Kế toán nguyên vật liệu tại tổng công ty cổ phần may việt tiến

Đất nước Việt Nam đang trên đà đổi mới. Nền kinh tế có nhiều thay đổi đáng kể. Cùng với nhiều chuyển biến đó, hoạt động sản xuất ra của cải vật chất diễn ra trên quy mô lớn, với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Nhưng trong nền kinh tế thị trường đầy cơ hội và thách thức như hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có những phương án sản xuất và chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Để làm được những điều đó các doanh nghiệp luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Do đó công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được coi là nhiệm vụ quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tốt sẽ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý và các phần hành kế toán khác trong doanh nghiệp kể từ đó có thể đưa ra những phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nội dung thực hiện công tác kế toán nguyên vật liệu là vấn đề có tính chất chiến lược đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến là một công ty lớn, mặt hàng sản xuất chủ yếu là quần áo các loại nên số lượng nguyên phụ liệu hàng năm của công ty nhập về vừa lớn vừa phong phú và đa dạng về chủng loại. Chính vì thế công tác kế toán nguyên phụ liệu ở công ty rất được chú trọng và được xem là một bộ phận quản lý không thể thiếu trong toàn bộ công tác quản lý của công ty. Sau thời gian thực tập tại Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến, em đã tìm hiểu thực tế, kết hợp với lý thuyết đã được học để viết chuyên đề: “KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN” Chuyên đề được chia làm 4 chương: Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu Chương 3: Tình hình kế toán nguyên phụ liệu thực tế tại Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến. Chương 4: Nhận xét và kiến nghị.

doc73 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10671 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại tổng công ty cổ phần may việt tiến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN GVHD : PGS. TS HÀ XUÂN THẠCH SVTH : HUỲNH Y SA LỚP KẾ TOÁN KHOÁ 33 – CQ NĂM 2011 LỜI MỞ ĐẦU Đất nước Việt Nam đang trên đà đổi mới. Nền kinh tế có nhiều thay đổi đáng kể. Cùng với nhiều chuyển biến đó, hoạt động sản xuất ra của cải vật chất diễn ra trên quy mô lớn, với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Nhưng trong nền kinh tế thị trường đầy cơ hội và thách thức như hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có những phương án sản xuất và chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Để làm được những điều đó các doanh nghiệp luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Do đó công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được coi là nhiệm vụ quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tốt sẽ cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho các nhà quản lý và các phần hành kế toán khác trong doanh nghiệp kể từ đó có thể đưa ra những phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nội dung thực hiện công tác kế toán nguyên vật liệu là vấn đề có tính chất chiến lược đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến là một công ty lớn, mặt hàng sản xuất chủ yếu là quần áo các loại nên số lượng nguyên phụ liệu hàng năm của công ty nhập về vừa lớn vừa phong phú và đa dạng về chủng loại. Chính vì thế công tác kế toán nguyên phụ liệu ở công ty rất được chú trọng và được xem là một bộ phận quản lý không thể thiếu trong toàn bộ công tác quản lý của công ty. Sau thời gian thực tập tại Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến, em đã tìm hiểu thực tế, kết hợp với lý thuyết đã được học để viết chuyên đề: “KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN” Chuyên đề được chia làm 4 chương: Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên vật liệu Chương 3: Tình hình kế toán nguyên phụ liệu thực tế tại Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến. Chương 4: Nhận xét và kiến nghị. Do điều kiện thời gian có hạn nên chuyên đề không tránh được những thiếu sót, em rất mong được sự chỉ bảo của các anh chị trong Công ty cũng như sự chỉ bảo của thầy hướng dẫn PGS.TS Hà Xuân Thạch. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG I: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN. 1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến. Quá trình thành lập và phát triển tổng công ty cổ phần may Việt Tiến: Tiền thân công ty là một xí nghiệp tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty” _ tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân. Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến. Theo quyết định số 103/CNN-TCLĐ, xí nghiệp được Bộ Công Nghiệp chấp nhận nâng lên thành Công ty May Việt Tiến. Sau đó được Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp với tên giao dịch đối ngoại là VIỆT TIẾN GARMENT IMPORT – EXPORT COMPANY viết tắt là VTEC (theo giấy phép số 102570 ngày 08/02/1991). Ngày 24/03/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp số 214/CNN – TCLĐ Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty LIÊN HIỆP SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU MAY. Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ Công Nghiệp, cần phải có một Tổng công ty Dệt May làm trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật… Chính vì thế, ngày 29/04/1995 TỔNG CÔNG TY DỆT MAY VIỆT NAM RA ĐỜI. Căn cứ nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28/05/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Nghiệp. Căn cứ văn bản số 7599/VPCP-ĐMDN ngày 29/12/2006 của Văn phòng Chính phủ về việc tổ chức lại Công Ty May Việt Tiến. Xét đề nghị của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam tại tờ trình số 28/TĐDM – TCLĐ ngày 09/01/2007 và đề án thành lập Tổng Công Ty May Việt Tiến. Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ quyết định thành lập Tổng Công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập Đoàn Dệt May Việt Nam. Tổng công ty May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nằm trong cơ cấu của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam. Căn cứ nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty Cổ phần. Căn cứ Quyết định số 2576/QĐ-BCN ngày 30/08/2007 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển Tổng Công Ty May Việt Tiến thành TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN nằm trong cơ cấu của Tổng công ty Dệt May Việt Nam với 29 thành viên bao gồm: Công ty mẹ: được hình thành từ trung tâm chính của Tổng công ty bao gồm các phòng ban công ty, các xí nghiệp sản xuất và các đơn vị hợp tác kinh doanh. Các xí nghiệp sản xuất: Xí nghiệp May 1, May 2, Sig Vtec, Dương Long, Vimiky… Các đơn vị hợp tác kinh doanh: Tungshing-VTEC, MS-VTEC, Tagtime, VTEC-Clipsal… Các công ty con – công ty liên kết, liên doanh nước ngoài: Công ty may Việt Thịnh, Việt Hưng, Vĩnh Tiến, Nam Thiên, Đồng Tiến, Tây Đô, Tiền Tiến, Việt Hồng, Việt Tân, Tiến Thuận, Thuận Tiến, Công ty cơ khí Thủ Đức… Giới thiệu chung về công ty: Tên gọi, địa chỉ Tên Tiếng Việt : TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN Tên giao dịch quốc tế : VIETTIEN GARMENT CORPORATION Tên viết tắt : VTEC Địa chỉ : 07 Lê Minh Xuân, Quận Tân Bình TPHCM, Việt Nam. Fax : 84-8-8645085-8654867 Email : vtec@hcm.vnn.vn Website : Chức năng: Công ty Việt Tiến chuyên sản xuất và may gia công các loại hàng may mặc trong và ngoài nước, thực hiện các nghiệp vụ thương mại trong việc cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị cho ngành may và các thiết bị điện gia dụng cho thị trường nội địa, trực tiếp xuất nhập khẩu một số loại hàng hóa theo luật định và được phép đầu tư kinh doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. Nhiệm vụ Việt Tiến là một công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp may mặc Việt Nam, được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép hoạt động kinh doanh nên công ty có nhiệm vụ phải thực hiện đúng những quy định của pháp luật về ngành nghề, về nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng như góp phần đưa công nghiệp may mặc Việt Nam ngày càng tiến hơn. Các lĩnh vực hoạt động của công ty hiện nay Sản xuất quần áo các loại. Gia công hàng may mặc trong nước và xuất khẩu Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển giao nhận hàng hóa. Sản xuất và kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may, máy móc phụ tùng và các thiết bị phục vụ ngành may công nghiệp, thiết bị điện âm thanh và ánh sáng. Kinh doanh máy in, photocopy, thiết bị máy tính, các thiết bị phần mềm trong lĩnh vực máy vi tính và chuyển giao công nghệ, điện thoại, máy fax, hệ thống điện thoại bàn, hệ thống điều hòa không khí và các phụ tùng (dân dụng và công nghiệp); máy bơm gia dụng và công nghiệp. Kinh doanh cơ sở hạ tầng đầu tư tại khu công nghiệp Đầu tư kinh doanh tài chính Kinh doanh các ngành nghề khác nhau theo quy định của pháp luật. Thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ nội địa: Hiện nay công ty có hơn 500 cửa hàng và đại lý phân bổ khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước kinh doanh các sản phẩm may mặc mang nhãn hiệu Việt Tiến. + Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Vinh, Thành phố Việt Trì. + Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Huế. + Thành phố Cần Thơ, Thành phố Ban Mê Thuột và các tỉnh, thành phố khác. Thị trường tiêu thụ xuất khẩu Sản phẩm mang thương hiệu Việt Tiến được xuất khẩu đi hầu hết các nước trên thế giới. + Châu Âu: Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ, Anh, Hungary. + Châu Á: Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Hồng Kông… + Châu Úc: Australia, New Zealand + Châu Mỹ: Mỹ, Canada… + Trong đó thị trường chính là Mỹ, Tây Âu, châu Á, các nước ASEAN… Kết quả hoạt động của công ty trong 1, 2 năm gần đây. Kết quả hoạt động:  2008  2009   Doanh thu thuần  1.397.010,911  1.923.900,749   Lợi nhuận gộp từ HĐKD  212.717,39  249.656,607   Lợi nhuận thuần từ HĐKD  57.336,23  94.263,23   Lợi nhuận trước thuế  60.322,829  96.447,785   Lợi nhuận sau thuế  46.888,299  74.717,138   Bảng cân đối kế toán:  2008  2009   Tài sản ngắn hạn  604.504,08  723.236,386   Tài sản dài hạn  331.242,305  297.102,409   Nợ ngắn hạn  589.511,087  668.760,269   Nợ dài hạn  74.747,463  31.122,42   Nguồn vốn chủ sỡ hữu  271.487,833  320.456,105   Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu  230.000  230.000   Hàng tồn kho  293.771,969  202.982,681   Vốn chủ sở hữu  244.541,419  281.571,694   1.2 Bộ máy quản trị của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến. SƠ ĐỒ 1.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ  Bộ máy quản lý của Tổng công ty Cổ phần May Việt Tiến được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, thực hiện chế độ quyền một thủ trưởng. Đứng đầu là Tổng giám đốc, là người đại diện theo pháp luật, là người điều hành các chiến lược hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc công ty Dệt May Việt Nam về lãnh đạo các hoạt động hiệu quả của Tổng công ty. Tham mưu cho Tổng giám đốc là các Phó Tổng giám đốc trong việc điều hành Tổng công ty và được ủy quyền để ký kết các văn bản thuộc lĩnh vực mình quản lý. Ngoài ra còn có các Giám đốc điều hành phụ trách các phòng ban, các bộ phận do mình đảm trách. Dưới Ban Giám Đốc là các đơn vị trực thuộc như sau: _ Phòng kinh doanh nội địa. _ Phòng kinh doanh xuất khẩu 1. _ Phòng kinh doanh xuất khẩu 2. _ Phòng kinh doanh xuất khẩu 3. _ Phòng kế hoạch đầu tư và thị trường _ Phòng xuất nhập khẩu _ Phòng kỹ thuật công nghệ _ Phòng đảm bảo chất lượng _ Phòng cơ địa _ Phòng kho vận _ Phòng kế toán và trung tâm vi tính _ Phòng tổ chức lao động tiền lương _ Phòng hành chính quản trị _ Phòng bảo vệ nhân sự _ Trạm y tế _ Và các xí nghiệp sản xuất, các cửa hàng trực thuộc 1.3 Tổ chức bộ máy kế toán. 1.3.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán Tổ chức theo mô hình tập trung một phòng kế toán duy nhất. Toàn bộ công tác kế toán và xử lý thông tin của Tổng công ty được tiến hành tập trung tại phòng kế toán, ngoài ra một số bộ phận khác cũng tham gia vào quá trình xử lý thông tin như Phòng Kinh Doanh, Phòng Kế Hoạch điều độ, Phòng Kho Vận, Phòng xuất nhập khẩu. Các đơn vị trực thuộc như cửa hàng, đại lý chỉ thực hiện thu thập, phân loại, tổng hợp số liệu và chuyển chứng từ, số liệu và các báo cáo nghiệp vụ về Phòng Kế Toán của Tổng công ty để xử lý và tổng hợp thông tin. SƠ ĐỒ 1.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN  Các phần hành kế toán Kế toán trưởng - Tổ chức, điều hành công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với mô hình sản xuất tổng công ty mẹ - con - Xây dựng kế hoạch tài chính của Tổng công ty trên cơ sở kế hoạch tài chính được giao và chịu mọi trách nhiệm trước Ban giám đốc về mọi hoạt động kế toán tài chính của công ty. - Tham mưu việc chấp hành bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn toàn công ty. - Chấp hành chính sách kế toán tài chính của Nhà nước. - Thể hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kỹ thuật tổ chức dự toán chi phí sản xuất, chi phí lưu thông. - Chỉ đạo thực hiện tốt các báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc, chỉ đạo thực hiện tốt các báo cáo tài chính. Giúp Ban giám đốc trong việc tổng hợp, phân tích kết quả hoạt động kinh tế của toàn công ty, nhằm phát hiện kịp thời những sai sót để có kế hoạch, biện pháp sửa đổi, đảm bảo kết quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của công ty ngày một tăng. Phó phòng đầu tư: - Tiếp nhận các báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc. Trên cơ sở đó tổng hợp số liệu rồi chuyển lên cho phó phòng tổng hợp. - Quản lý việc chấp hành chế độ kế toán tại các đơn vị trực thuộc theo đúng quy định của công ty. - Theo dõi toàn bộ tình hình ở các đơn vị liên doanh, liên kết và các công ty con của Tổng công ty. - Kiểm tra và lập tờ trình đề nghị phê duyệt các dự án xây dựng cơ bản, máy móc thiết bị của Tổng công ty. Phó phòng tổng hợp: - Kiểm tra, giám sát và hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán tại Công ty. - Xét duyệt công tác kế toán tổng hợp, báo cáo nhanh tình hình hoạt động kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty. - Tổng hợp báo cáo công ty mẹ, tiếp nhận các báo cáo từ các đơn vị trực thuộc, hợp nhất báo cáo các đơn vị thành viên và chuyển lên cho kế toán trưởng. - Tổng hợp và quản lý công tác tiêu thụ, phân phối lợi nhuận. Lập báo cáo quyết toán và các báo cáo khác theo yêu cầu của cấp trên. - Giải quyết những phần việc trong trường hợp kế toán trưởng vắng mặt. Phó phòng quản trị: - Quản lý chặt chẽ và kiểm tra, theo dõi toàn bộ tình hình hoạt động của các xí nghiệp phụ thuộc - Tổng hợp và phân tích chi phí xí nghiệp phụ thuộc theo yêu cầu. - Quản lý công tác mua nguyên phụ liệu để sản xuất kinh doanh - Thực hiện kiểm kê nguyên phụ liệu và quản trị chi phí. Phó phòng IT: - Quản lý và điều hành hệ thống thông tin toàn Tổng công ty và mạng máy tính - Đảm bảo thông tin thông suốt, hạn chế mất mát và hư hỏng dữ liệu. Kế toán Tiền mặt – Tiền gửi ngân hàng: - Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số liệu hiện có, tình hình biến động và giám sát chặt chẽ việc thu – chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Tham mưu cho lãnh đạo cân đối thu – chi, tồn quỹ ở mức hợp lý. Tổ kế toán công nợ phải trả: - Quản lý và theo dõi về tình hình mua nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất cả trong và ngoài nước. - Kế toán nước ngoài: phụ trách thanh toán quốc tế, công nợ quốc tế. Nhận LC của khách hàng nước ngoài và thông báo cho các bộ phận kinh doanh thực hiện đúng yêu cầu của LC, sau khi giao hàng xong, hoàn chỉnh bộ chứng từ đòi tiền. Theo dõi công nợ mua, bán ngoại thương, đồng thời theo dõi hợp đồng kinh tế ngoại thương. Mở LC hàng nhập, nhận và thông báo chuyển tiền. - Kế toán công nợ trong nước: theo dõi công nợ trong nước và liên hệ với ngân hàng. Nhận chứng từ thanh toán của khách hàng trong nước, theo dõi thanh toán mỗi khi giao, nhận hàng hóa, nguyên vật liệu. Tổ kế toán công nợ phải thu: - Quản lý theo dõi về việc tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa, tình hình nhập – xuất – tồn ở kho. - Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra chặt chẽ các khoản công nợ phải thu khách hàng và đề xuất giải quyết các chế độ liên quan đến tiêu thụ tại cửa hàng, đại lý, xuất khẩu trực tiếp và gia công. Tổ kế toán theo dõi kho: - Theo dõi tình hình nguyên phụ liệu, tính giá nguyên phụ liệu, biến động giá nguyên phụ liệu tồn kho. - Nhận báo cáo tình hình tiêu hao, hàng tồn kho nguyên phụ liệu tại các đơn vị trực thuộc. Kế toán giá thành và tính chi phí: - Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. - Theo dõi doanh thu từng sản phẩm, từng đơn đặt hàng. Tính doanh thu của công ty theo từng tháng, quý, năm. - Phân tích việc sử dụng các khoản chi phí tại Tổng công ty từ đó đề xuất cho lãnh đạo về việc phân bổ và sử dụng chi phí cho phù hợp. Kế toán TSCĐ và tạm ứng: - Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, việc mua sắm, trích khấu hao, thanh lý điều chuyển nội bộ giữa các xí nghiệp tại Tổng công ty… - Theo dõi các khoản thanh toán tạm ứng. Kế toán thuế, lương và các khoản trích theo lương, theo dõi các đơn vị hợp tác kinh doanh: - Theo dõi hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và quyết toán BHXH với cơ quan thuế. - Tổng hợp, lập tờ khai thuế thu thập cá nhân. - Kiểm tra và theo dõi quyết toán của đơn vị hợp tác kinh doanh. Kế toán theo dõi các đơn vị liên doanh-liên kết, các công ty con và đầu tư xây dựng cơ bản: - Theo dõi toàn bộ tình hình ở các đơn vị liên doanh, liên kết và các công ty con của Tổng công ty. - Kiểm tra và lập tờ trình đề nghị phê duyệt các dự án xây dựng cơ bản, máy móc thiết bị của Tổng công ty. Kế toán theo dõi các xí nghiệp phụ thuộc: - Quản lý chặt chẽ và kiểm tra, theo dõi toàn bộ tình hình hoạt động của các xí nghiệp phụ thuộc. - Tổng hợp và phân tích chi phí xí nghiệp phụ thuộc theo yêu cầu. Thủ quỹ - Quản lý công tác thu và chi tiền tại công ty. Hằng ngày kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. - Thực hiện việc kiến nghị các biện pháp xử lý khi có chênh lệch xảy ra. Vận dụng chế độ kế toán tại công ty. Vận dụng hệ thống tài khoản. Áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC cập nhật Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp và sử dụng một số tài khoản theo yêu cầu quản lý của công ty. Vận dụng hình thức kế toán. Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung và áp dụng phần mềm EFFECT ERP 3.0 Vận dụng chứng từ kế toán Chứng từ kế toán tại công ty được thực hiện theo đúng nội dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP. Công ty sử dụng các chứng từ có tính chất bắt buộc như: Phiếu thu, phiếu chi. Và một số chứng từ mang tính hướng dẫn như: Bảng thanh toán tiền lương, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, giấy đề nghị thanh toán, biên bản kiểm kê TSCĐ… Hệ thống báo cáo kế toán tại công ty. Báo cáo kế toán quý, năm được lập và trình bày theo đúng quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21. Công ty có lập các Báo cáo tài chính năm như: Bảng cân đối kế toán Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bảng xác định kết quả hoạt động kinh doanh Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Ngoài ra công ty còn lập một số báo cáo tháng để đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty. 1.3.3 Các chính sách kế toán tại công ty Niên độ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng: Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01/2011 kết thúc vào ngày 31/12/2011 Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Các nghiệp vụ kinh tế được ghi nhận và lập báo cáo theo tiền đồng Việt Nam. Các nghiệp vụ phát sinh bằng các loại ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá thực tế. Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được nếu giá trị thuần thấp hơn giá gốc. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: - Đối với NPL: Phương pháp thực tế đích danh - Đối với thành phẩm: Phương pháp bình quân gia quyền - Sản phẩm dở dang: Đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu của sản phẩm may mặc trên các công đoạn sản xuất. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Thực hiện theo Thông tư 228/2009/TT – BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 7/12/2009. Theo đó, Công ty lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên cơ sở chênh lệch lớn hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho đươc xác định theo quy định của Chuẩn mực số 02 Phương pháp ghi nhận và khấu hao tài sản cố định. Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Ghi nhận theo nguyên giá các tài sản chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó, có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên và có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên. Riêng máy móc thiết bị may có giá trị dưới 10 triệu đồng vẫn được xem là tài sản cố định do nằm trong dây chuyền sản xuất và để thuận tiện trong việc quản lý. Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng, trích khấu hao nhanh 2 lần. Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: - Doanh thu bán hàng: Tuân thủ đầy đủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu theo quy định của chuẩn mực số 14, doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản tiền đã thu hoặc sẽ thu theo nguyên tắc kế toán dồn tích. Các khoản nhận trước của khách hàng không được ghi nhận doanh thu mà phản ánh ở mục người mua trả tiền trước. - Doanh thu cung cấp dịch vụ: Tuân thủ đầy đủ 4 điều kiện ghi nhận doanh thu theo quy định của chuẩn mực số 14 - Doanh thu hoạt động tài chính: Tuân thủ đầy
Luận văn liên quan