PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT
1. Chi phí sản xuất.
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác quá trình sản xuất hàng hóa là quá trình kết hợp của 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động. Đồng thời quá trình sản xuất hàng hóa cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy để tiến hành sản xuất hàng hóa phải bỏ ra chi phí về thù lao lao động về tư liệu lao động, và đối tượng lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất sẽ tạo ra giá trị sản phảm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của người sản xuất.
Như vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Nói cách khác chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ngoài những hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất sản phảm hoặc lao vụ còn có những hoạt động khác không có tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, các hoạt động mang tính chất sự nghiệp. Song chỉ những chi phí hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất.
Thực chất, chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá.
2. Phân loại chi phí sản xuất:
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc tính nhất định.
Tùy theo sự xem xét chi phí ở các góc độ khác nhau và mục đích quản lý chi phí mà người ta có thể lựa chọn tiêu thức phân loại cho phù hợp. Tuy nhiên về mặt hạch toán chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức sau:
2.1 Phân loại yếu tố chi phí.
Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra phân tích dự đoán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia thành 7 yếu tố sau:
- Yếu tố nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ…Để sử dụng và sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố nhiên liệu, động lực: Sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất phải trả cho công nhân viên chức.
- Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: Phản ánh số trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân tính vào chi phí.
- Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng và sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Gồm các khoản chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2.2 Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
Cách phân loại: Dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy định hiện hành giá thành sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
99 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 4870 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH may mặc LATHUSO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Đất nước đã và đang trong thời kỳ đổi mới phát triển toàn diện về mọi mặt kinh tế chính trị xã hội. Cùng với sự lãnh đạo tài chính của Đảng và nhà nước ta, từ khi thực hiện đường lối chính sách nhiều thành phần nền kinh tế của nước ta đã được phát triển mạnh mẽ nhằm thúc đẩy nền kinh tế thế giới.
Để góp phần thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển hơn nữa thì lớp trẻ chúng em phải ra sức học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức nhằm góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng đất nước. Riêng bản thân em, được bước vào học tập và rèn luyện tại Trường CĐTC - QT - KD là một điều vinh dự và tự hào khi được sống và học tập trong môi trường Tài Chính thân thương. Chính tại nơi đây cũng đã đào tạo biết bao cán bộ tài chính kế toán để giúp ích cho đất nước.
Trong 2 năm học và tu dưỡng tại Trường CĐTC - QT – KD em thật chân trọng biết ơn công lao to lớn của các thầy, các cô đã không quản ngại gian nan vất vả, với lòng nhiệt tình và lương tâm. Người thầy đã đem hết khả năng chuyên môn của mình truyền đạt, trang bị những kiến thức nền tảng để chúng em làm hành trang vào đời.
Trong 2 năm học vừa qua nhà trường đã trang bị cho chúng em một khối lượng kiến thức khá lớn nhưng:
“Học phải đi đôi với hành.
Lý luận phải gắn liền với thực tiễn.”
Nên để khi ra trường tiếp xúc với thực tế khỏi mới mẻ và bỡ ngỡ thì thực tập là một công việc không thể thiếu được với người kế toán tương lai như chúng em. Thực tập sẽ giúp chúng em hiểu biết hơn về kinh nghiệm thực tế, về công tác chuyên môn của Đơn vị thực tập nói riêng và nghành kế toán nói chung. Ngoài ra thực tập nghiệp vụ còn có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp chúng ta tận dụng được những lý thuyết cơ bản đã học tại trường để áp dụng vào thực tế một cách linh hoạt giúp chúng ta nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ hiểu biết của mình để sau khi ra trường sẽ trở thành một người kế toán giỏi để góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, đưa nền kinh tế của nước nhà phát triển và nâng cao đời sống của nhân dân.
Bước đầu thực tế, đối với em là một vấn đề hết sức mới mẻ trước sự thay đổi của cơ chế thị trường hiện nay. Nay em được nhà trưởng tổ chức cho thực tập từ ngày: 02/5/2006 đến ngày 15/7/2006. Qua thời gian thực tập em thấy rất hữu ích và không thể thiếu với cá nhân em, vì đây là thời gian mà nhà trường tạo điều kiện cho chúng em đi vào với thực tế, làm quen với các nghiệp vụ trên cơ sở lý thuyết đã được học ở trường.
Khi bước vào thực tập em đã xác định rõ được tầm quan trọng của mình đối với chuyến đi này. Những ngày thực tập tại Công ty TNHH TM LATHUSO em đã cố gắng học hỏi, nghiên cứu tài liệu và những kinh nghiệm thực tế của các bác, các cô, các anh, các chị trong cơ quan nhằm củng cố, nâng cao trình độ hiểu biết của mình để áp dụng vào thực tiễn.
Qua hai tháng thực tập tại cơ quan đã được giúp đỡ nhiệt tình của tất cả các cô chú, các anh chị trong cơ quan. Nay em đã hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH may mặc LATHUSO".
