Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang

MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU.1 1. Lý do chọn đề tài:. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu:. 2 3. Phương pháp nghiên cứu:. 3 4. Phạm vi nghiên cứu:. 3 PHẦN NỘI DUNG.4 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG AN GIANG.4 1. Lịch sử hình thành và phát triển:. 4 2. Những tồn tại và phương hướng phát triển trong tương lai:.6 3. Cơ cấu tổ chức:. 7 4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:. 8 4.1 Phòng Kế Hoạch Tín Dụng:.8 4.2 Phòng Thanh Toán Quốc Tế:.9 4.3 Phòng kế toán:.10 4.4 Phòng ngân quỹ:. 11 4.5 Phòng Hành Chánh - Nhân Sự:.11 4.6 Tổ Kiểm Tra Nội Bộ:.12 4.7 Phòng Giao Dịch TGLX:.13 5. Tổ chức kế toán:.14 CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM. 16 1. Khái niệm:.16 2. Đặc điểm:.16 3. Ý nghĩa:.17 4. Những qui định chung:. 17 5. Nguyên tắc thanh toán:. 18 CHƯƠNG 3. SƠ LƯỢC VỀ CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG AN GIANG . 20 1. Séc:.21 1.1 Khái niệm:.21 1.2 Các loại Séc sử dụng trong thanh toán:. 21 1.3 Quy định khi sử dụng Séc:.22 1.4 Thủ tục phát hành Séc:.23 2. Ủy nhiệm chi:.23 2.1 Khái niệm:.23 2.2 Qui định khi sử dụng Ủy nhiệm chi:.24 3. Thẻ thanh toán:. 24 3.1 khái niệm:.24 3.2 Các loại thẻ sử dụng trong thanh toán:. 25 3.2.1 Thẻ ghi nợ (thẻ Connect 24):. 25 3.2.2 Thẻ tín dụng:.25 3.3 Những đối tượng liên quan đến phát hành và sử dụng thẻ thanh toán:. 26 3.4 Qui định khi sử dụng thẻ:.26 3.4.1 Thẻ ghi nợ:.26 3.4.2 Thẻ tín dụng quốc tế:. 29 3.5 Thủ tục phát hành:. 32 3.5.1 Thẻ ghi nợ Connect 24: bao gồm các bước sau. 32 3.5.2 Thẻ tín dụng quốc tế: bao gồm các bước sau .33 CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT, BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ VÀ LIÊN HÀNG TỰ ĐỘNG .36 1. Thanh toán không dùng tiền mặt:. 37 1.1 Thanh toán bằng Séc:.37 1.1.1 Tài khoản sử dụng:.37 1.1.2 Qui trình hạch toán:. 37 1.2 Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi:.39 1.2.1 Tài khoản sử dụng:.39 1.2.2 Qui trình hạch toán:. 40 1.3 Thanh toán bằng thẻ:.50 1.3.1 Tài khoản sử dụng:.50 1.3.2 Qui trình hạch toán:. 51 2. Thanh toán bù trừ điện tử và liên hàng tự động:.58 2.1 Thanh toán bù trừ điện tử:.58 2.1.1 Khái niệm:.58 2.1.2 Nguyên tắc thanh toán bù trừ điện tử:.59 2.1.3 Chứng từ sử dụng trong thanh toán bù trừ điện tử .60 2.1.4 Thời gian thực hiện thanh toán bù trừ điện tử:. 60 2.1.5 Xử lý và hạch toán các lệnh thanh toán trong thanh toán bù trừ điện tử:. 61 2.2 Thanh toán liên hàng tự động: . 65 3. Một số giải pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán thanh toán không dùng tiền mặt: . 66 PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ.67 1. Kết luận:.67 2. Kiến nghị:.68

pdf71 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3389 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài:.............................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu:......................................................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................................. 3 4. Phạm vi nghiên cứu:.......................................................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................................4 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG AN GIANG...........................................................................................................................................4 1. Lịch sử hình thành và phát triển:....................................................................................... 4 2. Những tồn tại và phương hướng phát triển trong tương lai:..............................................6 3. Cơ cấu tổ chức:.................................................................................................................. 7 4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:......................................................................... 8 4.1 Phòng Kế Hoạch Tín Dụng:................................................................................................8 4.2 Phòng Thanh Toán Quốc Tế:..............................................................................................9 4.3 Phòng kế toán:...................................................................................................................10 4.4 Phòng ngân quỹ:............................................................................................................... 