Kế toán tài sản cố định tại doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thành Đạt

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU1 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG2 I. Đặc điểm chung của doanh nghiệp2 1. Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thành Đạt2 2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp4 3. Công tác quản lý tổ chức bộ máy kế toán của Doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thành Đạt4 4. Tổ chức sản xuất8 5. Những thuận lợi khó khăn chủ yếu ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh, hạch toán của doanh nghiệp trong thời kỳ hiện nay10 II. Các phần hành kế toán10 1. Kế toán vốn bằng tiền10 1.1. Đặc điểm:10 1.2. Chứng từ, trình tự luân chuyển chứng từ sử dụng11 1.3. Phương pháp và cơ sở ghi sổ12 2. Kế toán tiền gửi ngân hàng14 3. Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ15 4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương19 5. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm22 PHẦN II: CHUYÊN ĐỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH25 I. Lý do chọn đề tài25 II. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến kế toán TSCĐ25 1. Thuận lợi25 2. Khó khăn26 III. Nội dung chuyên đề kế toán tài sản cố định26 1. Thực tế công tác kế toán tại doanh nghiệp26 2. Kế toán khấu hao TSCĐ:47 3. Kiến nghị về cải tiến chương trình giảng dạy của nhà trường cho phù hợp với thực tế52 PHẦN III: KẾT LUẬN53

docx65 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 5227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tài sản cố định tại doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thành Đạt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Một đất nước đi lên từ đói nghèo dân trí còn lạc hậu do chiến tranh để lại. Việt Nam của ngày nay đã khoác trên mình một màu áo mới với những bước chuyển mình hợp tác và xu thế hội nhập lẫn tiền đề cho một nền kinh tế cả về chính trị vững mạnh. Bên cạnh sự phát triển của đất nước thì các doanh nghiệp, công ty… đóng một vai trò hết sức quan trọng bởi nguồn thu chủ yếu của Nhà nước là các khoản thuế và các khoản phí, lệ phí chủ yếu của Nhà nước là các khoản thuế và các khoản phí, lệ phí từ các đơn vị tham gia kinh doanh và cá tổ chức cá nhân. Do vậy để tồn tại được thì các doanh nghiệp phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu tất yếu, góp phần nâng cao thu nhập đồng thời đẩy mạnh nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì công tác quản lý đóng một vai trò quan trọng, điều này có được thực hiện tốt hay không là nhờ bộ phận kế toán trong doanh nghiệp đó. Bởi kế toán có nhiệm vụ kiểm tra, thu nhập và xử lý thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính cho các đối tượng bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp. Nói tới hoạt động quản lý và vai trò của người kế toán thì đây là một trong những vấn đề hết sức nhạy cảm. Bởi nó liên quan đến vấn đề trong xã hội và trực tiếp ảnh hưởng tới nguồn TSCĐ của một doanh nghiệp. Qua thời gian thực tập tại doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thành Đạt em đã nhận thức được điều này. Do vậy em đã lựa chọn chuyên đề tốt nghiệp đó là: "Kế toán tài sản cố định" . Cùng với sự hạn chế cả về kiến thức và thời gian thực tập nên bài báo cáo này không tránh khỏi sai sót. Vậy em kính mong nhận được sự góp ý kiến, chỉ bảo của quý thầy cô cùng toàn thể các cô chú, anh chị cán bộ kế toán trong doanh nghiệp để đề tài này được hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! PHẦN 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA DOANH NGHIỆP 1. Quá trình hình thành và phát triển của Doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thành Đạt - Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thành Đạt - Ngày thành lập: 20/3/2002 - Địa chỉ: phường Tân Thanh - Thành phố Điện Biên Phủ - Giấy phép ĐKKD mang số: 6201000062 - Email: DN-XDTN THANH DAT.com.vn - ĐT: 023. 833727 Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay thì việc chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang các công ty cổ phần và cho các doanh nghiệp tư nhân là con đường đúng đắn nhất. Bởi nó giúp cho các doanh nghiệp có ý thức và trách nhiệm cao hơn trong việc duy trì và phát triển đơn vị mình. Điện Biên Phủ, là một thành phố trẻ đã phát triển và đi lên dựa trên cái nôi của nền văn hóa lịch sử nơi đây. Nhận thấy được rõ thế mạnh từ địa phương mình thêm vào đó là tiềm năng sẵn có từ điều kiện tự nhiên, dân cư và nguồn lao động sẵn có dồi dào. Ông Hoàng Tất Đạt (sáng lập viên thứ nhất kiêm giám đốc Doanh nghiệp) làm đơn xin thành lập Doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thành Đạt vào ngày 20/3/2002 đã được xét duyệt và có hiệu lực theo quyết định số 113 - 2002 QĐ-UB tỉnh Điện Biên. Doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thành Đạt đi vào hoạt động chính thức thông qua giấy phép đăng ký kinh doanh, mang số 621000062 ngày 20/3/2002 với số vốn điều lệ lên tới 2.800.000.000đ cùng với đội ngũ công nhân viên lên tới 195 người * Các ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đã đăng ký giấy phép đăng ký kinh doanh: - Sản xuất cột bê tông và các sản phẩm bê tông đục sẵn. - Xây lắp các công trình đường ống, cấp thoát. - Xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, công trình dân dụng, lắp đặt công trình phụ và khép kín. Trong quá trình hoạt động từ trước đến nay doanh nghiệp chủ yếu với ngân hàng Đầu tư và phát triển Điện Biên để vay vốn và đáp ứng nhu cầu vốn giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra được thường xuyên và liên tục. Tài khoản giao dịch tại ngân hàng là: 4051100000109 * Cơ sở vật chất nhằm đảm bảo duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp bao gồm những TSCĐ sau: + 01 nhà xưởng + 03 máy trộn bê tông + 03 máy khoan cắt bê tông + 02 ô tô + 01 xe cẩu + Ngoài ra còn có 1 số TSCĐ khác như máy bơm, máy nổ, máy phát điện, máy kéo… Do lắm bắt được thời cơ nên Doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thành Đạt đã nhanh chóng chiếm được vị trí xứng đáng trong lĩnh vực xây dựng nhờ đó mà hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị ngày càng có hiệu quả hơn đều có được chứng từ thông qua các chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu  Đơn vị tính  Năm 2004  Năm 2005  Năm 2006   1. Số vốn kinh doanh  1000đ  1.783.511.738  3.578.223.276  5.735.312.604   2. Doanh thu TNDN  1000đ  40.500.220  43.080.000  45.800.000   3. Số lượng CNV  1000đ  195  220  255   4. Thu nhập BQ cán bộ CNV  1000đ/người /tháng  800  120  1.550   5. Thu nhập chịu thuế  Đồng  31.078.760  44.931.069  87.622.917   Tuy mới chỉ có 5 năm đi vào hoạt động kể từ ngày thành lập doanh nghiệp nhưng không vì vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị bị yếu kém do thiếu kinh nghiệm mà ngược lại hoạt động của doanh nghiệp ngày một phát triển hơn. Cụ thể là hàng năm doanh nghiệp đã hoàn thành xong 1 số công trình xây dựng ở các vùng lân cận như huyện Tuần Giáo, Tủa Chùa, Sìn Hồ… và đã mang lại hiệu quả cao trong công việc. Chính vì lẽ đó mà đời sống của cán bộ CNV đã được nâng cao rất nhiều so với trước đây. Thông qua đó mà hàng năm doanh nghiệp đã đóng góp đáng kể cho Nhà nước bằng việc nộp thuế, phí như ngày hôm nay phải có sự cố gắng rất lớn của các thành viên trong doanh nghiệp. Đặc biệt là ban giám đốc. Họ không chỉ đi tìm kiếm cho các công trình mà còn tìm nguồn vốn vào cho các