Cũng trong thời gian này em đã rút ra được những kinh nghiệp hết sức bổ ích cho bản thân. Đây là thời gian vô cùng quý giá cho bản thân em hiểu thế nào là: “Học đi đôi với hành” xong đối với một cán bộ tài chính kế toán thì chưa đủ mà còn phải học hỏi hơn nữa, hiểu biết hơn nữa về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng nghiên cứu, tìm tòi những tài liệu và những điều luật mới ban hành sửa đổi.
Trong suốt quá trình thực tập tại Công ty TNHH TM LATHUSO. Tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng được sự giúp đỡ của tập thể ban lãnh đạo và toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ. Hai tháng không phải là thời gian dài nhưng em cũng cố gắng tìm hiểu biết thêm trong công tác chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ làm công tác tài chính kế toán.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản của người cán bộ tài chính tương lai. Ngoài ra em cũng chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của bàn lãnh đạo và các cô chú, các bác, các anh, các chị trong Công ty nói chúng và trong phòng hành chính quản trị tài vụ nói riêng đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tại cơ quan.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN XUẤT
1. Chi phí sản xuất.
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác quá trình sản xuất hàng hóa là quá trình kết hợp của 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, sức lao động. Đồng thời quá trình sản xuất hàng hóa cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy để tiến hành sản xuất hàng hóa phải bỏ ra chi phí về thù lao lao động về tư liệu lao động, và đối tượng lao động. Vì thế sự hình thành nên các chi phí sản xuất sẽ tạo ra giá trị sản phảm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của người sản xuất.
Như vậy chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Nói cách khác chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm.
Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ngoài những hoạt động có liên quan đến quá trình sản xuất sản phảm hoặc lao vụ còn có những hoạt động khác không có tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, các hoạt động mang tính chất sự nghiệp. Song chỉ những chi phí hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất.
Thực chất, chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn, chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá.
2. Phân loại chi phí sản xuất:
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các chi phí sản xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc tính nhất định.
Tùy theo sự xem xét chi phí ở các góc độ khác nhau và mục đích quản lý chi phí mà người ta có thể lựa chọn tiêu thức phân loại cho phù hợp. Tuy nhiên về mặt hạch toán chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức sau:
2.1 Phân loại yếu tố chi phí.
Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra phân tích dự đoán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia thành 7 yếu tố sau:
- Yếu tố nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ…Để sử dụng và sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố nhiên liệu, động lực: Sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
- Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất phải trả cho công nhân viên chức.
- Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ: Phản ánh số trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân tính vào chi phí.
- Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng và sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Gồm các khoản chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
2.2 Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
Cách phân loại: Dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy định hiện hành giá thành sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí phân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ cùng với các khoản trích theo tỷ lệ quy định cho các quý KPCĐ, BHXH, BHYT (phần trích vào chi phí).
- Chi phí sản xuất chung: Gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên liệu và chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí bán hàng: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lao dịch vụ trong kỳ.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến QTKD và QLHC trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được bất kỳ hoạt động hay phân xưởng nào.
2.3 Phân theo cách thức cách chuyển chi phí.
Theo cách thức này chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành:
- Chi phí sản phẩm: Là những chi phí được gắn liền với các sản phẩm được sản xuất ra hoặc đựơc mua.
- Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm lợi tức trong một kỳ nào đó, nó không phải là một phần giá trị của sản phẩm được sản xuất ra được hoặc mua lên được xem là các phí tổn, cần được khấu trừ ra lợi nhuận của thời kỳ mà chúng phát sinh.
2.4 Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành.
Để thuạn lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để ra quyết định kinh doanh, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được phân theo quan hệ với khối lượng công việc hoàn thành. Theo cách này chi phí được phân thành biến phí và định phí.
- Biến phí: Là những chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn chi phí về nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp. Cần lưu ý rằng các chi phí biến đổi nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì nó là cố định.
- Định phí: Là những chi phí không thay đổi nếu về tổng số tới khối lượng công việc hoàn thành, chẳng hạn các chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí thuê mặt bằng, phương tiện kinh doanh…Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm không đổi.
II. GIÁ THÀNH VÀ PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH.
1. Khái niệm và bản chất của giá thành.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành của sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn các hao phí, lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng hóa - tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái xuất mở rộng.
2. Phân loại giá thành.
Để đáp ứng yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế hoạch giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toàn khác nhau.
2.1 Phân theo thời điểm tính và nguồn gốc số liệu để tính giá thành.
Theo cách phân loại này chỉ tiêu tính giá được phân thành:
- Giá thành kế hoạch: Được xác định trước khi bước vào sản xuất kinh doanh, trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
- Giá thành định mức: Cũng được xác định trước khi sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên khác với giá thành kế hoạch. Giá thành định mức được xây dựng trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành.
- Giá thành thực tế: Được xác dịnh sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí xác định các nguyên nhân hụt, vượt định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho chi phí phù hợp.
2.2 Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí.
Theo cách phân loại này chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ.
- Giá thành sản xuất: (giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan tới việc sản xuất chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất.
