Kế toán thành phẩm (hàng hoá) tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại & XD Trung Bích

Để hoà nhập với thị trường thế giới, chúng ta phải có một nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hoá sản xuất ra phải đảm bảo yêu cầu của thị trường: Mẫu mã đẹp, giá thành thấp, chất lượng cao, hàng hoá bán ra trên thị trường phải phù hợp với nhau cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Vì vậy việc tiêu thụ hàng hoá là một vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp hiện nay. Trong thời kỳ mở cửa của nước ta hiện nay mỗi doanh nghiệp cần xác định được “chỉ bán cái mà khách hàng cần, không chỉ bán cái có sẳn” đây là phương châm được áp dụng rất cao, rất có hiệu quả nên doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn tạo ra trên thị trường những sản phẩm mới luôn thay đổi phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, để cho quá trình tiêu thụ hàng hoá ngày càng được dể dàng thuận lợi hơn. Ngày nay đất nước chuyển sang cơ chế mới một nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vì vậy hạch toán kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong một đơn vị kinh tế nào. Thông tin kế toán phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện, tổng hợp toàn bộ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình tiêu thụ hàng hoá và kết quả thu nhập của từng đơn vị. Qua đó giúp cho các doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh và bền vững. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy không ít doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá khi phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường cạnh tranh tự do. Do đó mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn những biện pháp, những chính sách để điều chỉnh phù hợp, đồng thời tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp trang trải chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và tiếp tục quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Xuất phát từ những yêu cầu trên, là sinh viên dang thực tập em chọn đề tài “Kế toán thành phẩm (hàng hoá) tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh” tại công ty TNHH TM & XD Trung Bích làm báo cáo tốt nghiệp cho khoá học. Nội dung đề tài gồm ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận. Chương II: Thực trạng kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. Chương III: Hoàn thiện kế toán thành phẩm, tiêu thụ.

doc66 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7448 | Lượt tải: 10download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán thành phẩm (hàng hoá) tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH thương mại & XD Trung Bích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Để hoà nhập với thị trường thế giới, chúng ta phải có một nền kinh tế phát triển mạnh, hàng hoá sản xuất ra phải đảm bảo yêu cầu của thị trường: Mẫu mã đẹp, giá thành thấp, chất lượng cao, hàng hoá bán ra trên thị trường phải phù hợp với nhau cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Vì vậy việc tiêu thụ hàng hoá là một vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp hiện nay. Trong thời kỳ mở cửa của nước ta hiện nay mỗi doanh nghiệp cần xác định được “chỉ bán cái mà khách hàng cần, không chỉ bán cái có sẳn” đây là phương châm được áp dụng rất cao, rất có hiệu quả nên doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải luôn tạo ra trên thị trường những sản phẩm mới luôn thay đổi phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, để cho quá trình tiêu thụ hàng hoá ngày càng được dể dàng thuận lợi hơn. Ngày nay đất nước chuyển sang cơ chế mới một nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vì vậy hạch toán kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong một đơn vị kinh tế nào. Thông tin kế toán phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện, tổng hợp toàn bộ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình tiêu thụ hàng hoá và kết quả thu nhập của từng đơn vị. Qua đó giúp cho các doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao giúp cho doanh nghiệp phát triển mạnh và bền vững. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy không ít doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá khi phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường cạnh tranh tự do. Do đó mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn những biện pháp, những chính sách để điều chỉnh phù hợp, đồng thời tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp trang trải chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và tiếp tục quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Xuất phát từ những yêu cầu trên, là sinh viên dang thực tập em chọn đề tài “Kế toán thành phẩm (hàng hoá) tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh” tại công ty TNHH TM & XD Trung Bích làm báo cáo tốt nghiệp cho khoá học. Nội dung đề tài gồm ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận. Chương II: Thực trạng kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. Chương III: Hoàn thiện kế toán thành phẩm, tiêu thụ. Do hạn chế về thời gian thực tập cũng như kiến thức thực tiễn và tài liệu tham khảo, nên báo cáo không tránh những sai xót, vì vậy kính mong được sự giúp đở, ý kiến, nhận xét của thầy LÊ THANH QUỐC và các cô, chú, anh, chị ở phòng kế toán của công ty để báo cáo hoàn thiện hơn. Đà Nẵng, ngày…tháng…năm… SINH VIÊN THỰC TẬP CÙ THỊ KIM LIÊN CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1: Thành phẩm, hàng hoá -Thành phẩm: là những sản phẩm đã hoàn thành, đã trải qua tất cả các giai đoạn chế biến cần thiết theo quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng, có thể nhập kho hoặc chuẩn bị bán ra hay giao ngay cho khách hàng. -Hàng hoá: Là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau. 1.1.2: Các khoản giảm trừ doanh thu - Chiết khấu thương mại: Là số tiền giảm trừ cho khách hàng ghi trên hoá đơn do khách hàng mua với số lượng lớn. - Giảm giá hàng bán: Là số tiền mà doanh nghiệp giảm trừ cho người mua trên giá bán đã thoả thuận do hàng kém phẩm chất, sai quy cách hoặc mua với số lượng lớn, hoặc tạo lợi thế cho khách hàng trong quá trình cạnh tranh. - Hàng bán bị trả lại: Là khối lượng hàng bán đã được xác định là tiêu thụ nhưng bị khách hàng từ chối trả lại và từ chối thanh toán do vi phạm hợp đồng, hàng sai quy cách, mất phẩm chất. - Thuế tiêu thụ đặc biệt: Là loại thuế được tính trực tiếp trên doanh thu bán hàng của các loại hàng hoá, dịch vụ thep quy định hiện hành của các loại thuế tuỳ thuộc vào từng mặy hàng khác nhau. - Thuế xuất khẩu: Là loại thuế được tính trên doanh thu của hàng xuất khẩu và làm giảm giá trị doanh thu của hàng xuất khẩu đó. - Thuế GTGT đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp: Những doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì số thuế đầu vào khi mua hàng hoá, sản phẩm được phản ánh vào giá trị hàng hoá đó. Khi bán hàng hoá, sản phẩm thì không xác định số thuế đầu ra trên cơ sở giá bán mà xác định số thuế đầu ra trên doanh thu đã thu được. 1.1.3: Giá vốn hàng bán, doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá được xác định trên cơ sở giá vốn của hàng nhập vào làm căn cứ để xác định lợi nhuận. - Doanh thu thuần: Là doanh thu đã trừ đi các khoản giảm