Nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hiện nay kề toán có một vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh ghi chép và cung cấp thông tin kinh tế trung thực nhanh chóng, kịp thời khách quan có hệ thống về số liệu tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động tiền lương, kết quả sản xuất kinh doanh và phương pháp lợi nhuận giữa các doanh nghiệp.
Thực hiện phương châm “ học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế”, Trường trung cấp công nghệ Thăng Long đã tạo điều kiện cho học sinh đi thực tế với các cơ sở để tìm hiểu, vận dụng nhiều kiến thức đã được học, đồng thời làm quen với cách ghi chép trên sổ sách kế toán để học hỏi các kinh nghiệm thực tế về công tác tài chính, kế toán tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Để từ thực tế chứng minh cho kiến thức đã học giúp chúng em củng cố và nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn để khi ra trường có thể đảm đương và hoàn thành tốt nhiệm vụ của người quản lý kinh tế tài chính.
Chính vì thế trong các doanh nghiệp, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn đuợc coi trọng hàng đầu. Nó cung cấp những thông tin một cách kịp thời, chính xác để các nhà quản lý có những biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Công ty Cổ Phần Nhựa Nhiệt Đới là một doanh nghiệp lớn. Để sản phẩm của mình ngày càng có tính cạnh tranh cao trên thị trường, Công ty không thể không quản lý chi phí một cách chặt chẽ để không những chi phí đựợc tính đúng, tính đủ mà giá thành còn phải ngày càng được hạ thấp.
Nội dung chính:
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt4
Danh mục bảng biểu 5
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA NHIỆT ĐỚI
6
1.Quá trình phát triển của Doanh Nghiệp6
2.Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Nhựa Nhiệt Đới8
3.Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 13
4.Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán tai Công Ty Cổ Phần Nhựa Nhiệt Đới 14
PHÂN II : LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT.24
1.Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp24
2.Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu24
Khái niệm chi phí sản xuất24
2.2 Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu24
3.Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh25
4.Gía thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm25
Khái niệm giá thành sản phẩm25
Phân loại giá thành sản phẩm26
5.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất , đối tượng tính giá thành sản phẩm27
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất27
Đối tượng tính giá thành sản phẩm.28
6.Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá trị sản phẩm28
7.Kế toán tập hợp chi phí sản xuất29
8.Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo sản phẩm dở dang35
9.Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu36
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm36
Ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu38
PHẦN III: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ TRỊ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA NHIỆT ĐỚI
40
1Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Nhiệt Đới41
2Kế toán tập hợp chi phí sản xuất41
2.1 Hạch toán tập hợp41
2.2 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 68
2.3 Phương pháp tính giá thành 68
PHẦN IV: MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA NHIỆT ĐỚI 70
1.Nhận xét đánh giá ưu và nhược điểm về tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Nhiệt Đới 70
Ưu điểm 71
Nhược điểm 73
2.Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Nhiệt Đới73
Về tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty 73
Về tổ chức công tác kế toán của công ty74
77 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2848 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa Nhiệt Đới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Hiện nay kề toán có một vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh ghi chép và cung cấp thông tin kinh tế trung thực nhanh chóng, kịp thời khách quan có hệ thống về số liệu tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động tiền lương, kết quả sản xuất kinh doanh và phương pháp lợi nhuận giữa các doanh nghiệp.
Thực hiện phương châm “ học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tế”, Trường trung cấp công nghệ Thăng Long đã tạo điều kiện cho học sinh đi thực tế với các cơ sở để tìm hiểu, vận dụng nhiều kiến thức đã được học, đồng thời làm quen với cách ghi chép trên sổ sách kế toán để học hỏi các kinh nghiệm thực tế về công tác tài chính, kế toán tại doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Để từ thực tế chứng minh cho kiến thức đã học giúp chúng em củng cố và nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn để khi ra trường có thể đảm đương và hoàn thành tốt nhiệm vụ của người quản lý kinh tế tài chính.
Chính vì thế trong các doanh nghiệp, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn đuợc coi trọng hàng đầu. Nó cung cấp những thông tin một cách kịp thời, chính xác để các nhà quản lý có những biện pháp giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
Công ty Cổ Phần Nhựa Nhiệt Đới là một doanh nghiệp lớn. Để sản phẩm của mình ngày càng có tính cạnh tranh cao trên thị trường, Công ty không thể không quản lý chi phí một cách chặt chẽ để không những chi phí đựợc tính đúng, tính đủ mà giá thành còn phải ngày càng được hạ thấp.
Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn chuyên đề: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa Nhiệt Đới” để nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu về lý luận và thực tiễn để hoàn thành chuyên đề này em đã đựợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú , anh chị phòng Kế toán cũng như các phòng ban khác của Công ty. Cùng với sự nổ lực của bản thân, nhưng do bước đầu làm quen với công tác thực tế và do khả năng chuyên môn còn hạn chế, hơn nữa chuyên đề mang tính chuyên sâu, do vậy mà bài viết của em chắc không tránh khỏi những thiếu sót.
Vậy em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của thầy cô cùng các cô chú, anh chị trong Công ty để em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần:
Phần I: Lí luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại trong các doanh nghiệp sản xuất.
Phần II: Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa Nhiệt Đới
Phần III: Một số nhận xét, đánh giá về công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Nhựa Nhiệt Đới.
Học sinh thực tập
Tòng Văn Hà
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt 4
Danh mục bảng biểu 5
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA NHIỆT ĐỚI
6
Quá trình phát triển của Doanh Nghiệp 6
Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Nhựa Nhiệt Đới 8
Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 13
Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán tai Công Ty Cổ Phần Nhựa Nhiệt Đới 14
PHÂN II : LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 24
Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp 24
Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu 24
Khái niệm chi phí sản xuất 24
2.2 Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu 24
Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 25
Gía thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm 25
Khái niệm giá thành sản phẩm 25
Phân loại giá thành sản phẩm 26
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất , đối tượng tính giá thành sản phẩm 27
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 27
Đối tượng tính giá thành sản phẩm .28
Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá trị sản phẩm 28
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 29
Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo sản phẩm dở dang 35
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu 36
Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 36
Ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu 38
PHẦN III: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ TRỊ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA NHIỆT ĐỚI
40
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Nhiệt Đới 41
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 41
2.1 Hạch toán tập hợp 41
2.2 Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 68
2.3 Phương pháp tính giá thành 68
PHẦN IV: MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA NHIỆT ĐỚI 70
Nhận xét đánh giá ưu và nhược điểm về tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Nhiệt Đới 70
Ưu điểm 71
Nhược điểm 73
Những kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Nhiệt Đới 73
Về tổ chức quản lý kinh doanh của Công ty 73
Về tổ chức công tác kế toán của công ty 74
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu
CPNTT : chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC: chi phí sản xuất chung
BHXH : bảo hiểm xã hội
BHYT : bao hiểm y tế
KPCĐ : kinh phí công đoàn
TK : tài khoản
TSCĐ : tài sản cố định
DANH MỤC BẢNG BIỂU
BIỂU 01
Bảng phân bố nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
BIỂU 02
Bảng kê số 4
BIỂU 03
Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 621
BIỂU 04
Nhật kí chứng từ số 7
BIỂU 05
Sổ cái tài khoản 621
BIỂU 06
Định mức thời gian lao động
BIỂU 07
Bảng lương khoán
BIỂU 08
Bảng phân bố tiền lương và BHXH
BIỂU 09
Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 622
BIỂU 10
Sổ Cái tài khoản 622
BIỂU 11
Bảng hệ số KCD phân loại A, B, C theo cán bộ quản lý
BIỂU 12
Bảng hệ số KCD phân loại A, B, C theo trình độ nghề nghiệp
BIỂU 13
Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh tài khoản 627
BIỂU 14
Bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ
BIỂU 15
Sổ Cái tài khoản 627
BIỂU 16
Thẻ tính giá thành sản phẩm
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẤN NHỰA NHIỆT ĐỚI
Quá trình phát triển của doanh nghiệp
Công ty cổ phần nhựa nhiệt đới, tên giao dịch tiếng anh là : “Tropical plastic joint stock company” và tên viết tắt là “ troplast” có văn phòng đại diện tại P801 _ Tòa nhà Hacisco. Địa chỉ: 15/107 Nguyễn Chí Thanh _ Đống Đa _ Hà Nội.
Công ty cổ phấn nhựa Nhiệt Đới được thành lập ngày 20/8/1968 theo quyết định số 741/CNN – TCCB – QĐ của Bộ công nghiệp nhẹ. Trụ sở tại số 46 Nhuệ Giang _ Tây Mỗ_ Từ Liêm _ Hà Nội.
