Kế toán nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Xây Dựng Phước Thịnh

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ. Trong tương lai, sẽ trở thành một nước công nghiệp tiên tiến, có nền kinh tế phát triển mạnh, ổn định và bền vững. Để đạt được mục tiêu trên thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc cho phát triển kinh tế như: Nhà xưởng, Công trình giao thông, Công trình cấp thoát nước, … cũng phải phát triển một cách đồng bộ. Vì vậy, nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng & công nghiệp, các công trình giao thông,… là rất lớn. Để đáp ứng được nhu cầu đó, các doanh nghiệp xây lắp được thành lập ngày càng nhiều, Công Ty TNHH Xây Dựng Phước Thịnh cũng được thành lập không ngoài mục đích trên. - Tên Doanh nghiệp: Công ty TNHH Xây Dựng Phước Thịnh - Địa Chỉ: Tỉnh Lộ 922, Ấp Thới Thuận A, H. Thới Lai, Tp. Cần Thơ. - Điện thoại: 0710.3680569 - Giấy ĐKKD số: 5702001074, do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp. Cần Thơ cấp ngày 17/03/2006. - Người đại diện theo pháp luật của công ty: Nguyễn Thanh Phong; Chức danh: Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc. - Vốn điều lệ: 7.000.000.000 đồng ( Bảy tỷ đồng ). - Tương đương: 7.000 cổ phần x 1.000.000đ, do: Cổ đông sáng lập đăng ký.Nhân sự: công nhân viên gián tiếp là 20 người + trực tiếp là 09 người. Tổng số là: 29 người.

doc82 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5500 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Xây Dựng Phước Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN NỘI DUNG ---- ( ---- PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP I. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP 1. Lịch Sử Hình Thành & Phát Triển Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ. Trong tương lai, sẽ trở thành một nước công nghiệp tiên tiến, có nền kinh tế phát triển mạnh, ổn định và bền vững. Để đạt được mục tiêu trên thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ việc cho phát triển kinh tế như: Nhà xưởng, Công trình giao thông, Công trình cấp thoát nước, … cũng phải phát triển một cách đồng bộ. Vì vậy, nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng & công nghiệp, các công trình giao thông,… là rất lớn. Để đáp ứng được nhu cầu đó, các doanh nghiệp xây lắp được thành lập ngày càng nhiều, Công Ty TNHH Xây Dựng Phước Thịnh cũng được thành lập không ngoài mục đích trên. - Tên Doanh nghiệp: Công ty TNHH Xây Dựng Phước Thịnh - Địa Chỉ: Tỉnh Lộ 922, Ấp Thới Thuận A, H. Thới Lai, Tp. Cần Thơ. - Điện thoại: 0710.3680569 - Giấy ĐKKD số: 5702001074, do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tp. Cần Thơ cấp ngày 17/03/2006. - Người đại diện theo pháp luật của công ty: Nguyễn Thanh Phong; Chức danh: Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc. - Vốn điều lệ: 7.000.000.000 đồng ( Bảy tỷ đồng ). - Tương đương: 7.000 cổ phần x 1.000.000đ, do: Cổ đông sáng lập đăng ký.Nhân sự: công nhân viên gián tiếp là 20 người + trực tiếp là 09 người. Tổng số là: 29 người. 2. Ngành nghề kinh doanh Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp; Giao thông cầu đường; Thủy lợi; Công trình điện, chiếu sáng công cộng; San lấp mặt bằng. 3. Tín Dụng & Hợp Đồng - Địa chỉ tín dụng: Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – chi nhánh Ô Môn, Tp. Cần Thơ. - Danh mục các hợp đồng đã và đang thi công: Tên Hợp Đồng  Giá Trị Hợp Đồng  Tên Cơ Quan Ký Hợp Đồng  Giá Trị C.Trình Còn Phải Làm  Ngày Hoàn Thành Theo Kế Hoạch   Khu DCVL Xã Trường Xuân A, H. Cờ Đỏ  3.303.060.000  Ban QLDA DT-XD Huyện Cờ Đỏ  Hoàn Thành  11/2006   Trụ Sở Huyện Ủy Huyện Cờ Đỏ  1.745.524.000  Ban QLDA DT-XD Huyện Cờ Đỏ  Hoàn Thành  05/2007   Cơ sở hạ tầng khu Hành Chính Huyện Thới Lai  13.557.940.000  Ban QLDA DT-XD Huyện Thới Lai  20%  2008   Trụ sở tạm Công An Huyện Cờ Đỏ  1.974.335.000  Ban QLDA DT-XD Huyện Cờ Đỏ  Hoàn Thành  2009   …  …  …  …  …   4. Tình hình tài chính Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, để đảm bảo hoạt động có hiệu quả công ty luôn phấn đấu không ngừng nâng cao năng lực quản lý, đội ngũ cán bộ công nhân viên, hệ thống máy móc trang thiết bị cũng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Kết quả là lợi nhuận trước thuế của công ty qua các năm không ngừng tăng lên. Cụ thể:  Nhìn chung các mặt hoạt động của công ty năm sau luôn cao hơn năm trước cả về quy mô xây dựng, yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật lẫn giá trị sản lượng. 5. Thuận lợi và khó khăn a) Thuận Lợi: - Công ty có vị trí địa lý thuận lợi do trụ sở chính đặt ngay trên tỉnh lộ 922 – Trục lộ chính nối Quận Ô Môn với Huyện Thới Lai và Huyện Cờ Đỏ nên dễ dàng giao dịch, lưu thông và vận chuyển trao đổi hàng hoá, sản phẩm, nguyên vật liệu với khách hàng. - Công ty còn có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm luôn tận tình, năng nổ trong mọi công việc được giao. - Trang thiết bị của công ty có thể đáp ứng được các nhu cầu trong thi công như: Thiết bị thi công, thiết bị đo đạc, thiết bị kiểm tra, … - Thới Lai là một huyện mới thành lập nên nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng như: cơ quan, bệnh viện, trường học, cầu đường, công ty, xí nghiệp… sẽ là điều kiện thuận lợi để Công Ty TNHH XD Phước Thịnh ngày càng phát triển và mở rộng. b) Khó Khăn: - Giá cả (nguyên vật liệu, nhiên liệu, …) thường xuyên biến động lớn do đó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh. - Phần lớn máy móc trang thiết bị thi công của công ty đã cũ, dễ hư hỏng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình cũng như chi phí sản xuất. - Các doanh nghiệp xây dựng được thành lập ngày càng nhiều nên sự cạnh tranh giữa các công ty, doanh nghiệp cùng ngành nghề ngày càng gay gắt. II. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý: Chức Năng, Nhiệm Vụ & Quyền Hạn Của Các Bộ Phận a) Hội Đồng Quản Trị: Là cơ quan quản lý công ty, gồm các cổ đông sáng lập (có 6 cổ đông), có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. * Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của HĐQT: - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển chung, dài hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty. - Kiến nghị, quyết định về loại, số lượng và giá của số cổ phần được chào bán hay mua lại theo quy định. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ công ty quy định, quyết định mức lương, thù lao và lợi ích khác của những người đó. - Giám sát, chỉ đạo Ban giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh của công ty, quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế nội bộ của công ty. - HĐQT thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc hợp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên HĐQT có mọt biểu quyết. - Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty. b) Ban Giám Đốc: Do HĐQT bổ nhiệm, một trong số họ làm giám đốc. Trường hợp điều lệ công ty không quy định chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật thì giám đốc là người đại diện theo pháp luật. Giám đốc là người điều hành của công ty, chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. * Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Giám đốc: - Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của công ty mà không có quyết định của HĐQT. - Tổ chức việc thực hiện các quyết định của HĐQT, các kế hoạch kinh doanh và phương hướng đầu tư của công ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT. - Kiến nghị các phương án cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của công ty. - Quyết định tuyển lao động, phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc. - Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ và quyết định của HĐQT. c) Phòng Hành Chánh - Kế Toán: * Chức năng: - Theo dõi nhân sự toàn Doanh nghiệp, tổ chức điều động nhân sự lao động theo yêu cầu của tình hình kinh