11 4.5 Phòng Hành Chánh - Nhân Sự:.........................................................................................11 4.6 Tổ Kiểm Tra Nội Bộ:........................................................................................................12 4.7 Phòng Giao Dịch TGLX:.................................................................................................. 13 5. Tổ chức kế toán:...............................................................................................................14 CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT NAM.................................................................................................................... 16 1. Khái niệm:........................................................................................................................16 2. Đặc điểm:......................................................................................................................... 16 3. Ý nghĩa:............................................................................................................................17 4. Những qui định chung:.................................................................................................... 17 5. Nguyên tắc thanh toán:.................................................................................................... 18 CHƯƠNG 3. SƠ LƯỢC VỀ CÁC HÌNH THỨC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG AN GIANG .................................... 20 1. Séc:...................................................................................................................................21 1.1 Khái niệm:.........................................................................................................................21 1.2 Các loại Séc sử dụng trong thanh toán:............................................................................ 21 1.3 Quy định khi sử dụng Séc:................................................................................................22 1.4 Thủ tục phát hành Séc:......................................................................................................23 2. Ủy nhiệm chi:...................................................................................................................23 2.1 Khái niệm:.........................................................................................................................23 2.2 Qui định khi sử dụng Ủy nhiệm chi:.................................................................................24 3. Thẻ thanh toán:................................................................................................................ 24 3.1 khái niệm:..........................................................................................................................24 3.2 Các loại thẻ sử dụng trong thanh toán:............................................................................. 25 3.2.1 Thẻ ghi nợ (thẻ Connect 24):........................................................................................ 25 3.2.2 Thẻ tín dụng:................................................................................................................. 25 3.3 Những đối tượng liên quan đến phát hành và sử dụng thẻ thanh toán:............................ 26 3.4 Qui định khi sử dụng thẻ:..................................................................................................26 3.4.1 Thẻ ghi nợ:................................................................................................................... 26 3.4.2 Thẻ tín dụng quốc tế:................................................................................................... 29 3.5 Thủ tục phát hành:............................................................................................................ 32 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang 3.5.1 Thẻ ghi nợ Connect 24: bao gồm các bước sau............................................................ 32 3.5.2 Thẻ tín dụng quốc tế: bao gồm các bước sau ...............................................................33 CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT, BÙ TRỪ ĐIỆN TỬ VÀ LIÊN HÀNG TỰ ĐỘNG ......................................................................................................................................... 36 1. Thanh toán không dùng tiền mặt:.................................................................................... 