Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần may bình minh quận bình thạnh tp Hồ chí minh quý i -2010

Để công ty hoạt động có hiệu quả cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban như phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng tài chính kế toán. Phải luôn nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài sản và hạch toán các khoản doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, hợp lệ và tiết kiệm chi phí để tạo ra lợi nhuận cao nhất. Từ những vấn đề nêu trên nội dung nghiên cứu bao gồm: thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh từ đó nhận xét về công tác kế toán của công ty, đưa ra những đề nghị nhằm nêu cao hiệu quả hoạt động.

doc121 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2315 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần may bình minh quận bình thạnh tp Hồ chí minh quý i -2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BÌNH MINH QUẬN BÌNH THẠNH TP. HỒ CHÍ MINH QUÝ I /2010 NGUYỄN TÚ UYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN Phố Hồ Chí Minh Tháng 7/2010 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY BÌNH MINH” do NGUYỄN TÚ UYÊN, sinh viên khóa 32, ngành kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày BÙI XUÂN NHÃ Người hướng dẫn Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Những năm tháng trên giảng đường đại học là những năm tháng vô cùng quý báu và quan trọng đối với em. Thầy cô đã tận tâm giảng dạy, trang bị hành trang kiến thức để em có đủ tự tin bước vào đời. Kỳ thực tập này chính là những bước đi cuối trên con đường đại học. Để có được những bước đi này, em chân thành biết ơn thầy cô trường Đại Học Nông Lâm đã hết lòng truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu cho em trong thời gian học tại trường. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần May Bình Minh đã giúp em tích lũy những kiến thức khoa học về kinh tế nói chung và kế toán nói riêng đồng thời nâng cao hiểu biết về thực tế. Để có được điều đó là nhờ sự tận tình chỉ dạy của các anh chị phòng kế toán tài vụ của công ty đã giúp em có thể làm quen với thực tế và hoàn thành tốt luận văn này, cùng với sự tận tình chỉ bảo của thầy Bùi Xuân Nhã đã trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn này. Hơn nữa, những gì em có được ngày hôm nay là nhờ vào công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ đã dành cho em có điều kiện tốt nhất để học tập. Em xin chân thành cảm ơn đến đến cha mẹ, gia đình, quí thầy cô, đặc biệt là thầy Bùi Xuân Nhã cùng các anh chị trong công ty nơi em thực tập. Xin nhận nơi em lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công. NỘI DUNG TÓM TẮT NGUYỄN TÚ UYÊN. Tháng 7 năm 2010. “Kế Toán Thành Phẩm, Tiêu Thụ Thành Phẩm và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần May Bình Minh, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh”. NGUYỄN TÚ UYÊN. JULY 2010. “Accounting of product Product consumption Determined Trading Result Accounting At Binh Minh Garment Joint Stock Company, Binh Thanh District Ho Chi Minh City” Để công ty hoạt động có hiệu quả cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban như phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch, phòng tài chính kế toán. Phải luôn nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài sản và hạch toán các khoản doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, hợp lệ và tiết kiệm chi phí để tạo ra lợi nhuận cao nhất. Từ những vấn đề nêu trên nội dung nghiên cứu bao gồm: thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh từ đó nhận xét về công tác kế toán của công ty, đưa ra những đề nghị nhằm nêu cao hiệu quả hoạt động. MỤC LỤC Trang Danh mục viết tắt ix Danh mục các bảng xi Danh mục các hình xii Danh mục phụ lục xiv CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Cấu trúc luận văn 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 3 2.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty 3 2.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 3 2.2.1. Lịch sử hình thành 3 2.2.2. Quá trình phát triển 4 2.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 4 2.3.1 Chức năng hoạt động của Công ty 4 2.3.2. Nhiệm vụ của Công ty 5 2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 5 2.4.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức 5 2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty 6 2.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 7 2.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 8 2.5.2. Chức năng nhiệm vụ của các phần hành kế toán 8 2.6. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty 10 2.7. Hình thức sổ kế toán 10 2.8. Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ và các chính sách kế toán tại Công ty 11 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 3.1. Kế toán thành phẩm 12 3.1.1. Khái niệm thành phẩm và bán thành phẩm 12 3.1.2. Nhiệm vụ của kế toán thành phẩm 12 3.1.3. Đánh giá thành phẩm 12 3.1.3.1. Giá thực tế thành phẩm 13 3.1.3.2. Giá hạch toán thành phẩm 13 3.1.4. Kế toán chi tiết thành phẩm 14 3.1.5. Kế toán tổng hợp thành phẩm 14 3.1.6. Kế toán hàng gửi đi bán 16 3.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 16 3.2.1. Khái niệm về tiêu thụ thành phẩm 16 3.2.2. Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ thành phẩm 16 3.2.3. Tổ chức kế toán tiêu thụ thành phẩm 17 3.2.3.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 17 3.2.3.2. Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ 18 3.2.3.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 18 3.3. Kế toán giá vốn hàng bán 21 3.4. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính 22 3.4.1. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 22 3.4.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính 23 3.5. Kế toán chi phí bán hàng 24 3.6. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 24 3.7. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác 25 3.8. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 27 3.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 28 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Kế toán thành phẩm 29 4.1.1. Đặc điểm về thành phẩm Công ty 29 4.1.2. Đánh giá thành phẩm 29 4.1.3. Kế toán chi tiết thành phẩm 31 4.1.4. Kế toán tổng hợp thành phẩm 31 4.1.4.1. Nhập kho thành phẩm 32 4.1.4.2. Xuất kho thành phẩm 34 4.2. Kế toán tiêu thụ thành phẩm 40 4.2.1. Các phương thức tiêu thụ thành phẩm tại Công ty 40 4.2.2. Kế toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm 40 4.2.2.1. Chứng từ làm cơ sở hạch toán doanh thu bán hàng 40 4.2.2.2. Phương thức thanh toán 40 4.2.3. Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm 40 4.2.3.1. Doanh thu gia công hàng xuất khẩu 41 4.2.3.2. Doanh thu bán hàng nội địa 45 4.2.3.3. Doanh thu khác 48 4.2.4. Doanh thu nội bộ 50 4.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 50 4.4. Kế toán chi phí 51 4.4.1. Giá vốn hàng bán 51 4.4.2. Kế toán chi phí bán hàng 53 4.4.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 56 4.5. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính 59 4.5.1. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 59 4.5.2. Kế toán chi phí hoạt động tài chính 61 4.6. Kế toán thu nhập khác và chi phí khác 63 4.6.1. Kế toán thu nhập khác 63 4.6.2. Kế toán chi phí khác 64 4.7. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 67 4.8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 69 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72 5.1. Nhận xét, đề nghị về công tác tổ chức tổ máy kế toán tại Công ty 72 5.1.1. Ưu điểm 72 5.1.2. Nhược điểm và đề xuất một số giải pháp 73 5.2. Một số vấn đề kiến nghị thêm 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo Cáo Tài Chính BHTN Bảo Hiểm Thất Nghiệp BHXH Bảo Hiểm Xã Hội BHYT Bảo Hiểm Y Tế BTC Bộ Tài Chính CCDC Công Cụ Dụng Cụ CN Chi Nhánh DN Doanh Nghiệp DTBH Doanh Thu Bán Hàng DV Dịch Vụ ĐĐH Đơn Đặt Hàng GĐ Giám Đốc GTGT Giá Trị Gia Tăng GVHB Giá Vốn Hàng Bán HĐ Hợp Đồng HĐGC Hợp Đồng Gia Công K/C Kết Chuyển KH_XNK Kế Hoạch_Xuất Nhập Khẩu KKĐK Kiểm Kê Định Kỳ KKTX Kê Khai Thường Xuyên KPCĐ Kinh Phí Công Đoàn KQKD Kết Quả Kinh Doanh KTCL_QLCL Kiểm Tra Chất Lượng_Quản Lý Chất Lượng N_X_T Nhập_Xuất_Tồn NKC Nhật Ký Chung NV Nhân Viên QLDN Quản lý Doanh Nghiệp SXKD Sản Xuất Kinh Doanh TCHC Tổ Chức Hành Chính TGĐ Tổng Giám Đốc TK Tài Khoản TNDN Thu Nhập Doanh Nghiệp TP Thành Phẩm TSCĐ Tài Sản Cố Định TTĐB Tiêu Thụ Đặc Biệt XDCB Xây Dựng Cơ Bản XN Xí Nghiệp XK Xuất Kho W.T.O Tổ Chức Thương Mại Thế Giới DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Bảng Tổng Hợp N_X_T Kho Thành Phẩm Xuất Khẩu Quý I/2010 37 Bảng 4.2. Bảng Tổng Hợp N_X_T Kho Thành Phẩm Nội Địa Quý I/2010 38 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty 5 Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán 8 Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán 11 Hình 3.1. Sơ Đồ Hạch Toán Thành Phẩm Theo Phương Pháp KKTX 15 Hình 3.2. Sơ Đồ Hạch Toán Thành Phẩm Theo Phương Pháp KKĐK 15 Hình 3.3. Sơ Đồ Hạch Toán Hàng Gửi Đi Bán 16 Hình 3.4. Sơ Đồ Hạch Toán Doanh Thu Bán Hàng 17 Hình 3.5. Sơ Đồ Hạch Toán Doanh Thu Nội Bộ 18 Hình 3.6. Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Quát Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu 19 Hình 3.7. Sơ Đồ Hạch Toán Thuế GTGT Đầu Ra Theo Phương Pháp Trực Tiếp 20 Hình 3.8. Sơ Đồ Hạch Toán Thuế TTĐB Và Thuế Xuất Khẩu 20 Hình 3.9. Sơ Đồ Hạch Toán Tổng Quát Giá Vốn Hàng Bán 21 Hình 3.10. Sơ Đồ Hạch Toán Doanh Thu Hoạt Động Tài Chính 22 Hình 3.11. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Hoạt Động Tài Chính 23 Hình 3.12. Sơ Đồ Tập Hợp Chi Phí Bán Hàng 24 Hình 3.13. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp 25 Hình 3.14. Sơ Đồ Hạch Toán Thu Nhập Khác 26 Hình 3.15. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Khác 27 Hình 3.16. Sơ Đồ Hạch Toán Thuế TNDN 27 Hình 3.17. Sơ Đồ Xác Định Kết Quả Kinh Doanh 28 Hình 4.1. Sơ Đồ Hạch Toán Nhập Kho Thành Phẩm Tại Công Ty 33 Hình 4.2. Sơ Đồ Hạch Toán Xuất Kho Thành Phẩm Tại Công Ty 35 Hình 4.3. Lưu Đồ Luân Chuyển Chứng Từ Gia Công Xuất Khẩu 42 Hình 4.4. Sơ Đồ Hạch Toán Doanh Thu Xuất Khẩu Quý I/2010 44 Hình 4.5. Sơ Đồ Hạch Toán Doanh Thu Nội Địa Quý I/2010 46 Hình 4.6. Sơ Đồ Hạch Toán Doanh Thu Khác Quý I/2010 48 Hình 4.7. Sơ Đồ Hạch Toán Tình Hình Thực Tế Giá Vốn Hàng Bán Quý I/2010 52 Hình 4.8. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Bán Hàng Quý I/2010 54 Hình 4.9. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Quản Lý Doanh Nghiệp Quý I/2010 57 Hình 4.10. Sơ Đồ Hạch Toán Doanh Thu Hoạt Động Tài Chính Quý I/2010 59 Hình 4.11. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Hoạt Động Tài Chính Quý I/2010 61 Hình 4.12. Sơ Đồ Hạch Toán Tình Hình Thực Tế Thu Nhập Khác Quý I/2010 63 Hình 4.13. Sơ Đồ Hạch Toán Tình Hình Thực Tế Chi Phí Khác Quý I/2010 65 Hình 4.14. Sơ Đồ Hạch Toán Tình Hình Thực Tế Chi Phí Thuế TNDN Hiện Hành 67 Hình 4.15. Sơ Đồ Hạch Toán Tình Hình Thực Tế Kết Quả SXKD Quý I/2010 70 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Phiếu Nhập Kho Số 01013 Phụ lục 2: Phiếu Nhập Kho Số 02033 Phụ lục 3: Phiếu Xuất Kho Số 60326 Phụ lục 4: Phiếu Xuất Kho PXQ 10058 Phụ lục 5: Hợp Đồng Gia Công 115/BM-ITO/09. Phụ lục 6: Debit Note Phụ lục 7: Invoice Phụ lục 8: Phiếu Xuất Kho Số XH.16287 CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Dệt may-Một trong những ngành sản xuất tiêu dùng chính mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Và cũng là một trong những ngành chịu sự tác động mạnh mẽ từ sự hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, khi Việt Nam hiện nay trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới WTO. Sự hội nhập này tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp, đó là: doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với khoa học - kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, hiện đại, có cơ hội học tập kinh nghiệm quản lý của các doanh nghiệp nước ngoài, nhiều cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ ra nước ngoài,...Bên cạnh những cơ hội thuận lợi cũng đồng thời đặt ra không ít thách thức, đó là: các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường canh tranh gay gắt hơn.Chính những điều đó đã đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện mình, phát triển vươn lên cho kịp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Đạt được lợi nhuận và lợi nhuận tăng ổn định đã trở thành động lực chính thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp cần đề ra các chiến lược phát triển đúng đắn và thực hiện tốt công tác kế toán . Trong đó kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, là cơ sở giúp nhà quản lý đánh giá đúng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế trên, thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán tiêu thụ và xác đinh kết quả kinh doanh, tôi quyết định chọn đề tài “Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần may Bình Minh” làm chuyên đề báo cáo thực tập. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp và giúp đỡ của các Thầy Cô và các bạn. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu, mô tả trình tự luân chuyển chứng từ, cách ghi sổ kế toán và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến thành phẩm, phương thức tiêu thụ thành phẩm,các khoản chi phí phát sinh trong kỳ, từ đó xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tiến hành phân tích tìm ra được ưu, khuyết điểm. Từ đó, đánh giá được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán Công ty để hoạt động ngày càng có hiệu quả. - Ngoài ra, đây cũng là cơ hội gắn kết kiến thức đã được học với thực tiễn nhằm củng cố kiến thức và học hỏi thêm kinh nghiệm làm việc sau khi ra trường. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ phần may Bình Minh. Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 01/03/2010 đến ngày 15/06/2010. 1.4. Cấu trúc luận văn Luận văn được chia làm 5 chương Chương 1: Mở đầu Nêu lý do, mục đích chọn đề tài và phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần may Bình Minh: Chức năng và nhiệm vụ của Công ty, cơ cấu bộ máy quản lý, tổ chúc công tác kế toán tại Công ty. Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu Trình bày một số lý thuyết cơ bản và phương pháp nghiên cứu áp dụng cho việc nghiên cứu trong thực tế. Chương 4: Kết quả và thảo luận Trình bày chi tiết cụ thể quá trình thực tế nghiên cứu tại công ty, tìm hiểu công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh. Chương 5: Nhận xét và kiến nghị Qua những vấn đề nghiên cứu, đưa ra một số ưu khuyết điểm, từ đó rút ra những nhận xét, kết luận và kiến nghị. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty - Tên công ty: Công ty Cổ phần May Bình Minh. - Tên giao dịch: Bình Minh Garment Stock Company. - Tên viết tắt: BIGAMEX - Trụ sở chính: 440 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh,TP.Hồ Chí Minh. - Ngân hàng giao dịch: Ngân hàng Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh Tài khoản VND: 0071000005746 Tài khoản USD: 0071370082277 - Giấy phép kinh doanh số: 5667 - Điện thoại giao dịch: (083) 84323580 – 8055147 - Fax: (083) 8432348 - Email: dthangbmx@hcm.vnn.vn. 2.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 2.2.1. Lịch sử hình thành Trước năm 1975, Công ty được thành lập với tên gọi là “Thái Dương Kỹ Nghệ Y Phục Công ty”, tên viết tắt là “SOGAMENT” do người Hoa quản lý. Hoạt động chủ yếu của công ty là gia công hàng thun trẻ em cung cấp cho những thương gia Đài Loan và may y phục cho người Do Thái để xuất đi Tây Âu. Năm 1977, cơ sở “SOGAMENT” được quốc hữu hóa với tên mới là “Xí Ngiệp May Bình Minh” theo quyết định CP6/8CNN/TC, là thành viên của Tổng Công ty May Việt Nam, thuộc sự quản lý của Bộ Công nghiệp Nhẹ. Trong thời kỳ này mặt hàng quân phục chiến sĩ cung cấp cho Bộ Nội Thương và một phần nhỏ sản xuất chăn gối xuất khẩu sang thị trường Đông Âu và Liên Xô (cũ). Năm 1993, theo quyết định số 417/CNN-TCLĐ của Bộ Công Nghiệp Nhẹ, “Xí nghiệp May Bình Minh” được đổi tên là “Công ty May Bình Minh” và trở thành doanh nghiệp Nhà nước theo chỉ thị 388 của Chính phủ. Năm 1998, để đáp ứng nhu cầu xã hội Công ty đã không ngừng mở rộng và phát triển. Ngày 12/02/1998 Công ty được Cổ phần hóa thành “ Công ty Cổ phần May Bình Minh” theo quyết định. 2.2.2. Quá trình phát triển Sau gần 40 năm hoạt động và phát triển, bằng sự phấn đấu vươn lên cũng như biết giữ chữ tín với khách hàng, Công ty đã không ngừng phát triển lớn mạnh. Công ty cũng rất quan tâm đến việc cải tiến trang thiết bị kỹ thuật để phù hợp với xu thế phát triển chung và tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế vì thế Công ty đã được chứng nhận ISO 9001-2000 về tiêu chuẩn quản lý chất lượng và tiêu chuẩn “SA 8000” vào năm 2004, nhằm đề cao chú trọng việc bảo vệ sức khỏe, nâng cao quyền lợi, đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Hiện nay, Công ty cổ phần May Bình Minh phát triển với một trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, với tổng diện tích hơn 50.000 m2, hơn 3.000 máy móc thiết bị và hơn 3000 cán bộ công nhân viên, 5 xí nghiệp thành viên và 1 xưởng in thêu vi tính, sản xuất các sản phẩm dệt kim, dệt thoi, mẫu mã đa dạng đặc biệt là áo sơ mi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ, EU… 2.