doanh, báo cáo kịp thời mức tăng giảm lao động để chủ Doanh nghiệp có hướng giải quyết cụ thể. Theo dõi công tác thi đua, khen thưởng hoặc kỷ luật cụ thể và sa thải nhân viên, điều động các đội thi công công trình. - Tổ chức thực hiện an toàn lao động, cấp phát dụng cụ lao động đúng định kỳ, đúng đối tượng sử dụng. - Phản ánh tình hình nợ vay ngân hàng, tình hình sử dụng vốn lưu động, vốn đầu tư xây dựng cơ bản về mua sắm trang thiết bị. - Thực hiện đúng các quy định về thu chi, về hạch toán kế toán cũng như thực hiện tốt công tác quản lý và kiểm soát tài chính của doanh nghiệp, ghi chép đầy đủ, phản ánh kịp thời, chính xác số liệu phát sinh. * Nhiệm vụ: - Chấp hành đúng nội quy của Doanh nghiệp. - Thực hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân viên. - Chấp hành đúng luật doanh nghiệp và luật lao động Việt Nam - Tổ chức hạch toán, thống kê kế toán, phản ánh chính xác kịp thời - Đề ra các phương hướng, kế hoạch cho Doanh nghiệp - Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước * Tổ chức bộ máy kế toán: Chức năng, nhiệm vụ & quyền hạn của kế toán trưởng: Kế toán trưởng đồng thời là kế toán tổng hợp là người điều hành các hoạt động trong bộ máy kế toán, thực hiện việc chỉ đạo, kiểm tra toàn bộ các công tác tài chính – kế toán của doanh nghiệp. Tổ chức và theo dõi việc ghi chép, luân chuyển và lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán, đảm bảo tính chính xác, trung thực, kịp thời và đầy đủ các thông tin tài chính – kế toán của doanh nghiệp. - Định khoản, ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh: trích và trả theo lương, chứng từ ngân hàng, ghi nhận và trích khấu hao,… - Xác định chi phí sản xuất, tính giá thành, xác định kết quả sản xuất kinh doanh. - Chịu trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán đã được ghi chép. - Ghi sổ tổng hợp (Nhật ký chung, Sổ cái). - Đối chiếu sổ hoạt động với Nhật ký chung. - Đối chiếu quỹ với thủ quỹ. - Ghi sổ theo dõi tiền gởi Ngân hàng, theo dõi tài sản cố định. - Lập các báo cáo tài chính để báo cáo theo định kỳ cung cấp thông tin kịp thời cho Chủ doanh nghiệp và kế toán trưởng. - Lưu trữ toàn bộ chứng từ sổ sách kế toán đã thực hiện. Chức năng, nhiệm vụ & quyền hạn của Thủ kho: Theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu, bảo quản và ghi thẻ kho cung cấp thông tin kịp thời về nguyên vật liệu cho kế toán có liên quan. Chức năng, nhiệm vụ & quyền hạn của Thủ quỹ: Phụ trách thu chi tiền mặt và mở sổ theo dõi công nợ của khách hàng, theo dõi ghi chép và kiểm tra các khoản tiền gởi ngân hàng… - Ghi sổ quỹ tiền mặt. - Đối chiếu quỹ với kế toán tổng hợp - Nhận tiền từ ngân hàng, nộp tiền vào tài khoản tiền gửi Ngân hàng * Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, đánh giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân liên hoàn. * Phương pháp tính giá xuất kho: Theo phương pháp bình quân liên hoàn. * Phương pháp tính khấu hao Tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng. * Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (VAT): Doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. d) Phòng Kế Hoạch – Kỹ Thuật: * Chức năng: - Tham mưu giúp cho Chủ doanh nghiệp về công tác quản lý và sử dụng toàn bộ các loại máy móc thiết bị, phương hướng kinh doanh, đầu tư mở rộng. - Thực hiện công tác kỹ thuật thi công các công trình nhằm đảm bảo an toàn, tiến độ chất lượng và khối lượng công trình. * Nhiệm vụ: - Thiết kế, lập dự toán, giám xác thi công công trình, kiểm tra chất lượng và khối lượng công trình hoàn thành để nghiệm thu và bàn giao. e) Các đội thi Công: * Chức năng: - Là lực lượng công nhân lao động trực tiếp vận chuyển và thi công các công trình. Được hưởng lương và các khoản trợ cấp đúng qui định nhà nước. * Nhiệm vụ: - Chấp hành đúng qui định của doanh nghiệp và luật lao động Việt Nam đối với người lao động. Hình thức kế toán Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật Ký Chung. Ghi chú: Ghi hàng ngày  Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. Hệ thống chứng từ về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng tại Công ty: Đơn vị: Cty TNHH XD Phước Thịnh Mẫu số: 01 - VT Địa Chỉ: Thới Lai, Tp. Cần Thơ Số: …….