Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại

Nội dung đề án gồm ba phần chính: Phần một : những vấn đề lý luận chung về kế toán hàng tồn kho. Phần hai : Thực trạng kế toán hàng tồn kho tại vn Phần ba : một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao công tác kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại. Phần I. những vấn đề lý luận chung về kế toán hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho và phân loại hàng tồn kho 1.1. Khái niệm Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02(VAS 02) được ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001: Hàng tồn kho: Là những tài sản: a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường; b) Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang; c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. 1.2. Phân loại hàng tồn kho Hàng hoá mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm Nguyên liệu, vật liêu,công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đ• mua đang đi trên đường Chi phí dở dang 1.3.Các tài khoản sử dụng trong kế toán hàng tồn kho 1.3.1 Tài khoản(TK) sử dụng trong Kế toán theo phương pháp kiểm kê định kì a)Tài khoản 156 :“Hàng hóa” - TK này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hoá của doanh nghiệp. - TK 156 được chi tiết thành ba tiểu khoản + TK 1561: “ Giá mua hàng hoá” + TK 1562: “ Chi phí thu mua hàng hoá” + TK 1567: “ Hàng Hoá Bất Động Sản” - Kết cấu của TK 156 Bên Nợ: Phản ánh trị giá hàng hóa nhập kho và chi phí thu mua hàng hoá phát sinh trong kỳ Bên có : Phản ánh trị giá hàng hoá xuất kho và chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá bán ra trong kỳ Số dư Nợ: Phản ánh trị giá mua và chi phí mua hàng hóa còn tồn cuối kỳ b) Tài khoản 151: “Hàng mua đang đi trên đường” - TK này dùng để phản ánh trị giá của các loại hàng hoá, vật tư mua vào đ• xác định là hàng mua nhưng chưa về nhập kho hoặc đ• về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho. - Kết cấu của TK 151 Bên Nợ: Phản ánh trị giá hàng hoá đang đi đường Bên Có: Phản ánh trị giá hàng hoá, vật tư đang đi đường đ• về nhập kho hoặc đ• chuyển bán thẳng cho khách hàng Số dư Nợ: Phản ánh trị giá hàng hoá, vật tư đ• mua nhưng còn đang đi đường. c) Tài khoản 157 “ Hàng gửi bán” - TK này dùng để phản ánh trị giá hàng hoá, thành phẩm đ• gửi bán hoặc chuyển đến cho khách hàng, trị giá dịch vụ, lao vụ đ• hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng nhưng chưa được thanh toán. - Kết cấu TK 157 Bên Nợ: Trị giá hàng hoá đ• gửi bán chưa được chấp nhận thanh toán Bên Có: Trị giá thực tế hàng hoá gửi bán được chấp nhận thanh toán Số dư Nợ: Phản ánh trị giá hàng hoá đ• gửi đi nhưng chưa được xác định là tiêu thụ. 1.3.2 Tài khoản sử dụng trong Kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên a) Tài khoản 611 “Mua hàng” - TK này dùng để phản ánh trị giá hàng hoá mua vào trong kỳ - TK này có 2 tiểu khoản . TK 6111: “ Mua nguyên liệu, vật liệu” TK 6112: “ Giá mua hàng hoá” - Kết cấu TK 611 Bên Nợ: + Trị giá thực tế hàng hoá tồn đầu kỳ + Trị giá hàng hoá mua vào trong kỳ Bên Có: + Trị giá thực tế hàng hoá tồn kho cuối kỳ + Giảm giá hàng mua và trị giá hàng mua bị trả lại + Kết chuyển trị giá hàng thực tế hàng hoá vật tư tiêu thụ và xuất dùng TK 611 cuối kỳ không có số dư b) Tài khoản 156, 157, 151 Các TK này chỉ sử dụng để phản ánh vào thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ. Nội dung ghi chép của các TK này như sau: Bên Nợ: Phản ánh trị giá thực tế hàng tồn kho cuối kỳ Bên Có: Kết chuyển trị giá thực tế hàng tồn kho đầu kỳ.

doc34 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 9100 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan