thiết kế 8 vạn tấn/năm. Qua 02 năm vừa sản xuất vừa tự đầu tư xây dựng, đổi mới quy trình công nghệ, năm 1995 dây chuyền mới chính thức đi vào sản xuất. Cũng trong năm 1993, Công ty đã liên doanh với công ty TMD (Công ty phát triển công nghệ và vật liệu) xây dựng lắp đặt một dây chuyền nghiền bột barite với công suất 15.000 tấn/năm, địa điểm Làng Chanh - Xã Thái Bình- Huyện Yên Sơn. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn API (Tiêu chuẩn của Viện dầu lửa Mỹ). Cùng với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của cả nước nói chung, Tỉnh tuyên quang nói riêng. Năm 2005 Căn cứ nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của chính phủ về việc chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. Thực hiện công văn số 1683/UBND Ngày 3/8/2004 của UBND Tỉnh Tuyên quang về việc đẩy nhanh công tác cổ phần hóa và sắp xếp lại tại các Doanh nhiệp, Xí nghiệp xi măng Tuyên quang Chuyển thành công ty Cổ phần xi măng từ 01/04/2005 theo QĐ số 1344/QĐ-CT Ngày 04/11/2004. Để thấy được sự phát triển của Công ty trước khi chuyển sang Cổ phần hóa (Xí nghiệp Xi măng Tuyên Quang) có thể thông qua các chỉ tiêu, kết quả từ 2001 đến 2005 được trình bày trong bảng dưới đây: (Biểu số liệu minh chứng ) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TUYÊN QUANG TỪ NĂM 2001 – 2005 Chỉ tiêu  Đơn vị  Năm thực hiện     Năm 2001  Năm 2002  Năm 2003  Năm 2004  Năm 2005   A  B  1  2  3  4  5           1- Tài sản lưu động  Đồng  15.594.704.827  20.437.069.877  23.922.846.619  23.922.846.619  33.545.233.185   - Vốn bằng tiền  Đồng  83.893.725  8.258.759.671  11.424.465.342  11.424.465.342  14.813.097.466   - Các tài khoản phải thu  Đồng  1.825.857.074  3.318.889.890  6.174.619.013  6.174.619.013  8.441.957.963   - Hàng tồn kho  Đồng  13.359.026.879  8.485.969.423  6.182.113.801  6.182.113.801  10.163.185.301   - Tài sản lưu động khác  Đồng  325.927.139  338.777.139  141.948.463  141.948.463  126.992.455   2- TSCĐ và đầu tư dài hạn  Đồng  23.958.302.767  14.246.920.542  1.028.454.580  1.028.454.580  4.497.546.807   - Nguyên giá TSCĐ  Đồng  48.492.485.570  48.550.980.465  47.332.408.419  47.332.408.419  51.219.600.502   - Giá trị hao mòn luỹ kế  Đồng  24.783.189.196  34.553.066.316  46.554.231.651  46.554.231.651  47.017.297.249   - Đầu tư tài chính dài hạn  Đồng    150.000.000  150.000.000  150.000.000   - Chi phí XDCB dở dang  Đồng  224.607.647  224.607.647  100.277.812  100.277.812  100.277.812   3- Nợ phải trả  Đồng  28.054.890.136  22.815.841.804  8.340.477.071  8.340.477.071  15.508.148.877   - Nợ ngắn hạn  Đồng  17.942.713.774  18.025.095.442  8.340.477.071  8.340.477.071  15.508.148.877   4- Nguồn vốn quỹ  Đồng  11.498.117.458  11.622.166.693  16.577.413.104  16.577.413.104  22.534.631.115   - Nguồn vốn kinh doanh  Đồng  7.494.726.504  7.840.008.098  8.934.572.204  8.934.572.204  13.566.938.060   - Quỹ phát triển kinh doanh  Đồng  2.322.620.573  2.516.702.303  4.853.656.697  4.853.656.697  4.650.058.601   - Quỹ dự phòng tài chính  Đồng  60.429.408  238.313.000  658.000.000  658.000.000  658.000.000   - Quỹ dự phòng mất việc làm  Đồng  10.307.282  97.068.465  410.440.465  410.440.465  718.640.465   - Quỹ khen thưởng phúc lợi  Đồng  937.519.926  930.074.827  1.720.834.738  1.720.834.738  2.940.993.989           1.2- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của Công ty: Căn cứ quy chế thành lập và giải thể Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) ban hành theo Nghị định số: 388/HĐ-BT; Căn cứ vào Thông báo số: 453/TB ngày 16/2/1992 của Bộ trưởng Bộ xây dựng đồng ý thành lập DNNN - Xí nghiệp Xi măng Tuyên quang , UBND tỉnh Tuyên quang đã quyết định thành lập DNNN: Xí nghiệp Xi măng Tuyên quang (Quyết định số 46/QĐ-UB ngày 15/2/1992). Đến năm 2005 Căn cứ nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của chính phủ về việc chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. Thực hiện công văn số 1683/UBND Ngày 3/8/2004 của UBND Tỉnh Tuyên quang về việc đẩy nhanh công tác cổ phần hóa và sắp xếp lại tại các Doanh nhiệp, Xí nghiệp xi măng Tuyên quang Chuyển thành công ty Cổ phần xi măng từ 01/04/2005 theo QĐ số 1344/QĐ-CT Ngày 04/11/2004 với: Tổng số vốn điều lệ: 20.444.000.000 đồng Tổ chức sản xuất xi măng Pooclăng theo tiêu chuẩn TCVN 2682-1992. Mã số 01-09-02, tổ chức doanh nghiệp theo hình thức DNNN, trực thuộc UBND tỉnh Tuyên quang, hạch toán kinh tế độc lập, trụ sở đóng tại xã Tràng đà - Thị xã Tuyên quang - Tỉnh Tuyên Quang. Theo giấy đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư cấp, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên quang được quy định như sau: - Sản xuất Xi măng PCB 30 - Khai thác và chế biến bột barite Hiện nay, công ty được xếp hạng là doanh nghiệp loại II. Công ty có vai trò rất lớn trong việc cung cấp xi măng cho các công trình xây dựng cơ bản của tỉnh Tuyên quang, Hà giang và đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà ở của nhân dân góp phấn đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chính vì vậy, trong định hướng phát triển kinh tế giai đoạn 2001 – 2005, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Tuyên quang đã xác định sản lượng xi măng hiện nay là: 160.000 tấn/ năm, bột barite là 36.000 tấn/ năm. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TUYÊN QUANG Năm 2001 đến năm 2005 (trang bên) STT  Chỉ tiêu  ĐVT  Năm 2001  Năm 2002  Năm 2003  Năm 2004  Năm 2005            1  Sản phẩm sx chủ yếu          - Xi măng  tấn  146.885  157.219  167.693  192.241  198.848    - Bột Bazite  tấn  16.246  5.626  2.997  4.890  7.051   2  Tổng doanh thu  Tr. đồng  97.244  93.396  96.320  113.810  117.785   3  Tổng chi phí  Tr. đồng  85.635  83.114  89.292  109.264  117.341   3  Lợi nhuận trước thuế  Tr. đồng  11.609  10.282  7.028  4.546  444   (Đối với bột Bazit trong quýIV- 2005 công ty không sản xuất và tiêu thụ) * Tình hình lao động tại Công ty: Tổng số CBCNV trong biên chế toàn Công ty hiện nay là: 1.176 người, cơ cấu CBCNV được thể hiện ở bảng sau: BẢNG PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG HIỆN TẠI CỦA CÔNG TY Tính đến 31/12/2005 Tiêu thức  Đơn vị  Số lượng  %  Ghi chú   Tổng số CBCNV biên chế  Người  1176  100    1. Theo tính chất lao động       - Lao động trực tiếp  Người  1040  88,4    - Lao động phụ tự  Người  101  8,6    - Lao động quản lý  Người  35  3,0    2. Theo trình độ và cấp bậc kỹ thuật  Người  1176  100    - Kỹ sư  Người  41  3,5    - Cao đẳng  Người  20  1,7    - Trung cấp  Người  75  6,4    - Công nhân bậc 6  Người  37  3,1    - Công nhân bậc 5  Người  191  16,2    - Công nhân bậc 4  Người  196  16,7    - Công nhân bậc 3  Người  207  17,6    - Công nhân dưới bậc 3  Người  409  34,8    3. Theo giới tính  Người  1176  100    - Nam  Người  782  66,5    - Nữ  Người  394  33,5    (Nguồn: Bảng tổng hợp phân loại lao động của Phòng Tổ chức – Lao động tiền lương của Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên quang) Ngoài ra, do nhu cầu thị trường tăng mạnh trong năm 2005 (sản lượng xi măng tiêu thụ năm 2004 là 157.474 tấn), Công ty đã phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị của cả dây chuyền mới và 4 dây chuyền cũ và phải hợp đồng mùa vụ với 280 lao