Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Thăng Long

Năm 2006 đánh dấu sự kiện nổi bật của nền kinh tế nước ta, đặc biệt là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này mang lại rất nhiều cơ hội để chúng ta có thể hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng. Vì ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất tạo cơ sở và tiền đề phát triển cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, ngành cơ bản này thu hút vốn đầu tư của các nước. Với nguồn đầu tư như vậy cùng với các đặc điểm sản xuất của ngành là thi công kéo dài và thường trên quy mô lớn . Vấn đề đặt ra ở đây là quản lý vốn tốt, khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí vật liệu – công cụ dụng cụ trong sản xuất thi công, giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải chú trọng công tác hạch toán kinh tế. Hạch toán kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với quan hệ hàng hóa – tiền tệ, là một phương pháp quản lý kinh tế. Đặc biệt trong điều kiện nước ta đang phát triển theo cơ chế thị trường, thì hoạt động kinh doanh phải có lãi, lấy doanh thu để bù đắp chi phí. Xong trên thực tế, tỉ lệ thất thoát vốn đầu tư xây dựng tương đối cao do chưa quản lý tốt nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ. Vì thế, các doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề hạ thấp chi phí sản xuất, tránh gây thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ. Tất nhiên, doanh nghiệp phải thông qua công tác kế toán – một công cụ có hiệu quả nhất trong quản lý kinh tế. Trong đó, kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ luôn được xác định là khâu quan trọng có quyền quyết định công tác kế toán trong doanh nghiệp xây dựng.

doc91 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3106 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Hà Nội, ngày….tháng….năm 2008 Giáo viên hướng dẫn  MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG NGÀNH XÂY DỰNG 5 1.1. Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản 5 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây dựng có ảnh hưởng đến công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ. 6 1.3. Lý luận chung về hạch toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp xây dựng 7 1.3.1 Sự cần thiết và yêu cầu của quản lý nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 7 1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 9 1.3.3. Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 10 1.3.4. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 11 1.3.4.1. Phân loại nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 11 1.3.5. Đánh giá nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 13 1.4. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 18 1.4.1. Chứng từ sử dụng 19 1.4.2. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 20 2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển : 22 3. Phương pháp sổ số dư ( mức dư ) : 23 1.5. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 24 1.5.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên : 24 1.5.2 Kế toán tổng hợp NLVL theo phương pháp " kiểm kê định kỳ" : 29 1.6. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 33 1.6.1. Sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ 33 1.6.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 34 1.6.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký – sổ cái 34 1.6.4. Tổ chức kế toán theo hình thức sổ nhật ký chung 35 1.6.5 Tổ chức kế toán theo hình thức kế toán máy 36 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THĂNG LONG 37 2.1. Quá trình hoàn thành và phát triển của Công ty TNHH Thăng Long 37 2.1.1. Quá trình hình thành của Công ty TNHH Thăng Long 37 2.1.2. Quá trình phát triển của Công ty TNHH Thăng Long 37 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh trong Công ty TNHH Thăng Long 38 2.1.4. Sơ đồ bộ máy của Công ty TNHH Thăng Long 38 2.1.4. Bộ máy kế toán 40 2.1.5. Đặc điểm quy trình công nghệ 41 2.2. Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Thăng Long 42 2.2.1. Nội dung công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Thăng Long 42 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NVL – CCDC TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THĂNG LONG 82 3.1. Nhận xét chung về công tác hạch toán kế toán của Công ty TNHH Thăng Long 82 3.2. Ưu điểm của công tác hạch toán kế toán tại Công ty TNHH Thăng Long 83 3.3. Nhược điểm của công tác hạch toán nguyên vạt liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Thăng Long 85 3.4. Hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Thăng Long 87 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 MỞ ĐẦU Năm 2006 đánh dấu sự kiện nổi bật của nền kinh tế nước ta, đặc biệt là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này mang lại rất nhiều cơ hội để chúng ta có thể hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới nhưng cũng đặt ra rất nhiều thách thức cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng. Vì ngành xây dựng cơ bản là ngành sản xuất tạo cơ sở và tiền đề phát triển cho nền kinh tế quốc dân. Hàng năm, ngành cơ bản này thu hút vốn đầu tư của các nước. Với nguồn đầu tư như vậy cùng với các đặc điểm sản xuất của ngành là thi công kéo dài và thường trên quy mô lớn . Vấn đề đặt ra ở đây là quản lý vốn tốt, khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí vật liệu – công cụ dụng cụ trong sản