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.3.1. Chức năng hoạt động của công ty Công ty chuyên kinh doanh, sản xuất, may gia công và xuất khẩu các loại hàng may mặc như áo sơ mi, áo thun, đồ thể thao, quần tây, áo jacket,… Nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ và phụ tùng phục vụ cho sản xuất các mặt hàng ngành dệt may. Thực hiện các dịch vụ in, thêu để phục vụ cho thị trường trong nước. Thực hiện dịch vụ xuất khẩu ủy thác. 2.3.2. Nhiệm vụ của Công ty Tổ chức kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Phân công lao động, phân phối thu nhập và chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Bảo vệ công ty, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội, hoàn thành nghĩa vụ quốc phòng. 2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý . 2.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Của Công Ty  2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty Hội đồng quản trị: là cơ quan pháp lý cao nhất của công ty, có quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty phù hợp với pháp luật và điều lệ của công ty. Ban giám đốc công ty: gồm tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc điều hành. - Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, đại diện cho công ty trước pháp luật, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo tồn và phát triển nguồn vốn. Bổ nhiệm cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý và chỉ huy toàn bộ các nghiệp vụ trong công ty như: kế toán tài vụ, kế toán tổng thể, ….. - Phó tổng giám đốc nội chính: chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý các thủ tục hành chính, phân bổ nguồn lực trong công ty để đảm bảo cho việc sản xuất được ổn định, theo dõi sự biến động về nhân sự để vạch ra các chiến lược về nhân sự một cách hợp lý. - Phó Tổng Giám Đốc: Chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần May Bình Minh-Chi nhánh Bình Dương. - Giám đốc điều hành nghiệp vụ: Chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý các hoạt động giao dịch kinh doanh trong và ngoài nước ,giao dịch, bán và ký các hợp đồng kinh tế, thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu, quyết định về chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh của công ty. - Giám đốc điều hành sản xuất: Chịu trách nhiệm điều hành sản xuất các xí nghiệp ở trụ sở chính, quản lý và kiểm soát các phòng KCS, cơ điện, kho, kỹ thuật công nghệ và phòng kế hoạch. Các phòng ban trong công ty ( Mỗi phòng ban gồm có: Trưởng phòng, phó phòng, và các nhân viên) - Phòng tổ chức hành chính: Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng và bố trí lao động, đảm bảo nguồn nhân lực cho sản xuất, theo dõi hoạt động và tính lương cho cán bộ công nhân viên và báo cáo tình hình với phó tổng giám đốc nội chính. - Phòng KH-XNK: Tham gia ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng, xác định giá gia công, đơn giá tiền lương chuyển cho từng xí nghiệp để tiến hành sản xuất, đề ra các kế hoạch sản xuất, và xây dựng lịch xuất giao thành phẩm cho khách hàng. - Phòng kế toán: Tổ chức hệ thống chứng từ sử dụng, quy định trình tự luân chuyển chứng từ qua các bộ phận, tổ chức ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Lập các biểu, báo cáo theo đúng chế độ quy định, thu thập cung cấp thông tin cho các bộ phận có yêu cầu, tham mưu những vấn đề tài chính cho ban quản lý, giúp họ đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời. -Phòng kỹ thuật công nghệ: chuyên trách việc nghiên cứu từ mẫu mã hàng hóa, yêu cầu của từng chi t
Luận văn liên quan