Do yêu cấu của thị trường, về nhu cấu sản phẩm nhựa cần thiết phải có quy mô sản xuất ngày càng lớn, cho nên năm 1976 được Bộ chủ quan cho phép thành lập nhà máy chế tạo sản phẩm nhựa. Trụ sở tại số 46 Nhuệ Giang _ Tây Mỗ_ Từ Liêm _ Hà Nội. Căn cứ vào nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội Đồng Bộ Trưởng và Nghị Định số 165/ CP/ HĐBT ngày 07/05/1992 của Chính Phủ, Nhà máy chế tạo sản phẩm nhựa được thành lập theo: Quyết định số 318/ NN_ TCCB _ QĐ ngày 07/05/1993 của Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp đã chính thức đi vào hoạt động theo luật doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Nhựa Nhiệt Đới (troplast) là một trong những công ty hàng đầu tại Hà Nội trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng bao bì nhựa phục vụ Y tế, Dược phẩm, Hoá mỹ phẩm. Với thế mạnh sở hữu một đội ngũ kĩ thuật giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên môn bài bản tại CHLB Đức và đã từng đoạt huy chương đồng giải Vifotech - giải thưởng sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2005, chúng tôi đã và đang cung cấp các loại mặt hàng nhựa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của nhiều khách hàng. Chúng tôi cung ứng từ các loại nguyên liệu nhựa, sản phẩm nhựa gia dụng và phục vụ chăn nuôi, các sản phẩm bao bì Y tế, sản phẩm sử dụng nhựa kĩ thuật cao: PA, PMMA, ABS,TPE..., đến các loại nhựa tổ hợp đặc biệt, chuyên dụng đòi hỏi tính năng cơ học cao, bền thời tiết phục vụ cho ngành đường sắt.
Khách hàng của chúng tôi bao gồm các công ty đa quốc gia như Công ty B.Braun, Công ty IKEA, các tập đoàn và công ty Việt Nam như: Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam, Công ty Dược phẩm NATA...
Hợp tác với tổ chức DED CHLB Đức theo dự án Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp, Troplast đã nâng cấp hệ thống máy móc và quy trình sản xuất nhằm đảm bảo công nghệ sản xuất sạch và thân thiện với môi trường.
Qua nhiều năm phát triển, đặc biệt là thời kỳ nền kinh tế nước ta bắt đầu mở cửa khi các Công ty , doanh nghiệp khác bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh trên thị trường đã làm cho Công ty đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Để có thể tồn tại và phát triển, Công ty đã chủ động kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao tay nghề cho công nhân viên… Chính nhờ sự cố gắng không ngừng đó, Công ty đã từng bước khẳng định được vị trí của mình, giải quyết được việc làm và nâng cao được đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Tổng doanh thu
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
Gía vốn hàng hóa
Lợi nhuận thuộc về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chí phí tài chính
chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Thuế thu nhâp doanh nghiệp phải nộp
Lợi nhuận sau thuế doanh thu thu nhập doanh nghiệp
1.953.689.676
1.953.689.676
1.191.098.798
509.987.709
987.534
55.576.900
198.684.876
95.987.999
155.587.987
9.655.936
9.467.798
2.088.138
116.659.397
24.217.597
98.987.055
1.667.454.989
1.667.454.989
1.879.986.017
765.022.876
1.187.057
22.531.757
136.474.738
99.768.803
188.934.244
6.768.617
1.724.472
555.176
176.987.937
143.876.758
Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Nhựa Nhiệt Đới
\ Trải qua những năm xây dựng và phát triển, Công Ty Cổ Phần Nhựa Nhiệt Đới đã dần khẳng định vị trí của mình ở trong nước cũng như trong khu vực. Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Công ty ngày càng mổ rộng qui mô sản xuất, chủ động tìm kiếm thị trường để sản xuất sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường, nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm.
Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công Ty Cổ Phần Nhựa Nhiệt Đới là:
+ Thiết kế , sản xuất các mặt hàng bao bì nhựa phục vụ Y tế, Dược phẩm, Hoá mỹ phẩm, phục vụ nhu cầu của thị trường
+ Khảo sát, tư vấn, thiết kế đưa ra những giải pháp về sản phẩm nhựa đáp ứng các yêu cầu đa dạng của khách hàng.
+ Kinh doanh các sản phẩm của Công ty, các đại lý chính của Công ty trong nội thành Hà Nội và các tỉnh thành phố khác trong cả nước.
+ Hợp tác với tổ chức DED CHLB Đức theo dự án Hỗ trợ Phát triển Doanh nghiệp.
Trong những năm qua, Công ty luôn luôn giư uy tín với khách hàng trên thị trường, các thiết bị sản xuất ra đến đâu tiêu thụ ngay đến đó, ít bị ứ đọng tồn kho nên Công Ty có khả năng quay vòng vốn nhanh, thu hồi vốn đủ và kinh doanh ngày càng có lãi, thu nhập của người lao động ngày càng tăng lên.
