Kinh doanh, xuất nhập khẩu sắt thép, hàng kim khí, vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, thiết bị xây lắp, thiết bị cơ khí, khung kho nhà xưởng bằng cấu kiện nhôm, thép, inox.
Xây dựng, lắp đặt công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi; sửa chữa nhà ở, trang trí nội ngoại thất.
Lập dự án đầu tư xây dựng.
Quản lý dự án
Kinh doanh nhà.
Mua bán hàng kim khí điện máy, thực phẩm.
Dịch vụ giao nhận, kho vận hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu.
58 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4132 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thiết bị công nghiệp việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
(
(
TP. HCM, ngày tháng năm 2009
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
(
(
TP. HCM, ngày tháng năm 2009
MỤC LỤC
(((
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT 5
1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty 5
2. Phạm vi hoạt động và mục tiêu của công ty 6
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty 6
4. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 6
4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 8
4.2. Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán 8
4.3. Hình thức hạch toán và các chính sách kế toán áp dụng 9
4.4. Hình thức kế toán và phượng tiện phục vụ công tác kế toán 9
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 11
1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 11
1.1. Khái niệm doanh thu 11
1.2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu 11
1.3. Chứng từ sử dụng 12
1.4. Sổ chi tiết 12
1.5. Tài khoản sử dụng 12
2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 14
2.1. Chiết khấu thương mại 14
2.2. Hàng bán trả lại 15
2.3. Giảm giá hàng bán 16
3. Kế toán giá vốn hàng bán 16
3.1. Khái niệm 16
3.2. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: 17
3.3. Chứng từ sử dụng 17
3.4. Sổ chi tiết 17
3.5. Tài khoản sử dụng 17
3.6. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 18
4. Kế toán chi phí bán hàng 19
4.1. Khái niệm 19
4.2. Chứng từ sử dụng 19
4.3. Sổ chi tiết 19
4.4. Tài khoản sử dụng 19
4.5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 20
5. Kế toán chi phí quản lí doanh nghiệp 21
5.1. Khái niệm 21
5.2. Chứng từ sử dụng 21
5.3. Sổ chi tiết 22
5.4. Tài khoản sử dụng 22
5.5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 22
6. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 24
6.1. Khái niệm 24
6.2. Chứng từ sử dụng 24
6.3. Sổ chi tiết 24
6.4. Tài khoản sử dụng 24
6.5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 25
7. Kế toán chi phí hoạt động tài chính 26
7.1. Khái niệm 26
7.2. Chứng từ sử dụng 26
7.3. Sổ chi tiết 26
7.4. Tài khoản sử dụng 26
7.5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 26
8. Kế toán thu nhập khác 28
8.1. Khái niệm 28
8.2. Chứng từ sử dụng 28
8.3. Sổ chi tiết 28
8.4. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 29
9. Kế toán các khoản chi phí khác 30
9.1. Khái niệm 30
9.2. Chứng từ sử dụng 30
9.3. Sổ chi tiết 30
9.4. Tài khoản sử dụng 31
9.5. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 31
10. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 32
10.1. Khái niệm 32
10.2. Chứng từ sử dụng 32
10.3. Sổ chi tiết 32
10.4. Tài khoản sử dụng 32
III. THỰC TIỄN KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT 35
1. Tình hình kế toán tại công ty 35
1.1. Kế toán doanh thu bán hàng 35
1.2. Kế toán hàng bán bị trả lại 44
1.3. Kế toán giá vốn hàng bán 46
1.4. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác 48
1.5. Kế toán chi phí bán hàng : 49
1.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp : 51
1.7. Kế toán chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác 53
1.8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh : 54
IV. NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 57
1. Nhận xét – kiến nghị công tác tổ chức kế toán 57
2. Kết luận 58
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT
Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
Từ một đơn vị chuyên phân phối ,ngày 17/03/2006 đã được chính thức chuyển thành công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Công ty hoạt động với đầy đủ các chức năng của một doanh nghiệp và có thế mạnh trong lĩnh vực phân phối thép cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp. Từ một đơn vị nhỏ khi mới thành lập, đến nay Công ty đã không ngừng phát triển ổn định và vững chắc.
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT
Tên tiếng Anh: VIET INDUSTRIAL EQUIPMENT COMPANY LIMITED.