trừ như: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán. 1.2: KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, HÀNG HOÁ 1.2.1: Phương pháp xác định giá nhập, xuất kho của thành phẩm hàng hoá Nguyên tắc xác định. - Khi xác định giá nhập, xuất kho của thành phẩm hàng hoá bao giờ cũng phản ánh theo giá thực tế và đảm bảo nguyên tắc nhập giá nào xuất giá đó. Giá nhập kho: + Mua ngoài Giá nhập kho = giá mua + chi phí mua – giá trị giảm giá + Tự sản xuất chế biến Giá nhập kho = giá thành sản phẩm + chi phí vận chuyển + Gia công Giá nhập kho = giá trị NVL + chi phí gia công + chi phí vận chuyển Giá xuất kho: Có bốn phương pháp xác định giá xuất kho Đơn giá bình quân gia quyền: Giá trị hàng tồn Giá trị hàng nhập trong Đơn giá bình quân kho đầu kỳ + kỳ gia quyền = Số lượng hàng tồn Số lượng hnàg nhập đầu kỳ + trong kỳ Trị giá xuất = Số lượng xuất * Đơn giá bình quân gia quyền Đơn giá nhập trước - xuất trước: Trị giá xuất = số lượng xuất * Đơn giá tương ứng Đơn giá nhập sau - xuất trước: Trị giá xuất = số lượng xuất * đơn giá tương ứng Giá thực tế đích danh: Trị giá xuất = Số lượng xuất * Đơn giá tương ứng Phân bổ chi phí cho hàng bán ra: Chi phí mua phân Tổng chi phí mua Từng tiêu thức = * cần phân bổ bổ cho hàng bán ra Tổng tiêu thức cần phân bổ 1.2.2: Tài khoản sử dụng: Tài khoản 155 “ Thành phẩm’ - Công dụng: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm, hàng hoá của daonh nghiệp. - Kết cấu: Là loại tài khoản tài sản thường có số dư đầu và cuối kỳ bên nợ. - Nội dung ghi chép: Nợ TK 155 Có    SDĐK: Phản ánh giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ    Phát sinh tăng  Phát sinh giảm   Giá trị của thành phẩm nhập kho trong kỳ Trị giá của thành phẩm thừa khi kiểm kê Kết chuyển giá trị của thành phẩm tồn kho cuối kỳ (theo pp kiểm kê định kỳ)  Giá trị của thành phẩm xuất kho trong kỳ Trị giá của thành phẩm thiếu khi kiểm kê Kết chuyển giá trị của thành phẩm tồn kho đầu kỳ (theo pp kiểm kê định kỳ)   Tổng số phát sinh nợ  Tổng số phát sinh có   SDCK: Phản ánh giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ    Tài khoản 156 “Hàng hóa” - Công dụng: Dùng để phản ánh ghi chép giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hóa trong các doanh nghiệp. - Kết cấu: Là loại tài khoản tài sản thường có số dư đầu và cuối kỳ nằm bên nợ. - Nội dung ghi chép: Nợ TK 156 Có    SDĐK: Phản ánh giá trị hàng hoá tồn kho đầu kỳ    Phát sinh tăng  Phát sinh giảm   Phản ánh giá trị nhập kho của hàng hoá phát sinh trong kỳ Phản ánh chi phí mua hàng Giá trị của hàng hoá thừa khi kiểm kê Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được ghi nhận (theo pp kiểm kê định kỳ)  Phản ánh giá trị của hàng hoá xuất kho trong kỳ Giá trị của hàng hoá thiếu hụt khi kiểm kê Giá trị của hàng tồn khođầu kỳ (theo pp kiểm kê định kỳ)   Tổng số phát sinh nợ  Tổng số phát sinh có   SDCK: Phản ánh giá trị hàng hoá tồn kho ở cuối kỳ    Tài khoản 157: “Hàng gửi đi bán” - Công dụng: Dùng để phản ánh giá trị thành phẩm, hàng hóa đã gửi đi bán ở các đại lý, nhưng chưa được chấp nhận thanh toán. - Kết cấu: Là loại tài khoản tài sản thường có số dư đầu và cuối kỳ bên nợ. - Nội dung ghi chép: Nợ TK 157 Có    SDĐK: Phản ánh giá trị thành phẩm, hàng hoá gửi đi bán còn ở cuối kỳ    Phát sinh tăng  Phát sinh giảm   Giá trị thành phẩm, hàng hoá gửi đi bán  Giá trị thành phẩm, hàng hoá đã được khách hàng thanh toán   Trị giá dịch vụ đã hoàn thành bàn giao nhưng chưa được thanh toán  Trị giá thành phẩm, hàng hoá gửi đi bán nhưng bị khách hàng trả lại   Kết chuyển giá trị của thành phẩm, hàng hoá đã gửi đi bán nhưng chua được khách hàng chấp nhận thanh toán vào