Kế toán nguyên vật liệu, tài sản cố định, tiền lương, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợ

MỤC LỤC Lời mở đầu1 Phần I: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH DVTM Cẩm Thuỷ3 I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:3 II. Đặc điểm về tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh:4 1. Cơ cấu về ngành nghề:4 2. Hệ thống và tổ chức bộ máy quản lý:5 III.Tình hình chung về công tác kế toán tại doanh nghiệp:7 1.Cơ cấu bộ máy kế toán:7 2. Hình thức kế toán:7 Phần II: Thực trạng tổ chức kế toán trong một kỳ của Công TNHH DVTM Cẩm Thuỷ9 I. Khái niệm về kế toán nvl, công cụ dụng cụ trong doanh nghiệp:9 1. Khái niệm và đặc điểm kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:9 2. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong sản xuất:9 3. Hệ thống tài khoản:10 II. Kế toán vật liệu,công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ10 1. Tình hình nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ:10 2.Tình hình xuất kho tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ:14 III. Kế toán sửa chữa TSCĐ:29 1. Sửa chữa thường xuyên TSCĐ:29 2. Sửa chữa lớn TSCĐ:29 IV. Hạch toán thanh toán với ngân hàng:55 1.Thuế GTGT:55 2. Thuế thu nhập doanh nghiệp:55 3. Thuế XNK:56 4.Thuế nhà, đất:56 V. Hạch toán các khoản tạm ứng:56 Phần III: Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ 66 Kết luận…………………………………………………………………….67 PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI CẨM THUỶ . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ là doanh nghiệp một thành viên. Được thành lập năm 2000 theo quyết định của Bộ Thương Mại. Công ty có vốn điều lệ ban đầu là: 1.200.000.000VNĐ. Công ty có trụ sở tại:Thị trấn Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ có chức năng sản xuất các mặt hàng may mặc để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Công ty được mở tài khoản Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng, được sử dụng con dấu và mã số thuế riêng theo qui định của Nhà Nước. Là một doanh nghiệp trẻ, đầy năng động ra đời khi đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập. Trong môi trường cạnh tranh đầy thách thức ấy doanh nghiệp đã không ngừng phấn đấu vươn lên từng bước mở rộng kinh doanh. Bao gồm nhập khẩu và kinh doanh hàng dệt may, hàng lụa tơ tằm, gia công hàng xuất khẩu, kinh doanh dịch vụ và sản xuất. Trong đó chủ yếu là hàng phục vụ cho nhu cầu may mặc trong nước. Doanh nghiệp đã tiến hành Marketing cho sản phẩm của mình bằng cách phân khúc, phân đoạn thị trường để đáp ứng nhu cầu khác nhau của mỗi thị trường, mỗi tầng lớp khách hàng. Đồng thời tổ chức các hoạt động quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm nhằm tạo uy tín với khách hàng. Doanh nghiệp đã không ngừng nghiên cứu và mở rộng thị trường. Sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu ra nhiều nước: Malasia, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào… Doanh nghiệp đã khẳng định được chỗ đứng của mình và được thị trường người tiêu dùng yêu thích. Để công ty ngày càng phát triển và làm ăn có hiệu quả. Công ty đã vạch ra kế hoạch và chiến lược kinh doanh cho từng kỳ hạch toán cũng như từng năm tài chính. Bên cạnh đó công ty còn thường xuyên cũng cố và kiện toàn bộ máy, tổ chức đầu tư,mua sắm đổi mới trang thiết bị và dây chuyền công nghệ nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nhân viên trong công ty tăng doanh thu và lợi nhuận. Tạo công ăn việc làm ổn định và đảm bảo đời sống cho công nhân viên .Bên cạnh đó công ty còn thực hiện đầy đủ việc nộp thuế theo qui định của nhà nước.

