Tốc độ của thời gian đang đưa nhân loại tới những năm đầu của thiên niên kỷ mới. Đối với nhiều quốc gia thời điểm lịch sử này đang khẳng định vững mạnh các thành tựu về nền kinh tế khoa học công nghệ nhưng với riêng Việt Nam mục tiêu đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước. Vấn đề đó được đặt ra cho nền kinh tế nước ta trước thiên niên kỷ mới mà trong đó cộng đồng các doanh nghiệp và doanh nhân được khẳng định giữ vai trò chủ đạo, then chốt.
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường chúng ta đang tiến hành đổi mới sâu sắc các cơ chế quản lý kinh tế tài chính mà trong đó kế toán giữ một vai trò đặc biệt quan trọng với chức năng cơ bản là cung cấp những thông tin không chỉ cho bản thân doanh nghiệp mà còn tất cả các bên quan tâm như là: nhà đầu tư, ngân hàng, nhà nước. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao và giữ được chữ tín cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó có bộ máy tổ chức kế toán thực sự có năng lực am hiểu về nền kinh tế thị trường đáp ứng đẩy đủ, kịp thời, chính xác góp phần cho việc quản lý đồng vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiết kiệm và có hiệu quả. Do đó việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kế toán đã và đang được các ngành, các cấp quan tâm bởi vậy dù học ở trường lớp ngành nghề nào cũng đều thực hiện phương châm: Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Nên vấn đề thực tập là nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo nghiệp vụ cho các học viên của nhà trường.
61 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4177 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
***
Tốc độ của thời gian đang đưa nhân loại tới những năm đầu của thiên niên kỷ mới. Đối với nhiều quốc gia thời điểm lịch sử này đang khẳng định vững mạnh các thành tựu về nền kinh tế khoa học công nghệ nhưng với riêng Việt Nam mục tiêu đẩy lùi đói nghèo, lạc hậu để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước. Vấn đề đó được đặt ra cho nền kinh tế nước ta trước thiên niên kỷ mới mà trong đó cộng đồng các doanh nghiệp và doanh nhân được khẳng định giữ vai trò chủ đạo, then chốt.
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường chúng ta đang tiến hành đổi mới sâu sắc các cơ chế quản lý kinh tế tài chính mà trong đó kế toán giữ một vai trò đặc biệt quan trọng với chức năng cơ bản là cung cấp những thông tin không chỉ cho bản thân doanh nghiệp mà còn tất cả các bên quan tâm như là: nhà đầu tư, ngân hàng, nhà nước. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao và giữ được chữ tín cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó có bộ máy tổ chức kế toán thực sự có năng lực am hiểu về nền kinh tế thị trường đáp ứng đẩy đủ, kịp thời, chính xác góp phần cho việc quản lý đồng vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiết kiệm và có hiệu quả. Do đó việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kế toán đã và đang được các ngành, các cấp quan tâm bởi vậy dù học ở trường lớp ngành nghề nào cũng đều thực hiện phương châm: Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Nên vấn đề thực tập là nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo nghiệp vụ cho các học viên của nhà trường.
Đối với trường Cao đẳng Bách Khoa Hưng Yên kinh việc đi thực tập là một nội dung bắt buộc để mỗi sinh viên tự mình kiểm chứng lại những gì đã được học trong phần lý thuyết ở trường ra so sánh với thực tiễn để khi ra trường bước vào nghề được vững vàng hơn.
Với thời gian 2 tháng tiếp nhận vào thực tập cùng với sự giúp đỡ của phòng kế toán bản thân em và bao học viên khác đã học hỏi được nhiều điều mới lạ, thấy nhiều vấn đề lý thuyết đã được giải đáp. Trong thời gian 2 tháng đó đối với những gì còn phải học hỏi ở thực tế bản thân em đã trú trọng tới công tác: Kế toán nguyên liệu vật liệu của công ty TNHH SUFAT Việt Nam. Bằng sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cô giáo trong nhà trường, của phòng tài vụ kế toán của công ty TNHH SUFAT Việt Nam đã giúp em hoàn thành báo cáo thực thấp tốt nghiệp.