37 1.1 Thanh toán bằng Séc:........................................................................................................37 1.1.1 Tài khoản sử dụng:........................................................................................................37 1.1.2 Qui trình hạch toán:...................................................................................................... 37 1.2 Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi:........................................................................................39 1.2.1 Tài khoản sử dụng:........................................................................................................39 1.2.2 Qui trình hạch toán:...................................................................................................... 40 1.3 Thanh toán bằng thẻ:.........................................................................................................50 1.3.1 Tài khoản sử dụng:........................................................................................................50 1.3.2 Qui trình hạch toán:...................................................................................................... 51 2. Thanh toán bù trừ điện tử và liên hàng tự động:..............................................................58 2.1 Thanh toán bù trừ điện tử:.................................................................................................58 2.1.1 Khái niệm:.....................................................................................................................58 2.1.2 Nguyên tắc thanh toán bù trừ điện tử:...........................................................................59 2.1.3 Chứng từ sử dụng trong thanh toán bù trừ điện tử .......................................................60 2.1.4 Thời gian thực hiện thanh toán bù trừ điện tử:............................................................. 60 2.1.5 Xử lý và hạch toán các lệnh thanh toán trong thanh toán bù trừ điện tử:..................... 61 2.2 Thanh toán liên hàng tự động: ......................................................................................... 65 3. Một số giải pháp có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán thanh toán không dùng tiền mặt: .......................................................................................................... 66 PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ..............................................................................................67 1. Kết luận:...........................................................................................................................67 2. Kiến nghị:.........................................................................................................................68 GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái2 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG AN GIANG PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Đối với doanh nghiệp, trong tất cả các loại tài sản thì tiền là tài sản dễ mang lại rủi ro nhất, do đó vấn đề quản lí tiền tránh thất thoát tiền là điều mà các doanh nghiệp luôn mong muốn đạt được. Hiện nay, một trong những biện pháp mà các doanh nghiệp đang áp dụng có hiệu quả nhằm hạn chế thất thoát tiền là thực hiện phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, tức là thực hiện việc thanh toán thông qua tài khoản tại ngân hàng, tiền mặt chỉ giữ ở mức tồn quỹ tối thiểu để thực hiện những nghiệp vụ chi trả có giá trị thấp. Đối với cá nhân cũng vậy, việc giữ tiền mặt nhiều vừa bất tiện vừa không an toàn, và biện pháp khắc phục rủi ro là gửi tiền vào ngân hàng vì khi đã có tài khoản tại ngân hàng thì chúng ta có thể thực hiện những giao dịch thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn. Trên thế giới, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã xuất hiện từ rất sớm xuất phát từ những nhu cầu khách quan sau: - Nhu cầu thực hiện những giá trị hàng hóa lớn, không thể tiến hành thanh toán bằng tiền mặt vì phát sinh nhiều chi phí như kiểm, đếm, vận chuyển và dễ mang lại những tiêu cực trong thanh toán. - Cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế, thì quá trình luân chuyển vốn cần phải được đẩy mạnh, mà thanh toán bằng tiền mặt không thể đáp ứng được nhu cầu này. - Do những hạn chế của thanh toán bằng tiền mặt là khi muốn thực hiện một khối lượng lớn tổng giá cả hàng hóa phải có lượng tiền mặt lớn, điều đó làm cho chi phí về GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái1 