Tên công ty viết tắt: VIDECO.,LTD
Biểu tượng của Công ty:
Vốn điều lệ : 7.999.370.000 VNĐ (Bảy Tỷ chín trăm chín mươi chín triệu ba trăm bảy mươi nghìn đồng)
Trụ sở chính : 47-47A,Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM.
Điện thoại : (84-08) 8996 067
Fax : (84-08) 8991 869
Website : www.videco.com
Email : info@videcovn.com
Giấy CNĐKKD : 4102037691 do Phòng ĐKKD, Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp cho đăng ký lần đầu ngày 17/03/2006, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 19/04/2007.
Phạm vi hoạt động và mục tiêu của công ty
Kinh doanh, xuất nhập khẩu sắt thép, hàng kim khí, vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, thiết bị xây lắp, thiết bị cơ khí, khung kho nhà xưởng bằng cấu kiện nhôm, thép, inox.
Xây dựng, lắp đặt công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi; sửa chữa nhà ở, trang trí nội ngoại thất.
Lập dự án đầu tư xây dựng.
Quản lý dự án
Kinh doanh nhà.
Mua bán hàng kim khí điện máy, thực phẩm.
Dịch vụ giao nhận, kho vận hàng hóa nội địa và xuất nhập khẩu.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty
Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý
Công ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp Việt
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Ban Giám đốc:
Tổng giám đốc : là người điều hành và có quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty .
Giám đốc điều hành : là người giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Tổng Giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty.
Các phòng ban nghiệp vụ:
Phòng Kinh doanh - Tổng hợp: điều hành các hoạt động kinh doanh, thường xuyên bám sát, theo dõi hợp đồng, thực hiện đúng cam kết và theo dõi thu hồi công nợ.
Phòng Kinh doanh - Công trình: điều hành các hoạt động kinh doanh, tiếp thị, phát triển, mở rộng đối tác là các nhà đầu tư, các chủ dự án, các đơn vị thi công xây dựng có nguồn tài chính trong nước; theo dõi hợp đồng thực hiện đúng cam kết và theo dõi thu hồi công nợ.
Phòng Dự án - Thị trường: điều hành các hoạt động kinh doanh, tiếp thị, phát triển, mở rộng đối tác là các nhà đầu tư, các chủ dự án có nguồn tài chính từ nước ngoài và các công trình do người nước ngoài phụ trách thi công; thực hiện các hợp đồng ngoại thương xuất nhập khẩu, thực hiện công tác thống kê báo cáo tình hình tiếp thị.
Phòng Đầu tư: quản lý và theo dõi các nguồn đầu tư bao gồm các khoản ký quỹ, thế chấp và các dự án đầu tư trực tiếp của VIDECO; quản lý và thực hiện các hoạt động tài chính.
Phòng Kế toán: tổ chức hạch toán kinh tế về hoạt động kinh doanh của Công ty ; tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động SXKD để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của Công ty; Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống sự diễn biến các nguồn vốn phục vụ cho việc huy động nguồn lực hàng hóa trong sản xuất - kinh doanh của Công ty; theo dõi đối chiếu số liệu công nợ của Công ty, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu, chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác.
Phòng Hành chính – Nhân sự: quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu. Thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu; xây dựng lịch công tác; bố trí nhân sự cho phù hợp với nhu cầu phát triển của Công ty; quản lý lao động, tiền lương cán bộ CNV .
Phòng Giao nhận – Kho vận: chịu trách nhiệm trong việc điều hành thực hiện các hoạt động về giao nhận, tổ chức vận chuyển hàng hóa công ty; kết hợp với phòng kinh doanh tổng hợp nhận lệnh giao hàng, hợp đồng phương tiện vận chuyển, tổ chức giao nhận hàng hóa cho đúng tiến độ, đúng quy cách, chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hóa.
Tổ chức công tác kế toán tại công ty
Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Ghi chú : : Quan hệ chỉ đạo
------------- : Quan hệ hỗ trợ
Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán
Kế toán trưởng: phụ trách quản lý, tổ chức, kiểm tra thực hiện công tác kế toán và bộ máy kế toán tại công ty. Kiểm tra tình hình tài chính, các hợp đồng kinh tế và dịch vụ, giá cả hàng hóa và đưa ra các quyết định thích hợp.
