Theo Mác, lao động của con người là một trong ba yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò chủ chốt trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo cho sự phồn vinh của mọi quốc gia. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động mà họ bỏ ra được đền bù xứng đáng. Đó là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để người lao động có thể tái tạo sản xuất sức lao động đồng thời có thể tích luỹ được gọi là tiền lương.
Tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội, là nguồn khởi đầu của quá trình tái sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá. Vì vậy, việc hạch toán phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản phẩm, tính đủ và thanh tóan kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động, tích luỹ và đồng thời sẽ cải thiện đời sống người lao động.
Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chi phí công đoàn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động.
Chính sách tiền lương được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm và tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và phụ thuộc vào tính chất công việc. Vì vậy, việc xây dung một cơ chế trả lương phù hợp, hạch toán đủ và thanh toán kịp thời có một ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế cũng như chính trị.
Thời gian thực tập vừa qua tại phòng kế toán của Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Sản Xuất Giấy Hoa Sơn, em đã đi sâu tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán mà công ty đang thực hiện và thấy được thực trạng của công tác kế toán tại công ty .Với những kiến thức bản thân và kinh nghiệm được tích luỹ, em xin được mạnh dạn chọn đề tài chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Giấy Hoa Sơn.
Bố cục bản Chuyên Đề Thực Tập gồm 3 chương chính:
Chương I : Tổng quan chung về công ty cổ phần thương mại và sản xuất Giấy Hoa Sơn.
Chương II : Thực trạng kế toán tiền lương tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Sản Xuất Giấy Hoa Sơn.
Chương III : Một số nhận xét và và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Sản Xuất Giấy Hoa Sơn.
91 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4068 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Giấy Hoa Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Theo Mác, lao động của con người là một trong ba yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò chủ chốt trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, có chất lượng và đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo cho sự phồn vinh của mọi quốc gia. Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động mà họ bỏ ra được đền bù xứng đáng. Đó là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để người lao động có thể tái tạo sản xuất sức lao động đồng thời có thể tích luỹ được gọi là tiền lương.
Tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội, là nguồn khởi đầu của quá trình tái sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hoá. Vì vậy, việc hạch toán phân bổ chính xác tiền lương vào giá thành sản phẩm, tính đủ và thanh tóan kịp thời tiền lương cho người lao động sẽ góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động, tích luỹ và đồng thời sẽ cải thiện đời sống người lao động.
Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chi phí công đoàn. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động.
Chính sách tiền lương được vận dụng linh hoạt ở mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm và tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh và phụ thuộc vào tính chất công việc. Vì vậy, việc xây dung một cơ chế trả lương phù hợp, hạch toán đủ và thanh toán kịp thời có một ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế cũng như chính trị.
Thời gian thực tập vừa qua tại phòng kế toán của Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Sản Xuất Giấy Hoa Sơn, em đã đi sâu tìm hiểu về công tác hạch toán kế toán mà công ty đang thực hiện và thấy được thực trạng của công tác kế toán tại công ty .Với những kiến thức bản thân và kinh nghiệm được tích luỹ, em xin được mạnh dạn chọn đề tài chuyên đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Thương mại và Sản xuất Giấy Hoa Sơn.
Bố cục bản Chuyên Đề Thực Tập gồm 3 chương chính:
Chương I : Tổng quan chung về công ty cổ phần thương mại và sản xuất Giấy Hoa Sơn.
Chương II : Thực trạng kế toán tiền lương tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Sản Xuất Giấy Hoa Sơn.
Chương III : Một số nhận xét và và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Sản Xuất Giấy Hoa Sơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thày cô giáo khoa Kế toán trường đại học Kinh Tế Quốc Dân đã truyền đạt những kiến thức, nghiệp vụ cho em trong quá trình học tập, đặc biệt em xin cảm ơn Cô giáo hướng dẫn- Thạc sĩ Tạ Thu Trang đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này. Đồng thời em cũng cảm ơn các bác, các anh chị đang công tác tại phòng kế toán của Công ty CPTM & SX Giấy Hoa Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo chuyên đề này.
Do trình độ lý luận cũng như thực tế bản thân còn nhiều hạn chế, thời gian thực tập có hạn nên bài viết của em không tránh khỏi những khuyết điểm. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT GIẤY HOA SƠN
1.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CPTM&SX GIẤY HOA SƠN
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CPTM&SX Giấy Hoa Sơn
Mặc dù trước khi Công ty CPTM & SX Hoa Sơn thành lập đã có rất nhiều doanh nghiệp khác như : Công ty SX Giấy Bãi Bằng, Công ty CPSX Giấy & Bao bì Ngọc Diệp... nhưng ông Nguyễn Minh Sơn vẫn tự tin và quyết tâm xây dựng nên 1 công ty vững mạnh, phát triển và uy tín.
Ngày 12/4/2006 Công ty CPTM& SX Hoa Sơn chính thức được thành lập theo quyết định số 1703000210 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp lần 1.
Được thay đổi lần 2 ngày 20/2/2008.
Một số thông tin cơ bản của công ty:
Tên công ty: Công ty CPTM & SX Hoa Sơn.
Địa chỉ trụ sở chính: Lô 13 - Khu công nghiệp nhỏ- xã Cao Ngạn TP Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.
Mã số thuế: 4600387275 cấp ngày 12 – 05 – 2006.
Với sự lớn mạnh trông thấy qua 3 năm hoạt động sôi nổi trên thị trường công ty CPTM&SX Giấy Hoa Sơn đã có nhiều thay đổi, có những đóng góp đáng kể vào nền kinh tế cả nước nói chung và nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Những thuận lợi này đã tạo điều kiện cho công ty mở rộng địa bàn kinh doanh, tăng chủng loại hàng hóa và số lượng hàng hóa nhập vào để thoả mãn nhu cầu khách hàng. Điều này thể hiện tương đối rõ qua các chỉ tiêu như tổng doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty.
1.1.2. Chức năng và nhiệm cụ của công ty CPTM&SX Giấy Hoa Sơn.
Mỗi một công ty kinh doanh về các lĩnh vực khác nhau do đó nhiệm vụ sản xuất của mỗi công ty cũng khác nhau. Tuỳ thuộc vào phạm vi, quy mô kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cụ thể.Đối với Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Sản Xuất Giấy Hoa Sơn là một công ty tuy mới thành lập nhưng lãnh đạo công ty đã vạch rõ mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất cơ bản của công ty là:
Tổ chức sản xuất bột giấy, giấy và bìa.
Tổ chức sản xuất bao bì bằng gỗ.
Tổ chức sản xuất giấy nhãn, bìa nhãn, bao bì từ giấy và bìa.
In ấn, in nhãn mác (theo quyết định hiện hành của nhà nước).
In lưới, in bao bì và các loại dịch vụ liên quan đến in.
Tổ chức chuẩn bị mặt bằng.
Đại lý mua bán và ký gửi hàng hóa.
Môi giới thương mại.
Dịch vụ đóng, xén, xẻ giấy.
Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa.
Xây dựng nhà các loại.
Xây dựng các công trình đường bộ.
Dịch vụ vận tải hành khách bằng ôtô.
Công ty tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ luật pháp nước CHXHCN Việt Nam.
1.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây.
Bảng cơ cấu tổng tài sản, tổng nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý của công ty. Số liệu trên bảng cơ cấu tổng tài sản và nguồn vốn cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của công ty theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu hình thành nên các tài sản đó. Thông qua bảng cơ cấu tổng tài sản và nguồn vốn có thể nhận xét, nghiên cứư và đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 1.1: Cơ cấu tổng tài sản, tổng nguồn vốn trong 3 năm
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tài sản ngắn hạn
41.939.460
90.323.247
95.422.625
Tài sản dài hạn
15.566.552
19.710.195
15.818.485
Tổng tài sản
57.506.012
110.033.442
111.241.110
Nợ phải trả
33.877.000
86.375.134
88.659.165
Nguồn vốn chủ sở hữu
23.629.012
23.658.308
22.581.945
Tổng nguồn vốn
57.506.012
110.033.442
111.241.110
Nguồn: Phòng kế toán
Bảng 1.2: Cơ cấu tổng tài sản, tổng nguồn vốn trong 3 năm
Đơn vị: phần trăm (%)
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tài sản ngắn hạn/tổng tài sản
72,93%
82,09%
85,78%
Tài sản dài hạn/tổng tài sản
27,07%
17,91%
14,22%
Nợ phải trả/tổng nguồn vốn
58,91%
78,50%
79,70%
Nguồn vốn chủsở hữu/tổng nguồn vốn
41,09%
21,50%
20,30%
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng 1.1 và 1.2 (bảng cơ cấu tổng tài sản và tổng nguồn vốn trong 3 năm vừa qua từ năm 2006 - năm2008) ta thấy:
Tài sản ngắn hạn/tổng tài sản tăng dần lên năm 2006 là 72,93% tăng mạnh vào năm 2007 với 82,09% và tăng nhẹ vào năm 2008 là 85,78%. Trong khi đó thì tài sản dài hạn/ tổng tài sản lại có xu hướng giảm năm 2006 là 27,07% giảm mạnh xuống còn 14,22% vào năm 2008. Điều này cho ta thấy tài sản ngắn hạn đang chiếm ưu thế. Qua đó ta thấy doanh nghiệp vẫn chú trọng mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh song bên cạnh đó cũng tăng các khoản phải thu khách hàng nhằm ổn định và phát triển lâu dài, tạo uy tín trên thị trường.
Nợ phải trả/ tổng nguồn vốn ngày càng có chiều hướng tăng mạnh từ năm 2006 chỉ là 58,91 % đến năm 2007 là 78,5% và tăng nhẹ vào năm 2008 là 79,7%. Trong khi đó thì nguồn vốn chủ sở hữu / tổng nguồn vốn lại có chiều ngược lại năm 2006 là 41,09 % đến năm 2007 giảm mạnh xuống còn 21,50% và giảm nhẹ vào năm 2008 là 20,30%. Qua đó cho ta thấy quan điểm của doanh nghiệp là ngày càng tăng cường chiếm dụng vốn nhiều hơn để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng tài chính của mình.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về giá vốn, về kinh nghiệm quản lý của công ty. Dưới đây là tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2006-2007-2008.
Bảng 1.3: Tính báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm
Đơn vị: 1000đ
Chỉ tiêu
Năm2006
Năm2007
Năm2008
Doanh thu
234.000
829.000
1.054.000
Giá vốn
203.000
712.000
873.000
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.000
3.560
6.659
Chi phí bảo hiểm
8.000
32.000
48.760
Lợi nhuận trước thuế
21.000
81.440
125.581
Thuế thu nhập phải nộp
5.880
22.803
35.163
Lợi nhuận sau thuế
15.120
58.637
90.418
Nguồn: Phòng kế toán
Qua bảng tính báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm ( 2006-2008) ta có thể khẳng định doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả rõ rệt.
Doanh thu năm 2006 chỉ là 234.000.000 đồng vậy mà đến năm 2007 đã tăng mạnh xấp xỉ 4 lần là 829.000.000 đồng và tiếp tục tăng vào năm 2008 là hơn 1.054.000.000 đồng.
Mặc dù hiệu quả sử dụng chi phí của công ty là hợp lý góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty, nhưng giá vốn hàng bán so với doanh thu lại có xu hướng tăng cao. Do đó trong những năm tiếp theo để giảm giá vốn công ty cần có những biện pháp tích cực nhằm giảm bớt các chi phí phát sinh do thiết bị không đạt yêu cầu, giúp tăng lợi nhuận của công ty.
Lợi nhuận của doanh nghiệp có chiều hướng tăng mạnh năm 2006 là 15.120.000 đồng tăng lên hơn 3 lần vào năm 2007 là 58.637.000 đồng và tiếp tục tăng mạnh vào năm 2008 là 90.418.000 đồng. Điều này chứng tỏ công ty kinh doanh có hiệu quả với lợi nhuận cao.
Tuy nhiên các chi phí khác của doanh nghiệp cũng tăng nhưng không đáng kể, được thể hiện rõ nhất ở chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2006 là 2.000.000 đồng tăng lên hơn 3 lần vào năm 2008 là 6.659.000 đồng. Chi phí bảo hiểm năm 2006 là 8.000.000 đồng tăng mạnh lên hơn 6 lần vào năm 2008 là 48.760.000 đồng.
Tương ứng với lợi nhuận trước thuế tăng làm cho thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty cũng tăng lên đáng kể năm 2006 là 5.880.000 đồng tăng rõ rệt vào năm 2007 là 22.803.000 đồng và tiếp tục tăng vào năm 2008 là 35.163.000 đồng. Điều này cho ta thấy doanh nghiệp đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước.
Thực tế đã chứng minh dù có sản xuất có được tự động hoá cao thì con người vẫn là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Có máy móc hiện đại nhưng để sử dụng được chúng và sử dụng có hiệu quả cao thì không thể thiếu được bàn tay và trí tuệ của con người. Bên cạnh đó còn biết bao nhiêu công việc mà máy móc chưa thể thay thế được con người như: nghiên cứu nhu cầu, ý tưởng, thiết kế sản phẩm, tổ chức sản xuất, tổ chức bán hàng…Vì vậy chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác giữa mọi thành viên và các bộ phận trong doanh nghiệp. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được những nhu cầu về thực hiện mục tiêu chất lượng là yêu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp. Qua bảng 1.4 dưới đây có thể they cơ cấu cán bộ công nhân viên của công ty CPTM&SX Giây Hoa Sơn.
Bảng 1.4: Số lượng và cơ cấu cán bộ công nhân viên trong 3 năm
Chỉ tiêu
Năm2006
Năm2007
Năm 2008
1 Tổng số cán bộ công nhân viên
200
222
250
- Số cán bộ công nhân trong danh sách
30
32
35
- Số cán bộ công nhân ngoài danh sách
170
190
215
- Số cán bộ công nhân trình độ đại học
23
27
30
2. Thu nhập bình quân
1.873.000
1.915.000
2.015.000
Nguồn: Phòng kế toán
Trong 3 năm gần đây tổng số cán bộ công nhân viên đã có xu hướng tăng lên, điều đó cho ta thấy doanh nghiệp ngày cáng phát triển,khối lượng hoạt động sản xuất ngày càng tăng.
Năm 2007 tổng số cán bộ công nhân viên là 222 người tăng thêm 28 người vào năm 2008. Tuy số lượng cán bộ công nhân viên không nhiều song với một doanh nghiệp mới thành lập như công ty CP TM & SX Hoa Sơn thì cũng là một thành tựu đáng kể. Năm 2006 cán bộ công nhân trong danh sách là 30 người đã tăng lên thành 35 người vào năm 2008.
Năm 2006 số công nhân có trình độ đại học là 23 người đã tăng lên 4 người vào năm 2007 và đến năm 2008 là 30 người. Doanh nghiệp đã tuyển dụng được những cán bộ công nhân có trình độ chuyên môn và tri thức để ngày càng phát triển được hoạt động kinh doanh của mình.
Với thu nhập bình quân của người lao động là 1.873.000 đồng năm 2006 tăng lên thành 2.015.000 đồng vào năm 2008.Với mức thu nhập bình quân như thế ta thấy doanh nghiệp đã có những chính sách đặc biệt để hỗ trợ công nhân viên có mức thu nhập ổn định và cải thiện cuộc sống.
Là một công ty mới thành lập nhưng vẫn đứng vững trên thị trường hiện nay chứng tỏ Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Sản Xuất Giấy Hoa Sơn có bản lĩnh vững vàng, đây là thành tích của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công ty. Công ty vẫn đang cố gắng hơn nữa để ngày càng đẩy mạnh việc hoàn thiện nâng cao cơ sở hạ tầng và bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, nhằm mục đích đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.
1.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất của Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Sản Xuất Giấy Hoa Sơn
Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Với mục tiêu đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Công ty chú trọng vào sản xuất tập trung, qui mô vừa và nhỏ. Thích hợp với loại hình kinh doanh của công ty.
Công ty CPTM&SX Hoa Sơn là một công ty Chuyên kinh doanh sản xuất các mặt hàng bột giấy, giấy và bìa. Sản xuất bao bì bằng gỗ, in ấn, in nhãn mác, in lưới, in bao bì và các dịch vụ liên quan đến in. Ngoài ra công ty còn làm Đại lý mua bán và ký gửi hàng hóa, môi giới thương mại, dịch vụ vận tải hành khách bằng ôtô…
Ngoài nhiệm vụ sản xuất bao bì, giấy và bìa… công ty còn đảm nhận cả dịch vụ vận tải hành khách bằng ôtô uy tín và chất lượng.
Khách hàng của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc các thành viên kinh tế, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các khu công nghiệp, các cá nhân khác…
Về nguồn hàng, công ty khai thác nguồn hàng tương đối đa dạng. Trong đó chủ yếu là nguồn hàng sản xuất trong nước. Ngoài ra công ty còn khai thác các nguồn hàng nhập khẩu của các nước trong khu vực. Công ty chỉ bán hàng trong nội địa mà chưa mở rộng quy mô xuất khẩu. Thị trường kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng và tương đối đa dạng. Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu trên địa bàn của Thái Nguyên và đang dự định mở rộng trên cả nước.
Với ưu điểm kinh doanh sản xuất nhiều loại hình đa dạng làm phong phú thêm nhu cầu chọn lựa của khách hàng. Song bên cạnh đó công ty vẫn chưa đẩy mạnh được loại hình vận tải hành khách bằng ô tô của mình.
Hy vọng với sự cố gắng vượt bậc và lòng quyết tâm của mình tập thể ban lãnh đạo và nhân viên công ty sẽ sớm khắc phục những khuyết điểm trước mắt.
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh
Việc nắm chắc các quy trình công nghệ của công ty sẽ giúp cho việc tổ chức quản lý và hạch toán các yếu tố chi phí đầu vào hợp lý, tiết kiệm chi phí, theo dõi từng bước quá trình tập hợp các chi phí sản xuất từ khi bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thành, từ đó góp phần hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất bao bì carton sóng.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bao bì Carton
Giải thích quy trình:
Bước 1: nhập giấy nguyên liệu vào phân xưởng sản xuất.
Bước 2: đưa vào lò nhiệt để dán keo và sấy khô .
Bước 3: đưa qua con lăn và lô tạo sóng.
Bước 4: đưa qua lò nhiệt để dán keo và sấy khô.
Bước 5: đưa qua con lăn tạo lót đế .
Bước 6: đưa qua lò nhiệt để ép và dán lớp tạo mặt.
Bước 7: sấy khô thành phẩm cuối cùng chạy qua lò làm nguội và hoàn thành sản phẩm nhập kho.
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ Phần Thương Mại và Sản Xuất Giấy Hoa Sơn.
Đặc điểm chung
Nhằm đạt hiệu quả tốt trong kinh doanh cũng như để quản lý tốt thì công tác quản lý của công ty được quản lý theo mô hình tập trung trực tiếp với bộ máy quản lý gọn nhẹ tránh cồng kềnh, rườm rà. Các phòng ban, tổ nhóm trong công ty phải đảm bảo ăn khớp và phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm mục đích hoàn thành mục tiêu kế hoạch chung của công ty, đảm bảo công tác quản lý hoạt động thông suốt có hiệu quả.
Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được sắp xếp theo chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, đảm bảo sự thống nhất, tự chủ, phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy quản lý
Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
Giám đốc công ty
Giám đốc là người đứng đầu công ty, đại diện cho pháp nhân công ty, chịu trách nhiệm chung của toàn công ty, quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án sản xuất, kinh doanh và các chủ trương lớn của Công ty; Quyết định các vấn đề về tổ chức bộ máy điều hành để đảm bảo hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh; Phê chuẩn các quyết toán của các đơn vị trực thuộc và duyệt tổng quyết toán của Công ty; Quyết định các vấn đề về việc đề cử Phó Giám đốc, Kế toán trưởng công ty, bổ nhiệm, bãi miễn Trưởng, Phó phòng Công ty và các chức danh lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc; Báo cáo kết quả hoạt sản xuất kinh doanh của Công ty và thực hiện nộp ngân sách hàng năm theo chi tiêu được giao.
Phó giám đốc công ty
Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc ủy quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực quản lý chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc về phần việc được phân công và được Giám đốc ủy quyền điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khi Giám đốc vắng mặt.
Phòng sản xuất kinh doanh
Có trưởng phòng phụ trách và phó phòng giúp việc và những nhân viên khác. Phòng có nhiệm vụ chỉ đạo hoạt động kinh doanh của công ty, tìm hiểu và khảo sát thị trường - tham mưu cho giám đốc lập kế hoạch kinh doanh từ văn phòng công ty đến các cơ sở phụ thuộc xác định quy mô kinh doanh, định mức hàng hóa, đồng thời tổ chức khai thác điều chuyển hàng hóa xuống các cửa hàng phòng còn có nhiệm vụ tổ chức việc tiếp nhận, vận chuyển hàng nhập khẩu về kho công ty hoặc đem đi tiêu thụ.
Phũng kỹ thuật cụng nghệ
Xây dựng kế hoạch kỹ thuật sản xuất, đổi mới công nghệ nhằm phục vụ được nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Chuẩn bị các chỉ tiêu kỹ thuật và công nghệ của từng sản phẩm được sản xuất.
Phòng tổ chức hành chính
Tham mưu cho Giám đốc công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty;
Quản lý hồ sơ lí lịch nhân viên toàn công ty, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu. . là thành viên thường trực của Hội đồng thi đua và Hội đồng kỷ luật của công ty.
Quy hoạch cán bộ, tham mưu cho Giám đốc quyết định việc đề bạt và phân công các cán bộ lãnh đạo và quản lý của công ty.
Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghề cho cán bộ nhân viên toàn công ty;
Quản lý lao động tiền lương cho cán bộ nhân viên, cùng với phòng Kế toán xây dựng tổng quỹ lương và xét duyệt phân bổ quỹ tiền lương, kinh phí hành chính công ty;
Phụ trách công tác lễ tân khánh tiết của công ty, quản lý nhà ăn, nhà ở, công tác bảo vệ, sửa chữa kiến thiết xây dung cơ bản trong công ty, giải quyết chế độ cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Phòng tài chính - kế toán
Tham mưu về công tác tài chính trong toàn công ty.
Tổ chức hạch toán kế toán về hoạt động sản xuất kinh doanh