Nhân sự Công Ty
* Tính đến ngày 01/01/2008 Tổng số cán bộ trong Công Ty là 449 người trong đó:
_ Cán bộ trình độ đại học và trên đại học 79 người
_ Cán bộ trình độ trung cấp và cao đẳng 46 người
_ Công nhân kỹ thuật 211 người
_ Còn lại là lao động phổ thông và sơ cấp.
Qua nhiều năm phát triển, đặc biệt trong thời kỳ nền kinh tế nước ta bắt đầu chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, với môi trường hoàn toàn mới, Công ty đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Để có thể tồn tại và phát triển, Công ty đã chủ động kiện toàn bộ máy nhà nước, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân viên… Chính nhờ sự cố gắng không ngừng đó, Công ty đã từng bước khẳng định được vị trí của mình, giải quyết được việc làm và nâng cao được đời sống cho công nhân viên. Trải qua gần 40 năm hình thành và phát triển, Công ty đã khẳng định vị trí đầu ngành trong lĩnh vực chế tạo các thiết bị và sản phẩm nhựa công nghiệp chuyên dùng có uy tín lớn trên thị trường trong và ngoài nước
b.. Sơ đồ bộ máy Công Ty
Sơ đồ 6: Đặc điểm tổ chức bộ máy Công Ty
Trong cơ cấu tổ chức điều hành của Công ty Cổ phần nhựa nhiệt đới Việt Nam mỗi vị trí đều có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
Đại hội đồng cổ đông :Là cơ quan quản lý có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết :Đại hội cổ đông có quyền: Phát hành cổ phiếu ; đầu tư phát triển Công ty; xây dựng điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị :là cơ quan quản lý của Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi chủ trương, đường lối của Công ty theo luật doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty, mọi vẫn đề quyền lợi của cổ đông . Hội đồng quản trị phó chủ tịch và cac ủy viên hội đông quản trị ( gồm có 7 người nhiệm kỳ 3 năm ).
Ban kiểm soát : là tổ chức thay mặt các cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của Công ty . Ban kiểm soát gồm có 3 người nhiệm kỳ 3 năm.
Giám đốc Công ty : là người có quyền lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty và trực tiếp điều khiển việc quản lý Công ty thông qua các trưởng phòng .
Phó giám đốc đại diện ( phía Nam ) là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và trung tâm giới thiệu sản phẩm tại Bình Dương.
Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm trong việc điều hành sản xuất và các chương trình nghiên cứu sản phẩm mới.
Phó giám đốc kinh tế: phụ trách về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty từ việc tim nguồn hàng , xây dựng các dự án, đến việc nghiên cứu thị trường , tìm kiếm nguồn tiêu thụ.
Phó giám đốc quản trị hành chính: chịu trách nhiệm về việc đối nội , đối ngoại cua công ty
Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác kế toán, thống kê và hoạch toán tại công ty .
Xí nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu : có nhiệm vụ kinh doanh vật tư, phụ tùng, phụ kiện chuyên nghành.
Chi nhánh Hồ Chí Minh và Trung tâm giới thiệu sản phẩm Bình Dương: Giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm; tổ chức thực hiện lắp đặt các công trình tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Trung tâm thiết kế kỹ thuật và lắp ráp: có nhiệm vụ thiết kế các sản phẩm, xây dựng qui trình công nghệ, chế tạo sản phẩm và lắp đặt.
Phòng công nghệ sản phẩm: quản lý, điều hành sản xuất theo kế hoạch của phòng kinh doanh giao, cung cấp vật tư, nguyên vật liệu nhập về.
Bốn xí nghiệp chế tạo và lắp ráp xí nghiệp cơ khí tạo phôi, xí nghiệp xây lắp, xí nghiệp lắp ráp I, xí nghiệp lắp ráp II và xí nghiệp lắp ráp hoàn thiện sản phẩm. Các xí nghiệp có các tổ chức sản xuất, mỗi tổ có tổ trưởng điều hành công việc. Bốn xí nghiệp này có nhiệm vụ sản xuất và hoàn thiện sản phẩm theo kế hoạch đề ra.
Phòng tài chính kế toán: thực hiện hạch toán chi tiết và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trongh toàn công ty, phản ánh chính xác tổng diện kết quả sản xuất,cung cấp các thông tin cần thiết cho lãnh đạo, các bộ phận có liên quan và những đối tượng có nhu cầu thông qua các báo cáo tài chính, giúp nhà quản lý, đề ra những biện pháp quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp.
Phòng dự án: có nhiệm vụ nghiên cứu đề ra các dự án cho Công Ty.