đối tác đó. Nhờ vậy mà việc ứ đọng vốn thường xuyên không xảy ra đối với doanh nghiệp. Điều này giúp cho việc sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục 2. Chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp Nhiệm vụ chính của doanh nghiệp là xây dựng lên các công trình hạ tầng vừa và nhỏ mà đơn vị đã đăng ký có ghi trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Ngoài việc sản xuất kinh doanh ngành nghề đã đăng ký doanh nghiệp còn có trách nhiệm bảo toàn và phát triển đồng vốn để tái sản xuất mở rộng và đóng góp nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. Đây chính là quyền hạn và cũng là nghĩa vụ mà bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện. Cùng với việc xây lắp doanh nghiệp còn có chức năng quản lý, quy hoạch và phát triển mạng lưới đô thị, các vùng, hộ dân cư. 3. Công tác quản lý tổ chức bộ máy kế toán của Doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thành Đạt a. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị Sơ đồ bộ máy quản lý Dựa vào quy mô của doanh nghiệp bộ máy quản lý được bố trí theo chức năng trực tuyến, cụ thể là: - Hội đồng quản trị: Bao gồm 2 người (giám đốc và phó giám đốc) + Giám đốc: Là người có quyền hạn cao nhất để quyết định mọi vấn đề trong doanh nghiệp. + Phó giám đốc: là người giúp giám đốc trong việc điều hành sản xuất kinh doanh kiêm mặt kỹ thuật của doanh nghiệp - Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc quản lý công tác kế hoạch phối hợp để chuẩn bị các điều kiện triển khai sản xuất, lập tổng hợp kế hoạch, tiến độ sản xuất. - Phòng kỹ thuật: Tham mưu quản lý công tác kỹ thuật ( Xây dựng quy trình sản xuất, quy trình công nghệ, định mức kỹ thuật, hợp chuẩn sản phẩm, tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm công trình, vật tư, kỹ thuật, thực hiện công tác kế hoạch thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa… ( Bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân viên - Phòng hành chính: ( Lập kế hoạch thu chi tài chính tín dụng ngân hàng và quản lý tiền mặt. ( Thanh toán lương cho công nhân viên ( Thực hiện công tác kiểm tra quản lý tài chính - kế toán, thống kê để đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. ( Làm công tác văn thư lưu trữ, tiếp nhận công văn, công tác bảo vệ, phục vụ sản xuất. - Phòng kế toán: giúp cho giám đốc quản lý tài chính, quản lý kinh tế phát sinh đảm nhiệm lĩnh vực quản lý định mức tiêu hao nguyên vật liệu đồng thời còn làm nhiệm vụ báo cáo tình hình tài chính với cơ quan chức năng và hạch toán lỗ lãi. b. Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị Bộ máy kế toán chính là cánh tay đắc lực của giám đốc. Nó cung cấp các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Qua các số liệu kế toán cung cấp giúp cho ban giám đốc và phòng ban chức năng nắm bắt được tình hình hoạt động của đơn vị đề ra quyết định phù hợp. Toàn bộ công tác tài chính kế toán đều được thực hiện trọn vẹn từ khâu đầu đến khâu cuối trên phòng tài chính của doanh nghiệp. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý kế toán tại đơn vị được thực hiện dưới hình thức tập trung. Nhiệm vụ và chức năng của phòng kế toán: phòng kế toán trong doanh nghiệp bao gồm có: - Kế toán trưởng; Tham mưu cho giám đốc, chỉ đạo tổ chức thực hiện chứng từ kế toán, hệ thống kế toán toàn công ty và có nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật. - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm, xác định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lập báo cáo quyết toán tài chính hàng quý, hàng năm… -Kế toán tiền mặt, tiền gửi , tiền vay, công nợ…. theo dõi tình hình tiền thu chi hàng ngày và theo dõi cập nhật thường xuyên việc thu, chi tiền gửi, quan