Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước
Chương I: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương II: Thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy đIện nước. Chương III: Phương hướng nhằm cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước. Chương I Lý LUậN CHUNG Về Kế TOáN TậP HợP CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM trong các doanh nghiệp sản xuất I. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất. 1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất: 1.1. Khái niệm: Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là thực hiện sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của thị trường nhằm thu được lợi nhuận. Ngoài hoạt động sản xuất tiêu thụ, các doanh nghiệp sản xuất còn tiến hành các hoạt động khác như: thực hiện cung cấp một số loại lao vụ, dịch vụ, hoạt động đầu tư tài chính. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất thường xuyên phải bỏ ra các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Các chi phí mà doanh nghiệp chi ra có thể trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh. Để có thể biết được số chi phí mà doanh nghiệp đ• chi ra trong từng kỳ hoạt động là bao nhiêu, nhằm tổng hợp, tính toán các chi phí chi ra, cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và gọi là chi phí sản xuất kinh doanh. Như vậy, tại các doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá đ• chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền . 1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh (CPSXKD): Trong thực tế, chi phí bao gồm nhiều loại khác nhau với nội dung kinh tế khác nhau. Vì vậy, để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, tính toán được hiệu quả, tiết kiệm chi phí từng bộ phận sản xuất và toàn doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại CPSXKD, tuỳ theo yêu cầu của công tác hạch toán và quản lý. Ta có thể có nhiều cách phân loại khác nhau, mỗi cách phân loại có tác dụng khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho công tác quản lý doanh nghiệp. Sau đây là 5 cách phân loại chi phí thường sử dụng: 1.2.1. Phân loại CPSXKD theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất , nội dung kinh tế của chi phí sản xuất để sắp xếp những chi phí có chung tính chất kinh tế vào một yếu tố. Không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và dùng vào mục đích gì.Toàn bộ CPSXKD của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu vật liệu : Bao gồm toàn bộ chi phí về các loại đối tượng lao động là nguyên vật liệu chính , vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản.(trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Chi phí nhân công: Là toàn bộ số tiền lương , tiền công , tiền ăn ca và các khoản khác phải trả như: BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân viên hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. - Chi phí khấu hao tài sản cố định ( KHTSCĐ ): Là toàn bộ số tiền trích khấu haoTSCĐ đối với tất cả các loại TSCĐ sử dụng cho sản xuất của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả về các loại dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ số chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài 4 yếu tố chi phí trên. Cách phân loại trên giúp cho doanh nghiệp biết được kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp đ• chi ra trong kỳ, thông qua đó đánh giá phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí nhằm thực hiện tốt công tác quản lý. 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mục đích, công dụng của chi phí: Theo cách này, căn cứ vào mục đích, công dụng của chi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau. Các chi phí này được chia ra như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( CPNVLTT ): Bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT): Bao gồm chi phí về tiền lương , tiền ăn ca, số tiền trích BHXH, BHYT,KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung ( CPSXC ): Là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ, đội sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí đ• nêu ở trên còn gồm : + Chi phí nhân viên đội trại sản xuất, phân xưởng sản xuất: Bao gồm tiền lương, tiền công, tiền ăn ca , các khoản phụ cấp ,trích BHYT, BHXH, KPCĐ, theo lương của nhân viên quản lý : Nhân viên kế toán, thủ kho.ở phân xưởng. + Chi phí dụng cụ sản xuất: Gồm chi phí dụng cụ cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng như: Dụng cụ bảo hộ lao động, khuôn ván, giàn giáo trong XDCB. + Chi phí KHTSCĐ: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ hữu hình , vô hình, TSCĐ thuê tài chinhsử dụng ở các phân xưởng : khấu hao máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải , truyền dẫn , nhà xưởng, vườn cây lâu năm . + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh những chi phí về lao vụ dịch vụ mua từ bên ngoài , để phục vụ cho hoạt động sản xuất ở phân xưởng , đội sản xuất như chi phí về điện nước, khí nén, hơi đốt, chi phí điện thoại . + Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài những chi phí nêu trên phục vụ cho nhu cầu sản xuất chung của phân xưởng , đội sản xuất. Cách phân loại này nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành , phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau. 1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ khối lượng sản phẩm công việc, lao vụ sản xuất: Chi phí được phân thành 2 loại: Chi phí cố định và Chi phí biến đổi - Chi phí cố định ( Định phí ): Là chi phí không thay đổi tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm như chi phí khấu hao TSCSĐ theo phương pháp bình quân , chi phí điện thắp sáng .