Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần đang trên đà phát triển hoà nhập với nền kinh tế mới. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, trong đó tài sản cố định (TSCĐ) có vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế nào dù lớn hay nhỏ.
Nếu coi tài sản lưu động là mạch máu và nguyên vật liệu là một phần của mạch máu đó thì tài sản cố định chính là xương cốt của doanh nghiệp. Việc luân chuyển tài sản cố định có thể làm ngưng trệ cả một hệ thống hoạt động.
Để có thể đứng vững trên thị trường ngày càng biến động như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp cần có một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo. Trong đó hạ giá thành luôn là vấn đề tiên quyết. Để làm được điều đó thì việc đầu tiên là phải bảo toàn, phát triển và sử dụng có hiệu quả TSCĐ hiện có. Vì vậy các doanh nghiệp phải có chế độ quản lý thích đáng, toàn diện đối với TSCĐ từ tình hình tăng giảm cả về số lượng và giá trị đến tình hình sử dụng, hao mòn và sửa chữa TSCĐ, phải sử dụng hợp lý, đầy đủ, phát huy hết công suất của TSCĐ thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất trang bị và đổi mới công nghệ từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển từng bước cải thiện đời sống cho người lao động.
Công ty TNHH MTV cà phê Phước An là một đơn vị sản xuất, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong vốn cố định. Trong thời gian kiến tập tại đây tôi nhận thấy hạch toán TSCĐ là bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, tôi quyết định đi sâu vào đề tài: "Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV cà phê Phước An".
29 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3916 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV cà phê Phước An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế nhiều thành phần đang trên đà phát triển hoà nhập với nền kinh tế mới. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì phải tìm cho mình một hướng đi đúng đắn, trong đó tài sản cố định (TSCĐ) có vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp, một tổ chức kinh tế nào dù lớn hay nhỏ.
Nếu coi tài sản lưu động là mạch máu và nguyên vật liệu là một phần của mạch máu đó thì tài sản cố định chính là xương cốt của doanh nghiệp. Việc luân chuyển tài sản cố định có thể làm ngưng trệ cả một hệ thống hoạt động.
Để có thể đứng vững trên thị trường ngày càng biến động như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp cần có một chiến lược cạnh tranh hoàn hảo. Trong đó hạ giá thành luôn là vấn đề tiên quyết. Để làm được điều đó thì việc đầu tiên là phải bảo toàn, phát triển và sử dụng có hiệu quả TSCĐ hiện có. Vì vậy các doanh nghiệp phải có chế độ quản lý thích đáng, toàn diện đối với TSCĐ từ tình hình tăng giảm cả về số lượng và giá trị đến tình hình sử dụng, hao mòn và sửa chữa TSCĐ, phải sử dụng hợp lý, đầy đủ, phát huy hết công suất của TSCĐ thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất trang bị và đổi mới công nghệ từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển từng bước cải thiện đời sống cho người lao động.
Công ty TNHH MTV cà phê Phước An là một đơn vị sản xuất, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong vốn cố định. Trong thời gian kiến tập tại đây tôi nhận thấy hạch toán TSCĐ là bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, tôi quyết định đi sâu vào đề tài: "Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH MTV cà phê Phước An".
Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu và nhìn nhận về công tác kế toán tài sản cố định tại các doanh nghiệp nói chung và tại Công ty TNHH MTV cà phê Phước An nói riêng. Đồng thời tìm hiểu khó khăn và thuận lợi trong công tác kế toán, từ đó rút ra nhận xét và đưa ra những kiến nghị nhằm giúp công ty quản lý tốt công tác kế toán tài sản cố định.
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra, thu thập số liệu, ghi chép, nghiên cứu, tìm hiểu các sổ sách, báo cáo kế toán của công ty. Dựa trên những số liệu thu thập được, thông qua sàng lọc xử lý số liệu để từ đó là cơ sở cho việc phân tích thực tế hoạt động của công ty.
Phạm vi nghiên cứu
Hạch toán tài sản cố định của Công ty TNHH MTV cà phê Phước An trong năm 2010. Do công ty cà phê Phước An mới chuyển đổi sang hình thức công ty TNHH một thành viên ngày 23/09/2011 nên phạm vi nghiên cứu của đề tài vẫn ở hình thức cũ.