động phổ thông để khai thác đá phục vụ cho sản xuất và bổ sung vào làm việc ở các dây chuyền cũ, đưa tổng số lao động của Công ty lên 1.456 người. Công ty cổ phần Xi măng Tuyên quang sản xuất xi măng và bột barite có hệ thống máy móc thiết bị lớn nên ngoài việc đòi hỏi chuyên ngành về sản xuất xi măng, bột barite còn đòi hỏi chuyên ngành về cơ khí và điện. Do vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp chiếm một tỷ lệ thấp ( 3,5% + 1,7% + 6,4% = 11,6% ) trong tổng số CBCNV Công ty. Trong tổng số 41 kỹ sư hiện nay, có 6 kỹ sư chuyên ngành sản xuất xi măng, 17 kỹ sư cơ khí, 4 đại học kế toán tài chính, 3 kỹ sư mỏ địa chất, 3 đại học công đoàn, 2 kiến trúc sư, 2 kỹ sư cầu đường, 2 kỹ sư điện Cán bộ có trình độ trung cấp 75 người, trong đó mới chỉ có 13 cán bộ trung cấp chuyên ngành sản xuất xi măng, đây cũng là một tỷ lệ quá thấp. Chính vì vậy, hiện nay nhiều vị trí bố trí trong dây chuyền sản xuất phải sử dụng công nhân bậc cao. Tỷ lệ công nhân thợ bậc cao (từ bậc 5, 6 trở lên) còn thấp, đòi hỏi Công ty trong những năm tới phải có kế hoạch đào tạo. * Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý: Công ty Cổ phần xi măng Tuyên quang gồm các phòng, ban và phân xưởng sản xuất như sau: - Ban Giám đốc Công ty (01 Giám đốc và 02 phó giám đốc) - Phòng Tổ chức - Lao động tiền lương - Phòng Hành chính - Quản trị - Phòng Tiêu thụ sản phẩm - Phòng Tài vụ - Phòng Kế hoạch - Vật tư - Điều độ sản xuất - Phòng Kỹ thuật - Phân xưởng Nguyên liệu - Phân xưởng Bán thành phẩm - Phân xưởng Thành phẩm - Phân xưởng Cơ điện - Phân xưởng Khai thác đá - Phân xưởng Barite - Ban Bảo vệ - Ban Y tế. - Ban đời sống. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức như sau (Sơ đồ trang bên): SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG TUYÊN QUANG Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng. * Chức năng cụ thể của một số phòng, ban, phân xưởng chính : a- Ban Giám đốc Công ty (gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc): Có trách nhiệm quản lý chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước mà Luật Doanh nghiệp đề ra và chăm lo đời sống của CBCNV toàn Công ty. - Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung toàn Công ty. - 01 Phó Giám đốc: Chịu trách nhiệm về kỹ thuật - 01 Phó Giám đốc: Chịu trách nhiệm về kinh doanh. b- Phòng Tổ chức – Lao động tiền lương: Làm công tác tổ chức, quản lý lao động, hồ sơ CBCNV, công tác thi đua khen thưởng, đảm bảo thực hiện đầy đủ kịp thời các chế độ của người lao động như tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác của người lao động theo chế độ hiện hành, tham mưu cho lãnh đạo Công ty về các công tác định mức lao động, tiền lương, an toàn lao động, bảo hộ lao động. c- Phòng Kế hoạch - Vật tư: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, bao gồm kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn, ngắn hạn (năm, tháng); xây dựng kế hoạch giá thành các loại sản phẩm của Công ty, kế hoạch lao động tiền lương, các khoản nộp ngân sách, xây dựng kế hoạch ký kết hợp đồng kinh tế mua nguyên nhiên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong năm và có một phần dự trữ hợp lý, theo dõi, đôn đốc tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh toàn Công ty. d- Phòng Tài vụ: Quản lý vốn, tài sản, vật tư của Công ty, nhằm sử dụng có hiệu quả vật tư, tiền vốn, làm công tác thống kê kế toán, lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh theo quy định của Nhà nước, tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý kinh tế - tài chính theo đúng quy định của pháp luật hiện hành trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác kế toán - thống kê, đề xuất các biện pháp quản lý kinh doanh trên các lĩnh vực: vật tư, tài sản đầu vào, các chế độ chính sách của Nhà nước và Công ty đối với người lao động (tiền lương, tiền thưởng, ăn ca, độc hại, BHXH, BHYT), thành phẩm, hàng hóa đầu ra (tham mưu điều chỉnh giá cả hàng hóa bán ra phù hợp với từng thời kỳ). đ- Phòng kỹ thuật: Tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật đảm bảo yêu cầu của công nghệ sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho các phân xưởng sản xuất không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm với hiệu quả kinh tế cao nhất, kiểm tra, kiểm soát các chỉ tiêu kỹ thuật của vật tư, nguyên liệu đầu vào, các chỉ tiêu về định mức kinh tế kỹ thuật, chỉ tiêu chất lượng sản phẩm làm ra trong tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất xi măng và bột barite, tham mưu với lãnh đạo Công ty về công tác sáng kiến cải tiến, hợp lý hóa sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm của Công ty. e- Phòng tiêu thụ sản phẩm: Có trách nhiệm tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm, quản lý theo dõi các đại lý bán sản phẩm của Công ty, tiếp thị mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh; tập hợp toàn bộ nhu cầu tiêu thụ xi măng của các chủ đại lý trong và ngoài tỉnh, tham mưu cho lãnh đạo Công ty có những quyết định đúng đắn về công tác tiêu thụ sản phẩm và chất lượng xi măng và công tác bàn hàng. f- Phòng Hành chính quản trị: Làm công tác quản lý hành chính, công văn giấy tờ, hướng dẫn khách đến làm việc tại Công ty. g- Phân xưởng cơ điện: Quản lý kỹ thuật toàn bộ máy móc, thiết bị công nghệ sản xuất của dây chuyền sản xuất xi măng và dây chuyền sản xuất bột barite, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, máy móc và các thiết bị vận chuyển của Công ty phục vụ cho sản xuất xi măng. h- Phân xưởng nguyên liệu: Quản lý, tổ chức cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. y- Phân xưởng bán thành phẩm: Quản lý, tổ chức cung cấp nguyên liệu cho sản xuất k- Phân xưởng thành phẩm: Quản lý, tổ chức sản xuất thành phẩm (xi măng). l- Phân xưởng khai thác đá: Tổ chức khai thác, bốc xếp, chế biến đá theo đúng tiến độ, đảm bảo về khối lượng, chất lượng cho sản xuất xi măng của Công ty và đảm bảo các nhu cầu về đá khác cho xây dựng cơ bản. n- Phân xưởng barite: Quản lý, tổ chức sản xuất bột barite tiêu chuẩn API. m- Ban đời sống: Chăm lo đời sống, đảm bảo chế độ ăn ca phục vụ cho CBCNV t- Ban Y tế: Phục vụ chăm sóc cho cán bộ nhân viên toàn công ty, sơ cứu khi có tai nạn lao động xảy v- Ban Bảo vệ: Làm công tác bảo vệ toàn bộ tài sản của Công ty chống mọi biểu hiện tiêu cực như trộm cắp vật tư, sản phẩm... Nhận xét: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Xi măng Tuyên quang được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, các chức năng quản lý được phân công rõ cho từng phòng, ban, phân xưởng. Mỗi phòng, ban, phân xưởng có chức năng, nhiệm vụ giải quyết công việc trong phạm vi quyền hạn của mình. Giữa các phòng, ban có mối quan hệ với nhau, cùng có chức năng tham mưu tư vấn cho Giám đốc trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc tổ chức như thế đảm bảo tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả hơn. 1.3- Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất: * Đặc điểm về quy trình - SX Đá 3 Quy trình sản xuất đá 3 là quy trình sản xuất giản đơn, không sử dụng các loại máy móc, kỹ thuật. Sản phẩm làm ra chính là Nguyên vật liệu TT sản xuất sản phẩm Xi măng PCB 30. Có thể tóm tắt
Luận văn liên quan