cuối kỳ (theo pp kiểm kê định kỳ)  Kết chuyển giá trị của thành phẩm, hàng hoá đã gửi đi bán chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán vào đầu kỳ (theo pp kiểm kê định kỳ)   Tổng số phát sinh nợ  Tổng số phát sinh có   SDCK: Giá trị của thành phẩm, hàng hoá gửi đi bán nhưng chưa tiêu thụ còn ở cuối kỳ    1.2.3: Phương pháp hạch toán Chứng từ sử dụng + Phiếu nhập kho - Công dụng: Dùng để ghi chép phản ánh giá trị chất lượng, số lượng của các hàng hóa, vật tư, công cụ khi nhập vào làm căn cứ để ghi sổ kế toán làm cơ sở để kiểm tra khi thanh tra cần thiết. - Cơ sở ghi: Căn cứ vào hóa đơn người bán hoặc chứng từ mua hàng hóa của doanh nghiệp (nếu người bán không có hóa đơn) + Phiếu xuất kho: - Công dụng: Dùng để ghi chép phản ánh số lượng, chất lượng của hàng hóa vật tư nguyên vật liệu xuất dùng cho các đối tượng. - Cơ sở ghi: Căn cứ vào giấy đề nghị xuất vật tư hoặc hóa đơn bán hàng hoặc xuất kho để vào chứng từ này. + Biên bản kiểm nghiệm thành phẩm, hàng hóa Quy trình hạch toán: Theo phương pháp kê khai thường xuyên 1. Khi nhập kho thành phẩm sản xuất xong Nợ TK 155 Có TK154 2. Nhập kho hàng hóa mua ngoài Nợ TK 156 Nợ TK 133 Có TK 331, 111, 112 3. Xuất kho hàng hóa, thành phẩm bán trực tiếp Nợ TK 632 Có TK 155, 156 4. Xuất kho thành phẩm, hàng hóa gửi đi bán Nợ TK 157 Có TK 155, 156 5. Khi phát hiện thành phẩm, hàng hóa thừa khi kiểm kê Nợ TK 155, 156 Có TK 3381 + Khi có quyết định xử lý Nợ TK 3381 Có TK711, 3388 6. Khi phát hiện thành phẩm, hàng hóa thiếu khi kiểm kê Nợ TK 1381 Có TK 155, 156 + Khi có quyết định xử lý Nợ TK 111,1388, 632, 334 Có TK 1381 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ 7. Kết chuyển giá trị thực tế của thành phẩm, hàng hóa tồn kho, gửi bán được xác định đã tiêu thụ Nợ TK 632 Có TK 155, 156,157 8. Xuất thành phẩm bán ngay tại phân xưởng sản xuất Nợ TK 632 Có TK 631 9. Cuối kỳ kiểm kê xác định giá trị thành phẩm, hàng hóa tồn kho Nợ TK 155, 156 Có TK 611 10. Cuối kỳ xác định giá trị hàng gửi bán nhưng chưa xác định là tiêu thụ Nợ TK 611 Có TK 157 1.3: KẾ TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM, HÀNG HÓA 1.3.1: Các phương thức bán hàng chủ yếu 1.1: Bán trực tiếp: - là hình thức bán hàng mà doanh nghiệp đưa tận tay cho người tiêu dùng, đồng thời nhận tiền ngay mà không cần phải dành một phần giá trị nào của hàng hóa cho nguười tiêu dùng. Người bán có trách nhiệm dành lại một phần giá trị của hàng hóa để bảo hành về chất lượng hàng hóa đã bán ra. 1.2: Bán trả góp (trả chậm) - Là hình thức bán hàng mà người bán chấp nhận cho người mua trả dần với một điều kiện người nua phải trả thêm phần lãi trả chậm. 1.3: Ký gửi đại lý - Là hình thức bán hàng mà doanh nghiệp không trực tiếp bán cho khách hàng mà hàng hóa được giao cho một tổ chức, một cơ sở kinh doanh độc lập nào đó là đại lý cho doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp phải có trách nhiệm dành lại một phần giá trị dưới dạng hoa hồng cho cơ sở đại lý. 1.4: Hàng đổi hàng - Là phương thức bán hàng không thu bằng tiền mà hàng hóa của doanh nghiệp giao cho đơn vị mua, ngược lại doanh nghiệp không thu tiền mà thu lại bằng hàng hóa của đơn vị mua do hai bên đã thỏa thuận với nhau. 1.3.2: Kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa 1.3.2.1: Kế toán các tài khoản có liên quan đến tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa. 1.3.2.1.1: Kế toán doanh thu bán hàng - Doanh thu bán hàng: Là tổng giá trị thu được do việc cung cấp thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ cho khách hàng Tài khoản sử dụng: TK 511, 512 “ Doanh thu bán hàng” - Công dụng: Dùng để ghi chép phản ánh tình hình và sự biến