Giới thiệu kết cấu chuyên đề
Gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về Công ty TNHH MTV cà phê Phước An
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH MTV cà phê Phước An
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH MTV cà phê Phước An
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ PHƯỚC AN
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên gọi trước đây của Công ty TNHH MTV cà phê Phước An là Nông trường Phước An huyện Krông Pắk được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk ra quyết định số 109/QĐ – UB về việc thành lập vào ngày 01/03/1977.
Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là trồng, chăm sóc, chế biến cà phê. Đến năm 1994, công ty bổ sung thêm chức năng thu mua, cung ứng cà phê xuất khẩu. Diện tích ban đầu của công ty khi mới thành lập chỉ có 200 ha cà phê già cỗi của các đồn điền bỏ lại, sản lượng thu của năm đầu tiên chỉ khoảng 200 tấn.
Năm 1985, công ty tách một bộ phận để thành lập Nông trường cà phê Phước Sơn và đến năm 1989 lại tách thêm lần nữa để thành lập Công ty cà phê tháng 10.
Ngày 05/06/1996, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đắk Lắk đã ký quyết định số 1044/QĐ – UB đổi tên nông trường Phước An thành Công ty Cà phê Phước An để tạo điều kiện phù hợp trong kinh doanh.
Công ty thành lập văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ cho công tác thu mua xuất khẩu cà phê. Từ đó đến nay, công ty đã mở rộng quy mô hoạt động, đổi mới hoàn thiện dần công nghệ chế biến, đầu tư trang thiết bị theo quy trình công nghệ hiện đại, đầu tư thâm canh, cải tiến hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động.
Khép kín dây chuyền từ sản xuất, thu mua, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, trong hơn 30 năm hoạt động và phát triển, Công ty TNHH MTV cà phê Phước An đã được nhà nước tặng 5 Huân chương lao động; trong đó 2 Huân chương lao động hạng ba, 2 Huân chương lao động hạng nhì, 1 Huân chương lao động hạng nhất và nhiều giải thưởng kinh doanh khác.
Đến ngày 23/09/2011, theo quyết định của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, công ty đổi tên thành Công ty TNHH MTV cà phê Phước An.
Tên giao dịch quốc tế là: PHUOC AN COFFEE DAKLAK COMPANY
Tên viết tắt: PHUOCANCOFFEE
Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Trụ sở chính: Km 26 – Quốc lộ 26 – Huyện Krông Pắk – Tỉnh Đắk Lắk
Cơ cấu bộ máy quản lý
SƠ ĐỒ CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN
Ghi chú:
Tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán là vấn đề có ý nghĩa rất lớn nhằm đảm bảo vai trò, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán. Nội dung tổ chức bộ máy kế toán bao gồm các vấn đề: Xác định số lượng nhân viên kế toán, quan hệ giữa các bộ phận kế toán với các phòng ban khác trong công ty.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Hình thức kế toán áp dụng
Do đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tập trung, gọn nhẹ, để tránh ghi sổ trùng lặp giảm được khối lượng ghi chép và để thuận tiện cho công việc phân công công tác, cung cấp thông tin tổng hợp số liệu kịp thời, lập báo cáo kế toán nhanh nên công ty sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính, phần mềm được thiết kế theo thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”.
Trình tự ghi sổ kế toán ở công ty thể hiện qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Ghi chú:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÀ PHÊ PHƯỚC AN
Đặc điểm và phân loại TSCĐ của Công ty TNHH MTV cà phê Phước An
Đặc điểm TSCĐ
Công ty TNHH MTV cà phê Phước An với chức năng chính là trồng, chế biến tiêu thụ và thu mua các loại sản phẩm từ cà phê. Do đó, TSCĐ chủ yếu là vườn cây cà phê và các dây chuyền chế biến cà phê, máy móc thiết bị dùng cho việc chăm sóc, chế biến cà phê, nhà cửa vật kiến trúc là các sân phơi, nhà kho và các máy móc thiết bị chuyên dùng.
TSCĐ chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn tự có, nguồn vốn Ngân sách, vốn vay ngân hàng.
