MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP " CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ 189- TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG HỒNG"1
I, Đặc điểm tình hình chung của Công ty.3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.3
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.5
1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty.6
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của Công ty.6
1.5. Đánh giá về hoạt động và phương hướng phát triển của Công ty trong những năm tới.8
PHẦN II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ9
I. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.9
1.1. Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty.9
1.2. Phần mềm kế toán áp dụng ở công ty.10
II, Vận dụng chế độ kế toán ở đơn vị.11
2.1. Hình thức sổ kế toán đang áp dụng tại Công ty.11
2.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty.11
III. Đặc điểm về tổ chức một số phần hành chủ yếu:12
3.1. Đặc điểm của TSCĐ và công tác quản lý TSCĐ tại công ty.12
3.1.1. Đặc điểm TSCĐ của công ty.12
3.1.2. Công tác quản lý TSCĐ ở công ty13
3.2. Phân loại và đánh giá TSCĐ tại Công ty.13
3.2.1. Phân loại TSCĐ tại Công ty.13
3.2.2. Đánh giá TSCĐ14
3.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán TSCĐ ở Công ty.15
3.4. Tổ chức công tác kế toán chi tiết TSCĐ ở Công ty.16
3.4.1. Đánh số TSCĐ16
3.4.2. Kế toán chi tiết ở phòng kế toán Công ty.17
3.5. Kế toán tổng hợp TSCĐ ở Công ty.17
3.5.1. Kế toán tăng TSCĐ.18
3.5.2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ.18
3.6. Kế toán khấu hao TSCĐ.19
3.7.Kế toán sữa chữa TSCĐ.20
PHẦN III. MỘT SỐ Ý KIẾN, NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ 189- TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG HỒNG22
1. Khái quát chung về công tác kế toán ở Công ty .22
2. Những thành tích đã đạt được trong công tác kế toán TSCĐ ở Công ty.22
2.1. Về công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ22
2.2 Về công tác hạch toán TSCĐ23
2.3. Về việc phân loại TSCĐ23
2.4. Về công tác kế toán chi tiết TSCĐ24
2.5. Về công tác kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐ24
2.6. Về công tác kế toán khấu hao TSCĐ:24
3. Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác kế toán TSCĐ ở công ty.25
3.1. Về việc phân loại TSCĐ25
3.2. Về công tác khấu hao TSCĐ:25
3.3. Về công tác hạch toán TSCĐ26
28 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tại Công ty cổ phần xây dựng giao thông thương mại và dịch vụ 189 - Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất độc lập tạo nên cơ sở hạ tầng cho xã hội, tạo ra nền móng phát triển của mỗi quốc gia. Đứng trước xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá, thị trường xây dựng cơ bản đang diễn ra một cách đa dạng và phức tạp. Các doanh nghiệp luôn luôn đẩy mạnh tiến độ thi công, nâng cao chất lượng công trình để nâng cao uy tín so với các doanh nghiệp khác nhằm tìm chỗ đứng cho doanh nghiệp phát triển.
Trong xây dựng cơ bản, việc “Sản xuất cái gì, sản xuất cho ai” đã được các chủ đầu tư có yêu cầu rất cụ thể, rất chi tiết trong hồ sơ thiết kế. Vấn đề còn lại, các nhà thầu phải tự xác định cần phải làm như thế nào để vừa đảm bảo chất lượng công trình vừa tiết kiệm được chi phí, rút ngắn thời gian xây dựng sao cho giá bán (giá dự thầu) có thể cạnh tranh được. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong một thị trường có sự cạnh tranh, giải pháp quan trọng là phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đòi hỏi các doanh nghiệp xây lắp phải sắp xếp công việc và thực hiện một cách khoa học, phải nắm bắt kịp thời, đầy đủ mọi thông tin cụ thể, chi tiết. Để có được điều đó các doanh nghiệp luôn phải nghiên cứu để tìm ra cho mình một mô hình tổ chức, quản lý, và thực hiện công việc một cách tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Để chuẩn bị cho nội dung đề tài thực tập cụ thể, em đã chuẩn bị một báo cáo tổng hợp khái quát tình hình chung tại đơn vị thực tập “Công ty cổ phần xây dựng giao thông thương mại và dịch vụ 189 - Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng ”.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế, chắc chắn em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của cô giáo hướng dẫn thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Nam Thanh đã giúp em hoàn thành chương trình thực tập.
Nội dung của Báo cáo tổng hợp gồm ba phần:
Phần I: Tổng quan về đơn vị thực tập “Công ty cổ phần xây dựng giao thông thương mại và dịch vụ 189 - Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng”
Phần II: Đặc điểm tổ chức kế toán tại “Công ty cổ phần xây dựng giao thông thương mại và dịch vụ 189 - Tổng Công ty xây dựng Sông Hồng”
Phần III: Một số ý kiến, nhận xét và đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty.
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
" CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GIAO THÔNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ 189 - TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG SÔNG HỒNG"
I, Đặc điểm tình hình chung của Công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty cổ phần xây dựng giao thông thương mại và dịch vụ 189 - Tổng công ty xây dựng Sông Hồng có tên giao dịch Quốc tế là: 189 Traffic constrtruction trading and services joint stock company , tên viết tắt là 189 CTS.JSC
Có trụ sở tại: Sè 112 – D3 Thành Công - Phường Thành Công - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội.
Điện thoại : 04.8351738
Fax : 04.7840450
Tài khoản giao dịch: 7302 – 0603 Tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt nam.
Đại diện pháp nhân doanh nghiệp: Ông Phạm Công Mên – Giám đốc.
Công ty được cấp giấy phép hành nghề số 296 do Bộ xây dựng cấp ngày 02 tháng 08 năm 1997. và giấy đăng ký kinh doanh số 308387 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 03 tháng 03 năm 1997.
- Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm: Giám đốc, các phó giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị trực thuộc (Có 4 phòng chức năng), có điều lệ hoạt động được Bộ xây dựng phê chuẩn.
. Vơí lĩnh vực hoạt động hiện tại là chuyên thi công công trình xây dựng, kinh doanh khác và bắt đầu tổ chức sản xuất công nghiệp vật liệu xây dựng.
- Từ khi thành lập cho đến nay, trải qua quá trình xây dựng và phát triển, qua lần đổi tên, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, tách nhập, Công ty không ngừng lớn mạnh về quy mô, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, nghành nghề. Sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động ngày càng được nâng cao. Công ty cũng không ngừng hoàn thiện, nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ lao động, trang thiết bị kỹ thuật thi công.
Trong những năm qua Công ty đã thi công nhiều công trình dân dụng và công nghiệp, giao thông - Thuỷ lợi, đặc biệt là công trình ở phía Nam đều được đánh giá chất lượng và đạt yêu cầu kỹ thuật như Đường Hồ Chí Minh Km 410-Km 412,thi công quốc lộ 10 đoạn Thái Bình – Hải Phòng,Quốc lộ 433 Hoà Bình,cải tạo nâng cấp Quốc lộ 14E...Ngoài ra, Công ty còn đang thi công một số công trình như : xây dựng dự án N2 Long An (phần đường và phần cống). Hiện nay công ty đang tập trung nâng cao mọi mặt năng lực, máy móc thiết bị, đầu tư chiều sâu để thực hiện và sẵn sàng nhận thầu xây lắp thi công các công trình xây dựng khác.
Có thể đánh giá sự phát triển của công ty thông qua một số chỉ tiêu trong 3 năm như sau:
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Tổng tài sản
78.803.137.761
88.458.524.547
30.251.974.980
Doanh thu
63.412170.655
118.850.579.220
30.762.148.376
Ln trước thuế
299.712.153
1.468.548.524
855.486.186
Nghĩa vụ với Nhà nước
648.695.008
1.875.517.230
99.595.428
Thu nhập bq/ 1 tháng
739.805
1.009.870
1.114.500
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Công ty cổ phần xây dựng giao thông thương mại và dịch vụ 189 - Tổng công ty xây dựng Sông Hồng trải qua nhiều bổ sung chức năng và nhiệm vụ, hiện nay những nhiệm vụ chính của Công ty là:
- Thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, công trình đường dây và trạm biến thế điện.
- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành xây dựng của Nhà nước, bao gồm:
+ Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí ốp lát, máy móc, thiết bị, phụ tùng phục vụ khai thác vật liệu xây dựng.
+ Tư vấn kỹ thuật công nghệ cho các dự án phát triển vật liệu xây dựng.
+ Thi công xây dựng công trình kỹ thuật hạ tầng trong các khu mỏ khai thác tài nguyên làm vật liệu xây dựng và công trình dân dụng.
+ Xuất nhập khẩu sản phẩm, vật tư thiết bị chuyên ngành đá, cát, sỏi và vật liệu trang trí, ốp lát.
+ Vận tải đường sông và gia công, sửa chữa các phương tiện vận tải thuỷ.
+ Các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.
- Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài phù hợp với pháp luật và chính sách của Nhà nước.
- Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ và công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân trong công ty.
- Thi công lắp đặt máy móc thiết bị, các hệ thống kỹ thuật công trình.
- Thực hiện trang trí nội, ngoại thất công trình xây dựng.
- Thi công luồng lạch sông, biển bằng cơ giới
- Bốc xếp các loại hàng hoá
Đầu tư phát triển kinh doanh nhà và hạ tầng kỹ thuật đô thị với quy mô vừa và nhỏ.
1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty.
Hình thức hoạt động: Xây dựng công trình giao thông, sản xuất vật liệu xây dựng và vận tải.
Kinh doanh trong lĩnh vực: Xây dựng cơ bản, xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, công trình dân dụng công nghiệp.
Do đó, sản phẩm của công ty có đặc điểm là sản phẩm xây lắp, công ty phải dựa vào các bản vẽ thiết kế, dự toán xây lắp, giá trúng thầu, hạng mục công trình do bên mua ( bên A) cung cấp để tiến hành hoạt động thi công.
Có thể tóm tắt quy trình sản xuất sản phẩm như sau:
1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất và quản lý của Công ty.
Bộ máy quản lý, điều hành của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu. Công ty tổ chức quản lý theo một cấp đứng đầu là Giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chung của toàn công ty; giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc và các Phòng ban chức năng.
Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc.
+Giám đốc: Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống công nhân viên toàn công ty.
+1 Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật.
+1 Phó giám đốc phụ trách về kinh doanh và đấu thầu.
Các Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc từng mặt hoạt động của công ty.
Ban Giám đốc giữ vai trò lãnh đạo toàn công ty, chỉ đạo trực tiếp đến từng tổ, đội sản xuất.
Công ty còn các phòng ban chức năng: các phòng ban và các đội xây lắp của công ty được bố trí theo sơ đồ.
Các phòng ban, tổ đội xây lắp đều có chức năng, nhiệm vụ riêng của mình.
+Phòng tổ chức hành chính: Tổ chức quản lý, thực hiện công tác hành chính, quản lý của công ty, tổ chức điều động cán bộ nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng ban khác.
+Phòng tài vụ: Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán tài chính thống kê theo quy định của Nhà nước. Chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán phục vụ cho quản lý kinh tế, tài chính của công ty, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động tài chính - kế toán của công ty. Xây dựng kế hoạch tài chính thống nhất, quản lý tập trung các nguồn vốn trong công ty và tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tài chính.
+Phòng kỹ thuật tổng hợp: Tính toán đấu thầu công trình, kiểm tra giám sát kỹ thuật tại công trường, tổ chức nghiệm thu, tính toán khối lượng hoàn thành với đối tác, lập kế hoạch, giải pháp, phương án thi công công trình...
+Các đội xây lắp: Hiện công ty có 11 đội xây lắp trong đó có 5 đội xây lắp điện và 6 đội xây dựng dân dụng. Trong mỗi đội đều có một đội trưởng là kỹ sư phụ trách điều hành chung toàn công trình và quản lý công nhân viên trong đội mình và chịu trách nhiệm trước Công ty về mọi mặt.
S¬ ®å tæ chøc bé m¸y qu¶n lý c«ng ty CP xd gttm 189
1.5. Đánh giá về hoạt động và phương hướng phát triển của Công ty trong những năm tới.
Công ty cổ phần xây dựng giao thông thương mại và dịch vụ 189 là đơn vị trực tiếp thi công các công trình dân dụng, do vậy Công ty rất chú trọng tới chất lượng của công trình đồng thời Công ty cũng có sự nghiên cứu rất kỹ về thiết bị, công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu để phù hợp với mỗi công trình, từ đó có thể tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất.
Cùng với sự phát triển của nến kinh tế thị trường và xu hướng hiện đại hoá trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, cơ sở hạ tầng cũng theo đó mà phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, đó là tiền đề và cũng là điều kiện thuận lợi để Công ty mở rộng hoạt động của mình trong những năm tới.
PHẦN II
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI ĐƠN VỊ
I. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
1.1. Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty.
Cùng với sự hoàn thiện bộ máy quản lý trong công ty thì bộ máy kế toán cũng được hoàn thiện tổ chức toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý nhằm phục vụ tốt hơn trong công tác kế toán.
Mặc dù công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và xây lắp, địa bàn hoạt động phân tán, nhưng do công ty đã trang bị và ứng dụng các phương tiện kỹ thuật trong việc ghi chép, tính toán, thông tin hiện đại nên Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung.
-Kế toán trưởng: Giúp Giám đốc công ty tổ chức và chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, tín dụng và thông tin kinh tế toàn công ty.
-Phó phòng kế toán: Phụ trách kế toán tổng hợp toàn công ty và giúp việc cho kế toán trưởng.
-Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu quyết toán chi phí, giá thành và tổng hợp kết quả tiêu thụ, tính lợi nhuận, lập báo cáo cuối kỳ.
-Kế toán thanh toán tiền lương: Theo dõi các khoản thanh toán với nhân viên và các khoản trích theo lương trên cơ sở tiền lương thực tế và tỷ lệ phần trăm theo quy định.
-Kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi các khoản thu, chi quỹ, các khoản tạm ứng và các khoản thanh toán.
-Thủ quỹ: Có nhiệm vụ tập hợp chứng từ thu, chi vào sổ quỹ, mở sổ.
-Kế toán các đội xây lắp: Thực hiện hạch toán theo các quy định quản lý tài chính của công ty và chịu sự chỉ đạo của các bộ phận kế toán.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty CP XD GT TMDV 189
1.2. Phần mềm kế toán áp dụng ở công ty.
Hiện nay, Công ty có quy mô hoạt động ngày càng lớn, địa bàn rộng, các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Mặt khác, yêu cầu của các nhà quản lý công ty cần nắm bắt và xử lý thông tin nhanh nhạy, kịp thời để đề ra quyết định kinh doanh, tận dụng được thời cơ và hiệu quả, cũng như yêu cầu về việc giảm được cường độ làm việc của kế toán. Nhận thức được vấn đề đó cùng với những lợi ích thiết thực mà kế toán máy mang lại, Công ty cổ phần xây dựng giao thông thương mại và dịch vụ 189 đã đưa vào và áp dụng việc hạch toán kế toán trên máy vi tính. Hiện nay công ty đang áp dụng phần mềm kế toán SAS của UNESCO ACCOUTING.
II. Vận dụng chế độ kế toán ở đơn vị
2.1. Hình thức sổ kế toán đang áp dụng tại Công ty.
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức sổ kế toán “ Nhật ký chung”. Hình thức này phù hợp với đặc điểm của công ty vì hiện nay công ty với điều kiện phương tiện máy vi tính và thông tin khai thác khá cao.
Trình tự ghi sổ kế toán máy áp dụng hình thức “ Nhật ký chung” được khái quát như sau:
2.2. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty.
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo chế độ kế toán Việt Nam quy định tại Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp xây lắp.
-Phương pháp kế toán TSCĐ:
+Nguyên tắc đánh giá: Theo nguyên giá và giá trị còn lại.
+Phương pháp khấu hao áp dụng và các trường hợp khấu hao đặc biệt:
Quyết định khấu hao theo QĐ 206/2003/QĐ – BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 12/12/2003.
-Phương pháp kế toán hàng tồn kho cuối kỳ:
+Nguyên tắc đánh giá: Trị giá vốn thực tế.
+Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá mua thực tế.
+Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Bình quân gia quyền.
III. Đặc điểm về tổ chức một số phần hành chủ yếu:
3.1. Đặc điểm của TSCĐ và công tác quản lý TSCĐ tại công ty.
3.1.1. Đặc điểm TSCĐ của công ty.
Công ty cổ phần xây dựng giao thông thương mại và dịch vụ 189 với lĩnh vực kinh doanh là xây dựng cơ bản: “Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, các công trình giao thông, công trình dân dụng công nghiệp”, do đặc thù của ngành xây lắp nên TSCĐ của doanh nghiệp là bộ phận chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Và với chức năng là xây dựng các công trình nên TSCĐ chủ yếu là TSCĐ hữu hình như: các máy móc, xe cơ giới, các máy khoan nổ...
Đặc biệt, TSCĐ của công ty rất đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều chủng loại với những tính chất, đặc điểm khác nhau. Hơn nữa, địa bàn hoạt động của công ty rất phân tán nên TSCĐ phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm công trình. Vì vậy, việc quản lý TSCĐ rất phức tạp và gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có những biện pháp quản lý hợp lý và khoa học.
Mặt khác, hoạt động xây lắp thường được tiến hành ngoài trời, chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý TSCĐ, TSCĐ dễ bị hư hỏng và ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Với đặc điểm như trên đòi hỏi công ty phải có biện pháp quản lý chặt chẽ đảm bảo đáp ứng yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao được hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.
3.1.2. Công tác quản lý TSCĐ ở công ty
Do đặc điểm của TSCĐ của công ty mang đặc thù của ngành xây lắp nên vấn đề bảo quản và sử dụng TSCĐ như thế nào để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất luôn là vấn đề được công ty đặt lên hàng đầu. Vì vậy mà việc quản lý phải được tổ chức chặt chẽ, có hệ thống, cụ thể:
- Về mặt hiện vật:
TSCĐ khi được mua sắm mới thì mới được kiểm tra bởi phòng VT – CG, nếu đạt yêu cầu thì sau đó mới được bàn giao cho từng bộ phận, từng cá nhân trực tiếp sử dụng, và những cá nhân, bộ phận đó sẽ tiến hành sử dụng và quản lý TSCĐ đó.
Hàng tháng, DN có thuê bộ phận sửa chữa, bảo hành đến xem xét tình trạng máy móc, thiết bị của doanh nghiệp để có thể xử lý kịp thời những trường hợp hỏng hóc. Khi có hỏng hóc thì công ty cũng tiến hành xem xét, sửa chữa kịp thời để không làm chậm trễ thời gian thi công.
- Về mặt giá trị:
Tại bộ phận kế toán của công ty, kế toán sử dụng “Thẻ TSCĐ” và “Sổ TSCĐ” toàn DN để theo dõi tình hình tăng giảm và hao mòn TSCĐ. Bộ phận kế toán TSCĐ sẽ quản lý về tình hình hao mòn, việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất TSCĐ trong DN thông qua hệ thống sổ: Sổ TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ...
3.2. Phân loại và đánh giá TSCĐ tại Công ty.
3.2.1. Phân loại TSCĐ tại Công ty.
TSCĐ ở Công ty cổ phần xây dựng giao thông thương mại và dịch vụ 189 rất đa dạng và phong phú, mỗi loại có những tính chất và đặc điểm khác nhau. Để thuận tiện cho việc hạch toán quản lý TSCĐ và tính toán mức khấu hao cho từng nhóm TSCĐ, công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ của công ty theo những tiêu thức sau:
*Phân loại theo nguồn hình thành:
TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách: 3.734.431.805đ, chiếm 73,02%
TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng: 288.571.429đ, chiếm 5,64%
TSCĐ đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ sung: 1.091.359.960đ, chiếm 21,34%
*Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật:
STT
Tài sản
Nguyên giá
I
TSCĐ hữu hình
4.814.363.194
1
Nhà cửa vật kiến trúc
2.959.932.000
2
Máy móc, thiết bị
69.599.047
3
Phương tiện vận tải truyền dẫn
1.685.151.035
4
Thiết bị dụng cụ quản lý
99.681.112
II
TSCĐ thuê tài chính
0
III
TSCĐ vô hình
300.000.000
1
Chi phí vì lợi thế thương nghiệp
300.000.000
Cộng
5.114.363.194
3.2.2. Đánh giá TSCĐ
TSCĐ của công ty là bộ phận chủ yếu và đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện năng lực, tình hình tài chính của công ty. Vì vậy việc xác định giá trị TSCĐ có ý nghĩa to lớn trong công tác hạch toán kế toán, tính toán khấu hao và trong việc phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ. Đánh giá đúng đắn giá trị của TSCĐ sẽ đánh giá đúng về quy mô, năng lực và tình hình tài chính của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng đó, hiện nay công ty thực hiện đánh giá TSCĐ theo đúng chế độ kế toán hiện hành: đánh giá TSCĐ theo nguyên giá và đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại.
*Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá.
Tuỳ từng trường hợp tăng TSCĐ khác nhau mà TSCĐ được đánh giá theo những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, việc đánh giá TSCĐ luôn phải đảm bảo theo nguyên tắc giá phí.
*Đánh giá theo giá trị còn lại của TSCĐ:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các TSCĐ được đưa vào sử dụng và chúng bị hao mòn và hư hỏng dần. Để bù đắp giá trị hao mòn trong quá trình đó, công ty phải chuyển dịch dần dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ là số tiền khấu hao.
Như vậy, đánh giá lại TSCĐ theo giá trị còn lại nghĩa là xác định giá trị hiện có của TSCĐ. Việc đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại giúp cho nhà quản lý thấy được hiện trạng kỹ thuật, năng lực hiện có của mình.. Từ đó có biện pháp, cách thức, quyết định đầu tư, cải tiến nâng cấp năng lực TSCĐ đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Khấu hao luỹ kế
3.3. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán TSCĐ ở Công ty.
TSCĐ của Công ty tăng lên chủ yếu do mua sắm và được đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ sung, từ nguồn vốn ngân sách và từ tín dụng. Khi có nhu cầu mua sắm TSCĐ phục vụ cho hoạt động thì các đơn vị, bộ phận phải lập tờ trình xin mua gửi đến giám đốc công ty. Khi nhận được tờ trình xin mua TSCĐ, Giám đốc trên cơ sở xem xét các thông tin sau đó gửi quyết định xuống phòng kế toán, lấy giấy báo giá và tiến hành mua mới. Sau khi được giám đốc ký duyệt mới được phép mua TSCĐ đó. Căn cứ vào tờ trình xin mua, công văn chấp nhận, biên bản giao nhận TSCĐ, hoá đơn chứng từ...
Các chứng từ kế toán được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ bao gồm:
*Biên bản giao nhận TSCĐ ( Mẫu 01 – TSCĐ)
*Thẻ TSCĐ ( Mẫu 02 – TSCĐ)
*Biên bản thanh lý TSCĐ ( Mẫu 02 – TSCĐ)
*Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành ( Mẫu 03 – TSCĐ)
*Biên bản đánh giá lại TSCĐ ( Mẫu 04 – TSCĐ)
*Các quyết định, giấy tờ trình về mua, thanh lý, nhượng bán, về đầu tư XDCB.
*Quyết định về đánh giá hoặc kiểm kê TSCĐ.
*Hợp đồng mua bán và các giấy tờ liên quan khác.
3.4. Tổ chức công tác kế toán chi tiết TSCĐ ở Công ty.
TSCĐ trong công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, hơn nữa, T