docx77 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2385 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán nguyên vật liệu, tài sản cố định, tiền lương, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Với xu thế hội nhập đang đến gần ,thúc đẩy nền kinh tế thị trường Việt Nam hoà nhập với nền kinh tế Thế Giới.Xu hướng đó đặt doanh nghiệp trước những thử thách rất lớn.Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ấy để không bị kéo theo guồng quay của qui luật loại trừ.Thúc đẩy doanh nghiệp phải không ngừng phấn đấu về mọi mặt để dành được chỗ đứng cho mình.Yếu tố quyết định thành công ở doanh nghiệp sản xuất là: Doanh nghiệp phải phấn đấu hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Kế toán với chức năng là một phần hành quan trọng trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp.Cùng với chức năng kiểm tra giám sát tình hình tài chính,tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Đồng thời phản ánh một cách trung thực,kịp thời, chính xác các thông tin của doanh nghiệp.Điều đó giúp cho doanh nghiệp lập những chiến lược kế hoạch kinh doanh cũng như đưa ra kế hoạch cạnh tranh kịp thời và thực hiện chiến lược kế hoạch ngày càng có hiệu quả.Hơn thế nữa kế toán còn là công cụ giúp các nhà quản trị lựa chọn được phương án sản xuất tối ưu,thấy đó,giúp họ có biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí,là căn cứ xác định giá bán sản phẩm đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi. Ngày nay Nhà nước ta có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước phát triển.Đồng thời bước sang nền kinh tế thị trường đầy sôi động và khó khăn thử thách.Vì vậy mà những doanh nghiệp không nắm bắt được thời cơ để có những điều chỉnh phù hợp dẫn tới giải thể,phá sản là điều không thể tránh khỏi.Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có nhiều doanh nghiệp khảng định được chỗ đứng của mình trên thị trường. Công Ty THHH DVTM Cẩm Thuỷ là một trong những doanh nghiệp tư nhân đă làm được điều đó.Sản phẩm may mặc của công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường người tiêu dùng. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán và qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ được sự giúp đỡ,chỉ bảo nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn thực tập Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và của cán bộ Phòng Kế Toán em xin trình bày đề tài: “Kế toán nguyên vật liệu, tài sản cố định, tiền lương, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận trong kỳ hạch toán tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ’’. Báo cáo được trình bày thành ba phần chính Phần I: Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ. Phần II: Thực trạng tổ chức kế toán trong một kỳ tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ. Phần III: Một số ý kiến nhận xét và đề xuất về công tác kế toán tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ. Là một học sinh lần đầu tiên tiếp cận với thực tế công tác kế toán và trước một đề tài tổng hợp bao gồm nhiều nội dung mặc dù đã hết sức cố gắng song vẫn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô nhằm hoàn thiện hơn nữa đề tài mà em đã nghiên cứu. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2006 Học sinh Nguyễn Ngọc Tuyên PHẦN I GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI CẨM THUỶ . I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ là doanh nghiệp một thành viên. Được thành lập năm 2000 theo quyết định của Bộ Thương Mại. Công ty có vốn điều lệ ban đầu là: 1.200.000.000VNĐ. Công ty có trụ sở tại:Thị trấn Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ có chức năng sản xuất các mặt hàng may mặc để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Công ty được mở tài khoản Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng, được sử dụng con dấu và mã số thuế riêng theo qui định của Nhà Nước. Là