Đối với Công ty TNHH MTV cà phê Phước An, việc quản lý và sử dụng TSCĐ là tương đối chặt chẽ và khoa học. Công ty giao TSCĐ cho từng bộ phận, phân xưởng có trách nhiệm mở sổ theo dõi, quản lý và sử dụng một cách tốt nhất, làm tăng khả năng hoạt động của TSCĐ và làm giảm hiện tượng hư hỏng mất mát.
Phân loại TSCĐ
Tại Công ty TNHH MTV cà phê Phước An, TSCĐ được phân loại theo hình thái biểu hiện và được tổng hợp theo nguồn hình thành.
Phân loại theo nguồn hình thành
ĐVT: VNĐ
STT
Diễn giải
Năm 2010
Ghi chú
Nguyên giá
Giá trị còn lại
1
Vốn ngân sách
5.879.007.215
894.388.061
2
Vốn tự có
4.266.904.073
730.577.463
3
Vốn vay ngân hàng
84.329.816.120
41.205.928.498
Tổng nguồn vốn
94.475.727.408
42.830.894.022
Phân loại theo hình thái biểu hiện
Nhà cửa vật kiến trúc: Gồm nhà làm việc, nhà xưởng, nhà kho, nhà ở, sân phơi, đường xá, hồ đập…
Máy móc thiết bị: Là các máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như máy tưới, máy ép trấu, máy sấy, máy xay khô, máy đánh bong, máy bắn màu, máy phân loại cà phê…
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Bao gồm ô tô, máy kéo, máy cày, băng tải. Các thiết bị truyền dẫn như hệ thống đường dẫn nước, hệ thống dẫn hơi, hệ thống đường dây điện, hệ thống nước thải…
Thiết bị dụng cụ quản lý: Gồm những thiết bị máy đo độ ẩm, bàn cân, máy vi tính, máy photo, điện thoại…
Vườn cây lâu năm: Gồm vườn cà phê lâu năm và vườn cà phê mới trồng.
Hach toán chi tiết TSCĐ của công ty
Kế toán tăng TSCĐ
TSCĐ của Công ty TNHH MTV cà phê Phước An những năm gần đây tăng chủ yếu do mua sắm hoặc do xây dựng cơ bản hoàn thành.
CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN
Km 26, quốc lộ 26, Krông Pắk, Đắk Lắk
Bảng 2.1. BẢNG TỔNG HỢP TĂNG TSCĐ NĂM 2010
ĐVT: VNĐ
Thời gian tăng
Tên TSCĐ
Tỷ lệ khấu hao(%)
Nguyên giá
Bộ phận sử dụng
03/2010
Hệ thống thoát nước thải
10
489.591.000
Bộ phận sản xuất
05/2010
Tường rào nhà máy chế biến An Thuận
10
1.693.909.000
Bộ phận QLDN
Văn phòng làm việc An Thuận
8
677.756.000
Bộ phận QLDN
Nhà ăn công nhân
8
504.365.000
Bộ phận sản xuất
06/2010
Cải tạo nâng cấp nhà căn tin
8
407.250.000
Bộ phận QLDN
Máy Photocopy
20
61.900.000
Bộ phận QLDN
08/2010
Xây mới sân phơi A
8
804.962.000
Bộ phận sản xuất
Xây mới sân phơi B
8
562.620.000
Bộ phận sản xuất
Hệ thống điện nhà máy chế biến An Thuận
15
349.651.000
Bộ phận sản xuất
09/2010
5 Lò đốt sấy trấu An Thuận
15
831.364.000
Bộ phận sản xuất
10/2010
Sửa chữa, nâng cấp trụ sở cơ quan
10
2.941.552.000
Bộ phận QLDN
Hệ thống phòng cháy chữa cháy nhà máy chế biến An Thuận
10
127.144.000
Bộ phận sản xuất
11/2010
Nhà ở chăn nuôi
10
39.456.000
Bộ phận sản xuất
Máy lạnh
20
25.909.000
Bộ phận QLDN
Băng tải lượm cà phê
20
27.610.000
Bộ phận sản xuất
12/2010
2 Cân điện tử 2000kg
20
53.800.000
Bộ phận sản xuất
Bộ máy vi tính
20
15.181.000
Bộ phận QLDN
Cây cảnh nghệ thuật
15
248.000.000
Bộ phận QLDN
Tổng cộng
9.962.020.000
Trình tự thủ tục tăng TSCĐ tại công ty
Căn cứ vào nhu cầu của từng bộ phận trong công ty và kế hoạch mua sắm (xây dựng cơ bản) các phòng ban làm giấy đề xuất ban lãnh đạo công ty phê duyệt. Sau khi đã được sự phê duyệt của ban Giám đốc, phòng kế hoạch và phòng tài vụ công ty tiến hành lập hồ sơ mời thầu, chào hàng cạnh tranh, ký kết hợp đồng mua bán, giao nhận TSCĐ giữa các bên có liên quan, nghiệm thu TSCĐ và đưa vào sử dụng. Căn cứ vào hồ sơ, kế toán mở sổ theo dõi TSCĐ và hạch toán tăng TSCĐ theo từng trường hợp.
