Song hành với sự phát triển của đất nước trong việc gia nhập vào kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp phải có những bước đi phù hợp để cạnh tranh mạnh với các doanh nghiệp khác. Để cạnh tranh có hiệu , chiến lược tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là chiến lược được quan tâm hàng đầu trong các doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp, một ngành đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kinh tế khác. Việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm trong ngành xây lắp sẽ góp phần thúc đẩy nhanh chóng việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm trong các ngành kinh tế khác . Do vậy, muốn đứng vững trên thị trường cạnh tranh, muốn thị trường chấp nhận sản phẩm của mình thì ngoài việc doanh nghiệp luôn tạo uy tín đối với khách hàng, chất lượng mỹ thuật, kỹ thuật luôn đặt lên hàng đầu và còn một yếu tố không thể thiếu đó là giá thành sản phẩmđã trở thành chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Việc quản lý tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận được xem là vấn đề hàng đầu và cũng là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển .
Nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp nên em quyết định chọn đề tài “ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Hoàng Long ” làm chuyên đề tốt nghiệp. Do đó, mục tiêu của đề tài không gì khác ngoài vệc nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý và tập hợp chi phí xây lắp tại công ty , hướng tới phấn đấu hạ giá thành sản phẩm xây lắp mà chất lượng không đổi.
Chương 1: Cơ Sở lý luận về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp .
Chương 2: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Hoàng Long .
Chương 3: Thực trạng về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Hoàng Long.
Chương 4:Nhận xét – kiến nghị.
70 trang |
Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Hoàng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
(((
Song hành với sự phát triển của đất nước trong việc gia nhập vào kinh tế thế giới thì các doanh nghiệp phải có những bước đi phù hợp để cạnh tranh mạnh với các doanh nghiệp khác. Để cạnh tranh có hiệu , chiến lược tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là chiến lược được quan tâm hàng đầu trong các doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp, một ngành đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành kinh tế khác. Việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm trong ngành xây lắp sẽ góp phần thúc đẩy nhanh chóng việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm trong các ngành kinh tế khác . Do vậy, muốn đứng vững trên thị trường cạnh tranh, muốn thị trường chấp nhận sản phẩm của mình thì ngoài việc doanh nghiệp luôn tạo uy tín đối với khách hàng, chất lượng mỹ thuật, kỹ thuật luôn đặt lên hàng đầu và còn một yếu tố không thể thiếu đó là giá thành sản phẩmđã trở thành chỉ tiêu kinh tế vô cùng quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh. Việc quản lý tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận được xem là vấn đề hàng đầu và cũng là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển .
Nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp nên em quyết định chọn đề tài “ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Hoàng Long ” làm chuyên đề tốt nghiệp. Do đó, mục tiêu của đề tài không gì khác ngoài vệc nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý và tập hợp chi phí xây lắp tại công ty , hướng tới phấn đấu hạ giá thành sản phẩm xây lắp mà chất lượng không đổi.
Trong quá trình thực tập hơn hai tháng tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Hoàng Long , em đã tiến hành tìm hiểu về công ty, về công tác tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty và đưa ra một số nhận xét – kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác tập hợp chi phí xây lắp và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty, được trình bày thành bốn chương:
Chương 1: Cơ Sở lý luận về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp .
Chương 2: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Hoàng Long .
Chương 3: Thực trạng về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Một Thành Viên Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng Hoàng Long.
Chương 4:Nhận xét – kiến nghị.
I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN XÂY LẮP VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
1/ Khái niệm về chi phí xây lắp:
Chi phí xây lắp là toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa biểu hiện dười hình thức tiền tệ mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện công tác xây lắp nhằm tạo ra các loại sản phẩm khác nhau theo mục đích kinh doanh cũng như theo hợp đồng giao nhận thầu đã ký kết. Hao phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương của người lao động, hao phí về lao động vật hóa là những chi phí về tư liệu lao động, nguyên vật liệu, nhiên liệu, khấu hao tài sản cố định và công cụ nhỏ .