hệ với các ngân hàng để vay và để gửi tiền. Ngoài ra kế toán còn phải theo dõi công việc thanh toán với khách hàng về việc mua bán vật tư, các hợp đồng kinh tế… - Kế toán tài sản cố định vật tư: Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư, tăng, giảm TSCĐ, kế hoạch mua sắm, xây dựng mới TSCĐ, phân bổ số khấu hao để đưa vào giá thành sản phẩm. - Thủ kho thủ quỹ: Quản lý việc thu, chi tiền mặt, vật tư tại kho - Kế toán các đơn vị thành viên trực thuộc: có nhiệm vụ tập hợp chứng từ hàng tuần, tháng để gửi về phòng hành chính tại doanh nghiệp, lập báo cáo thống kê hàng tháng của đơn vị. Sơ đồ bộ máy kế toán * Hình thức kế toán mà đơn vị áp dụng - Hình thức kế toán áp dụng là: Nhật ký sổ cái Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếm Đặc điểm chủ yếu của hình thức ghi sổ kế toán này là: Hàng ngày khi nhận được các chứng từ gốc (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất…) kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản từ đó để lập bảng cân đối số phát sinh vào cuối tháng và lập báo cáo tài chính. Cũng từ các chứng từ gốc hàng ngày kế toán ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết, lập bảng tổng hợp chi tiết vào cuối tháng để đối chiếu sổ cái các tài khoản. 4. Tổ chức sản xuất Quy trình sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp - Quá trình xây dựng : thì sản phẩm của nó là xây dựng kết cấu hạ tầng… đặc điểm của sản phẩm là đơn chiếc, phạm vị rộng, phần lớn làm ở các khu vực đang phát triển… Do đặc điểm của quy trình sản xuất nên việc thi công các công trình còn vướng mắc rất nhiều hạn chế như các yếu tố: thời tiết (nắng, mưa, bão…) địa hình thậm chí còn có cả con người… - Sản phẩm từ các công trình tách rời với việc thanh toán và bán hàng mặc dù vốn và thời gian bỏ do trong thời gian thi công là lớn. Đặc điểm rõ nhất ở đây là phần lớn vốn cho xây dựng cơ bản là vật tư, thiết bị chiếm tới 70%. - Tư vấn thiết kế: sản phẩm là dự án đầu tư kết quả, các bản thiết kế và các dự toán lập dự án. Sơ đồ: Quy trình công nghệ sản xuất 5. Những thuận lợi khó khăn chủ yếu ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh, hạch toán của doanh nghiệp trong thời kỳ hiện nay - Trước hết phải kể tới thuận lợi của doanh nghiệp đo địa hình luôn thực hiện trên những phần mặt bằng đã được tính toán và khảo sát trước đó… là điều kiện rất quan trọng để phát triển ngành xây dựng. - Thêm vào đó là tiềm năng sẵn có về nguồn lao động dồi dào, chủ yếu là người lao động tại địa phương được tham gia hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. Thông qua đó mà đơn vị đã giải quyết được việc làm cho nhiều con em nhân dân địa phương tránh tình trạng dư thừa lao động dẫn đến thất nghiệp. - Như chúng ta đã biết đối với ngành xây dựng đây là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước nó luôn được chú trọng ở mọi lúc và mọi nơi… Do nhu cầu của con người cộng thêm vào đó là xu thế công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nên doanh nghiệp xây dựng tư nhân Thành Đạt đã nhanh chóng chiếm được ưu thế trong nền kinh tế nước nhà. Do vậy mà hiệu quả kinh doanh mà đơn vị đạt được là cao. Bên cạnh những thuận lợi mà doanh nghiệp còn kể đến những khó khăn ảnh hưởng tới công tác thực hiện thi công của đơn vị đó là: là doanh nghiệp trẻ nên kiến thức và kinh nghiệm vốn còn hạn chế. Quan hệ hợp tác làm ăn có hạn hẹp, thị trường tiêu thụ thiếu, tình trạng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp còn cao, nguồn lao động thiếu kinh nghiệm do kiến thức công việc hạn chế. II. CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN 1. Kế toán vốn bằng tiền 1.1. Đặc điểm: Kế toán vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động. Nó bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng. Kế toán vốn bằng tiền có tính lưu hoạt cao nhất, vốn bằng tiền được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí. 1.2. Chứng từ, trình tự luân chuyển chứng từ sử dụng Kế toán tiền mặt: Để hạch toán tăng, giảm kế toán tiền mặt sử dụng các chứng từ: Phiếu thu, phiếu chi Sơ đồ: Trình tự luân chuyển Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếm Hàng ngày khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt, kế toán vốn bằng tiền lập các phiếu thu, phiếu chi. Khi lập , lập thành 3 liên (sử dụng giấy than ghi một lần). Sau khi ghi đầy đủ các nội dung trên phiếu và ký, chuyển chờ kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký duyệt sau đó chuyển cho thủ quỹ làm căn cứ để xuất, nhập quỹ. Thủ quỹ giữ lại một liên để ghi sổ quỹ, 1 liên giao cho người nộp tiền (người nhận tiền) 1 liên lưu tại quyển. Cuối ngày toàn bộ phiếu thu, chi thủ quỹ chuyển cho bộ phận kế toán vốn bằng tiền để kiểm tra, hoàn chỉnh chứng từ, ghi sổ nhật ký chung, sổ cái TK 111, và sau đó đối chiếu giữa sổ chi tiết tổng hợp với sổ cái TK111, cuối cùng là tổ chức lưu trữ và bảo quản chứng từ. 1.3. Phương pháp và cơ sở ghi sổ a. Ghi sổ chi tiết: bao gồm sổ quỹ tiền mặt, sổ chi tiết sổ tổng hợp TK 111. - Sổ quỹ tiền mặt: ( Mục đích: Dùng để hạch toán chi tiết tình hình thu chi, tồn tại quỹ ( Cơ sở lập: là sổ quỹ từ năm trước, các phiếu thu, chi phát sinh trong kỳ và sổ này do thủ quỹ, kế toán vốn bằng tiền cùng mở và ghi. ( Phương pháp ghi: đầu năm căn cứ vào số dư cuối năm trước để chuyển sang số dư của đầu năm nay. Trong kỳ khi phát sinh các nghiệp vụ có liên quan đến thu, chi tiền mặt bằng nội tệ phải ghi theo trình tự thời gian sau đó tính số dư cuối mỗi ngày, cuối trang phải cộng chuyển sang trang sau. Cuối tháng cộng tổng thu, chi và tính ra tồn quỹ mỗi tháng và lấy số liệu trên sổ quỹ để lập sổ tổng hợp chi tiết TK 111. - Sổ chi tiết TK 111: ( Cơ sở lập: Là các chứng từ gốc và sổ chi tiết TK 111 của kỳ trước b. Sổ tổng hợp chi tiết TK 111 ( Mục đích: Dùng để kiểm tra việc ghi chép trên sổ chi tiết và là cơ sở để đối chiếu với sổ cái TK 111. ( Cơ sở lập: Dựa vào sổ quỹ và sổ tổng hợp chi tiết TK 111 của tháng trước. Phương pháp ghi: Cuối tháng căn cứ vào sổ quỹ để lập sổ tổng hợp chi tiết TK 111 theo nguyên tắc: Mỗi một tên cấp (công ty, xưởng, cơ khí, các đơn vị trực thuộc) được ghi vào 1 dòng cho các cột phù hợp, lấy số liệu của tồn đầu kỳ, tổng số phát sinh trong kỳ để tính ra số dư cuối kỳ của mỗi một cấp. Sau đó tính ra tổng chi, tổng thu và số tồn quỹ của cả tổng công ty. Số liệu này được đối chiếu với sổ cái TK 111, theo nguyên tắc thì số liệu phải khớp đúng. c. Sổ tổng hợp Để hạch toán tình hình tăng, giảm tiền mặt thì kế toán sử dụng sổ nhật ký chung và sổ cái TK 111. + Sổ nhật ký chung: ( Mục đích: sổ này dùng để ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kì và là cơ sở để ghi sổ cái TK 111. ( Cơ sở lập: Là tất cả các chứng từ như phiếu thu, phiếu chi… Phương pháp ghi: ghi theo trình tự phát sinh thời gian phát sinh các nghiệp vụ kinh tế. Ví dụ: Phiếu chi số 1609 ngày 01/12/04 Cột 1: Ghi ngày tháng ghi sổ (Ngày 01/12/04) Cột 2,3: Ghi số, ngày lập chứng từ (số 1609 ngày 01/12/04) Cột 4: Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh: "Dục HS ứng xăng dầu đi công tác Hà Nội" Cột 5: Đánh dấu nghiệp vụ kinh tế ghi sổ nhật kí chung đã ghi sổ cái TK 111. Cột 6: Ghi số hiệu các TK: Ghi nợ TK 141, ghi có TK 111 Cột 7,8: Ghi số tiền phát sinh các TK ghi nợ 141, ghi có TK 111 Cuối mỗi trang sổ phải cộng số phát sinh để chuyển sang trang sau. d. Sổ cái TK 111 ( Mục đích: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ kế toán có liên quan đến TK 111 - tiền mặt. Đến cuối tháng dùng để đối chiếu số liệu với sổ tổng hợp chi tiết TK 111. ( Cơ sở lập: Sổ cái kế toán TK 111 của kỳ trước và các chứng từ gốc. Phương pháp ghi: Cột 1: Ghi TK đối ứng với TK 111 Cột 2,3: Ghi số phát sinh nợ, có trong kỳ. Bằng cách tập hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ liên quan tới TK 111 để ghi vào cột này. Cột 4,5: Ghi số lũy kế từ đầu năm Đến cuối kỳ cộng số phát sinh trong kỳ, lũy kế từ năm. Sau đó tính ra số dư cuối kỳ để đối chiếu với sổ tổng hợp chi tiết TK 111. 2. Kế toán tiền gửi ngân hàng Hiện nay doanh nghiệp đang giao dịch với ngân hàng đầu tư và phát triển Thanh Hóa để gửi tiền và vay vốn. Các chứng từ sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng, bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ như (UN thu, chi, séc, chuyển khoản, séc bảo chi). Quy trình luân chuyển Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếm Diễn giải: Khi đơn vị nhận được các chứng từ gốc như giấy báo nợ, giấy báo có do ngân hàng gửi tới thì kế toán kiểm tra lại các chứng từ đó. Đối với giấy báo có thì kế toán kiểm tra, đối chiếu với các hóa đơn bán hàng, giấy nộp tiền, biên bản góp vốn… kế toán căn cứ vào đó để ghi sổ cái TK 112, sổ chi tiết TK 112. Đến cuối tháng ghi sổ tổng hợp chi tiết TK 112 và làm căn cứ để đối chiếu với sổ cái TK 112. Sau đó kế toán tổ chức bảo quản lưu trữ chứng từ. Phương pháp ghi sổ chi tiết bao gồm: Sổ theo dõi tiền gửi, sổ chi tiết TK 112. a. Sổ theo dõi tiền gửi: Dùng để theo dõi tình hình gửi vào và rút ra của công ty với ngân hàng và làm căn cứ để đối chiếu sổ này và sổ khác. ( Cơ sở ghi: Giấy báo nợ, báo có của ngân hàng, bảng kê nộp séc Phương pháp ghi: Hàng ngày khi nhận được các chứng từ gốc, kế toán kiểm tra và ghi vào sổ này theo các cột phù hợp. Cuối ngày tính ra số tiền còn lại tại ngân hàng bằng cột "Gửi vào" "trừ cột" rút ra và cuối tháng chuyển cho kế toán trưởng và thủ trưởng kí duyệt. Sổ chi tiết TK 112: Dùng để ghi chép tình hình chi tiết việc gửi vào rút ra đối với tiền gửi tại ngân hàng và là cơ sở để đối chiếu với sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng. Cơ sở lập: Giấy báo nợ, báo cáo. Phương pháp ghi: Giống như ghi đối với trường hợp KT tiền mặt. b. Sổ tổng hợp chi tiết TK 112: Dùng để kiểm tra việc ghi chép trên sổ chi tiết TK 112 và là cơ sở để đối chiếu với sổ cái TK 112. Cơ sở lập: Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng. Sổ nhật kí chung và sổ cái TK 112: Giống như việc ghi sổ đối với kế toán tiền mặt. 3. Kế toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ Nguyên liệu, vật liệu trong doanh nghiệp chủ yếu được mua về từ các nguồn bên ngoài, cùng với chế biến sản xuất tại các phân xưởng. Các chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. Trình tự luân chuyển Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếm Đối với phiếu xuất kho: Là bằng chứng để căn cứ xác nhận một lượng vật liệu đã xuất kho. Và phiếu này cũng được đóng thành quyển, được đánh số thứ tự từ nhỏ đến lớn. Khi làm thủ tục xuất kho vật liệu, dụng cụ phải căn cứ vào giấy xin lĩnh vật tư, lệnh xuất kho vật tư. Sau đó bộ phận lập phiếu, khi lập thành 2 liên hoặc 3 liên bằng cách đặt giấy than viết một lần, khi viết trên các chứng từ trên, phải viết đầy đủ các nội dung ghi trên chứng từ. Mỗi loại vật tư nhập, xuất được ghi một dòng. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng và thủ trưởng ký duyệt. Liên 1 lưu tại quyển, liên 2 thủ kho giữ lại để ghi thẻ kho về mặt số lượng nhập, xuất. Còn liên 3 giao cho bộ phận sản xuất người mua , người nhận vật tư. Cuối ngày chuyển toàn bộ các phiếu nhập xuất cho bộ phận kế toán nguyên vật liệu để kiểm tra, hoàn chỉnh chứng từ cả phần kh
Luận văn liên quan