một doanh nghiệp trẻ, đầy năng động ra đời khi đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập. Trong môi trường cạnh tranh đầy thách thức ấy doanh nghiệp đã không ngừng phấn đấu vươn lên từng bước mở rộng kinh doanh. Bao gồm nhập khẩu và kinh doanh hàng dệt may, hàng lụa tơ tằm, gia công hàng xuất khẩu, kinh doanh dịch vụ và sản xuất. Trong đó chủ yếu là hàng phục vụ cho nhu cầu may mặc trong nước. Doanh nghiệp đã tiến hành Marketing cho sản phẩm của mình bằng cách phân khúc, phân đoạn thị trường để đáp ứng nhu cầu khác nhau của mỗi thị trường, mỗi tầng lớp khách hàng. Đồng thời tổ chức các hoạt động quảng cáo, tham gia hội chợ triển lãm nhằm tạo uy tín với khách hàng. Doanh nghiệp đã không ngừng nghiên cứu và mở rộng thị trường. Sản phẩm của Công ty đã xuất khẩu ra nhiều nước: Malasia, Đài Loan, Hàn Quốc, Lào… Doanh nghiệp đã khẳng định được chỗ đứng của mình và được thị trường người tiêu dùng yêu thích. Để công ty ngày càng phát triển và làm ăn có hiệu quả. Công ty đã vạch ra kế hoạch và chiến lược kinh doanh cho từng kỳ hạch toán cũng như từng năm tài chính. Bên cạnh đó công ty còn thường xuyên cũng cố và kiện toàn bộ máy, tổ chức đầu tư,mua sắm đổi mới trang thiết bị và dây chuyền công nghệ nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nhân viên trong công ty tăng doanh thu và lợi nhuận. Tạo công ăn việc làm ổn định và đảm bảo đời sống cho công nhân viên .Bên cạnh đó công ty còn thực hiện đầy đủ việc nộp thuế theo qui định của nhà nước. Một số chỉ tiêu về kết quả hoạt động kinh doanh trong 2 năm 2004-2005 của công ty. Đơn vị: (VNĐ) Chỉ tiêu  2004  2005   -Doanh thu thuần  195.700.000.000  184.700.000.000   -Giá vốn hàng bán  166.800.000.000  159.800.000.000   -Chi phí bán hàng  22.600.000.000  18.900.000.000   -Chi phí quản lý DN  2.000.000.000  1.700.000.000   -LN trước lãi vay và thuế TNDN  4.300.000.000  4.300.000.000   -Lãi vay  2.970.000.000  1.750.000.000   -Lợi nhuận trước thuế  1.330.000.000  2.550.000.000   -Thuế thu nhập doanh nghiệp  530.000.000  714.000.000   -Lợi nhuận sau thuế  800.000.000  1.836.000.000   II. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC KINH DOANH: 1. Cơ cấu về ngành nghề: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ là đơn vị có chức năng chính là sản xuất các mặt hàng may mặc để cung cấp cho thị trường tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Mặt khác đặc thù của ngành may là phải nghiên cứu xu hướng thời trang của từng mùa trong năm và từng thị trường có đặc điểm khác nhau. Căn cứ vào đó để tung ra thị trường những sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Trên cơ sở năng lực sản xuất đi sát với từng phân xưởng của mình để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trình công ty duyệt và tổ chức thực hiện. Công ty tiến hành khai thác các loại vật tư trang thiết bị kĩ thuật và nguyên liệu phụ để sản xuất kinh doanh, đảm bảo kĩ thuật và công suất hoạt động của thiết bị được dều dặnđúng tiến độ. Đối với khâu tiêu thụ sản phẩm phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Công ty ký kết các hợp đồng gia công, hơp tác liên doanh, liên kết đầu tư với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước theo phương án được công ty duyệt nhằm phát huy tối đa năng lực sản xuất, nâng cao trình dộ tổ chức quản lý từ đó tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh. 2. Hệ thống và tổ chức bộ máy quản lý: 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Căn cứ vào quyết định 2000/TC của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ đã qui định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ. Được thể hiện rõ ở sơ đồ bộ máy tổ chức sau: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ: 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận: Giám đốc: Là người đứng đầu công ty. Có nhiệm vụ: -Tham gia đàm phán, trực tiếp đàm phán chuẩn bị ký kết hợp đồng khách