2/ Khái niệm về giá thành sản phẩm xây lắp :
Gía thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ các chi phí tính bằng tiền để hoàn thành khối lựong sản phẩm xây lắp theo quy định. Sản phẩm xây lắp có thể là các khối lượng công việc hoặc giai đoạn công việc, có thiết kế và giá trị dự toán riêng hoặc là hạng mục công trình, công trình hay hợp đồng xây dựng đã haòn thành toàn bộ .
Gía thành hạng mục công trình, công trình hoàn thành toàn bộ là giá thành của sản phẩm cuối cùng của sản xuất xây lắp .
Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm xây lắp phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho công tác thi công xây lắp và các khoản chi phí khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống .
Gía thành còn thể hiện mối tương quan giữa chi phí và kết quả kinh doanh. Ngoài bù đắp chi phí, doanh nghiệp phải bảo đảm kinh doanh có lãi .
3/ Phân loại chi phí xây lắp và giá thành sản phẩm xây lắp :
3.1/ Phân loại chi phí xây lắp :
Quản lý chi phí xây lắp không chỉ đơn thuần là quản lý số liệu phản ánh tổng hợp chi phí mà phải dựa trên các yếu tố chi phí riêng biệt để phân tích toàn bộ chi phí xây lắp của từng công trình, hạng mục công trình hay nơi phát sinh chi phí. Dưới các góc độ khác nhau, theo những tiêu chí khác nhau thì chi phí xây lắp cũng được phân loại theo các cách khác nhau để đáp ứng yêu cầu thực tế trong quản lý và hạch toán kế toán.
a/ Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí (theo yếu tố chi phí ) :
Cách phân loại này căn cứ vào các chi phí có cùng tính chất, nội dung kinh tế để phân loại, không xét đến địa điểm phát sinh và công dụng cụ thể . Cách phân loại này cho biết được tổng chi phí bỏ ra ban đầu để làm căn cứ lập kế hoạch, và kiểm soát chi phí theo yếu tố…
Toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố :
- Chi phí nguyên vật liệu : là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… sử dụng trong quá trình xây lắp .
- Chi phí nhân công : là tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương ( bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn ) và các khoản phải trả khác cho cán bộ công nhân viên .
- Chi phí khấu hao tài sản cố định : là phần giá trị hao mòn của tài sản cố định chuyển dịch vào chi phí xây lắp .
- Chi phí dịch vụ mua ngoài : Là các khoản tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền thuê mặt bằng …
- Chi phí khác bằng tiền : Là những chi phí xây lắp khác chưa phản ánh hết vào các yếu tố trên như chi phí tiếp khách, hội nghị …
Theo cách này, doanh nghiệp xác định được kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí xây lắp để lập thuyết minh báo cáo tài chính , đồng thời phục vụ cho công tác quản trị của doanh nghiệp làm cơ sở để lập mức dự toán cho kỳ sau.
b/ Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động :
Cách phân loại này căn cứ vào chức năng hoạt động mà chi phí phát sinh để phân loại. Toàn bộ chi phí được chia thành hai loại là chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất.
Chi phí sản xuất : Là toàn bộ cho phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : gồm tất cả các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công xây lắp như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, vật kết cấu và giá trị thiết bị gắn liền với vật kiến trúc… giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp.
- Chi phí nhân công trực tiếp : gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công và lắp đặt thiết bị bao gồm :
+ Tiền lương chính và tiền lương phụ của công nhân trực tiếp thi công xây lắp kể cả công nhân phụ. Công nhân chính như công nhân xây, uốn sắt, trộn bê tông… ; công nhân phụ như công nhân khuân vác máy móc , tháo gỡ ván khuôn đà giáo, nhúng gạch, cạo rỉ sắt thép …
+ Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, khu vực, độc hại …
+ Khoản phải trả cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc.
Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp xây lắp và lương của công nhân vận chuyển ngoài công trường, lương công nhân sản xuất phụ, nhân viên quản lý, công nhân điều khiển sử dụng máy thi công. Các khoản này được tính vào khoản mục chi phí sản xuất chung.
- Chi phí sử dụng máy thi công : đối với doanh nghiệp thực hiện việc xây lắp theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thi công bằng thủ công vừa kết hợp thi công bằng máy, trong giá thành sản phẩm xây lắp còn có khoản mục chi phí sử dụng máy thi công, gồm các chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng máy thi công như :
+ Tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương và tiền ăn giữa ca phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển, phục vụ xe máy thi công .
+ Chi phí nguyên vật liệu, công cụ phục v5 máy thi công
+ Chi phí khấu hao máy thi công
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài : chi phí sửa chữa, bảo trì, bảo hiểm xe máy thi công, chi phí điện nước, thuê máy thi công …
+ Chi phí khác bằng tiền.
Không bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân sử dụng và phục vụ máy thi công .
- Chi phí sản xuất chung : Là các chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng đơn vị thi công như tổ, độ, công trường thi công gồm :
+ Chi phí nhân viên phân xưởng : Lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, các khoản phải trả nhân viên quản lý đội xây dựng... ; các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công, nhân viên quản lý tổ, đội thi công.
+ Chi phí vật liệu như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, chi phí lán trại tạm thời...
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội xây dựng.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất : công cụ dụng cụ sản xuất dùng cho hoạt động quản lý của đội xây dựng như cuốc, xẻng, xe đẩy, đà giáo, ván khuôn, dụng cụ cầm tay...
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài : chi phí sửa chữa, điện nước, điện thoại...
+ Chi khác bằng tiền.
Chi phí ngoài sản xuất : Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp như :
Chi phí bán hàng : Là toàn bộ những chi phí phát sinh cần thiết để tiêu thụ sản phẩm.
Chi phí quản lý doanh nghiệp : là toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý trong toàn doanh nghiệp. Đó là những chi phí hành chính, kế toán, quản lý chung...
c/ Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí :
Căn cứ vào sự thay đổi của chi phí khi có sự thay đổi của mức độ hoạt động kinh doanh để phân thành 3 loại sau :
- Biến phí ( chi phí khả biến) : là chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng công việc hoàn thành. Thông thường biến phí của một đơn vị hoạt động thì không đổi, biến phí chỉ phát sinh khi có hoạt động kinh doanh. Biến phí thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bao bì...
- Định phí (chi phí bất biến) :là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động không thay đổi trong phạm vi phù hợp, nhưng nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì định phí lại biến đổi. Định phí thường bao gồm tiền lương cùa nhân viên, cán bộ quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định...
- Chi phí hỗn hợp : là chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí.Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm cùa định phí ; ở mức độ vượt quá mức căn bản, nó thể hiện đặc điểm của biến phí. Chi phí hỗn hợp thường gồm : chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp...
d/. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh :
Theo cách này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 2 loại :
- Chi phí sản phẩm : Là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng hóa. Đối với sản phẩm xây lắp thì chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Khi sản phẩm được tiêu thụ thì mới trở thành phí tổn để xác định kết quả kinh doanh.
- Chi phí thời kỳ : Là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh.
- Chi phí thời kỳ : Là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doang nghiệp.
e/ Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí :
Theo cách này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 2 loại :
- Chi phí trực tiếp : Là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng chịu phí và được hoạch toán vào đối tượng có liên quan. Thông thường là những chi phí đơn nhất như chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương...
- Chi phí gián tiếp : Là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, do đó nó được phân bổ vào các đối tượng có liên quan theo tiêu thức nhất định như chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ theo số giờ lao động trực tiếp, số lượng sản phẩm, số giờ máy, số ca máy....
3.2/ Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp :
Tùy theo tiêu chí lựa chọn mà giá thành sản phẩm xâyb lắp có thể được phân loại như sau :
a/ Phân loại giá thành theo thời điểm xác định :
Giá thành dự toán : Là tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp được dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp xây lắp tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công và theo định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước ban hành để xây dựng công trình xây dựng cơ bản.
Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - lãi định mức – Thuế giá trị gia tăng
Với : Giá trị dự toán là giá trị được xây dựng trên cở sở thiết kế kỹ thuật đã được duyệt, các định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước qui định, tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công, lãi định mức và phần thuế giá trị gia tăng.
Lãi định mức và thuế giá trị gia tăng trong xây dựng cơ bản được nhà nước xác định trong từng thời kỳ.
Lãi định mức và thuế giá trị gia tăng trong xây dựng cơ bản được nhà nước xác định trong từng thời kỳ.
Giá thành kế hoạch : Là giá thành dự toán được toán được tính từ những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp xây lắp như biện pháp thi công, các định mức đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp.
Gía thành = Giá thành – lãi do hạ +(-) Chênh lệch so với
Kế hoạch dự toán giá thành dự toán
Giá thành định mức : Là tổng hợp chi phí để hoàn thành một khối lượng xây lắp cụ thể cụ thể được tính toán trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, phươpng pháp tổ chức thi công và quản lý thi công theo các định mức chi phí đã đạt được của doanh nghiệp tại thời điểm bắt đầu thi công.
Khi đặc điểm kết cấu công trình thay đổi, hay có sựthay đổi về phương pháp tổ chức, về quản lý thi công, thì định mức sẽ thay đổi và khi đó giá thành định mức được tính toán lại cho phù hợp.
Giá thành thực tế :Là toàn bộ chi phí thực tế đã phát sinh liên quan đến công trình xây lắp đã hoàn thành. Giá thành thực tế biểu hiện chất lượng, hiệu quả về kết quả hoạt động của doanh nghiệp xây lắp.
b/ Phân loại theo nội dung cấu thành giá thành : 2 loại
Giá thành sản xuất : Là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành, bao gồm :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí sản xuất chung.
Giá thành toàn bộ (giá thành đầy đủ) : Là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm.
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + chi phí sản xuất
4/ Đối tượng tập hợp chi phí xây lắp và đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp :
4.1/ Đối tượng tập hợp chi phí xây lắp :
Đối tượng tập hợp chi phí xây lắp là phạm vi giới hạn mà các chi phí xây lắp cần được tổ chức tập hợp theo đó.
Trong sản xuất xây lắp, đối tượng tập hợp chi phí là từng gia đoạn thi công, từng hạng mục công trình, từng công trình hoặc địa bàn thi công (công trường).
Tập hợp chi phí xây lắp theo dúng đối tượng có tác dụng phục vụ tốt cho việc tăng cường quản lý sản xuất và chi phí sản xuất, cho công tác hạch toán kinh tế nội bộ và hạch toán kinh tế toàn doanh nghiệp, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời, chính xác.
4.2/ Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp :
Đối tượng tính giá thành là từng khối lượng công việc đến điểm dừng kỹ thuật hoặc hạng mục công trình, công trình hoàn thành bàn giao. Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư, bộ phận kế toán giá thành xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp.
5/ Phương pháp tập hợp chi phí xây lắp và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp :
5.1/ Phương pháp tập hợp chi phí xây lắp :
Là phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí xây lắp trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch tóan chi phí. Có 3 phương pháp :
Phương pháp tập hợp chi phí xây lắp theo đơn đặt hàng : Các chi phí xây lắp phát sinh có liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp hoặc phân bổ cho đơn đặt hàng đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, toàn bộ các chi phí phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. Phương pháp tính giá thành được áp dụng là phương pháp giản đơn ( phương pháp trực tiếp).
Phương pháp tập hợp chi phí xây lắp theo nhóm công trình, hạng mục công trình : phương này được áp dụng khi tất cả các công trình, hạng mục công trình được tiến hành thi công cùng một lúc. Toàn bộ các chi phí phát sinh gồm chi phí trực tiếp, và chi phí gián tiếp được phân loại và tập hợp theo giới hạn nhóm công trình, hạng mục công trình. Khi xây dựng hoàn thành, để tính giá thành được áp dụng là phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số.