- Giá thành tiêu thụ (giá toàn bộ hay giá thành đầy đủ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan tới việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:
Giá thành toàn
bộ của SP
=
Giá thành sản
xuất của sản phẩm
+
Chi phí bán hàng
+
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Cách phân loại này có tác dụng giúp các nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lỗ, lãi) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng, từng loại dịch vụ nên cách phân loại này chỉ mang ý nghĩa học thuật, nghiên cứu.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
Giữa các chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Chi phí biểu hiện mặt hao phí sản xuất còn giá thành biểu hiện mặt kết quả sản xuất. Đây là 2 mặt thống nhất của 1 quá trình, vì vậy chúng giống nhau về chất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều baog ồm các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên bộ phận chi phí sản xuất lại khác nhau về lượng thể hiện.
- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn liền với một loại sản phẩm, công việc lao dịch vụ nhất định.
Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí thực tế đã phát sinh hoặc phần chi phí phát sinh vào kỳ sau, những chi phí đã ghi nhận là chi phí ở kỳ này. Ngoài ra giá thành sản phẩm còn chứa đựng cả một phần chi phí của kỳ trước chuyển sang.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được cụ thể hóa bằng sơ đồ sau:
A - Chi phí dở dang đầu kỳ
B - Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
C - Tổng giá thành sản phẩm
D - Chi phí dở dang cuối kỳ
Ta có:
AC = AB + BD – CD
Hay:
Tổng giá thành sản phẩm
=
Chi phí SX dở dang đầu kỳ
+
Chi phí SX phát sinh trong kỳ
-
Chi phí SX dở dang cuối kỳ
Khi giá trị dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất trong kỳ.
IV. HẠCH TOÀN CHI PHÍ SẢN XUẤT.
1. Đối tượng và phương pháp hạch toán:
Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan trọng của tổ chức hạch toán quá trình sản xuất.
Tổ chức hạch toán là quá trình sản xuất bao gồm 2 giai đoạn kế tiếp nhau và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng…và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Việc phân chia này xuất phát từ quá trình quản lý, kiểm tra phân tích chi tiết, yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ và đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp và yêu cầu tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định.
Có thể nói việc phân chia quá trình hạch toán thành 2 giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị, tức là đối tượng tính giá thành.
Như vậy xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là việc xác đinh nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí.
Trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí, kế toán lựa chọn phương pháp hạch toán thích ứng. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Về cơ bản phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp sau:
- Hạch toán chi phí theo giai đoạn công nghệ hoặc phân xưởng.
- Hạch toán chi phí theo sản phẩm.
- Hạch toán chi phí theo nhóm sản phẩm.
- Hạch toán chi phí theo đơn đặt hàng.
Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ hoặc theo dõi chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định phản ánh các chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng, hàng tháng tập hợp chi phí theo từng đối tượng.
Mỗi phương pháp hạch toán chỉ thích ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của các phương pháp này là biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí.
2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất.
Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác kịp thời. Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng nghành nghề, từng doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên có thể khái quát trung trình tự hạch toán chi phí sản xuất qua 4 bước sau đây:
- B1: Tập hợp chi phí sản xuất có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng.
- B2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành nghề sản xuất kinh doanh phụ có liên quan trực tiếp tới từng đối tượng sử dụng trên cơ sở lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ.
- B3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất trung cho các đối tượng có liên quan.
- B4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.
Tùy theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung cách thức hạch toán chi phí sản xuất có những điểm khác nhau.
3. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất.
Để tiến hành hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất các doanh nghiệp có thể áp dụng 2 phương pháp: Kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ. 2 phương pháp này có những ưu nhựơc điểm riêng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
- Phương pháp kê khai thường xuyên là: Là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập xuất, tồn kho vật tư hàng hóa trên sổ kế toán.
Khi xử dụng phương pháp kê khai thường xuyên thì các tài khoản hàng tồn kho nói chung được dùng để phản ánh số liệu hiện có, tình hình biến động tăng giảm vật tư, hàng hóa. Vì vậy giá trị vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ hạch toán. Đến cuối kỳ hạch toán căn cứ vào số liệu kiểm kê hàng hóa, vật tư tồn kho, so sánh với số liệu tồn kho trên sổ kế toán để xác định số lượng vật tư thừa, thiếu và truy tìm nguyên nhân để có giải pháp xử lý kịp thời.
Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX), áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh những mặt hàng có giá trị lớn.
- Phương pháp kiểm kê định ky (KKĐK): là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán, tổng hợp và từ đó tính ra giá trị vật tư, hàng hóa đã xuất kho trong kỳ theo công thức:
Giá trị vật tư hàng hóa xuất kho
=
Tổng giá trị vật tư hàng hóa mua vào trong kỳ.
+
Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ
-
Trị giá vật tư hàng hóa tồn cuối kỳ
Theo phương pháp KKĐK, mọi biến động, vật tư hàng hóa không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản hàng tồn kho. Giá trị vật tư, hàng hóa mua vào và nhập kho được phản ánh trên một tài khoản riêng: