Kế toán thanh toán qua Ngân hàng

Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương thức thanh toán không thể thiếu ở bất cứ một quốc gia nào. Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển, có rất nhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời, trong đó hình thức thanh toán qua Ngân hàng là hình thức phổ biến nhất. Các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa ngày nay diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách. Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt, nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn có thể dẫn đến nhiều bất lợi và rủi ro như: Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (như chi phí của Chính phủ cho việc in tiền; Chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống ngân hàng, của các chủ thể tham gia giao dịch thanh toán) là rất tốn kém; Việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng lớn dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc các chủ nợ; Vấn đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền mặt luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; Sử dụng nhiều tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là môi trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh quốc gia. Những bất tiện của việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán đòi hỏi phải có thêm những hình thức thanh toán thuận lợi hơn. Bên cạnh đó với sự phát triển vượt bậc của hệ thống ngân hàng, các dịch vụ, các công cụ thanh toán đã được ngân hàng nghiên cứu đưa ra để khách hàng lựa chọn cho mình một hình thức thanh toán thích hợp thay cho thanh toán tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt phát sinh từ đó và càng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Bên cạnh hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thì còn có một số hình thức thanh toán khác như: thanh toán quốc tế, thanh toán vốn giữa các ngân hàng, Vậy thanh toán qua Ngân hàng là hình thức thanh toán như thế nào, trình tự tiến hành và phương pháp hạch toán ra sao. đó còn là câu hỏi hết sức mới mẻ với khá nhiều người. Vì vậy, để giúp cho mọi người có thêm những hiểu biết về vấn đề này nhóm chúng em chọn đề tài “ Kế toán thanh toán qua ngân hàng, liên hệ thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lưu Xá” hy vọng có thể góp một phần kiến thức cho tất cả mọi người đặc biệt là những người đang có ý định sử dụng hình thức này trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Phần I: Khái quát chung về thanh toán qua Ngân hàng Phần II: Kế toán thanh toán qua Ngân hàng Phần III: Nhận xét, kết luận và kiến nghị

doc84 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4169 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán thanh toán qua Ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tiền mặt đã xuất hiện từ lâu và là một phương thức thanh toán không thể thiếu ở bất cứ một quốc gia nào. Tuy nhiên, khi xã hội càng phát triển, có rất nhiều phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện dụng và hiện đại hơn ra đời, trong đó hình thức thanh toán qua Ngân hàng là hình thức phổ biến nhất. Các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa ngày nay diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách. Xét trên nhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biến bằng tiền mặt, nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn có thể dẫn đến nhiều bất lợi và rủi ro như: Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán (như chi phí của Chính phủ cho việc in tiền; Chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm, đếm tiền của hệ thống ngân hàng, của các chủ thể tham gia giao dịch thanh toán) là rất tốn kém; Việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng lớn dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận, trốn thuế, trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng hoặc các chủ nợ; Vấn đề an ninh trong thanh toán, bảo quản, vận chuyển tiền mặt luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm; Sử dụng nhiều tiền mặt trong giao dịch thanh toán của xã hội sẽ là môi trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả, đe dọa trực tiếp đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân và tình hình an ninh quốc gia. Những bất tiện của việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán đòi hỏi phải có thêm những hình thức thanh toán thuận lợi hơn. Bên cạnh đó với sự phát triển vượt bậc của hệ thống ngân hàng, các dịch vụ, các công cụ thanh toán đã được ngân hàng nghiên cứu đưa ra để khách hàng lựa chọn cho mình một hình thức thanh toán thích hợp thay cho thanh toán tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt phát sinh từ đó và càng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Bên cạnh hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thì còn có một số hình thức thanh toán khác như: thanh toán quốc tế, thanh toán vốn giữa các ngân hàng, Vậy thanh toán qua Ngân hàng là hình thức thanh toán như thế nào, trình tự tiến hành và phương pháp hạch toán ra sao.... đó còn là câu hỏi hết sức mới mẻ với khá nhiều người. Vì vậy, để giúp cho mọi người có thêm những hiểu biết về vấn đề này nhóm chúng em chọn đề tài “ Kế toán thanh toán qua ngân hàng, liên hệ thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lưu Xá” hy vọng có thể góp một phần kiến thức cho tất cả mọi người đặc biệt là những người đang có ý định sử dụng hình thức này trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Phần I: Khái quát chung về thanh toán qua Ngân hàng Phần II: Kế toán thanh toán qua Ngân hàng Phần III: Nhận xét, kết luận và kiến nghị Với vốn kiến thức có hạn nên bài thảo luận của chúng em chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót, yếu kém vì vậy nhóm chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Cô giáo giảng dạy cũng như toàn thể các bạn trong lớp để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn! Phần I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG Khái niệm thanh toán qua Ngân hàng Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện các vấn đề thanh toán của nền kinh tế, tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận. Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, trong đó phổ biến là thanh toán không dùng tiền mặt. 1.2 Vai trò của thanh toán qua Ngân hàng Thanh toán là khâu đầu tiên và cũng là khâu cuối cùng để kết thúc chu trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy có thể khẳng định rằng thanh toán là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự tuần hoàn bình thường của của quá trình chu chuyển vốn trong từng Doanh nghiệp, từng đơn vị kinh tế hây thậm chí từng cá nhân trong xã hội cũng như tòan bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với Doanh nghiệp, việc thanh toán qua Ngân hàng có vai trò: Giúp Doanh nghiệp rút ngắn thời gian lưu thông do đó rút ngắn thời gian quá trình chu chuyển vốn. Thanh toán nhanh chóng, chính xác, an toàn sẽ làm tăng vòng quay vốn, giảm lượng tiền trong lưu thông, tiết kiệm chi phí cho xã hội. Doanh nghiệp cũng được hưởng lãi từ số dư trên tài khoản tại Ngân hàng. Thanh toán qua Ngân hàng đảm bảo an toàn tài sản cho Doanh nghiệp, tốc độ thanh toán nhanh và tiết kiệm chi phí lưu thông, thanh toán qua Ngân hàng giúp các Doanh nghiệp thuận tiện trong giao dịch và có phạm vi thanh toán rộng. Bên cạnh đó, thanh toán qua Ngân hàng giúp Doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn kinh doanh, đảm bảo quá trình sản xuất và kinh doanh được liên tục. Việc thanh toán qua Ngân hàng không chỉ có lợi cho Doanh nghiệp mà còn cho cả Ngân hàng trong việc tập trung nguồn vốn nhàn rỗi để mở rộng cho vay và đầu tư. Các hình thức thanh toán qua Ngân hàng Nghiệp vụ ngân quỹ Thanh toán không dùng tiền mặt Thanh toán quốc tế Thanh toán liên hàng nội bộ Thanh toán bù trừ Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Thanh toán điện tử liên Ngân hàng Phần II KẾ TOÁN THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG A. Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt I. Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ 1.1. Tài khoản, Chứng từ và sổ sách sử dụng 1.1.1. Tài khoản sử dụng - TK 1011_ Tiền mặt tại đơn vị - TK 1019_ Tiền mặt đang vận chuyển - TK 1031_ Tiền mặt ngoại tệ tại đơn vị - TK 1039_ Ngoại tệ đang vận chuyển - TK 3614_ Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử l‎‎‎í - TK 461_ Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lí 1.1.2. Chứng từ sử dụng - Chứng từ thu tiền mặt + Giấy nộp tiền ( dùng cho khách hàng nộp tiền vào NH) + Phiếu thu ( dùng cho nội bộ NH) - Chứng từ chi tiền mặt + Séc lĩnh tiền mặt ( dùng cho KH lĩnh tiền từ TKTG) + Séc lĩnh tiền mặt ( dùng trong trường hợp cho vay) + Phiếu chi ( dùng cho nội bộ NH) 1.1.3 Sổ sách sử dụng - Tại bộ phận kế toán mở các loại sổ sau: + Sổ nhật ký‎ quỹ( sổ tờ rời) + Sổ kế toán chi tiết tiền mặt ( sổ Nhật ký‎ quỹ là căn cứ để lập sổ kế toán chi tiết tiền mặt) - Tại bộ phận quỹ nghiệp vụ mở các loại sổ sau: + Sổ quỹ + Các loại sổ khác 1.2 Kế toán nghiệp vụ thu, chi tiền mặt 1.2.1 Kế toán nghiệp vụ thu tiền mặt Khách hàng lập giấy nộp tiền và nộp tiền mặt cho thủ quỹ NH để kiểm đếm (trường hợp giao dịch nhiều cửa)hoặc nộp trực tiếp cho nhân viên giao dịch( trường hợp giao dịch một cửa). Quy trình kế toán được thực hiện đúng nguyên tắc: Thu trước- ghi sổ sau. Nợ TK tiền mặt tại quỹ Có TK thích hợp Ví dụ 1: Ngày 12 tháng 3 Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hải Hằng nộp giấy nộp tiền và 180 triệu tiền mặt vào TK tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng TMCP Công thương VN - Chi nhánh Lưu Xá. ĐK: Nợ TK 1011: 180.000.000 đ Có TK 4211/CTCPTM&DV Hải Hằng: 180.000.000 1.2.2 Kế toán chi tiền mặt Khi khách hàng có nhu cầu lĩnh tiền mặt từ TKTG thanh toán thì viết Séc lĩnh tiền mặt. Trường hợp Ngân hàng giải ngân bằng tiền mặt hay chi tiền mặt từ TKTG tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu thì khách hàng lập giấy lĩnh tiền mặt và phải đảm bảo nguyên tắc “ghi sổ trước, chi sau” Nợ TK thích hợp Có TK 1011 Ví dụ 2: Ngày 22 tháng 3, Công ty TNHH Anh Nguyên nộp giấy lĩnh tiền mặt số tiền 50 triệu đồng, biết số dư trên TK tiền gửi của CT này tại Ngân hàng TMCP Công thương VN - Chi nhánh Lưu Xá là 103 triệu ĐK: Nợ TK 4211/CTTNHH Anh Nguyên: 50.000.000 đ Có TK 1011: 50.000.000 đ 1.2.3 Kế toán nghiệp vụ điều chuyển tiền mặt Điều chuyển vốn tiền mặt giữa các chi nhánh ngân hàng thương mại với hội sở chính, hoặc giữa các chi nhánh với nhau thuộc nghiệp vụ điều hòa vốn nên chỉ điều chuyển tiền mặt trong phạm vi một hệ thống ngân hàng. Đơn vị điều chuyển tiền được nhận phí và đơn vị nhận tiền mặt phải trả phí. Việc điều chuyển này chỉ được thực hiện khi có lệnh của Ngân hàng cấp chủ quản Có 2 cách để giao nhận tiền mặt, * Cách 1:NH nhận vốn tiền mặt cử người và phương tiện đến nhận tiền trưc tiếp tại NH điều chuyển tiền đi, kế toán hạch toán: - Tại NH điều chuyển vốn đi Nợ TK chuyển tiền đi Có TK 1011 - Tại NH nhận vốn tiền mặt: Nợ TK 1011 Có TK chuyển tiền đến Ví dụ 3: Ngày 27 tháng 3, Ngân hàng CPTM Công thương VN - Chi nhánh Sông Công đến Ngân hàng CPTM Công thương VN - Chi nhánh Lưu Xá để nhận tiền mặt theo lệnh của Ngân hàng công thương Thái Nguyên, số tiền là 85 triệu đồng. Đk: - Tại Chi nhánh Lưu Xá. Nợ TK 5111: 85.000.000 Có TK 1011: 85.000.000 - Tại Chi nhánh Sông Công Nợ TK 1011: 85.000.000 Có TK 5112: 85.000.000 * Cách 2: Ngân hàng điều chuyển tiền mặt đi cử người đại diện mang tiền mặt giao tại ngân hàng nhận vốn tiền mặt đến, kế toán hạch toán - Tại NH điều chuyển vốn đi Nợ TK 1019 Có TK 1011 - Tại NH nhận vốn tiền mặt Nợ TK 1011 Có TK chuyển tiền đến - Khi NH nhận vốn tiền mặt đã nhận được tiền, NH điều chuyển vốn đi hạch toán: Nợ TK chuyển tiền đi Có TK 1019 Ví dụ 4: Ngày 10 tháng 4, theo lệnh của Ngân hàng công thương Thái Nguyên, Ngân hàng CPTM Công thương VN - chi nhánh Lưu Xá vận chuyển 150 triệu đồng và giao nhận tại Ngân hàng công thương Thái Nguyên. ĐK: - Tại Chi nhánh Lưu Xá Nợ TK 1019: 150.000.000 Có Tk 1011: 150.000.000 - Tại Ngân hàng công thương Thái Nguyên Nợ Tk 1011: 150.000.000 Có TK 5111: 150.000.000 - Khi Ngân hàng công thương Thái Nguyên đã nhận được tiền, Ngân hàng công thương chi nhánh Lưu Xá ghi: Nợ TK 5112: 150.000.000 Có TK 1019: 150.000.000 1.2.4 Kế toán nghiệp vụ đối chiếu số liệu tiền mặt cuối ngày - Theo quy định, hàng ngày kết thúc giờ giao dịch với khách hàng, bộ phận quỹ tiến hành khóa sổ quỹ, bộ phận kế toán khóa sổ nhật ký quỹ, cộng số phát sinh và rút số dư trên sổ kế toán chi tiết TM rồi đối chiếu số liệu với nhau: - Trình tự đối chiếu: Thủy quỹ sẽ công bố số liệu trước để kiểm soát tiền mặt( thuộc phòng kế toán) đối chiếu theo - Với trường hợp thừa quỹ: Tồn quỹ thực tế > tồn quỹ trên sổ sách • Lập biên bản xác định thừa quỹ chờ xử lý • Số tiền thừa chưa xác minh nguồn gốc, căn cứ vào đó kế toán lập phiếu thu và ghi vào TK “Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý”- 461 để xem xét Nợ TK 1011 Có TK 461 • Định kỳ, ngân hàng thành lập Hội đồng xử lý thừa thiếu TS, căn cứ vào đó kế toán lập chứng từ để chuyển số thừa vào quỹ Ví dụ 5: Ngày 25 tháng 4, ngân hàng kiểm kê quỹ cuối ngày phát hiện thừa 500.000 chưa phát hiện nguyên nhân ĐK: kế toán lập biên bản xác định thừa quỹ chờ xử lý Số tiền thừa được ghi vào phiếu thu và ĐK: Nợ TK 1011: 500.000 d Có TK 461: 500.000 đ - Với trường hợp thiếu quỹ: tồn quỹ thực tế < tồn quỹ trên sổ sách • Lập biên bản xác định thừa quỹ chờ xử lý • Căn cứ vào biên bản kế toán lập phiếu chi vào TK “Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý”- 3614/ tiểu khoản đứng tên người gây ra thiếu quỹ Nợ TK 3614 Có TK 1011 • Định kỳ, ngân hàng thành lập Hội đồng xử lý để tìm nguyên nhân và quy trách nhiệm II. Kế toán hình thức thanh toán không dùng tiền mặt 2.1. Thanh toán không dùng tiền mặt 2.1.1 Khái niệm về TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 2.1.2 Đặc điểm về TTKDTM Người bán có thể thu được tiền trước hoặc sau khi xuất chuyển hàng hoá cho người mua. Sự tách rời về mặt thời gian và không gian trong qúa trình thanh toán đặt ra yêu cầu cho ngân hàng khi tổ chức hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là phải rút ngắn khoản cách giữa tiền và hàng. Vật trung gian trao đổi ( tiền mặt ) không xuất hiện theo kiểu hàng-tiền-hàng, mà chỉ xuất hiện dưới hình thức tiền tệ kế toán (tiền ghi sổ) và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách. Do đặc điểm trên, mỗi bên tham gia thanh toán (chủ yếu là người mua) phải mở tài khoản tại ngân hàng (trừ một vài hình thức thanh toán như ngân phiếu thanh toán của Việt Nam). Vì một lẽ rất đơn giản , nếu không như vậy thì việc thanh toán không thể tiến hành. Khác với thanh toán tiền mặt chỉ là quan hệ trực tiếp giữa người mua và người bán, trong thanh toán không dùng tiền mặt, ngoài chủ thể chịu trách nhiệm thanh toán và chủ thể được hưởng, còn có sự tham gia của ít nhất một ngân hàng. Quá trình thanh toán không dùng tiền mặt được diễn ra tại ngân hàng, nên ngân hàng có một vai trò to lớn và không thể "vắng mặt" trong thanh toán qua ngân hàng, vừa là người tổ chức vừa là người thực hiện các khoản thanh toán. 2.1.3 Vai trò về TTKDTM Như đã nêu trên, việc thanh tóan không dùng tiền mặt có vai trò sau: - Thanh toán qua NH đáp ứng yêu cầu nhanh chóng,gọn nhẹ, an toàn, chính xác…từ đó thúc đẩy quá trình vận động vật tư hàng hoá trong nền kinh tế. - Thanh toán qua NH tập trung các khoản vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế vào ngân hàng, làm tăng nguồn vốn tiêu dùng, giảm tiền mặt trong lưu thông, quản lý tốt tiền tệ. - Thanh toán qua NH bảo đảm tính pháp lý trong thanh toán, góp phần ngăn ngừa hạn chế và khắc phục các hiện tượng tiêu cực. - Đối với Ngân hàng: Ngân hàng sẽ quản lý nguồn vốn trong tời gian thanh toán nên thanh toán không dùng tiền mặt phát triển có thể giúp Ngân hàng tăng cường nguồn vốn huy động giá rẻ, ngoài ra Ngân hàng còn có thể theo dõi chi tiết từng khách hàng, từ đó có thể kiểm soát được việc sử dụng vốn vay của khách hàng đối với hoạt động tín dụng. - Đối với khách hàng: Thanh toán qua Ngân hàng mang đến một phương tiện thanh toán an toàn, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, đẩy mạnh tốc độ tiêu dùng. - Đối với nền kinh tế: tiết kiệm được chi phí phát hành và chi phí lưu thông tiền mặt, tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế. 2.1.4 Nguyên tắc TTKDTM - Chủ tài khoản phải có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng - Tài khoản phải có số dư để đảm bảo thanh toán - Phải làm đúng và đủ các thủ tục tại Ngân hàng ( giấy tờ thanh toán, phương thức nộp, lĩnh tiền, dấu, chữ ký....) - Chủ tài khoản phải tự theo dõi số dư tiền gửi tại Ngân hàng - Ngân hàng phải kiểm tra, kiểm soát các thủ tục và hoạt động của khách hàng 2.1.5 Các hình thức TTKDTM Theo các văn ban quy phạm pháp luật thì hiện nay có 5 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng để thanh toán giữa các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế đó là: - Ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi - Ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu - Séc thanh toán: Séc lĩnh tiền mặt, Séc bảo chi, Séc - Thẻ ngân hàng: Thẻ tín dụng, thẻ trả trước, thẻ ghi nợ - Các phương tiện thanh toán khác như hối phiếu, lệnh phiếu...., theo quy định của pháp luật có liên quan. 2.1.6 Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt Tại Ngân hàng TMCP Công thương VN – Chi nhánh Lưu Xá Cùng với sự phát triển của các nghiệp vụ khác, Chi nhánh đã không ngừng quan tâm tới việc đổi mới công nghệ thanh toán để công tác thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng và phát triển, thực thi một cách linh hoạt đúng đắn các văn bản hướng dẫn ban hành thực thi công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng đã thực hiện chương trình hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng với việc tiến hành xây dựng các chương trình ứng dụng tin học vào hệ thống thanh toán. Luôn chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ thanh toán thành thạo về nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, làm việc một cách khoa học giúp công tác thanh toán được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác. Nhờ vậy mà ngày càng có nhiều khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh, với tổng số lượng khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại Chi nhánh năm 2011 là 5395 khách hàng tăng 947 khách hàng so với năm 2010. Năm 2011, thanh toán không dùng tiền mặt đạt doanh số 60.191.293.000 đồng chiếm 78% trong tổng số khối lượng thanh toán chung, còn thanh toán bằng thương mại chỉ chiếm 14% với doanh số đạt 10.803.565.410 đồng. Như vậy, năm 2011 công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng rất lớn tròng tổng khối lượng thanh toán chung, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã được khách hàng sử dụng với khối lượng lớn và dần thay thế được các hình thức thanh toán bằng thương mại. 2.1.7 Tài khoản và chứng từ sử dụng 2.1.7.1 Tài khoản sử dụng - TK 3614: tham ô, thiếu mất tièn, tài sản thừa chờ xử l‎ý - TK 461: thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử l‎ý - TK 466: nhận ký quỹ bằng VND. - TK 464: chuyển tiền phải trả bằng VND. - TK 467: nhận ký quỹ bằng ngoại tệ. - TK 4211: Tiền gửi không kỳ hạn bằng VNĐ - TK 4212: Tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ - TK 427 :Tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam Trong đó có các TK: + TK tiền gửi đảm bảo thanh toán séc - 4271/ 4281 + TK tiền gửi để mở thư tín dụng - 4272/ 4282 + TK tiền gửi để bảo đảm thanh toán thẻ 4273/ 4283 - TK 428: Tiền ký quỹ bằng ngoại tệ - TK 5012: Kế toán bù trừ của ngân hàng thành viên Bên Có ghi: +Các khoản phải trả cho NH khác +Số tiền chênh lệch phải thu trong thanh toán bù trừ Bên Nợ ghi: +Các khoản phải thu khác +Số tiền chênh lệch phải trả trong thanh toán bù trừ Số dư Nợ: Số tiền phải thu trong thanh toán bù trừ chưa thanh toán Số dư Có: Số tiền phải trả trong thanh toán bù trừ chưa thanh toán - TK 5111: Chuyển tiền đi năm nay Bên Nợ ghi: +Số tiền chuyển đi theo lệnh chuyển nợ Bên Có ghi: + Số tiền chuyển đi theo lệnh chuyển Có + Số tiền chuyển theo lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ đã chuyển Số dư Nợ: Số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đi theo các lênh chuyển Có và lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ. Số dư Có: Số chênh lệch số tiền chuyển đi theo các lệnh chuyển Có và Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đi theo các lệnh chuyển Nợ - TK 5112: Chuyển tiền đến năm nay Bên Nợ ghi: + Số tiền chuyển đến theo Lệnh chuyển Có + Số tiền chuyển đến theo Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ Bên Có ghi: Số tiền chuyển đến theo Lệnh chuyển Nợ Số dư Nợ: Số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các lệnh chuyển Có và lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đến theo các lệnh chuyển Nợ. Số dư Có: Số chênh lệch số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyển Nợ lớn hơn số tiền chuyển đến theo các Lệnh chuyến Có và Lệnh huỷ lệnh chuyển Nợ. - TK 5211: Liên hàng đi năm nay Bên Nợ ghi: Các khoản chi hộ đơn vị khác trong cùng hệ thống NH theo giấy báo Nợ liên hàng gửi đi. Bên Có ghi: Các khoản chi hộn đơn vị khác trong cùng hệ thống NH theo giấy báo Có liên hàng gửi đi. Số dư Nợ: Phản ánh số chênh lệch chi hộ nhiều hơn thu hộ Số dư Có: Phản ánh số chênh lệch thu hộ nhiều hơn chi hộ - TK 5212: Liên hàng đến năm nay Bên Nợ ghi: + Số tiền đơn vị khác trong cùng hệ thống ngân hàng thu hộ theo giấy báo Có liên hàng nhận được. + Số tiền các giấy báo Nợ liên hàng đã được đối chiếu Bên Có ghi: + Số tiền đơn vị khác trong cùng hệ thống chi hộ theo giấy báo Nợ liên hàng nhận được + Số tiền các giấy báo Có liên hàng đã được đối chiếu Số dư Nợ: Phản ánh số tiền các giấy báo Có liên hàng chưa được đối chiếu Số dư Có: Phản ánh số tiền các giấy báo Nợ liên hàng chưa được đối chiếu - TK 1113: TG thanh toán tại NHNN Bên Nợ ghi: Số tiền gửi vào NHNN Bên có ghi: Số tiền TCTD rút ra Số dư Nợ: Phản ánh số tiền đang gửi không kỳ hạn tại NHNN - TK 5191: Điều chuyển vốn - Ngoài ra còn có các sổ theo dõi như: + Sổ giao nhận séc + STD UNT gửi đi + STD UNT gửi đến chưa thanh toán + STD thư tín dụng đến 2.1.7.2 Chứng từ sử dụng Các chứng từ thường được sử dụng trong thanh toán không dùng tiền mặt gồm: các loại séc thanh toán: séc tiền mặt, séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc chuyển tiền, giấy uỷ nhiệm thu, UNC, giấy mở thư tín dụng, ngân phiếu thanh toán, thẻ tín dụng, giấy báo và các bảng kê.. Để phù hợp với đặc điểm hoạt động cùa từng hệ thống Ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước có những quy định cho những mẫu chứng từ thanh toán cụ thể. Chứng từ dùng trong thanh toán không dùng tiền mặt có đặc điểm vừa là chứng từ gốc vừa là chứng từ ghi sổ, các chứng từ này do chính khách hàng lập ra mà Ngân hàng không được tự ý sửa chữa, b
Luận văn liên quan