hàng. -Ký hợp đồng gia công tiêu thụ các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế. -Ký hợp đồng với người lao động. -Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trợ lý giám đốc: Là người tham mưu giúp việc cho giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Đồng thời chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo tiến độ sản xuất kế hoạch cung ứng của các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Phòng kế toán: Tập hợp chứng từ theo từng phần hành kế toán, phản ánh vào các sổ kế toán,lập báo cáo tài chính và nộp lên kế toán trưởng duyệt. Phòng kinh doanh: Giữ chức năng thực hiện công tác kinh doanh, tự tìm bạn hàng, nguồn hàng, thực hiện các hoạt động mua bán, tổ chức quản lí quá trình sản xuất gia công. Phòng kế hoạch: Có trách nhiệm nghiên cứu, tìm tòi thiết kế mẫu hàng mới. Đưa ra kế hoạch sản xuất-kinh doanh cho từng kỳ, từng năm trình giám đốc duyệt. Phòng kỹ thuật: Có chức năng tham mưu, giúp giám đốc về khâu kỹ thuật, chạy thử các thiết bị dây chuyền, công nghệ trước khi đưa mới vào sản xuất. Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm sắp xếp lịch làm việc cũng như lịch công tác trong công ty. Quản lý nhân sự, lao động, tiền lương, thanh tra bảo vệ,thi đua khen thưởng kỹ luật. Văn phòng: Là nơi tiến hành hội họp, hội nghị, tiếp khách, là bộ mặt của công ty. Các phân xưởng: Có chức năng tổ chức sản xuất các sản phẩm măy mặc theo kế hoạch và đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng theo đúng qui định. III.TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP: 1.Cơ cấu bộ máy kế toán: Với chức năng quản lý chặt chẽ và cung cấp đày đủ chính xác, kịp thời các thông tin và tình hình biến động của các loai tài sản, vật tư, tiền vốn, hạch toán kế toán,cùng với các bộ phận kinh doanh hảo luận kế hoạch kinh doanh sản xuất tính toán các phương án sản xuất kinh doanh, xác định giá cả bán ra, xác định kết quả hoạt động theo các nguyên tắc quản lý kinh tế của Nhà Nước và chỉ đạo của công ty. BỘ MÁY KẾ TOÁN Kế toán trưởng: Có chức năng điều hành phòng kế toán, quản lý và tập hợp các thông tin báo cáo từ các kế toán viên, kiểm tra mức độ chính xác mà các kế toán viên đã hạch toán. Có nhiệm vụ giải trình trước giám đốc. Kế toán tổng hợp: Tập hợp chứng từ và hạch toán theo từng phần hành kế toán (kế toán NVL,tài sản cố định, tiền lương, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, bán hàng…) Kế toán chi tiết: Phản ánh các ngiệp vụ phat sinh vào sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp theo từng phần hành kế toán. Kế toán thuế: Chịu trách nhiệm về lập bảng kê thuế GTGTbán ra và mua vào, hàng tháng đến cơ quan thuế nộp thuế cho Nhà nước,lập báo cáo tài chính vào cuối quí và cuối thang để trình lên kế toán trưởng duyệt. 2. Hình thức kế toán: Căn cứ vào qui định số 1141TC-QĐ/CĐKT ngày01 tháng11 năm1995 và quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày31 tháng12 năm2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam. Công ty đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên đối với kế toán hàng tồn kho.Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm Dương lịch. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức nhật ký chứng từ . Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký chứng từ và ghi vào sổ theo dõi các tài khoản, đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ.Trường hợp khi ghi chi phí liên quan đến nhiều đối tượng, kế toán tiến hành tổng hợp và phân bổ. Cuối tháng kế toán lấy số liệu từ nhật ký chứng từ sổ theo dõi các tài khoản để ghi vào sổ cái. (Được thể hiện cụ thể ở sơ đồ sau) Sơ đồ hình thức “nhật ký chứng từ” Ghi chú: : Ghi hàng ngày :Ghi cuối tháng :Đối chiếu PHẦN II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG MỘT KỲ CỦA CÔNG TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI CẨM THUỶ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CCDC Ở CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI CẨM THUỶ I. KHÁI NIỆM VỀ KẾ TOÁN NVL, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG DOANH NGHIỆP: 1. Khái niệm và đặc điểm kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng lao động. Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hoá. Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, dưới tác động của lao động chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất của sản phẩm. Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn qui định để xếp vào tài sản cố định. Công cụ dụng cụ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong quá trình sử dụng chúng giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu. 2. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong sản xuất: Để cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin cho công tác lãnh đạo và quản lý kế toán phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chủ yếu sau: Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực kịp thời số lượng và giá thành thực tế của nguyên vật liệu nhập kho. Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị nguyên vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệu. Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu tồn kho, phát hiện kịp thời nguyên vật liệu thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xẩy ra. Thực hiện phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, tình hình sử dụng nguyên vật liệu công cụ dụng cụ trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3. Hệ thống tài khoản: Hàng năm Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ sản xuất một khối lượng sản phẩm lớn nên nguyên vật liệu của công ty cũng rất đa dạng và để tiện theo dõi thì nguyên vật liệu được chia thành các loại khác nhau. Kế toán sử dụng TK 152-“nguyên vật liệu”để phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động nguyên vật liệu trong sản xuất. Tài khoản sử dụng để hạch toán và quản lý công cụ dụng cụ tại công ty là TK 153-“công cụ dụng cụ”.Dựa vào đặc điểm của các loại công cụ dụng cụ mà Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ chia làm 2 loại: - Công cụ dụng cụ dùng sản xuất ở các phân xưởng : Quần áo trang bị bảo hộ lao động, máy dán túi… - Công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất: Chổi, giấy bút văn phòng… Ngoài ra kế toán còn sử dụng TK 151-“Hàng mua đang đi đường” để phản ánh giá trị các loại vật tư, hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng chưa nhập kho tại công ty. II. KẾ TOÁN VẬT LIỆU,CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI CẨM THUỶ 1. Tình hình nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ: 1.1.Cách tính giá nhập kho tại công ty: Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ tính giá vật tư nhập kho theo giá thực tế là loại giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp lệ chứng minh các khoản chi hợp pháp của công ty để có nguyên vật liệu. Vì công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên thuế GTGT không được tính vào giá thực tế của nguyên vật liệu. - Đối với nguyên vật liệu mua ngoài nhập kho thì các yếu tố hình hành nên giá thực tế. Giá vật liệu  = Giá gốc ghi  + Chi phí mua  - Chiết khấu    nhập kho  trên hoá đơn  (CP vận ch,bd)  Giảm giá    -Đối với nguyên vật liệu gia công chế biến xong nhập kho thì giá thực tế bao gồm giá xuất và chi phí gia công chế biến, vận chuyển, bốc dỡ… - Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh: Giá thực tế là giá trị nguyên vật liệu được bên tham gia góp vốn thừa nhận. Ví dụ: Nguyên vật liệu nhập kho mua ngoài. 1. Ngày01 tháng02 năm2005 theo phiếu NK: 01, doanh nghiệp nhập 8.000m vải Hàn Quốc của Công ty dệt len Mùa Đông, thuế GTGT 10%(Hóa đơn ký hiệu:AA2005B, số: 01119). Chưa thanh toán. 2. Ngày03 tháng01 năm2005 theo PC: 01, thanh toán chi phí vận chuyển 8.000m vải Hàn Quốc, hết 22.000.000.