… Ngày …… tháng …… năm …….… Có …….… Nợ …….… Họ tên người giao hàng: ………………………………………………………………………………….………………… Theo: …………………………... số …………………………………. Ngày ……… tháng ……… năm …………… Của: ……………………………………………………………………………………………………………………………………... Nhập tại kho: …………………………………………………………………………………………………….………………...  Đơn vị: Cty TNHH XD Phước Thịnh Mẫu số: 02 - VT Địa Chỉ: Thới Lai, Tp. Cần Thơ Số: …….… Ngày …… tháng …… năm …….… Có …….… Nợ …….… Họ tên người nhận hàng: ………………………………………….…………………………………….………………... Địa chỉ (bộ phận): ……………………………………………………..…………………………………….………………... Lý do xuất kho: …………………………………………….………………………………………………….………………... Xuất tại kho: …………………………………………………………………………………………………….………………...  (  (  (  (  (  III. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY Nhiệm vụ: Chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của chính quyền địa phương cũng như Nhà Nước. Tuân thủ chấp hành đúng luật doanh nghiệp và luật lao động Việt Nam. Nộp đúng và đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà Nước tại địa phương. Chịu trách nhiệm trên phần vốn tại công ty. Tạo công ăn việc làm cho người lao đông trong công ty một cách đều đặn, với mức lương ổn định và hợp lý. Đặt lợi nhuận cao nhất trong khả năng hiện có của mình để đẩy mạnh Công ty tồn tại và phát triển. Quyền hạn của Công ty: Được ký hợp đồng trong và ngoài nước để hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả kinh tế cao đem lại lợi ích cho công ty. Được tuyển chọn công nhân, nhân viên cho kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ của Công ty. IV. KHÁI QUÁT QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY Tổ chức lập hồ sơ đấu thầu. Nhận thông báo trúng thầu (được chỉ định thầu thảo luận). Ký hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư. Thành lập ban chỉ huy công trường. Lập phương án, biện pháp tổ chức, kế hoạch tiến độ thi công. Tiến hành thi công công trình theo thiết kế được duyệt. Tổ chức nghiệm thu công trình theo từng công việc, giai đoạn thi công. Nghiệm thu công trình hoàn thành, lập hồ sơ quyết toán & bàn giao công trình cho chủ đầu tư. PHẦN II: NỘI DUNG BÁO CÁO ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU – CÔNG CỤ DỤNG CỤ CƠ SỞ LÝ LUẬN KHÁI NIỆM,ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI NGUYÊN VẬT LIỆU - CCDC 1. Khái niệm: a) Nguyên vật liệu: Là những đối tượng lao động chủ yếu, khi tham gia vào quá trình sản xuất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. b) Công cụ dụng cụ: Là những tư liệu lao động doanh nghiệp mua sắm, dự trữ để sử dụng vào các hoạt động sản xuất, chế biến, làm dịch vụ nhằm tạo nên các sản phẩm, dịch vụ, lao vụ. 2. Nội dung: - Tổ chức hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán về nguyên vật liệu và công cụ đầy đủ theo quy định của Bộ Tài Chính ban hành. - Theo dõi, kiểm tra và phản ánh chính xác, kịp thời, chặt chẽ tình hình cung cấp vật liệu và công cụ dụng cụ trên các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp. - Tính toán và phân bổ chính xác kịp thời giá trị vật liệu xuất dùng cho các đối tượng sử dụng khác nhau, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức tiêu hao vật liệu, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng vật liệu sai mục đích và lãng phí. - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện định mức dự trữ vật liệu phát hiện kịp thời các vật liệu ứ đọng, kém phẩm chất, chưa cần dùng và có biện pháp xử lí, thu hồi vốn một cách nhanh chóng, hạn chế các thiệt hại. - Thực hiện kiểm kê theo yêu cầu quản lý, lập báo cáo biểu về vật liệu, tham gia công tác phân tích tình hình mua, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 3. Đặc