Chứng từ tăng TSCĐ
Trường hợp tăng TSCĐ do mua sắm mới
Trong trường hợp này, hồ sơ gồm có:
Giấy đề nghị mua sắm TSCĐ của các bộ phận được sự phê duyệt của Giám đốc.
Thông báo chào hàng cạnh tranh gửi đài truyền hình hoặc đăng báo.
Báo giá chào hàng của các nhà cung cấp, xuất xứ tài sản, loại tài sản, giá cả…
Hợp đồng mua bán TSCĐ.
Hóa đơn GTGT của TSCĐ mua bán.
Các chứng từ chi tiết về vận chuyển bốc dỡ, chạy thử…
Biên bản nghiệm thu bàn giao TSCĐ đưa vào sử dụng.
Các chứng từ khác liên quan.
Trường hợp tăng do xây dựng cơ bản
Chứng từ ở trường hợp này gồm có:
Kế hoạch, chủ trương của Giám đốc công ty về đầu tư xây dựng công trình.
Đơn xin nhận thầu tư vấn thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán.
Quyết định chỉ định thầu tư vấn thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán.
Dự toán thiết kế được phê duyệt.
Quyết định chỉ định thầu xây lắp (nếu công trình có trị giá dưới 1 tỷ đồng).
Lập hồ sơ mời thầu (nếu công trình có giá trị từ 1 tỷ trở lên).
Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp.
Biên bản nghiệm thu công trình.
Nhật ký công trình.
Bản vẽ hoàn công.
Quyết toán công trình được duyệt.
Hóa đơn GTGT.
Biên bản thanh lý hợp đồng nhận thầu thi công.
Các chứng từ khác có liên quan như: chi phí khánh thành…
Trường hợp tăng do tự xây dựng
Chứng từ gồm có:
Kế hoạch, chủ trương của Giám đốc công ty về đầu tư xây dựng công trình.
Đơn xin nhận thầu tư vấn thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán.
Quyết định chỉ định thầu tư vấn thiết kế.
Dự toán thiết kế được phê duyệt.
Hợp đồng giao khoán nhân công xây dựng với đội ngũ xây dựng công ty.
Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng với nhà cung cấp.
Phiếu nhập – Xuất thẳng vật liệu xây dựng cho công trình (có hóa đơn GTGT).
Biên bản nghiệm thu công trình (nghiệm thu công đoạn và hoàn thành).
Nhật ký công trình.
Bản vẽ hoàn công.
Biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán thi công (với đội xây dựng công ty).
Quyết toán giá thành công trình được duyệt.
Ví dụ kế toán tăng TSCĐ
Căn cứ vào phiếu đề nghị ngày 19/05/2010 của văn phòng công ty đã được phê duyệt. Hợp đồng kinh tế số 025/T05/HĐKT – QA – SPT “V/v Cung cấp và lắp đặt thiết bị máy photocopy” được ký kết giữa Công ty TNHH MTV cà phê Phước An và công ty TNHH Tin học Quang Anh. Hợp đồng có tổng giá trị 68.090.000 đồng đã có thuế GTGT 10%. Hai bên tiến hành giao nhận TSCĐ như các điều khoản trong hợp đồng, chứng từ kèm theo:
Phiếu đề nghị
Hợp đồng kinh tế
Biên bản giao và nghiệm thu hàng hóa
Hóa đơn GTGT
Biên bản thanh lý hợp đồng
Hồ sơ chứng từ được lập thành 02 bộ, 01 bộ lưu tại văn phòng công ty, 01 bộ lưu tại phòng tài vụ công ty và làm chứng từ để hạch toán tăng TSCĐ. Căn cứ vào chứng từ gốc lưu tại phòng tài vụ công ty, kế toán TSCĐ tiến hành lập chứng từ số 04/06 ngày 09/06/2010 ghi vào sổ chi tiết TSCĐ.
CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN
Km 26, quốc lộ 26, Krông Pắc, Đắk Lắk
SỔ CHI TIẾT GHI TĂNG TSCĐ NĂM 2010
Số TT
Ngày tháng ghi sổ
GHI TĂNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số chứng từ
Tên, đặc điểm TSCĐ
Nước sản xuất
Tháng năm đưa vào sử dụng
Nguyên giá
Số
Ngày
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
…
…
…
…
…
…
…
…
05
09/06/2010
04/06
09/06/2010
Máy photocopy
China
06/2010
61.900.000
…
…
…
…
…
…
…
…
Người lập Kế toán trưởng
Căn cứ vào chứng từ 04/06 ngày 09/06/2010 và sổ chi tiết tăng TSCĐ, kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ số 04/06:
CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN
Km 26, quốc lộ 26, Krông Pắk, Đắk Lắk
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 04/06
Ngày 09 tháng 06 năm 2010
ĐVT: đồng
TT
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Nợ
Có
1
Mua mới máy photocopy
2114
61.900.000
1332
6.190.000
3312
68.090.000
Kèm theo 5 chứng từ gốc
Người lập Kế toán trưởng
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào phần mềm máy vi tính và phần mềm tự động cập nhật vào sổ cái TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN
Km 26, quốc lộ 26, Krông Pắk, Đắk Lắk
SỔ CÁI
Từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2010
Tài khoản: 211 – TSCĐ hữu hình
Đơn vị tính: đồng
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Phát sinh
Số dư
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
83.701.567.000
…
…
…
…
…
…
…
…
…
9/6/10
04/06
9/6/10
Mua máy photocopy
3312
61.900.000
83.763.467.000
…
…
…
…
…
…
…
…
…
Cộng
9.962.020.000
94.475.727.408
Krông Pắk, Ngày 31 tháng 12 năm 2010
Người lập bảng Kế toán trưởng Giám đốc
CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN
Km 26, quốc lộ 26, Krông Pắk, Đắk Lắk
BẢNG TỔNG HỢP TĂNG TSCĐ NĂM 2010
Thời gian tăng
Tên tài sản cố định
Nguyên giá
Bộ phận sử dụng
..
…
…
…
06/2010
Máy photocopy
61.900.000
Quản lý DN
…
…
…
…
Cộng
9.962.020.000
Người lập Kế toán trưởng
Kế toán giảm TSCĐ
Trong năm 2010, công ty cà phê Phước An đang tiến hành chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV cà phê Phước An nên tiến hành kiểm kê và thanh lý TSCĐ tương đối nhiều. TSCĐ của công ty giảm do thanh lý chuyển nhượng vườn cây, thanh lý các TSCĐ không cần dùng, tài sản bị lỗi thời, tài sản bị hỏng không sử dụng. Bảng tổng hợp tài sản giảm năm 2010:
CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN
Km 26, quốc lộ 26, Krông Pắk, Đắk Lắk
Bảng 2.2. BẢNG TỔNG HỢP GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH NĂM 2010
Thời gian giảm
Tên TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Bộ phận sử dụng
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
03/2010
Máy rang cà phê MX - 1
72.000.000
64.800.000
7.200.000
Chế biến
Máy photo
42.000.000
36.750.000
5.250.000
QLDN
07/2010
Máy két
31.000.000
23.250.000
7.750.000
Chế biến
Nhà trạm bơm
27.000.000
20.700.000
6.300.000
Trồng trọt
09/2010
Máy tính
12.487.000
7.804.375
4.682.625
QLDN
10/2010
Băng tải
13.100.000
9.170.000
3.930.000
Chế biến
12/2010
Máy xay cà phê
180.200.000
162.180.000
18.020.000
Chế biến
Cộng
377.787.000
324.654.375
53.132.625
Người lập Kế toán trưởng
Trình tự thủ tục giảm TSCĐ
Tại công ty cà phê Phước An, thủ tục giảm TSCĐ được tiến hành như sau:
Các TSCĐ không cần dùng, hoặc bị lỗi thời, hư hỏng…được các bộ phận, phòng ban quản lý sử dụng TSCĐ đề nghị trình ban giám đốc cho thanh lý. Giám đốc công ty tiến hành lập hội đồng kiểm kê và định giá bán thanh lý TSCĐ của công ty. Định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất, hội đồng tiến hành kiểm kê và phân loại định giá các tài sản không cần dùng, bị lỗi thời, bị hỏng… trình Giám đốc phê duyệt. Sau khi được Giám đốc công ty đồng ý cho thanh lý TSCĐ, hội đồng thanh lý tiến hành các thủ tục thanh lý như:
Các tài sản có giá trị lớn (trên 10 triệu đồng) tiến hành thông báo mời bán đấu giá công khai cạnh tranh, sau khi tổ chức hoặc cá nhân nào có giá mua cao nhất thì tiến hành hợp đồng mua bán với người đó.