(đã gồm cả thuế GTGT 10%). Giá của vải Hàn Quốc được tính: Giá vải = (8.000m *18.000đ/m) + 20.000.000 = 164.000.000. 1.2. Phương pháp hạch toán NVL, CCDC nhập kho : Khi NVL, CCDC về đến kho trước khi nhập căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hoá đơn GTGT do người bán gửi cho Công ty. Ban kiểm nghiệm của công ty kiểm tra về số lượng, chất lượng, qui cách NVL, CCDC. Trên cơ sở đó phòng kế hoạch vật tư lập phiếu nhập kho. - Khi mua NVL,CCDC nhập kho kế toán định khoản : Nợ TK 152, 153(NVL, CCDC hoặc chi phí thu mua NVL, CCDC) Nợ TK 1331 Có TK 331, 111, 112, 141 -các hình thức thanh toán Trích nghiệp vụ: 1. Ngày01 tháng01 năm2005 theo phiếu NK: 02, mua vật liệu chính của Công Ty TNHH Nam Phong(theo Hoáđơn, ký hiệu: AB 2005B, số:18118). Chưa thanh toán. Vải KaKi: 10.000m * 24.500đ/m = 245.000.000 Thuế GTGT 10%: 24.500.000 Kế toán định khoản: Nợ TK 152 245.000.000 + Vải Kaki: 10.000m * 24.500đ/m = 245.000.000 Nợ TK 133 24.500.000 Có TK 331 269.500. Chứng từ phải lập: -Biên bản kiểm nghiệm -Phiếu nhập kho -Thẻ kho. -Sổ cái TK152 Đơn vị: Cty TNHH DVTM Cẩm Thuỷ Mẫu số: 01-VT Bộ phận: Kho Theo QĐ: 1141-TCQĐ/KTCĐ Ngày 01tháng 11 năm 1995 Của Bộ TC PHIẾU NHẬP KHO Ngày 04 tháng 01 năm 2005 Số: 02 Nợ: …… Có: …… -Họ tên người giao hàng: Trần Văn Nam ……………………………………………... -Theo: HĐ…..số: 18118 ngày 04 tháng 01 năm 2005 của Công Ty TNHH Nam Phong. Nhập tại kho: A1-Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ. Số TT  Tên nhãn hiệu, qui cách,phẩm chất vật tư (sản phẩm hàng hoá)  Mã số  Đơn vị tính  SỐ LƯỢNG  Đơn giá  Thành tiền       Chứng từ  Thực nhập     1  -Vải Kaki   m  10.000  10.000  25.500  245.000.000    Cộng       245.000.000   Ngày 04 tháng 01 năm 2005 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho (Đóng dấu, ký,họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên có đầy đủ chữ ký của thủ trưởng đơn vị, người giao hàng, thủ kho. -Liên 1 (liên gốc): Phòng kế hoạch vật tư lưu lại. - Liên 2: Giao thủ kho để ghi vào thẻ kho. Định kỳ(tuần, tháng) thủ kho sẽ lưu lại cho phòng kế toán. - Liên 3: Giao cho người mua để thanh toán. Trích nghiệp vụ: Ngày04 tháng01 năm2005 theo phiếu chi:02,thanh toán chi phí vận chuyểnChi phí vận chuyển về tiền mặt (theo phiếu chi: 02, ngày 04 tháng 01năm 2005, hết 3.300.000 (đã gồm cả thuế GTGT 10%, theo Hoá đơn, ký hiệu:AA2005B,số: 01181).Chi phí vận chuyển phân bổ theo giá mua NVL. Kế toán định khoản: Nợ TK 152 30.000.000 Nợ TK 1331 3.000.000 Có TK 111 33.000.000 2. Tình hình xuất kho tại Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Cẩm Thuỷ: 2.1. Cách tính giá xuất kho: Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cho xác định giá NVL xuất kho. Do đặc điểm sản xuất của công ty số lần nhập xuất của mỗi điểm danh NVL nhiều và liên tục. Công thức xác định: Đơn giá bình quân cả kỳ = dự trữ  Giá trị NVL,CCDC tồn đầu kỳ +  Giá trị NVL, CCDC     nhập trong kỳ    Số lượng NVL, CCDC +  Số lượng NVL, CCDC    nhập trong kỳ  tồn đầu kỳ   Trích nghiệp vụ: Ngày05 tháng01 năm2005 theo phiếu XK: 01, xuất kho vật liệu chính cho phân xưởng sản xuất. -Sản xuất SP Ao sơ mi: +Vải Hàn Quốc: 8.000m -Sản xuất SP Quần Kaki: +Vải Kaki:10.000m Kế toán áp dụng tính giá xuất: 100.000.000 + 164.000.000 Vải Hàn Quốc = = 20.308 5.000 + 8.000 168.000.000 + 275.000.000 Vải Kaki = = 26.059 7.000 + 10.000 Kế toán định khoản: Nợ TK 621(ASM ) 162.464.000 Có TK 152-VHQ: (10.000m * 20.308đ/m) =162.464.000 Nợ TK 621(QKK) 260.590.000 Có TK 152-VKK: (10.000 * 26.059) =260.590.000 -Theo ghi chép ở phòng kế toán: Thủ kho sử dụng “thẻ kho” hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập xuất kho NVL, CCDC để thủ kho ghi vào “thẻ kho”. Đến cuối ngày hoặc định kỳ thủ kho chuyển cho phòng kế toán. Căn cứ vào đó kế toán ghi vào thẻ hoặc sổ chi tiết NVL, CCDC có đối chiếu với thẻ kho. Sau đó lập bảng tổng nhập, xuất, tồn về NVL, CCDC để đối chiếu với kế toán tổng hợp.
Luận văn liên quan