điểm, phân loại: a) Nguyên vật liệu: * Phân loại theo công dụng của nguyên vật liệu: - Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu, cấu thành nên thực thể của sản phẩm. - Nguyên vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phục vụ trong quá trình sản xuất, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, mẫu mã của sản phẩm. - Nhiên liệu: là những thứ được tiêu dùng cho sản xuất năng lượng như: than, dầu mỏ, hơi đốt… Nhiên liệu thực chất là vật liệu phụ được tách thành một nhóm riêng do vai trò quan trọng của nó, nhằm mục đích quản lý và hạch toán thuận tiện hơn. - Phụ tùng thay thế: gồm các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế, sữa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải. - Thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại thiết bị cần lắp, không cần lắp, các vật liệu kết cấu dùng cho công tác xây dựng cơ bản trong công nghiệp. - Vật liệu khác: là các loại vật liệu không được xếp vào các loại kể trên. Chủ yếu là các loại phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất, hoặc từ việc thanh lý tài sản cố định. * Phân loại theo nguồn hình thành: - Vật liệu tự chế: là vật liệu tự Doanh nghiệp tạo ra để phục vụ cho nhu cầu sản xuất. - Vật liệu mua ngoài: là loại vật liệu Doanh nghiệp không tự sản xuất mà do mua ngoài thừ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu. - Vật liệu khác: là loại vật liệu được hình thành do được cấp phát, biếu tặng, góp vốn liên doanh. * Phân loại theo mục đích sử dụng: - Vật liệu dùng cho trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: phục vụ cho sản xuất chung, cho nhu cầu bán hàng, cho quản lý Doanh nghiệp. b) Công cụ dụng cụ: * Đặc điểm: - Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn quy định để xếp vào TSCĐ. - Công cụ dụng cụ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuât – kinh doanh, trong quá trình sử dụng, chúng giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu. - Về mặt giá trị, công cụ dụng cụ cũng bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng. Do đó, khi xuất dùng công cụ dụng cụ kế toán phải phân bổ giá trị của công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất – kinh doanh một cách hợp lý và chính xác. * Các phương pháp phân bổ giá trị công cụ dụng cụ: + Phương pháp phân bổ 1 lần: Theo phương pháp này khi xuất dùng công cụ dụng cụ, kế toán phấn bổ toàn bộ giá trị của nó vào chi phí sản xuất – kinh doanh của kỳ xuất dùng. Phương pháp này chỉ nên sử dụng trong trường hợp giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng nhỏ hoặc thời gian sử dụng của công cụ dụng cụ rất ngắn. + Phương pháp phân bổ dần (nhiều lần): Theo phương pháp này, căn cứ vào giá trị của công cụ dụng cụ và thời gian sử dụng hoặc số lần sử dụng dự kiến để kế toán tính ra mức phân bổ cho một kỳ hoặc một lần sử dụng. Mức phân bổ giá trị CCDC Giá trị CCDC xuất dùng trong 1 kỳ (1 lần sử dụng) Số kỳ hoặc số lần sử dụng Đối với lần sử dụng cuối cùng (báo hỏng CCDC): Mức phân bổ giá trị Mức phân bổ giá trị Giá trị Tiền CCDC dùng cho lần = CCDC cho 1 lần - phế liệu - bồi thường sử dụng cuối cùng hoặc kỳ sử dụng thu hồi (nếu có) * Phân loại công cụ dụng cụ gồm có: - Dụng cụ gá lắp chuyên dùng cho sản xuất. - Dụng cụ đồ nghề. - Dụng cụ quản lý: Bàn, tủ, đèn, quạt, ... - Dụng cụ quần áo bảo hộ lao động. - Khuôn mẫu đúc. - Bao bì. - Lán trại. - Giàn giáo, coffa. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ 1. Tính giá nhập kho: * Đối với vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài: Giá thực tế của Giá mua Chi phí các khoản thuế CKTM, NVL, CCDC = ghi trên + thu + không được - Giảm giá mua ngoài hóa đơn mua hoàn lại hàng mua * Đối với vật liệu, công cụ dụng cụ thuê ngoài, gia công chế biến (gccb): Giá thực tế của Giá thực tế của Chi phí Chi phí VL, CCDC = VL, CCDC xuất + thuê ngoài, + vận chuyển thuê ngoài, gccb thuê ngoài, gccb gccb ( nếu có )
Luận văn liên quan