Phòng kinh doanh tiếp thị: Quản lý, điều hành xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng hợp toàn Công ty, thực hiện công tác tiếp thị, thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
Phòng vật tư: Chịu trách nhiệm quản lý nguyên vật liệu, hàng hóa , cung cấp vật tư theo yêu cầu của phòng sản xuất.
Văn phòng tổng hợp: Quản lý công tác hành chính của Công ty và giải quyết những chính sách cho người lao động.
Đội bảo vệ: Chịu trách nhiệm quản lý tình hình an ninh trật tự toàn Công ty.
Phòng tổ chức: Quản lý tình hình nhân sự của Công ty.
Mỗi phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ riêng, song mục đích chung và cuối cùng là phục vụ lợi ích chung của toàn Công ty. Giữa ban lãnh đạo Công ty và các phòng ban luôn tồn tại mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mối quan hệ này không ngừng được củng cố và phát huy để tăng cường sự quản lý thống nhất trong toàn Công ty. Sự đoàn kết, nhất trí, đồng sức, đồng lòng của toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty chính là nhân tố quan trọng mang lại thành công của Công ty hôm nay và cũng là nhân tố quan trọng đảm bảo những bước tiến vững chắc của Công ty trong tương lai.
3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Do đặc thù của ngành cơ khí chế tạo mà mặt hàng chủ yếu là các mặt hàng về nhựa và các chế phẩm về nhựa phục vụ cho các ngành nên Công Ty Nhựa Nhiệt Đới chỉ tập trung vào chuyên ngành cơ khí chế tạo mang tính chất chuyên môn hóa từ khâu đầu đến khâu cuối của một sản phẩm là liên tực, khép kín, có hoàn thành khâu trước mời chuyển sang khâu sau.
Mỗi loại sản phẩm đều có qui trình công nghệ riêng để chế tạo sản phẩm đó. Chung qui lại có các giai đoạn thực hiện:
_Giai đoạn thiết kế sản phẩm bằng các bản vẽ: Thiết kế sản phẩm tổng hợp, vẽ tách chi tiết, lập qui trình chế tạo từng chi tiết.
_ Giai đoạn chế tạo sản phẩm: Triển khai bản vẽ chế tạo từng chi tiết, lắp ráp sản phẩm, thử nghiệm kỹ thuật
_ Giai đoạn nhập kho thành phẩm: Hoàn thiện sản phẩm, nghiệm thu sản phẩm, nhập kho sản phẩm.
4. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Nhựa Nhiệt Đới
a. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Để quản lý hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế, loại hình kinh doanh đều phải sử dụng hàng loại hàng loạt các công cụ quản lý khác nhau, trong đó, kế toán được coi là một công cụ quản lý hữu hiệu. Bộ máy kê toán sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kip thời tình hình tài sản và sự biến động của tài sản cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc tổ chức công tác hạch toán kế toán được đặc biệt quan tâm tại Công ty Nhựa Nhiệt Đới.
Tổ chức Công tác kế toán thực chất là cách thức tổ chức thực hiện ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung bằng phương pháp khoa học riêng của kế toán, phù hợp với quy mô, đặc điểm, tình hình cụ thể của mỗi doanh nghiệp, nhằm phát huy chức năng vai trò quan trọng của kế toán trong công tác quản lý nền kinh tế.
Tại Công ty cổ phẩn Nhựa Nhiệt Đới, bộ máy kế toán được tổ chức theo kiểu tập trung.Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng Tài chính kế toán
Sơ đồ 8: tổ chức bộ máy kế toán tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Nhiệt Đới
Phòng tài chính kế toán tổng hợp có nhiệm vụ thực hiện việc hạch toán chi tiết và tổng hợp tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty một cách thường xuyên, liên tục, chính xác, kịp thời nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các cấp quản lý để thực hiện tốt công tác quản lý của mình.
Để hoàn thành nhiệm vụ chung của phòng tài chính kế toán, mỗi thành viên trong phòng tài chính kế toán đều có nhiệm vụ cụ thể riêng của mình.
Kế toán trưởng: có chức năng giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê và hạch toán kinh tế tại Công ty. Kế toán trưởng còn có trách nhiệm, quyền hạn như một phó giám đốc, đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi tổng hợp mọi hoạt động tài chính của Công ty thông qua các kế toán viên.
Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thanh toán như: thanh toán tiền tạm ứng, theo dõi các khoản thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay ngân hàng phát sinh hàng ngày ở Công ty.
Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tâpk hợp các khoản chi phí 621, 622, 627, 641, 642 và tính giá thà