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang lưu thông tiền tệ tăng lên, việc tổ chức lưu thông tiền mặt thêm phức tạp, tốc độ luân chuyển vốn chậm. Bên cạnh đó các quan hệ chi trả lẫn nhau trong nền kinh tế thị trường phải dùng hình thức tiền tệ, do vậy mà nếu có một lý do nào đó không có tiền tệ, thì quá trình thanh toán không thể giải quyết được, từ đó quá trình tái sản xuất cũng không thể tiếp tục được. - Đồng thời việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt còn góp phần vào sự phát triển kinh tế và ổn định giá trị tiền tệ. Ngày nay phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã phát triển rất đa dạng về hình thức ở các nước tiên tiến, tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta do những điều kiện kinh tế - xã hội còn chưa phát triển và thói quen dùng tiền mặt trong thanh toán của người dân nên phương thức thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa được sử dụng một cách rộng rãi. Trong phương thức thanh toán này các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mà cụ thể là các Ngân hàng thương mại giữ vai trò rất quan trọng, ngân hàng là trung gian thanh toán và cung cấp các chứng từ cho các bên để tiến hành hạch toán tại đơn vị mình, còn về phía ngân hàng thì sẽ xử lý và hạch toán nghiệp vụ này như thế nào? Và đây là vấn đề mà em muốn tìm hiểu, dó đó em đã chọn đề tài tốt nghiệp của mình là: “Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Sau khi nghiên cứu đề tài này sẽ hiểu rõ về các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được sử dụng ở Việt Nam hiện nay và cách thức hạch toán đối với nghiệp vụ này mà cụ thể là tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang. Đồng thời đề tài cũng nhằm làm rõ thêm chức năng trung gian thanh toán của ngân hàng. Đề tài sẽ tìm hiểu cụ thể đối với từng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang về qui trình thanh toán, cách thức hạch toán và phương pháp thanh toán giữa các ngân hàng với nhau mà Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang đang áp dụng. GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái2 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng là thu thập số liệu, trong đó tiến hành quan sát trực tiếp qui trình thực hiện của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời trực tiếp hỏi các nhân viên về cách thức hạch toán và thu thập các báo cáo, tài liệu của cơ quan cụ thể là ghi chép lại nội dung trên các báo cáo, chứng từ để dùng làm ví dụ minh họa cho từng trường hợp cụ thể. 4. Phạm vi nghiên cứu: Ngày nay, các hoạt động của ngân hàng không còn bị gới hạn trong lãnh thổ một quốc gia mà ngày càng mở rộng phạm vi ra nước ngoài. Khi thực hiện nghiệp vụ này thì về phía ngân hàng sẽ thực hiện cả trong nước lẫn ngoài nước, tuy nhiên đề tài chỉ nghiên cứu nghiệp vụ này trong phạm vi Việt Nam tức là các quan hệ thanh toán phát sinh trong nước, đồng thời đề tài chỉ nghiên cứu những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đang được áp dụng tại Việt Nam và thực sự phát sinh tại Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang. Nguồn số liệu dùng làm ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp là các nghiệp vụ phát sinh gần nhất của năm 2005. GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái3 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG AN GIANG 1. Lịch sử hình thành và phát triển: An Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ không chỉ nổi tiếng là vựa lúa lớn mà còn nổi tiếng là vùng có nhiều tiềm năng về nuôi trồng thủy sản, cung cấp một phần quan trọng hàng xuất khẩu. Sau 5 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986 – 1991), nền kinh tế tỉnh nhà đã có những chuyển biến tích cực, sản xuất hàng hóa tăng lên, xuất nhập khẩu được mở rộng về qui mô lẫn thị trường. Năm 1991 là năm đầu tiên sản lượng lương thực của tỉnh An Giang vượt qua con số 1,5 triệu tấn, đánh dấu tiềm năng của một nền kinh tế nông nghiệp phát triển. Thế nhưng lúc bấy giờ trên địa bàn chưa có ngân hàng thương mại nào thực hiện dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp trong tỉnh phải làm thủ tục xuất nhập khẩu ủy thác qua các doanh nghiệp bạn ở TP HCM, phải vượt đường dài hơn 200 Km để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, vay vốn tín dụng xuất nhập khẩu, và từ TP HCM chuyển tiền mặt về An Giang để thu mua nông sản trong dân. Trước bối cảnh đó, ngày 07/05/1991 Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước đã ký Quyết định số 55/NH – QĐ thành lập chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1991. Ngay từ khi mới thành lập chi nhánh đã gặp rất nhiều khó khăn: nguồn vốn ít, vốn huy động được không đáng là bao, đội ngũ cán bộ công nhân viên 23 người chủ yếu được đào tạo theo cơ chế tập trung, bao cấp trong đó cán bộ có trình độ Đại Học chiếm 56%, cơ sở vật chất còn nghèo nàn lạc hậu nhưng phải bước vào thương trường với biết bao thử thách. Nhưng trong thời gian 10 năm (01/10/1991 - 01/10/2001) chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang đã có những thành tích đáng khích lệ: GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái4 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang * Tăng trưởng nguồn vốn: Quán triệt phương châm “đi vay để cho vay” Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang trong quá trình hoạt động đã luôn đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, vì vậy vốn huy động đã đạt tốc độ tăng trưởng cao. Nếu như trong năm đầu hoạt động, vốn huy động chỉ có 19 tỷ đồng và 3,5 triệu USD thì sau 10 năm vốn huy động đã tăng 30 lần đạt gần 600 tỷ và ngoại tệ tăng hơn 2 lần đạt 10 triệu USD, và chính từ nguồn vốn huy động tín dụng của Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang đã đến được với các doanh nghiệp sản xuất chế biến hàng xuất khẩu trên địa bàn. * Mở rộng tín dụng tham gia phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, những năm qua chi nhánh đã cho vay các chương trình kinh tế lớn của tỉnh như: cho vay mua gạo trong dân; cho vay nuôi chế biến thủy sản; cho vay công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; cho vay nuôi chế biến thủy sản; cho vay trang trại; cho vay nhà ở nông thôn; cho vay cán bộ, công nhân viên…..Tổng doanh số cho vay đạt gần 8.000 tỷ đồng và 181 triệu USD, trong đó cho vay trung dài hạn 37 tỷ đồng, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu chứng từ 20 triệu USD. Doanh số cho vay một số mặt hàng chiến lược của tỉnh như mua gạo là 5.671 tỷ đồng, mua nguyên liệu thủy sản chế biến xuất khẩu là 1.138 tỷ đồng. * Đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng: là ngân hàng thương mại chủ lực về thanh toán quốc tế trên địa bàn, Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang đã luôn duy trì vai trò cầu nối giữa các đơn vị xuất nhập khẩu địa phương với nước ngoài. Trong vòng 10 năm tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu đạt 520 triệu USD trong đó thanh toán hàng nhập 213 triệu USD, thanh toán hàng xuất 307 triệu USD. Cùng với việc mở rộng thị phần thanh toán, hoạt động mua bán ngoại tệ đã có ý nghĩa to lớn đến việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh số mua ngoại tệ là 440 triệu USD, bán gần 440 triệu USD đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu mua bán ngoại tệ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của tỉnh. * Đổi mới công nghệ, phát triển nhiều tiện ích ngân hàng phục vụ mọi đối tượng khách hàng, để nâng cao chất lượng dịch vụ chi nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương An Giang đã xây dựng và ứng dụng hệ thống tin học tương đối hiện đại với tất cả các giao dịch được thực hiện trên máy nối mạng với các chi nhánh bạn và hội sở GVHD: Đặng Anh Tài Trang SVTH: Đặng Quốc Thái5 Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNT An Giang chính. Hàng loạt các dịch vụ được triển khai như mạng thanh toán viễn thông SWIFT, hệ thống ngân hàng bán lẻ Vietcombank SILVERLAKE, mạng thanh toán thẻ, chấp nhận thanh toán các thẻ tín dụng quốc tế phổ biến như Master, Visa, Amex, JCB, Dinners Club… * Cùng với sự lớn mạnh về các hoạt động chuyên môn, chi nhánh đã coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực, ngay từ khi thành lập chi nhánh chỉ có 23 cán bộ thì sau 10 năm hoạt động thì số lượng cán bộ là 60 trong đó trình độ Đại Học chiếm 80%, B Anh Văn trở lên chiếm 65%. Liên tục trong 10 năm chi nhánh luôn có lợi nhuận và lợi nhuận bình quân mỗi năm gần 8 tỷ đồng. Ngày nay, ngoài chi nhánh đặt tại TP. Long Xuyên còn có Phòng giao dịch Tứ Giác Long Xuyên (Xã Vĩnh Nhuận – H. Châu Thành) và 2 chi nhánh cấp 2 là Châu Đốc và Đồng Tháp. 2. Những tồn tại và phương hướng phát triển trong tương lai: Tuy nhiên, do dòng xoáy của cơ chế thị trường, hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp không tránh khỏi những tồn tại như: - Nợ tồn đọng của các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ đã bị giải thể chưa được giải quyết dứt điểm, kéo dài và trở thành gánh nặng cho hoạt động
Luận văn liên quan