Kế toán tổng hợp: thực hiện công tác kế toán tổng hợp, kiểm tra các chứng từ báo cáo của các kế toán viên, theo dõi các tài khoản tại các ngân hàng và thay mặt kế toán trưởng quản lý công tác phòng kế toán khi kế toán trưởng đi công tác.
Kế toán mua bán hàng: cập nhật các chứng từ nhập xuất hàng hóa từ phòng kinh doanh và phòng giao nhận kho vận, đối chiếu hàng hóa với nhà cung cấp và nhà phân phối, ra hóa đơn bán hàng, theo dõi tình hình mua hàng
Kế toán kho: theo dõi tình hình nhập xuất hàng hóa cân đối tồn kho hàng hóa, cung cấp giá cả hàng hóa cho kế toán trưởng để kịp thời can thiệp giá cả và ra các quyết định tài chính.
Kế toán công nợ: dựa vào số liệu của kế toán mua bán hàng để lập kế hoạch thanh toán cho nhà cung cấp, báo cáo tình hình công nợ cho cấp trên và các bộ phận phòng ban khi cần thiết, đối chiếu công nợ, theo dõi các điều kiện thanh toán của các hợp đồng để tính lãi thanh toán và chiết khấu cho khách hàng và nhà cung cấp.
Kế toán thanh toán: kiểm tra các chứng từ phát sinh để lập phiếu thu và phiếu chi thích hợp, đối chiếu tồn quỹ với thủ quỹ.
Kế toán ngân hàng: phụ trách theo dõi các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng
Thủ quỹ: phụ trách các công việc liên quan đến việc thu chi tiền, bảo quản, cất giữ tiền và các loại tài sản được xem như tiền tại công ty. Chịu trách nhiệm trước Kế toán trưởng và Ban Giám đốc.
Hình thức hạch toán và các chính sách kế toán áp dụng
Do đặc điểm phân xưởng, hệ thống kho hàng của công ty nên công ty tổ chức bộ máy kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán chủ yếu được tập trung thực hiện tại phòng kế toán. Hình thức này đảm bảo sự tập trung thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán giúp cho công ty chỉ đạo sản xuất kinh doanh kịp thời.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ, USD sử dụng tỷ giá thực tế.
Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: đánh giá theo giá thực tế phát sinh. Tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: hàng xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ.
Niên độ kế toán theo năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
Hình thức kế toán và phượng tiện phục vụ công tác kế toán
Công ty sử dụng hình thức phần mềm kế toán Spec 2.1 do các chuyên viên thiết kế riêng cho công ty để phục vụ cho công tác kế toán được dễ dàng và nhanh chóng.
Do tính chất, đặc điểm kinh doanh nhiều mặt hàng nên công ty còn áp dụng thêm hình thức kế toán Nhật ký chung để tiện lợi cho việc ghi chép và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Trình tự hạch toán và nhập liệu các chứng từ kế toán vào chương trình phần mềm kế toán :
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra được dùng làm căn cứ hạch toán vào phần mềm kế toán, cụ thể như sau:
Bước 1: khởi động chương trình phần mềm kế toán
Bước 2: vào màn hình chung
Bước 3: chọn phần hành liên quan cần sử dụng
Bước 4: nhập liệu vào
Bước 5: in các chứng từ và mẫu biểu báo cáo
Bước 6: khóa sổ
Bước 7: thoát khỏi chương trình phần mềm (kết thúc).
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Khái niệm doanh thu
Là tổng giá trị lợi ích doanh nghiệp thu được trong kì kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng thêm vốn chủ sở hữu.
Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”
- Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khỏan thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. Các khoản góp vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không là doanh thu.
- Doanh thu phát sinh từ giao dịch,sự kiện được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bởi giá trị hợp lí của các khoản đã thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải theo nguyên tắc phù hợp. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có lien quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
Chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã bán trong kì không pâhn biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.
Theo chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn năm (5) điều kiện sau:
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
Doanh thu được xác định tương đối chác chắn;
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lôi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
Xác định được chi phí liên quan đế giao dịch bán hàng.
Chứng từ sử dụng
Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng.
Bảng kê hàng gửi bán đã tiêu thụ.
Phiếu xuất kho
Bảng kê nhận tiền và thanh toán tiền hàng ngày.