xuất thi công, giảm chi phí, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải chú trọng công tác hạch toán kinh tế. Hạch toán kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với quan hệ hàng hóa – tiền tệ, là một phương pháp quản lý kinh tế. Đặc biệt trong điều kiện nước ta đang phát triển theo cơ chế thị trường, thì hoạt động kinh doanh phải có lãi, lấy doanh thu để bù đắp chi phí. Xong trên thực tế, tỉ lệ thất thoát vốn đầu tư xây dựng tương đối cao do chưa quản lý tốt nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ. Vì thế, các doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề hạ thấp chi phí sản xuất, tránh gây thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ. Tất nhiên, doanh nghiệp phải thông qua công tác kế toán – một công cụ có hiệu quả nhất trong quản lý kinh tế. Trong đó, kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ luôn được xác định là khâu quan trọng có quyền quyết định công tác kế toán trong doanh nghiệp xây dựng. Nếu tổ chức các vấn đề khác mà thiếu đi việc tổ chức kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ một cách khoa học , hợp lý thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khó có thể đạt được hiệu quả cao. Chính vì vậy, việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp xây dựng. Với những kiến thức đã học tại trường và qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thăng Long, em đã có những kiến thức thực tế về công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Vì vậy,em đã chọn đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Thăng Long” cho bài báo cáo tốt nghiệp của mình. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ trong ngành xây dựng. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Thăng Long. Chương 3: Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu-công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Thăng Long. Trong quá trình nghiên cứu về lí luận, thực tế để hoàn thiên chuyên đề, em nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Lê Văn Loát và các cán bộ phòng tài chính kế toán Công ty TNHH Thăng Long. Kết hợp với kiến thức học hỏi ở trường và sự lỗ lực của bản thân nhưng do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế, nên chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo để em có thể nâng cao kiến thức của mình phục vụ tốt hơn trong nghiệp vụ kế toán sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG NGÀNH XÂY DỰNG 1.1. Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tạo ra và trang bị tài sản cố định cho tất cả các ngành kinh tế quốc daangops phần quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội. So với các ngành sản xuất khác, xây dựng cơ bản dcos những đặc điểm kinh tế kĩ thuật đặc trưng thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây dựng và quy trình thực hiện. Quá trình thi công xây dựng từ khi khởi công đến khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thường dài, phụ thuộc vào quy mô tính chất phức tạp của từng công trình. Quá trình thi công xây dựng công trình này được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được chia thành nhiều cụm,việc khác nhau. Các công việc này chủ yếu được thực kiện.... ngoài trời nên chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố thiên nhiên: nắng mưa, gió, bão,... Do quá trình và điều kiện thi công không có tính ổn định, di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm và theo từng giai đoạn thi công công trình. Qúa trình thi công xây dựng này được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn được chia thành nhiều cụm, nhiều việc khác nhau. Các công việc này chủ yếu được thực hiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố thiên: nắng mưa, gió bão... do quá trình và điều kiện thi công không có tính ổn định, di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm và theo từng giai đoạn thi công công trình. Sản phẩm xây dựng là những công trình, và những kiến trúc có qyu mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian xây dựng, sử dụng lâu dài và có giá trị rất lớn. Nó mang tính cố định, mở sản xuất ra sản phẩm cũng đồng thời là nơi sau này khi sản phẩm được đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng. Do vậy, quá trình và điều kiện thi công không có tính ổn định, nó luôn luôn biến động theo địa điểm xây dựng và theo từng giai đoạn thi công công trình. Mỗi công trình đều được tiến hành thi công theo đơn đặt hàng, đơn vị xây dựng bàn giao theo đúng tiến độ, đúng thiết kế kĩ thuật, đảm bảo chất lượng công trình. 1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây dựng có ảnh hưởng đến công tác kế toán nguyên vật liệu - công cụ dụng cụ. Ngày nay, cùng với sự phát triển của các nghành xây dựng cơ bản ngày càng thích nghi và khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân.Điều này được thể hiện ở sự ra đời của nhiều doanh nghiệp xây dựng dưới nhiều hình thức khác nhau như: Các tổng Công ty xây dựng ( doanh nghiệp Nhà nước ), các Công tyTNHH (doanh nghiệp tư nhân ), các Công ty liên doanh, các Công ty cổ phần... tuy khá khác nhau về quy mô sản xuất, hình thức quản lí nhưng các doanh nghiệp đều phải đảm bảo yêu cầu nguyên tắc tổ chức một đơn vị sản xuất đó là: ghi chép, phản ánh đầy đủ các hoạt động của Công ty từ những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm cho đến khi nó chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm và xác định kết quả hoạt động. Nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ có vị trí hết sức quan trọng trong các doanh nghiệp xây dựng, chi phí nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị công trình. Tùy theo mỗi công trình với yêu cầu kĩ thuật, kết cấu, địa điểm khác nhau đòi hỏi số lượng, chủng loại, quy cách nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ khác nhau. Điều này được xác định trên từng thiết kế, dự toán của từng công trình xây dựng, do sản xuất xây dựng là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt hàng, sản phẩm xây dựng mang tính chất đơn lẻ nên chi phí nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ để xây dựng các công trình có nội dung và cơ cấu đồng bộ như các sản phẩm công ty khác. Mặt khác, đối tượng sản xuất xây dựng xây dựng cơ bản thường có khối lượng lớn, giá trị cao, thời gian thi công thường kéo dài lên phải lập dự toán nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ một cách kĩ càng, tránh các trường hợp nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ có thể bị biến động vì thời gian thi công dài, đồng thời phải tổ chứa tốt kho tàng, biến thái, thực hiện chế độ bảo quản đối với từng nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ vì sản xuất xây dựng cơ bản thường xuyên diễn ra ngoài trời và chịu tác động trực tiếp của yếu tố môi trường, thời tiết. Các yếu tố môi trường, thời tiết ảnh hưởng đến kĩ thuật thi công, đến nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ để ở công trường, việc thi công diễn ra ngoài trời còn tạo ra nhiều nhân tố gây lên các khoản thiệt hại bất ngờ mà thiệt hại nguyên vât liệu- công cụ dụng cụ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Do vậy thi công xây dựng mang tính thời vụ. Kế toán phải có kế hoạch bảo quản nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ, chọn những phương pháp hợp lý để xác định những chi phí của công trình xây dựng và những khoản thiệt hại một cách đúng đắn. Một điểm quan trọng nữa của nghanh săn xuất xây dựng là thực hiện ở nhiều địa điềm, địa phương khác nhau, việc thi công xây dựng phải thường xuyên di chuyến địa điểm, do vậy phải tổ chức tốt khâu quản lí và sử dụng nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ ( đặc biệt là nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ ở chân công trình ). Khi chuyển nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ tới công trình thường phát sinh những chi phí vận chuyển, kế toán phải phản ánh chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổ chức phân bố một cách hợp lý. Từ những đặc điểm của những sản phẩm trong các đơn vị xây dựngmà công tác kế toán ở các đơn vị này vừa phải đảm bảo yêu cầu phản ánh chung của một đơn vị sản xuất, vừa phải thực hiện đúng chức năng kế toán phù hợp với ngành nghề Công ty đang hoạt động. 1.3. Lý luận chung về hạch toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp xây dựng 1.3.1 Sự cần thiết và yêu cầu của quản lý nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ Quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài sản ở DN. Quản lý từ khâu thu mua đến khâu bảo quản, sử dụng. Đây là một yêu cầu cấp bách đối với doanh nghiệp hiện nay. Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về: số lượng, chất lượng, chủng loại giá cả.... Chính vì vậy, quản lý nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ là yếu tố khách quan của mọi nền sản xuất xã hội, tuy nhiên do trình độ sản xuất khác nhau nên phạm vi, mức độ và phương pháp quản lý cũng khác nhau. Công tác quản lý nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ yêu cầu phải tổ chức tốt kho tàng, bến bãi trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo, thực hiện chế độ bảo quản đối với từng loại nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tránh hư hoảng, mất mát, hao hụt đảm bảo an toàn. Ngoài ra còn có đầy đủ các thông ti tổng hợp nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ, kể cả chi tiêu hiện vật và giá trị về tình hình nhập – xuất – tồn kho. Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ phải phân biệt chủng loại, chất lượng, quy cách.... đảm bảo an toàn vật tư và quản lý định mức dự trữ vật liệu hàng cung cấp kipj thời, đầy đủ trong qua trình sản xuất tránh làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính hoặc tiến độ sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy, việc quản lý nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ trong các Công ty xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau: Quản lý chặt chẽ quá trình thu mua nguyên vật liệu cả về số lượng, chất lượng và chủng loại giá cả. Công ty phải thường xuyên phân tích tình hình thu mua nguyên vật liệu, tìm hiểu nguồn thu mua đảm bảo về số lượng chủng loại, quy cách với giá cả và chi phí thu mua thấp nhất. Trong khâu bảo quản phải đảm bảo tổ chức tốt trong kho tàng bến bãi , thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ. Hệ thống kho tàng, phương tiện vận chuyển phải phù hợp với tính chất đặc điểm của từng loại vật tư nhằm hạn chế nhưngc hư hỏng, hao hụt, mất mát vật tư trong quá trình vận chuyển, bảo quản, đảm bảo an toàn cho nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ. Sự dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở xác định mức dự toán, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ thấp chi phí và giá đấu thầu các công trình. Do đó, trong thi công cần tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu, để tính được giá trị nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ dùng trong xây dựng công trình. 