động về giá trị bán và các khoản giảm trừ của doanh thu bán hàng: thành phẩm, hàng hóa, dịch vụ - Kết cấu: Là loại tài khoản doanh thu thuộc tài khoản trung gian nên không có số dư đầu và cuối kỳ - Nội dung ghi chép: Nợ TK 511,512 Có    Phát sinh giảm  Phát sinh tăng   Kết chuyển các khoản giảm trừ phát sinh trong kỳ  Phản ánh giá bán của hàng tiêu thụ trong kỳ   Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh    Tổng số phát sinh nợ  Tổng số phát sinh có   Phương pháp hạch toán: Chứng từ sử dụng: + Phiếu thu: + Hóa đơn GTGT - Công dụng: Dùng để ghi chép phản ánh giá trị của hàng hóa, dich vụ, sản phẩm bán ra làm căn cứ để ghi sổ chi tiết bán hàng , làm cở sở để kiểm tra khi thanh tra cần thiết. - Trách nhiệm ghi: Chứng từ này do kế toán bán hàng hoặc nhân viên bán căn cứ vào hàng bán ra để lập hoàn chỉnh thành ba liên. Quy trình hạch toán + Trường hợp bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng 1. Khi xác định doanh thu bán hàng Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 Có TK 3331 2. Cuối tháng kết chuyển giá vốn Nợ TK 632 Có TK 155, 156 + Trường hợp bán theo phương thức gửi bán - Đơn vị giao đại lý 3. Khi xuất kho giao cho đại lý Nợ TK 157 Có TK 155, 156 4. Khi thu tiền bán hàng Nợ TK 111, 112, 131 Nợ TK 641 Có TK 511 Có TK 3331 5.Kết chuyển giá xuất kho hàng gửi bán Nợ TK 632 Có TK 157 - Đơn vị nhận đại lý 6. Khi bán hàng Nợ TK 003 7. Khi bán hàng được hàng Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 Có TK 331 + Khi trả nợ tiền hàng Nợ TK 331 Có TK 111, 112 + Kết chuyển Có TK 003 + Trường hợp bán theo phương thức trả góp (trả chậm) 8. Khi bán hàng Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 551 Có TK 3331 Có TK 3387 9. Cuối tháng kết chuyển giá xuất kho Nợ TK 632 Có TK 155, 156 + Trường hợp bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng 10. Xuất kho thành phẩm đổi hàng Nợ TK 632 Có TK 155, 156 11. Đồng thời phản ánh doanh thu Nợ TK 131 Có TK 511 Có TK 3331 12. Khi nhận vật tư hàng hóa trao đổi về Nợ TK 152, 153, 211 Nợ TK 133 Có TK 131 1.3.2.1.2: Kế toán giá vốn hàng bán - Phản ánh trị giá vốn của hàng hóa, sản phẩm được xác định trên cơ sở giá vốn của hàng nhập vào làm căn cứ để xác định lợi nhuận Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán” - Công dụng: Dùng để phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa đã được xác định là tiêu thụ hoặc giá thành của sản phẩm xây lắp xuất bán trong kỳ - Kết cấu: Là loại tài khoản trung gian nên không có số dư đầu và cuối kỳ - Nội dung ghi chép: Nợ TK 632 Có    Phát sinh tăng  Phát sinh giảm   Giá trị của thành phẩm, hàng hoá đã xuất kho tiêu thụ  Giá trị của thành phẩm, hàng hoá bị trả lại   Giá trị của thành phẩm sản xuất trong nhập kho (theo pp kiểm kê định kỳ)  Giá trị của thành phẩm, hàng hoá được kết chuyển vào bên nợ TK 911   Tổng số phát sinh nợ  Tổng số phát sinh có   Phương pháp hạch toán Chứng từ sử dụng + Phiếu xuất kho Quy trình hạch toán 1. Xuất kho thành phẩm, hàng hóa bán ra Nợ TK 632 Có TK 155, 156 2. Hàng gửi đi bán đã được xác định là tiêu thụ Nợ TK 632 Có TK 157 3. Nhập lại kho hàng bán bị trả lại Nợ TK 155, 156 Có TK 632 4. Cuối kỳ căn cứ kết quả kiểm kê xác định giá trị thành phẩm hàng hóa tồn kho và gửi bán (theo pp kiểm kê định kỳ) Nợ TK 155, 156, 157 Có TK 632 5. Cuối kỳ kết chuyển xác định kết quả Nợ TK 911 Có TK 632 1.3.2.1.3: Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Tài khoản sử dụng: TK 521 “chiết khấu thương mại” + Công dụng: Dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do người mua, mua với số lượng lớn. + Kết cấu: Là loại tài khoản trung gian nên không có số dư đầu và cuối