Các chứng từ thanh toán: phiếu thu, giấy báo có của Ngân hàng,…
Sổ chi tiết
Kế toán mở sổ chi tiết 511 để theo dõi “ doanh thu bán hàng”
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ”
Tài khỏan 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
a) Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Các tài khoản cấp 2:
Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
Tài khoản 5112 – Doanh thu bán thành phẩm
Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
Tài khoản 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá
Tài khoản 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.
Bên nợ:
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc số thuế xuất khẩu phải nộp
- Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.
- Doanh thu hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ
- Khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ
- Khoản chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 “Xác địng kết quả hoạt động kinh doanh”.
Bên có:
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, và cung cấp dịch vụ phát sinh.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ
b) Tài khoản 512 “Doanh thu nội bộ”
Tài khoản 5121 – Doanh thu bán hàng hóa
Tài khoản 5122 – Doanh thu bán các thành phẩm
Tài khoản 5123 – Doanh thu cung cấp dịch vụ.
Bên nợ:
- Trị gía hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế toán.
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán nội bộ.
- Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số sản phẩm, hàng hóa,dịch vụ đã bán nội bộ.
- Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ thuần vào tài khỏan 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên có:
- Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán.
Tài khoản 512 không có số dư cuối kỳ
c) Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
Bên nợ:
- Chi phí tài chính phát sinh trong kỳ
- Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang tài khoản 911 “xác định kết quả hoạt động kinh doanh”
Bên có: doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ
Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Chiết khấu thương mại
Khái niệm
Chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (sản phẩm, hàng hóa), dịch vụ với khối lượng lớn và theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng.
Nguyên tắc hạch toán
Chỉ phản ánh khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định.
Chứng từ sử dụng
Hóa đơn GTGT
hóa đơn bán hàng.
Sổ chi tiết
Kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 521 để theo dõi “chiếc khấu thương mại “
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng Tài khoản 521 – “Chiết khấu thương mại” để phản ánh.
Bên Nợ :Khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng.
Bên Có : Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán.
Tài khoản 521 – “Chiết khấu thương mại” không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 521 – “Chiết khấu thương mại” có 3 tài khoản cấp 2 :
Tài khoản 5211 – Chiết khấu hàng hóa.
Tài khoản 5212 – Chiết khấu thành phẩm.
Tài khoản 5213 – Chiết khấu dịch vụ
Hàng bán trả lại
Khái niệm
Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.
Giá trị của hàng bán bị trả lại sẽ điều chỉnh doanh thu bán hàng thực tế thực hiện trong kỳ kinh doanh để tính doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hóa đã bán ra trong kỳ báo cáo.
Nguyên tắc hạch toán
Chỉ phản ánh giá trị của số hàng đã bán bị trả lại (tính theo đúng đơn giá bán ghi trên hóa đơn). Các chi phí khác phát sinh liên quan đến việc hàng bán bị trả lại mà doanh nghiệp phải chi được phản ánh vào Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng".
Chứng từ sử dụng
Hóa đơn gtgt
Phiếu thu
Giấy báo có
Biên bản trả lại hàng
Sổ chi tiết
Kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 531 để theo dõi hàng hóa bị trả lại
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng Tài khoản 531 – “Hàng bán bị trả lại” để phản ánh.
Bên Nợ : Doanh thu của hàng bán bị trả lại đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán ra.
Bên Có : Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ Tài khoản 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, hoặc Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo.
Tài khoản 531 không có số dư cuối kỳ.
Giảm giá hàng bán
Khái niệm
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trong hóa đơn, vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng kinh tế.
Nguyên tắc hạch toán
Chỉ phản ánh các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hóa đơn, tức là sau khi đã bán hàng và phát hành hóa đơn do hàng bán kém, mất phẩm chất, …
Không phản ánh số giảm giá đã được ghi trên hóa đơn bán hàng và đã được trừ vào tổng trị giá bán ghi trên hóa đơn.
Chứng từ sử dụng
Hóa đơn GTGT
Hóa đơn bán hàng
Biên bản giảm giá
Sổ chi tiết
Kế toán mở sổ chi tiết tài khoản 532 để theo dõi giảm giá của từng mặt hàng.
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng Tài khoản 532 – “Giảm giá hàng bán” để phản ánh.
Bên Nợ : Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế.
Bên Có : Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản 511 hoặc Tài khoản 512
Tài khoản 532 không có số dư cuối kỳ
Kế toán giá vốn hàng bán
Khái niệm