Sinh viên thực tập
Hoàng Thị Luyến
Phần I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp sản xuất.
1. Khái niệm, đặc điểm về công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp là tài sản ngắn hạn là các yếu tố cơ bản cần thiết của quá trình kinh doanh, trong đó:
Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất là đối tượng lao động, là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là cơ sở vật chất tạo ra sản phẩm. Trong các doanh nghiệp khác vật liệu tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh được tiến hành bình thường như dầu mỡ, văn phòng phẩm….Nguyên vật liệu thường tham gia vào một chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khi tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp vật liệu bị tiêu hao toàn bộ và chuyển dịch giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Khác với nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ là tư liệu lao động, đồ dùng có giá trị nhỏ, thời gian sử dụng ngắn, không đủ tiêu chuẩn qui định dối với tài sản cố định.
Công cụ, dụng cụ có thể tham gia vào 1 hoặc nhiều chu kỳ sản xuất kinh doah, thường thì nó vẫn giữ được hình thái vật chất ban đầu và khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị của công cụ dụng cụ bị hao mòn dần và chuyển dịch toàn bộ hoặc 1 phần vào chi phí sản xuất kinh doanh.
2. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Xuất phát từ vai trò đặc điểm của vật liệu và công cụ, dụng cụ trong SXKD, đã đặt ra nhu cầu phải quản lý chặt chẽ vật liệu, công cụ từ khâu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng.
Ở khâu mua phải quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại, giá mua và chi phí mua theo đúng tiến độ thời gian phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Ở khâu bảo quản dự trữ doanh nghiệp phải xác định được mức dụ trữ tối đa, tối thiểu cho từng loại nguyên vật liệu công cụ dụng cụ.
Việc tổ chức tốt kho tàng bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân, đong, đo, đếm thực hiện đúng chế độ bảo quản.
Trong khâu sử dụng, đòi hỏi phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ trong giá thành của thành phẩm.
3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ.
Để phát huy được vai trò của kế toán trong quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Thu thập đầy đủ các chứng từ có liên quan đến các đối tượng kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ theo đúng chuẩn mực kế toán số 02 “chuẩn mực tồn kho”. Tổ chức phản ánh chính xác kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa nhập - xuất - tồn kho cũng như tình hình tiêu hao, sử dụng vật liệu, công cụ, dụng cụ cho sản xuất kinh doanh.
- Vận dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ, hướng dẫn kiểm tra việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục nhập, xuất, thực hiện đầy đủ, đúng kế hoạch.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình dự trữ và sử dụng vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa. Phát hiện và xử lý kịp thời vật liệu, công cụ dụng cụ thừa, ứ đọng, kém phẩm chất, ngăn ngừa việc sử dụng vật liệu, công cụ vật liệu phi pháp, lãng phí.
- Tham gia kiểm kê, đánh giá lại vật liệu, công cụ dụng cụ theo chế độ quy định của nhà nước, lập báo cáo kế toán về vật liệu, dụng cụ.
II. Phân loại và đáng giá nguyên vật liệu, công cụ cụng cụ.
1. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
a. Phân loại nguyên vật liệu
- Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu được chia thành:
+ Nguyên vật liệu chính: là những thứ nguyên vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất là thành phần chủ yếu cấu thành lên thực thể vật chất.
Bán thành phẩm mua ngoài là những chi tiết bộ phận sản phẩm do đơn vị khác doanh nghiệp mua về đả lắp ráp hoặc gia công lại.
+ Vật liệu phụ: Là những thứ vật liệu khi tham gia vao quá trình sản xuất không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm mà làm tăng chất lượng sản phẩm, tăng giá trị sử dụng của sản phẩm….
- Căn cứ vào mục đích công dụng của vật liệu cũng như nội dung quy định phản ánh chi phí vật liệu trên các tài khoản kế toán, thì vật liệu của doanh nghiệp được chia thành:
+ Nguyên vật liệu trực tiếp: dùng cho sản xuất chế tạo sản phẩm.
+ Vật liệu dùng cho các nhu cầu khác như: phục vụ, quản lý sản xuất ở các phân xưởng……….
2. Phân loại công cụ, dụng cụ.
Cũng như vật liệu, công cụ, dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất khác nhau cũng có sự phân chia khác nhau, song nhìn chung công cụ, dụng cụ được chia thành các loại sau:
Dụng cụ gá lắp chuyên dùng
Dụng cụ đồ nghề
Dụng cụ quản lý
Dụng cụ bảo hộ lao động
Khuôn mẫu đúc các loại
Lán trại tạm thời
Các loại bao bì dùng để đựng hàng hóa vật liệu.
Trong công tác quản lý công cụ được chia làm 3 loại:
Công cụ lao động
Bao bì luân chuyển
Đồ dùng cho thuê
Theo mục đích và nơI sử dụng công cụ dụng cụ bao gồm:
- Công cụ dụng cụ dùng cho SXKD
- Công cụ dụng cụ dùng cho quản lý
- Công cụ dụng cụ dùng cho các nhu cầu khác.
III. Đánh giá nguyên vật liệu công cụ dụng cụ
Để phục vụ công tác quản lý, hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cần phải đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là việc xác định giá trị của vật liệu, công cụ dụng cụ ở những thời điểm nhất định và theo những nguyên tắc nhất định.
Về nguyên tắc nguyên liệu, công cụ dụng cụ được đánh giá theo giá gốc hay còn gọi là giá thực tế bao gồm chi phí mua, chi phí vận chuyển và các loại chi phí khác phát sinh.
Phần II
MỘT VÀI NÉT GIỚI THIỆU
VỀ CÔNG TY TNHH SUFAT VIỆT NAM VÀ KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠO CÔNG TY SUFAT VIỆT NAM
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty SUFAT Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty TNHH SUFAT Việt Nam là một công ty tư nhân lớn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản xuất và lắp ráp xe máy. Sau nhiều năm đi vào hoạt động và kinh doanh công ty TNHH SUFAT Việt Nam đã có một hệ thống phân phối xe máy và khách hàng lớn trên toàn quốc, mức tăng trưởng ngày càng cao, doanh thu hàng năm từ 140% - 160% so với năm trước. Mức thu nhập bình quân đầu người đạt lớn hơn 800.000 VNĐ/tháng hàng năm công ty luôn trích là 150.000.000 VNĐ làm quỹ phúc lợi và đào tạo người lao động.
Năm 1990 chỉ là một cửa hàng bán buôn, bán lẻ các loại xe máy có uy tín thì ngày 8/8/1996 công ty TNHH Phạm Tú (công ty mẹ của công ty TNHH SUFAT Việt Nam) được thành lập với số vốn điều lệ 100.000.000VNĐ. Tháng 11/2000 công ty SUFAT Việt Nam ra đời và nguồn vốn của công ty này tính đến nay đã tăng lên gần 200.000.000VNNĐ (năm 2006). Công ty TNHH SUFAT Việt Nam thuộc loại hình doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, hoạt động theo luật doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác của nhà nước theo quy định. Với hợp đồng nghiên cứu thiết kế với các chuyên gia Nhật Bản, Đài Loan cùng tập đoàn xe máy Deawo Hàn Quốc, viện nghiên cứu chế tạo vật liệu Đài Loan công ty TNHH SUFAT Việt Nam được thành lập. Công ty TNHH SUFAT Việt Nam nằm trên diện tích gần 50.000m2 tại khu công nghiệp Phố Nối B – Huyện Yên Mỹ – Tỉnh Hưng Yên.