kỳ. + Nội dung ghi chép: Nợ TK 521 Có    Phát sinh giảm  Phát sinh tăng   Giá trị chiết khấu thương mại đã chấp nhận cho khách hàng được hưởng  Kết chuyển số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ vào bên nợ TK 511   Tổng số phát sinh nợ  Tổng số phát sinh có   Tài khoản 531 “ Hàng bán bị trả lại” + Công dụng: Dùng để phản ánh giá trị của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, vi phạm hợp đồng. + Kết cấu: Là loại tài khoản trung gian nên không có số dư đầu và cuối kỳ. + Nội dụng ghi chép: Nợ TK 531 Có    Phát sinh giảm  Phát sinh tăng   Giá trị của hàng hoá , thành phẩm bị trả lại  Kết chuyển trị giá của hàng hoá, thành phẩm bị trả lại   Tổng số phát sinh nợ  Tổng số phát sinh có   Tài khoản 532 “ Giảm giá hàng bán” + Công dụng: Dùng để phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ kế toán cho khách hàng, do hàng kém phẩm chất, sai quy cách. + Kết cấu: Là loại tài khoản trung gian nên không có số dư đầu và cuối kỳ. + Nội dung ghi chép: Nợ TK 532 Có    Phát sinh giảm  Phát sinh tăng   Giá trị giảm giá của thành phẩm, hàng hoá đã giảm cho khách hàng  Kết chuyển toàn bộ giá trị giảm giá hàng bán trong kỳ   Tổng số phát sinh nợ  Tổng số phát sinh có   Phương pháp hạch toán. Chứng từ sử dụng + Phiếu chi + Hóa đơn GTGT Quy trình hạch toán 1. Khi xác định chiết khấu thương mại cho khách hàng Nợ TK 521 Nợ TK 3331 Có TK 111, 112, 131 2. Cuối tháng kết chuyển chiết khấu thương mại Nợ TK 511 Có TK 521 3. Xác định giá trị hàng bán bị trả lại Nợ TK 531 Nợ TK 3331 Có TK 111, 112, 131 4. Cuối tháng kết chuyển hàng bán bị trả lại Nợ TK 511 Có TK 531 5. Xác định giá trị giảm giá hàng bán Nợ TK 532 Nợ TK 3331 Có TK 111, 112, 131 6. Cuối tháng kết chuyển giảm giá hàng bán Nợ TK 511 Có TK 532 1.3.2.1.4: Kế toán chi phí bán hàng - Chi phí bán hàng là những chi phí có liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa, thành phẩm Tài khoản sử dụng: TK 641 “ Chi phí bán hàng” - Công dụng: Dùng để phản ánh ghi chép và các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho quá trình tiêu thụ - Kết cấu: Là loại tài khoản chi phí nên không có số dư đầu và cuối kỳ - Nội dung ghi chép: Nợ TK 641 Có    Phát sinh tăng  Phát sinh giảm   Tập hợp các khoản chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ  Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng    Kết chuyển chi phí cho hàng bán ra trong kỳ    Kết chuyển chi phí phân bổ cho hàng tồn kho   Tổng số phát sinh nợ  Tổng số phát sinh có   Phương pháp hạch toán Chứng từ sử dụng + Phiếu chi + Bảng phân bổ công cụ dụng cụ + Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ + Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Quy trình hạch toán 1. Tiền lương và phụ cấp phải trả cho cán bộ công nhân viên Nợ TK 641 Có TK 334 2. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí Nợ TK 641 Có TK 338 3. Phân bổ CCDC cho bộ phận bán hàng Nợ TK 641 Có TK 142, 242, 153 4. Chi phí khấu hao cho bộ phận bán hàng Nợ TK 641 Có TK 214 5. Chi phí mua ngoài và chi phí khác bằng tiền Nơ TK 641 Có TK 111, 331 6. Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng Nợ TK 911 Có TK 641 1.3.2.2.5: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp - Là khoản chi phí phát sinh trong kỳ trong quá trình tổ chức điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tài khoản sử dụng: TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” - Công dụng: Tài khoản dùng để ghi chép, phản ánh kết chuyển các khoản chi phí phát sinh trong kỳ trong toàn bộ doanh nghiệp - Kết cấu: Là loại tài khoản quá trình kinh doanh nên không có số dư đầu và cuối kỳ - Nội dung ghi chép: N
Luận văn liên quan