1.3.2. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ Để đáp ứng được yêu cầu quản lý nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ trong xây dựng cần thực hiện các nhiệm vụ sau: Thực hiện việc đánh giá, phân loại nguyên vật liệu phù hợp với nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của nhà nước và yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng kho áp dụng trong doanh nghiệp để phân loại, ghi chép, tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của nguyên vật liệu – công cụ dụng cụtrong quá trình hoạt động. Tham gia việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, tình hình thanh toán với người bán, người cung cấp và tình hình sử dụng nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ trong quá trình thi công Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển bảo quản, tình hình nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ. Tính giá thực tế của nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ đã thu mua về các mặt số lượng, chất lượng... Nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, đúng chủng loại nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ cho quá trình xây dựng. Áp dụng đúng đắn các biện pháp và kĩ thuật hạch toán nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ, thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán ban đầu, xác định đúng chứng từ sử dụng ở doanh nghiệp, lập chứng từ luân chuyển chứng từ, mở sổ kế toán chi tiết thực hiện hạch toán đúng chế độ hiện hành. Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ phát hiện ngăn ngừa và đề xuất biện pháp xử lý về thừa thiếu, ứ đọng, mất mát. Kém phẩm chất. Tính toán chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ đã tiêu hao trong quá trình thi công, phân bổ chính xác giá trị nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ đã tiêu hao vào các đói tượng sử dụng của ác bộ phận sử dụng 1.3.3. Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ Khái niệm: Nguyên vật liệu Trong các doanh nghiệp xây dựng, nguyên vật liệu là đói tượng lao dộng do doanh nghiệp mua ngoài hay tự sản xuất hoặc nhận của bên giao thầu (Bên A), để dùng cho mục đích kinh doanh xây dựng và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Công cụ dụng cụ Là những tư liệu lao đọng không thỏa mãn định nghĩa và ghi nhận tài sản cố định hữu hình, công cụ dụng cụ thường có giá trị nhỏ hơn thời gian sử dụng ngắn. Đặc điểm Nguyên vật liệu Phần lớn nguyên vật liệu trong hoạt động xây dựng vẫn mang đặc điểm chung của nguyên vật liệu trong các nghành sản xuất khác là: khi tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm xây dựng, nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ, không giữu nguyên hình thái vật chất ban đầu và chuyển toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. Tuy nhiên, do đặc điểm của hoạt động xây dựng nên có một bộ phận không mang những đặc điểm trên, vật liệu luôn chuyển có thể tham gia vào một số chu kỳ kinh doanh hoặc một số công trình giữ nguyên hình thái ban đầu, giá trị của nó có thể được chuyển vào chi phí của một hoặc một số kì kinh doanh. Công cụ dụng cụ Tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh, chế tạo sản phẩm như: gạch,.... khi tham gia vào quá trình sản xuất vẫn giữu nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị hao mòn được chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. Công cụ dụng cụ thường có giá trị nhỏ hơn thời gian sử dụng ngắn được quản lý và hạch toán như tài sản lưu động. 1.3.4. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ 1.3.4.1. Phân loại nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ Trong các doanh nghiệp xây dựng, nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ bao gồm nhiều loại, nhiều thứ với nội dung kinh tế, cồn dụng, tính năng lý hóa yêu cầu quản lý khác nhau. Vì vậy, việc phân chia nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ giúp kế toán quản lý chặt chẽ từng loại, thứ nguyên vật liệu. Từ đó, có biện pháp thích hợp trong công việc tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả, phục vụ cho công tác quản trị. Doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ. a, Phân loại nguyên vật liệu Phân loại theo vai trò, tác dụng của nguyên vật liệu Nguyên liệu, vật liệu chính: là các nguyên liệu, vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu thàng thực thể vật chất của sản phẩm xây dựng: gạch, cát, sỏi, đá, xi măng... trong nguyên vật liệu chính còn bao gồm bán thành phẩm mà doanh nghiệp mua ngoài Vật liệu phụ: là các loại nguyên liệu, vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất không cấu thành thực thể, mà nó có thể kết hợp với nguyên liệu, vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, hình dáng bề ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình tạo sản phẩm được thực hiện bình thường Nhiên liệu: cũng là vật liệu phụ nhưng có tính chất lý hóa đặc biệt và có vai trò trong sản xuất kinh doanh nên được xếp thành một loại riêng để có chế độ bảo quản, sử dụng thích hợp nhiên liệu bao gồm các loại thể rắn, lỏng, khí dùng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình kinh doanh như: mỡ, dầu... Phụ tùng thay thế: gồm các loại phụ tùng, chi tiết dùng để thay thế sủa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải. Vật liệu và thiế
Luận văn liên quan