Phương pháp tập hợp chi phí xây lắp theo khu vực thi công hoặc theo bộ phận thi công : phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp hoạch toán nội bộ một cách rộng rãi. Đối tượng hạch toán chi phí xây lắp là các bộ phận, đơn vị thi công như tổ, đội sản xuất hay công trường... nhưng yêu cầu tính giá thành là theo từng công trình, hạng mục công trình.Phương pháp tính giá thành thường áp dụng là phương pháp kết hợp như kết hợp phương pháp trực tiếp với phương pháp hệ số.
5.2/ Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp :
Trong các doanh nghiệp xây lắp, khi tính giá thành sản phẩm xây lắp thường áp dụng những phương pháp tính giá thành cơ bản sau :
Phương pháp giản đơn (Phương pháp trực tiếp) : Với phương pháp này, giá thành sản phẩm xây lắp được tính :
Giaù thaønh thöïc teá Chi phí Chi phí Chi phí Khoaûn
khoái löôïng, haïng = thi coâng + thi coâng - thi coâng - ñieàu chænh
muïc, coâng trình xaây laép xaây laép xaây laép giaûm
hoaøn thaønh dôû dang phaùt sinh dôû dang giaù thaønh
baøn giao ñaàu kyø trong kyø cuoái kyø
( Phöông phaùp tyû leä: Vôùi phöông phaùp naøy, giaù thaønh saûn phaåm xaây laép ñöôïc tính:
Giaù thaønh Chi phí Chi phí Chi phí Khoaûn
thöïc teá = thi coâng + thi coâng - thi coâng - ñieàu chænh
coâng trình xaây laép xaây laép xaây laép giaûm
hoaøn thaønh dôû dang phaùt sinh dôû dang giaù thaønh
baøn giao ñaàu kyø trong kyø cuoái kyø
Tyû leä tính Giaù thaønh thöïc teá coâng trình hoaøn thaønh baøn giao
giaù thaønh Giaù thaønh döï toaùn khoái löôïng, haïng muïc, coâng trình
hoaøn thaønh baøn giao
Giaù thaønh thöïc teá Tyû leä Giaù thaønh döï toaùn
cuûa haïng muïc i tính giaù thaønh haïng muïc i
( Phöông phaùp ñôn ñaët haøng: Giaù thaønh saûn phaåm xaây laép ñöôïc tính:
Toång giaù thaønh Toång chi phí saûn xuaát Giaù trò caùc khoaûn
thöïc teá töøng thöïc teá taäp hôïp theo ñieàu chænh giaûm
ñôn ñaët haøng ñôn ñaët haøng giaù thaønh
Giaù thaønh ñôn vò Toång chi phí saûn xuaát thöïc teá taäp hôïp theo ñôn ñaët haøng
saûn phaåm Soá löôïng saûn phaåm hoaøn thaønh
Ngoaøi caùc phöông phaùp treân, trong xaây laép neáu caùc haïng muïc coù moái quan heä töông öùng tyû leä, ta coù theå duøng phöông phaùp tính giaù thaønh heä soá (ít söû duïng).
6/ Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp :
Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắplà khoản thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợpchi phí và tính tổng giá thành, giá thành đơn vị. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành,kỳ tính giá thành có thể được xác định là tháng, quý hoặc khi bàn giao khối lượng công việc, hạng mục, công trình.
II/ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ XÂY LẮP :
1/ Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
1.1/ Thủ tục chứng từ :
Chứng từ sử dụng :
Phiếu xuất kho, phiếu báo vật tư còn lại cuối tháng.
Hóa đơn
Phiếu chi,ủy nhiệm chi
Bảng kê chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Trình tự luân chuyển :
Căn cứ vào phiếu xuất kho và báo cáo tổng hợp về nguyên liệu, vật liệu thực tế xuất dùng cho từng côn