Các tài sản có giá trị nhỏ (dưới 10 triệu đồng) Giám đốc quyết định bán trực tiếp với các tổ chức, cá nhân nào đăng ký mua trước, không tổ chức bán đấu giá công khai.
Chứng từ giảm TSCĐ
Các chứng từ sử dụng khi giảm TSCĐ:
Giấy đề nghị của các phòng ban, bộ phận trình giám đốc về thanh lý TSCĐ.
Quyết định thành lập hội đồng kiểm kê và định giá TSCĐ thanh lý.
Biên bản định giá bán thanh lý TSCĐ của Hội đồng công ty.
Hồ sơ bán đấu giá công khai tài sản.
Hợp đồng mua bán, hóa đơn GTGT, biên bản giao nhận.
Biên bản thanh lý TSCĐ.
Hồ sơ chứng từ có liên quan tới việc giảm TSCĐ.
Ví dụ kế toán giảm TSCĐ
Trong quý I năm 2010, công ty thanh lý nhượng bán 1 máy rang cà phê MX – 1 được đưa vào sử dụng tháng 3 năm 2004 đến nay. Vì sản phẩm cà phê rang của máy MX – 1 chất lượng rang không còn đạt yêu cầu nên công ty quyết định thanh lý thu hồi lại vốn để đầu tư mua máy móc thiết bị mới với giá bán 13.000.000 đồng bao gồm thuế GTGT 10% đã thu bằng tiền mặt. Tài sản này có nguyên giá 72.000.000 đồng, giá trị hao mòn lũy kế đến tháng 3 năm 2010 là 64.800.000 đồng, giá trị còn lại 7.200.000 đồng. Hồ sơ cụ thể như sau:
Biên bản hội đồng công ty về việc định giá bán máy rang cà phê MX – 1
Hợp đồng kinh tế về việc mua bán tài sản.
Hóa đơn GTGT.
CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN
Km 26, quốc lộ 26, Krông Pắk, Đắk Lắk
SỔ CHI TIẾT GIẢM TSCĐ NĂM 2010
Chứng từ
Tên, nhãn hiệu qui cách TSCĐ
Lý do giảm
Nguyên giá
Giá trị còn lại
Ghi chú
Số
Ngày
…
…
…
…
…
…
10/3
31/3/2010
Máy rang cà phê MX – 1
Thanh lý, nhượng bán
72.000.000
7.200.000
…
…
…
…
…
…
377.787.000
53.132.625
Người lập Kế toán trưởng
Căn cứ vào biên bản Hội đồng công ty, hợp đồng mua bán tài sản, hóa đơn bán hàng GTGT ngày 31/03/2010, kế toán tiến hành lập phiếu thu tiền mặt và hạch toán vào phần mềm kế toán:
Nợ TK 111 13.000.000
Có TK 711 11.818.182
Có TK 3331 1.181.818
Sau đó phần mềm kế toán tự động cập nhật vào sổ cái các tài khoản liên quan.
CÔNG TY CÀ PHÊ PHƯỚC AN
Km 26, quốc lộ 26, Krông Pắk, Đắk Lắk
CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 10/3
Ngày 31 tháng 03 năm 2010
Đơn vị tính: Đồng
TT
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Ghi giảm TSCĐ máy rang cà phê MX -1
Nợ
Có
2141
64.800.000