Công ty có số lượng, chủng loại sản phẩm rất đa dạng và được ưa chuộng như các loại xe: Backan Sport, Sufat I, Sufat II, Deahan… Sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh cao bởi kiểu dáng mẫu mã, chất lượng tốt và hơn cả là giá cả xe có tính cạnh tranh cao hơn so với những sản phẩm của các công ty liên doanh cùng nghành nhãn hiệu SUFAT Việt Nam dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Đồng thời cũng góp phần khẳng định lòng thị hiếu của người tiêu dùng vào sản phẩm nội bộ. Đó là một điều rất đáng tự hào mà giám đốc công ty - Ông Phạm Cường cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty TNHH SUFAT Việt Nam đã làm được.
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
2.1. Nhà xưởng
Trên khu đất 44.586m2 và với số tiền đầu từ vào việc mua đất đai nhà xưởng là 8.442.970USD. Công ty TNHH SUFAT Việt Nam đã xây dựng 01 nhà máy hoàn chỉnh bao gồm 6 đơn vị nhà xưởng (tổng diển tích gần bằng 15.000m2) kết cấu tương đối hiện đại dành cho việc lắp đặt các dây chuyền sản xuất, lắp ráp xe máy cùng với bốn hạng mục kỹ thuật phụ trợ nhằm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật vận hành cũng như vệ sinh môi trường.
Các dây chuyền công nghệ chỉnh theo quy trình sản xuất là:
- Dây chuyền sản xuất các chi tiết nhựa.
- Dây chuyền hàn các chi tiết thuộc khung xe.
- Dây chuyền đúc và gia công các chi tiết động cơ.
- Dây chuyền sơn nhựa.
- Dây chuyền sơn kim loại.
- Dây chuyền lắp động cơ.
- Dây chuyền lắp xe.
Các hạng mục kỹ thuật phục trợ bao gồm:
- Trạm khí nén.
- Trạm xử lý nước thải.
- Hệ thống giải nhiệt nước
- Trạm bơm và hệ thống PCCC
Việc đầu tư công nghệ sản xuất, lắp ráp được xem xét theo các chỉ tiêu: tiên tiến, phù hợp với các doanh nghiệp định chiến lược, đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định.
2.2. Máy móc thiết bị:
Trang thiết bị máy móc của công ty được đầu tư mới và hiện đại như: máy hàn, máy ép nhựa… Công ty triển khai sản xuất được với công suất
- 180.000 động cơ/ năm
- 200.000 xe máy/ năm
- 250.000 phụ tùng/ năm
Được hỗ trợ tích cực về công nghệ máy móc, thiết bị, kỹ thuật của tập đoàn JIALING và LIFAN sản xuất động có mang nhãn hiệu SUFAT đã được chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và luôn được kiểm tra chất lượng qua từng chi tiết, từng khâu chế tạo khẳng định tầm vóc quy mô cũng như về vốn và con người của công ty. Động cơ SUFAT tự hào là nhãn hiệu xe máy đầu tiên do Việt Nam sản xuất.
2.3. Nguyên vật liệu
Với nguồn nguyên liệu sẵn có của công ty lân cận và các đại lý cửa hàng lớn nên việc nhập khẩu, mua bán nguyên vật liệu của công ty TNHH SUFAT Việt Nam không mấy khó khăn và giá cả rất ưu đãi.
Vì công ty TNHH SUFAT Việt Nam là một công ty lớn luôn giữ chữ tín trong công việc sản xuất kinh doanh của mình do vậy việc mua nguyên vật liệu đối với công ty rất thuận lợi luôn đảm bảo chất lượng và luôn tạo ra niềm tin cho bạn hàng khi cung cấp nguyên vật liệu cho công ty. Ngoài ra công ty nằm trên đường quốc lộ 5A giữa Hà Nội – Hải Phòng nên đường xá giao thông phương tiện vận chuyển là khá thuận tiện.
II. Tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
1. Nhiệm vụ sản xuất cơ bản, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
1.1. Nhiệm vụ sản xuất cơ bản.
Công ty TNHH SUFAT Việt Nam sản xuất kinh doanh mặt hàng chủ yếu là động cơ và phụ tùng xe máy SUFAT.
1.2. Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh
Công nghệ của ngành sản xuất xe máy tương đối phức tạp bao gồm rất nhiều công đoạn trong cùng một quy trình sản xuất sản phẩm. Mỗi loại sản phẩm có những bước công đoạn khác nhau và công nghệ liên kết rất chặt chẽ với nhau.
Với tính chất sản xuất liên tục theo dây chuyền như vậy quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng đáp ứng được chất lượng cũng như yêu cầu của khách hàng và tình hình cung ứng xe máy trên thị trường cả nước.
Với công ty SUFAT Việt Nam trong cùng một quy trình sản xuất có sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau cho 3 quy trình cùng sản xuất song song. Có thể khái quát quy trình sản xuất của công ty bằng sơ đồ sau:
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
* Giải trình quy trình công nghệ sản phẩm.
+ Quy trình I:
1– Công đoạn hàn: Nhập khẩu phôi phung, bình xăng, phôi hàn sau đó chuyển sang hàn cho ra sản phẩm khung thô, kế tiếp nhúng. phốt phát làm sạch và chuyển sang xưởng sơn.
2- Công đoạn sơn kim loại: Nhập khung thô được làm sạch từ xưởng hàn cho vào sấy khô và làm sạch bằng khí sau đó đưa vào sơn cho ra khung thành phẩm và chuyển sang xưởng lắp xe.
3- Công đoạn lắp xe: Khung thành phẩm đã sơn được đưa từ xưởng sơn về xưởng lắp xe để lắp thành xe.
+ Quy trình II:
1- Công đoạn đúc áp lực: Mua nguyên vật liệu nhôm (phôi nhôm) đưa vào đúc cho ra phôi vỏ máy.
2- Công đoạn gia công cơ khí: Phôi vỏ máy được đưa gia công cho ra vỏ máy thô được đưa sang xưởng sơn kim loại.
3- Công đoạn sơn kim loại: Vỏ máy thô được đưa vào xưởng làm sạch, sấy khô và sơn cho ra vỏ máy thành phẩm đưa vào xưởng lắp động cơ.
4- Công đoạn lắp ráp động cơ: Vỏ máy thành phẩm và linh kiện động cơ mua ngoài được đưa vào lắp ráp động cơ cho ra động cơ hoàn chỉnh đưa sang xưởng xe.
5- Công đoạn lắp xe: Động cơ hoàn chỉnh được đưa vào xưởng lắp xe để lắp ráp thành xe hoàn chỉnh.
+ Quy trình III
1- Công đoạn ép nhựa: Nhập khẩu các loại hạt nhựa được sấy khô đưa vào máy khuôn để ép cho ra sản phẩm nhựa thô chưa sơn và chuyển sang xưởng sơn để mạ sơn.
2- Công đoạn sơn nhựa: Sản phẩm thô được đưa vào để sơn cho ra sản phẩm nhựa hoàn chỉnh và đưa sang xưởng lắp xe.
3- Công đoạn lắp xe: Sản phẩm nhựa hoàn chỉnh và các linh kiện mua ngoài được đưa vào để lắp cho ra xe máy hoàn chỉnh.
Cả 3 quy trình cùng sản xuất song song nhau cuối cùng đều được xưởng lắp xe lắp thành xe hoàn chỉnh rồi chuyển sang bộ phận kiểm tra và được xuất bán hoặc nhập kho.
2. Đặc điểm của sản phẩm
Công ty TNHH SUFAT Việt Nam có nhiệm vụ sản xuất chi tiết động cơ xe máy, lắp ráp xe máy, buôn bán kinh doanh hàng tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là xe máy). Công ty sản xuất theo dây chuyền liên tục và sản xuất theo đơn đặt hàng có dự trữ nên sản phẩm của công ty luôn có sẵn để đáp ứng nhu cầu của đơn đặt hàng đúng thời hạn và giao hàng đồng thời luôn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Sản phẩm của công ty được sản xuất bằng nguồn nguyên vật liệu trong nước và sản phẩm được tiêu dùng ngay trên thị trường nội địa.
3. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của công ty
Theo sơ đồ trên ta thấy rằng công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, đồng thời được sự giúp đỡ của các phó tổng giám đốc và các phòng ban chức năng. Các phòng ban này có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất các biện pháp tối ưu cho giám đốc để giải quyết công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn phụ trách. Giám đốc là người ra quyết định cuối cùng và những mệnh lệnh của giám đốc được truyền đạt từ trên xuống dưới theo một tuyến nhất định. Các phòng chức năng không có quyền ra mệnh lệnh cho các phân xưởng và bộ phận sản xuất mà chỉ tham mưu, trợ giúp cho các phân xưởng và các bộ phận sản xuất trong lĩnh vực chuyên môn phụ trách. Kiểu cơ cấu này vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng, vừa đảm bảo quyền chỉ huy của cơ cấu trực tuyến. Cụ thể chức năng của từng bộ phận trong cơ thể tổ chức và quản lý của công ty là:
a. Hội đồng thành viên
Là đại diện trực tiếp của công ty, là chủ sở hữu toàn bộ phần vốn của công ty.
b. Ban giám đốc
Gồm có giám đốc và các phó giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức điều hành hoạt động diễn ra hàng ngày của công ty theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
- Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch phù hợp với điều lệ công ty và các nghị quyết, quyết định của HĐQT, chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Là người được giám đóc phân công chỉ đạo toàn bộ quá trình kỹ thuật theo kế hoạch của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được giao.
- Phó giám đốc sản xuất: Là người được giám đốc phân công chỉ đạo toàn bộ quá trình sản xuất theo kế hoạch của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được giao.
- Phó giám đốc đối ngoại: Là người được giám đốc phân công chịu trách nhiệm về việc phát triển thị trường và đối ngoại theo kế hoạch của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được giao.
- Phó giám đốc kinh doanh: Là người chịu trách nhiệm về công việc kinh doanh của công ty.
c. Các phòng chức năng.
- Văn phòng: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnh vực văn phòng, công tác hành chính, công tác quản trị, công tác thi đua khen thưởng, công tác y tế, công tác bảo vệ, công tác an ninh trật tự… (gồm 8 người).
- Phòng tổ chức nhân sự: Đảm nhận chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnh vực tổ chức - nhân sự, công tác quản lý lao động, công tác tổ chức cán bộ… (gồm 4 người).
- Phòng kế toán tổng hợp: (gồm 6 người) đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnh vực tài chính kế toán tại công ty.
- Phòng kế hoạch - vật tư: (gồm 4 người) có nhiệm vụ tìm hiểu về thị trường giao dịch với đối tác để cung cấp vật tư, phụ tùng vào quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả chất lượng.
- Phòng bán hàng và dịch vụ: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnh vực tiêu thụ và bán sản phẩm của công ty.
- Phòng KCS: Đảm nhận và chịu trách nhiệm trước công ty về lĩnh vực chất lượng của sản phẩm.
- Văn phòng miền Nam: Đảm nhận trách nhiệm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ra thị trường miền Nam và quản lý trực tiếp các chi nhánh văn phòng đại diện của công ty tại thị trường miền Nam.
- Phòng quản trị: Chịu trách nhiệm chính về những công tác như: nhà ăn, vệ sinh.
d. Các phân xưởng:
- Phân xưởng nhựa - hàn: Phụ trách công việc hàn cho ra các sản phẩm như khung xe, bình xăng… và công việc ép nhựa cho ra các sản phẩm: yếm, mặt nạ, ốp sườn, đầu, đèn.
- Phân xưởng sơn: Chịu trách nhiệm về sơn các chi tiết của động cơ, phân xưởng sơn được chia làm hai phân xưởng phân xưởng sơn kim loại và phân xưởng sơn nhựa.
- Phân xưởng đúc - gia công động cơ: Chịu trách nhiệm đúc và gia công các chi tiết xe. Đây chính là phân xưởng lớn nhất trong toàn bộ các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyen de Hoang Thi Luyen.doc
- De cuong QTBH.doc